Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học: 2011-2012

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học: 2011-2012

Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2011

Tập đọc - Kể chuyện

Giọng quê hương

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :

* Tập đọc :

 Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

 Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân thuộc.

 Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4.

* Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

* HS khá, giỏi kể lại được cả câu chuyện.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :

1/ Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân

2/ Kĩ năng ra quyết định.

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :

 

doc 28 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tập đọc - Kể chuyện
Giọng quê hương
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
* Tập đọc :
Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân thuộc. 
Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4.
* Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
* HS khá, giỏi kể lại được cả câu chuyện.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
1/ Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
2/ Kĩ năng ra quyết định.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Hỏi và trả lời.
2/ Thảo luận – chia sẻ.
3/ Nhóm nhỏ.
4/ Đọc phân vai.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1/ Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
2/ Bảng phụ luyện ngắt, nghỉ hơi khi đọc một số câu.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/. Ổn định: 
2/. Kiểm tra: 
GV gọi 2-3 em lên đọc một số bài tập đọc từ tuần 1 - tuần 8.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3/. Bài mới: 
a. Khám phá (giới thiệu bài): Giới thiệu chủ điểm – Giới thiệu. nội dung và yêu cầu bài - Ghi tựa lên bảng .“Giọng quê hương”. 
b. Kết nối :
b.1. Luyện đọc trơn:
Đọc mẫu lần 1: 
Giọng thong thả, nhẹ nhàng.
-Hướng dẫn luyện đọc. 
-Hướng dẫn học sinh đọc từng câu cả bài và luyện phát âm từ khó. 
-Giáo viên nhận xét từng học sinh, uốn nắn kịp thời các lỗi phát âm theo phương ngữ. 
-Đọc đoạn và giải nghĩa từ: 
-Luyện đọc câu dài/ câu khó: 
-Chú ý: Đọc đúng các câu hỏi 
-Kết hợp giải nghĩa từ mới: 
Þđôn hậu: 
Þthành thực: 
Þbùi ngùi: 
? ĐaËt câu với từ ngắn ngủn?
 (Có thể đặt câu hỏi để rút từ: ). 
-Đọc lại bài 1 lượt: Nối tiếp nhau theo đoạn đến hết bài. (2 nhóm).
-Đọc theo nhóm đôi kiểm tra chéo lẫn nhau.
-Y/C: Học sinh đọc đồng thanh theo nhóm theo đoạn (2 và 4)
c. Luyện đọc - hiểu (Hướng dẫn tìm hiểu bài): 
-Y/c: Học sinh đọc thầm đoạn 1: 
? Thuyên và Đồng vào quán ăn để làm gì?
? Hai người cùng ăn trong quán với những ai? Không khí trong quán ăn có gì đặc biệt?
Giáo viên củng cố chuyển ý tìm hiểu tiếp: 
Đoạn 2: 
? Đọc thầm và TLCH: 
?Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?
?Vì sao Thuyên bối rối ?
?Anh thanh niên trả lời hai người thế nào?
-Củng cố lại nội dung + GD. 
-Chuyển ý Đoạn 3: 
? Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?
?Những chi tiết nào nói lên tình thân thiết giữa các nhân vật với quê hương?
-Giáo viên củng cố lại nội dung. 
?Qua bài đọc em có suy nghĩ gì về giọng quê hương?
c) Thực hành : (Luyện đọc lại bài): 
-Luyện đọc đoạn thể hiện giọng nhân vật. 
-Nhận xét tuyên dương nhóm thực hiện tốt 
 (Có thể cho học sinh sắm vai nhân vật) Mỗi nhóm đọc theo vai: Người dẫn truyện, anh thanh niên, Thuyên,
KỂ CHUYỆN
Định hướng: Gọi học sinh đọc yêu cầu phần kể chuyện: 
? Yêu cầu học sinh xác định nội dung từng bức tranh minh hoa.ï 
-Thực hành kể chuyện:
-3 học sinh khá kể nối tiếp nhau – kể mẫu cho cả lớp nghe. 
-Giáo viên nhận xét. 
-Kể theo nhóm: 
-Yêu cầu học sinh kể theo nhóm.
-Kể trước lớp: 
-Nhận xét tuyên dương, bổ sung. Cần cho học sinh bổ sung hay kể lại những đoạn chưa tốt. 
4. Aùp dụng: 
-Quê hương em có giọng đặc trưng không? ?Khi nghe giọng nói quê hương mình em cảm thấy thế nào?
5. Hoạt động tiếp nối (Dặn dò-Nhận xét:) 
-Về nhà đọc lại bài, TLCH và tập kể lại câu chuyện. 
-Xem trước bài “ Quê hương”
-Nhận xét chung tiết học. 
- 2 -3 HS đọc bài.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
-Học sinh nhắc tựa. 
-Mỗi học sinh đọc từng câu đến hết bài.
-3 học sinh đọc .
-5 học sinh luyện đọc (kết hợp giải nghĩa từ theo hướng dẫn của giáo viên).
-Đọc nối tiếp theo nhóm-Kết hợp giải nghĩa từ
-1 học sinh. 
-Hai nhóm thi đua: N 1-3.
-HS đọc đồng thanh đoạn 2 hoặc 4.
-1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
-Ăn cho đỡ đói và hỏi đường.
-Cùng ăn với 3 thanh niên trong quán.. . vui vẻ lạ thường.
-1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm
-Có 1 người đến gần xin được trả tiền cho hai người trong lúc họ quên mang tiền theo.
. . Vì không nhớ người thanh niên này là ai. 
. . Bây giờ anh mới được biết
-1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
- Vì giọng nói quê hương đã gợi lại nỗi nhớ mẹ anh
. . lặng điđôi môi mím chặt bùi ngùiim lặng nhìn nhau, mắt rướm lệ.
-Học sinh thảo luận và nêu: Giọng quê hương là đặc trưng của mỗi miền quê, gần gũi thân tiết với con người ở vùng đó-gợi cho con người nhớ đến nơi chôn rau, cắt rốn của mình-còn giúp những người cùng quê thêm gắn bó, gần gũi nhau hơn
-Đoạn 3 
-Nhóm 1 – 4
-Nhóm 2 – 3. T/c nhận xét, bổ sung, sửa sai. 
-1 học sinh 
-Tranh 1: Thuyên và Đồng vào quán ăn. Trong quán có 3 thanh niên đang ăn uống vui vẻ. 
-Tranh 2: Anh thanh niên xin phép làm quen và trả tiền cho Thuyên và Đồng. 
-Tranh 3: Ba người trò chuyện, anh thanh niên nói rõ lí do muốn làm quen và nỗi xúc động nhớ thương về quê hương của ba người. 
-Học sinh 1 kể đoạn 1-2. Học sinh 2 kể đoạn 3. Học sinh 3 kể đoạn 4-5. Lớp theo dõi, nhận xét.
-Mỗi nhóm cử 3 bạn kể lại nội dung câu chuyện cho các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. 
-2 học sinh kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất. 
-Xung phong lên bảng kể theo tranh minh hoạ. Nhận xét lời kể (không để lẫn lộn với lời của nhân vật).
-HS tự nêu.
-HS nghe và ghi nhận.
Toán
Thực hành đo dộ dài
I/Yêu cầu: 
Biết dùng thước và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. 
Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học..
Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).
BT cần làm bài 1, bài 2, bài 3a, b. 
II/Chuẩn bị: 
Thước mét của giáo viên. 
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
2.Kiểm tra: 
-Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. 
 -Nhận xét chung. 
3.Bài mới: 
a. Gtb: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa.
b. Luyện tập thực hành: Chuyển ý: Thực hành đo dộ dài.
Bài 1: 
-Nêu yêu cầu bài toán. 
?Bài toán yêu cầu ta điều gì?
-Giáo viên hướng dẫn: Chấm 1 đầu đoạn thẳng 1 chấm, ta đặt điểm 0 trùng với chỗ chấm, đo đúng số đo ta chấm thêm chấm nữa. Sau đó nối đoạn thẳng lại và viết tên hai đầu đoạn thẳng. 
-Nhận xét theo dõi . Nhận xét chung. 
Bài 2: Đọc yêu cầu: 
?Bài tập 2 yêu cầu chúng ta gì?
-Giáo viên đưa ra chiếc bút chì ước lượng, sau đó thực hành đo 
-Giáo viên theo dõi, giúp đỡ. 
4. Củng cố - Dặn dò:
-Nêu lại trình tự tiến hành đo độ dài của 1 vật.
-Chuẩn bị bài mới. Thực hiện các bài tập còn lại. Về nhà đo chiều dài 1 số vật dụng trong gia đình.
-Nhận xét chung tiết học.
-Học sinh nhắc tựa.
-1 HS nêu.
-Vẽ 3 đoạn thẳng tương ứng: AB: 7cm, CD: 12 cm, EG: 1dm3cm.
-Lớp thực hiện vẽ vào vbt.
-T/c kiểm tra chéo .
-Ước lượng và đo thực tế bút chì, mép bàn học.
-Học sinh quan sát và làm theo hướng dẫn của giáo viên. 
-Xung phong cá nhân. 
Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2011
Chính tả (Nghe - viết)
Quê hương ruột thịt
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Nghe viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức văn xuơi.
Tìm và viết được tiếng cĩ vần oai/oay (BT2).
Làm được BT(3) a/b.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Kĩ năng tự nhận thức để trình bày đúng, viết đúng bài chính tả.
Kĩ năng lắng nghe tích cực trong việc viết chính tả.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Hỏi và trả lời.
2/ Thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
3/ Kĩ thuật “Viết tích cực”.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Bảng phụ ghi nội dung bài viết.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: 
-2 học sinh lên bảng viết – học sinh lớp viết bcon 
-N1: tuôn trào, buồng cau.
-N2: buôn bán, luống rau.
-Nhận xét chung. 
3. øBài mới: 
a. Khám phá: Giáo viên giới thiệu liên hệ các bài tập đọc trong chủ đề ghi tựa “ Quê hương ruột thịt”.
b. Kết nối (Hướng dẫn viết chính ta)û: 
* Trao đổi về nội dung đoạn viết: 
-Giáo viên đọc mẫu lần 1.
?Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình?
*Hướng dẫn cách trình bày bài viết: 
-Bài văn có mấy câu? 
-Bài văn có những chữ nào viết hoa? Vì sao?
-Trong bài văn những dấu câu nào được sử dụng?
*Hướng dẫn viết từ khó: 
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi tìm các từ khó dễ lẫn theo phương ngữ. Yêu cầu học sinh phân biệt chỗ dễ sai và viết vào bảng con, học sinh lên bảng viết từ khó. 
-Đọc các từ khó, học sinh viết bảng con, 4 học sinh lên bảng viết.
-ruột thịt, biết bao, trái sai. 
-hát ru, đầu tiên, ruột thịt. 
-Yêu cầu: Học sinh đọc lại các từ ngữ trên. 
* Viết chính tả: Giáo viên hướng dẫn trình bày bài viết và ghi bài vào vở. 
-Giáo viên đọc học sinh chép bài. 
* Soát lỗi: 
-Giáo viên treo bảng phụ, đọc lại từng câu: chậm, học sinh dò lỗi. 
-Thống kê lỗi: 
-Thu chấm 2 bàn học sinh vở viết. 
c. Thực hành: 
Bài 2: 
-Đọc yêu cầu bài tập.  ... à ngoại, mẹ
-Học sinh nhắc lại những người thuộc họ nội, họ ngoại. 
-Tìm thêm tên gọi một số người thuộc họ nội, họ ngoại. Kể cho nhau nghe theo Yêu cầu của giáo viên 
-
Dì
 Tương tự – học sinh thi đua nhanh theo nhóm – nhóm nào nhiều người hô đúng và hô trước sẽ thắng. 
-Học sinh trả lời tự do
-3 học sinh đọc ghi nhớ SGK
Học bài. Chuẩn bị tiết thực hành. 
Thứ sáu, ngày 21 tháng 10 năm 2011
Tập làm văn
Tập viết thư và phong bì thư
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK); biết cách ghi phong bì thư.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, lắng nghe tích cực.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Thảo luận – chia sẻ.
2/ Kĩ thuật “Viết tích cực”.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Bảng lớp ghi sẵn những câu hỏi gợi ý.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/. Ổn định; 
2/. Kiểm tra: 
-Nêu trình tự nội dung của 1 cuộc họp thông thường ?
-Nêu mục đích cuộc họp có nội dung là chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho lễ 20/11. 
-Kiểm tra 4 vở học sinh viết đơn xin cấp thẻ học sinh. 
-Giáo viên ghi điểm, nhận xét chung
3/. Bài mới: 
a. Gtb: Nêu nội dung và yêu cầu bài học, ghi tựa “Kể lại buổi đầu tiên em đi học”
b. Hướng dẫn: 
- Em cần nhớ lại xem buổi đầu mình đi học như thế nào ? (Đó là buổi sáng hay buổi chiều- Buổi đó cách đây bao lâu- Em chuẩn bị cho buổi đi học đó như thế nào –Ai đẫn em đến trừơng- Hôm đó trường học trông như thế nào ? –Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao – Buổi đầu đi học kết thúc như thế nào –Em nghĩ gì về buổi đầu đi học đó?) Giáo viên chuẩn bị sẵn nội dung này ở bảng phụ
- Gọi 1-2 học sinh khá giỏi kể mẫu trước lớp, sau đó cho học sinh cả lớp thảo luận và kể cho bạn nghe (nhóm đôi)
-Một số học sinh tiếp tục kể trước lớp
Thực hành viết đoạn văn: 
-Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu 2. Sau đó cho học sinh viết bài vào vở, chú ý việc sử dụng dấu chấm câu 
-Yêu cầu học sinh cả lớp viết vào VBT. 
-Học sinh đọc bài làm
-Gọi một số học sinh đọc bài làm, chỉnh sữa lỗi, chấm điểm 1 số bài – Nhận xét. 
4/. Củng cố
-Giáo viên đọc đoạn văn hay cho học sinh nghe tham khảo. 
5/. Dặn dò – Nhận xét: 
- Giáo viên nhận xét chung giờ học
-2 học sinh
-Nhắc tựa
-2 học sinh đọc các câu hỏi gợi ý 
-2 học sinh 
-5 – 7 học sinh thực hiện nói trước lớp. Chú ý tập trung vào phần biểu hiện cảm xúc 
– 5 học sinh
-Lớp nhận xét, sửa sai, bổ sung. 
-Lắng nghe và nêu ý kiến về đoạn văn hay. 
-Tìm hiểu thêm 1 số kỉ niệm, buổi đầu đi học của 1 số người thân trong gia đình
Toán
Giải bài toán bằng hai phép tính
I/Yêu cầu: 
Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
BT cần làm : bài 1, bài 3.
II/ Lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/. Ổn định: 
2/. Kiểm tra: 
3/. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng “ Giải bài tóan bằng hai phép tính”
b. Giới thiệu bài tóan bằng hai phép tính. 
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề
-Hàng trên có mấy cái kèn bằng hình vẽ sơ đồ
-Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy cái kèn ?
-Vẽ sơ đồ thể hiện số kèn để có: 
-Hàng dưới có mấy cái kèn ?
-Vì sao để tìm số kèn hàng dưới chúng ta thực hiện phép cộng 3 + 2 = 5?
-Vậy cả hai hàng có mấy cái kèn ?
-Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài giải: ta thấy bài tóan này là ghép 2 bài tóan, bài tóan nhiều hơn khi ta tính số kèn của hàng dưới và bài tóan tính tổng của hai số khi tính cả hai hàng có bao nhiêu chiếc kèn. 
Bài tóan 2: Bể cá thứ nhất có 4 con cá, bể thứ 2 có nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá?
-Bể cá thứ nhất có mấy con cá?
-Vậy ta vẽ một đọan thẳng, đặt tên bể 1 và quy ước đây là 4 con cá
-Số cá bể hai như thế nào so với bể 1?
-Hãy nêu cách vẽ sơ đồ thể hiện số cá bể 2. 
-Bài tóan hỏi gì ?
-Giáo viên hướng dẫn học sinh viết dấu móc thể hiện tổng số cá của hai bể để hòan thiện sơ đồ sau: 
- Để tính được số cá của cả 2 bể ta phải biết được những gì ?
-Số cá bể 1 đã biết chưa ?
-Số cá bể 2 đã biết chưa ?
-Vậy để tính được tổng số cá của hai bể trước tiên ta phải tìm số cá của bể 2. 
-Hãy tính số cá của cả hai bể. 
-Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải, 
c. Luyện tập thực hành 
Bài 1: 
-Gọi 1 học sinh đọc đề bài
Anh có bao nhiêu tấm bưu ảnh ?
Số bưu ảnh của em như thế nào so với số bưu ảnh của anh ?
Bài tóan hỏi gì ?
Muốn biết cả hai anh em có bao nhiêu bưu ảnh chúng ta phải biết được điều gì ?
Chúng ta đã biết được số bưu ảnh của ai, chưa biết số bưu ảnh của ai ?
-Vậy chúng ta phải đi tìm số bưu ảnh của em trước, sau đó mới tính xem cả hai anh em có tất cả bao nhiêu bưu ảnh. 
-Học sinh vẽ sơ đồ và giải. 
-Giáo viên sửa bài và cho điểm 
Bài 2: giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tương tự như bài 1. 
Tóm tắt 
-Sữa bài cho học sinh và ghi điểm
-Bài : yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt đề sau đó tự giải. Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh 
4/. Củng cố
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về giải tóan bằng hai phép tính. 
5/. Dặn dò – Nhận xét: 
-Giáo viên nhận xét chung giờ học
-Học sinh nhắc tựa
-Hàng trênn có 3 cái kèn
-Có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn ?
-Tự làm bài vào vở
-Học sinh tự suy nghĩ và làm bài. 
Hàng dưới có 3+3 = 5 cái kèn
-Vì hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 cái. Số kèn hàng dưới là số lớn, muốn tính số lớn ta lấy số nhỏ cộng với phần hơn. 
-Cả hai hàng có 3 + 5 = 8 cái kèn
-1 học sinh đọc lại đề bài
-có 4 con cá. 
-Nhiều hơn so với bể 1 là 3 con cá
-Vẽ số cá của bể 2 là một đọan thẳng dài hơn đọan biểu diễn số cá ở bể 1, phần dài hơn tương ứng với 3 con cá. 
-Hỏi tổng số cá của hai bể. 
-Phải biết được số cá của mỗi bể. 
-Cá bể 1 là 4 con cá. 
-Chưa biết cá bể 2
-Số cá bể hai: 4 + 3 = 7 con cá. 
-Số cá 2 bể: 4 + 7 = 11 (con cá)
Đề: Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh?
-Anh có 15 tấm bưu ảnh
-Ít hơn số bưu ảnh của anh 7 cái
-Hỏi tổng số bưu ảnh 2 anh em. 
-Biết được số bưu ảnh của mỗi người. 
-Biết anh có 15 bưu ảnh, chưa biết số bưu ảnh của em. 
-Học sinh vẽ sơ đồ rồi giải bài tóan: 
Bài giải
Số bưu ảnh của em là
15 – 7 = 8 (bưu ảnh)
Số bưu ảnh của cả hai anh em là
15 + 8 = 23 (bưu ảnh)
Đáp số: 23 bưu ảnh. 
-Học sinh giải bài
Bài giải
Thùng thứ hai đựng số lít dầu là
18 +6 = 24 9lít)
Số lít dầu cả hai thùng đựng là
18 +24 = 42 (lít)
Đáp số 42 lít
-Học sinh tự làm giáo viên theo dõi. 
Tập viết
Ôn chữ hoa G
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gi), Ô, TÂâ (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Oâng Gióng (1 dòng) và câu ứng dụng“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”. 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
1/ Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ.
2/ Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong khi viết.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Thảo luận – chia sẻ.
2/ Kĩ thuật “Viết tích cực”.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Mẫu chữ viết hoa: G, Gi, Ô.
Các chữ Oâng Gióng và dòng chữ câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li .
Vở tập viết, bảng con và phấn. 
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: 
-Kiểm tra việc thực hiện bài viết ở nhà. 
-Nhắc lại câu tục ngữ của bài viết trước 
“Chim khôn  dễ nghe”
-B/con: D1: rảnh rang; D2: dễ nghe.
-Nhận xét chung. 
3. Bài mới: 
a. Khám phá: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học: giáo viên ghi tựa: “Bài 6”.
b. Hướng dẫn viết bài: 
-Luyện viết chữ hoa: 
-Tìm chữ hoa có trong bài: G, Gi, Ô.
-Viết mẫu: Kết hợp nhắc cách viết nét chữ của các con chữ.
-Nhận xét sửa chữa.
-Hướng dẫn viết từ ứng dụng. 
-Đọc từ ứng dụng. 
Oâng Gióng Tên 1 người anh hùng đã đánh thắng giặc Ân
-Hướng dẫn viết câu ứng dụng: 
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”
ÞCon người phải biết chăm học mớiø khôn ngoan, trưởng thành. 
*Hướng dẫn học sinh viết tập
-Giáo viên chú ý theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu. nhắc nhở viết đúng độ cao, khoảng cách. 
4. Củng cố: 
 -Thu chấm 1 số vở Nhận xét 
5. Dặn dò – Nhận xét: 
-Giáo viên nhận xét chung giờ học
-1 dãy.
-viết bcon theo y/c.
-Nhắc tựa. 
-Viết bcon: G, Gi, Ô.
-1 học sinh đọc Oâng Gióng
-Học sinh viết b. con
học sinh đọc câu ứng dụng + giải nghĩa. 
-Học sinh mở vở viết bài. 
-Viết bài về nhà
Sinh hoạt tập thể
Về học tập :
Sự tiến bộ trong học tập : 
Viết chính tả :	
Làm toán :	
Bảng nhân :	
Chữ viết :	
HS chưa làm bài tập, chưa học bài, viết bài ở nhà
Quên mang tập, sách, đồ dùng học tập.
Biện pháp khắc phục :
HS nêu ý kiến :
GV kết luận, chọn biện pháp khắc phục có hiệu quả nhất.
Phương hướng tuần tới :
	Duyệt của Chuyên môn	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2011_2012.doc