Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 1 - Năm học 2010-2011 - Trương Thị Thu Hiền

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 1 - Năm học 2010-2011 - Trương Thị Thu Hiền

Tiết 1: Chính tả

Tiết 1: Có công mài sắt, có ngày nên kim

I. Mục tiêu:

1. Rèn kỹ năng viết chính tả:

- Chép lại chính xác một đoạn trích trong bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Qua bài tập chép, hiểu cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào mộ ô,

- Củng cố quy tắc viết c / k.

2. Học bảng chữ cái:

- Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.

- Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn cần tập chép.

- Bảng quay hoặc 2, 3 tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung các BT 2, 3.

- Vở BT.

III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 19 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 1 - Năm học 2010-2011 - Trương Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23.08.2010	 Ngày dạy: 24.08.2010
Tiết 1: Chính tả
Tiết 1:	 Có công mài sắt, có ngày nên kim
Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng viết chính tả: 
Chép lại chính xác một đoạn trích trong bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Qua bài tập chép, hiểu cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào mộ ô, 
Củng cố quy tắc viết c / k.
2. Học bảng chữ cái:
Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.
Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.
Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn cần tập chép.
Bảng quay hoặc 2, 3 tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung các BT 2, 3.
Vở BT.
Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Mở đầu:
- GV nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ Chính tả:
Viết đúng, sạch, đẹp các nài chính tả (tập chép hoặc nghe – viết): làm đúng các B phân biệt những âm, vần dễ viết sai; thuộc bảng chữ cái, 
Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ học (vở, bút, bảng, phấn, VBT, ).
Bài mới:
Hoạt động 1:
- Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép.
Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Đọc đoạn chép trên bảng phụ.
- Giúp HS nắm nội dung đoạn chép:
Đoạn này chép từ bài nào?
Đoạn chép này là lời của ai nói với ai?
Bà cụ nói gì?
- Hướng dẫn HS nhận xét:
Đoạn chép có mấy câu?
Cuối mỗi câu có dấu gì?
Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?
Những chữ đầu đoạn được viết như thế nào?
- Rút ra từ khó cho HS viết bảng con. Gạch chân những chữ dễ viết sai trên bảng.
- Yêu cầu HS chép bài vào vở: Nhắc nhở ghi tựa và chép cẩn thận.
Hoạt động 3: Chấm và chữa bài (7 bài) – Nhận xét chung.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm BT chính tả.
BT 2: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm mẫu – chỉ viết 1 từ:
	im khâu 	kim khâu
Nhận xét, sửa bài.
- Mời 2, 3 HS lên làm bài trên bảng quay.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
BT 3: 
- Nhắc lại yêu cầu của BT: Đọc tên chữ cái ở cột 3 và điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng.
- Hướng dẫn cả lớp viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng.
- Nhận xét, sửa bài.
HTL bảng chữ cái:
- GV xoá những chữ đã viết ở cột 2, yêu cầu 2, 3 HS nói lại các chữ cái vừa xoá.
- Xoá tên chữ cái ở cột 3, yêu cầu HS nhìn chữ cái ở cột 2 nói lại tên 9 chữ cái.
- Xoá bảng.
	3. Củng cố – Dặn dò.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết đẹp.
- 3 HS nhìn bảng đọc lại đoạn chép.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Của bà cụ nói với cậu bé.
- Giảng giải cho cậu bé biết: kiên trì, nhẫn nại thì việc gì cũng làm được.
- 2 câu.
- Dấu chấm.
- Những chữ đầu câu, đầu đoạn được viết hoa – chữ Mỗi, Giống.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên, lùi vào 1 ô – chữ Mỗi.
- Viết bảng con: ngày, mài, sắt, cháu.
- HS chép bài vào vở.
- HS nghe GV đọc để soát lại bài.
- Cả lớp làm vở BT.
- Cả lớp viết lời giải đúng vào vở BT.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS làm mẫu: á 	ă
- Vài HS làm bảng lần lượt viết từng chữ cái.
- HS cả lớp làm vở BT.
- Vài HS đọc lại thứ tự đúng của 9 chữ cái.
- Cả lớp viết vào vở 9 chữ cái theo đúng thứ tự: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.
- HS nhìn cột 3 đọc lại tên 9 chữ cái.
- HS đọc tên chữ cái.
- Từng HS đọc thuộc lòng tên 9 chữ cái.
Tiết 2: Kể chuyện
 Có công mài sắt, có ngày nên kim
Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
Đồ dùng dạy học:
- 4 tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK (phóng to nếu có điều kiện) .
- Với lớp HS khá giỏi: Một chiếc kim khâu nhỏ, một khăn đội đầu (cho vai bà cụ), một chiếc bút lông và tờ giấy (cho vai cậu bé) để HS phân vai dựng lại câu chuyện.
Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Mở đầu:
- GV giới thiệu các tiết Kể chuyện trong sách Tiếng Việt 2.
- Tiết Kể chuyện ở lớp 2 có một số khác lớp 1 là:
Các em sẽ kể lại những câu chuyện đã học trong 2 tiết tập đọc.
Các câu chuyện đều được kể lại toàn bộ hoặc phân vai, dựng lại toàn bộ câu chuyện như một vở kịch. 
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
- GV hỏi: 
Truyện ngụ ngôn trong tiết tập đọc các em vừa học có tên là gì?
Em học được lời khuyên gì qua câu chuyện đó?
- Nêu yêu cầu: Trong tiết Kể chuyện hôm nay, chúng ta sẽ kể lại câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Nhiệm vụ của các em là nhìn tranh, nhớ lại câu chuyện để kể được từng đoạn, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Chúng ta sẽ xem bạn nào nhớ và kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất. Để biết được điều ấy, các em phải chăm chú nghe khi bạn kể chuyện, qua đó mới nhận xét được chính xác cách kể của bạn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện:
Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
Kể chuyện trong nhóm:
- Nhận xét, góp ý, động viên những em kể hay.
Kể chuyện trước lớp:
- Sau mỗi lần 1 HS kể, cả lớp và GV nhận xét:
+ Về nội dung: Kể đã đủ ý chưa? Kể có đúng trình tự không?
+ Về cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa?
+ Về cách thể hiện: Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp không? (ở mức độ cao)
- GV nên khuyến khích HS kể bằng ngôn ngữ tự nhiên của các em, tránh đọc thuộc lòng câu chuyện trong sách.
Kể toàn bộ câu chuyện: 
- Có thể chọn một trong 2 hình thức:
Mỗi HS được chỉ định đều kể lại toàn bộ câu chuyện.
Mỗi HS kể 1 đoạn, em khác kể nối tiếp.
- Nhận xét, góp ý, động viên những em kể hay.
* Với lớp HS khá giỏi, có thể đưa thêm yêu cầu phân vai, dựng lại câu chuyện theo vai. Cách thực hiện như sau: (3 vai)
Giọng người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.
Giọng cậu bé: tò mò, ngạc nhiên.
Giọng bà cụ: ôn tồn, hiền hậu.
- Hình thức dựng lại câu chuyện:
Lần 1: GV làm người dẫn chuyện, 1 HS nói lời cậu bé, 1 HS nói lời bà cụ (có thể sử dụng SGK).
Lần 2: Từng nhóm 3 HS kể lại câu chuyện theo vai (không nhìn vào SGK).
Lần 3: Từng nhóm 3 HS kể chuyện kèm với động tác, điệu bộ  như là tập đóng một vở kịch nhỏ.
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể cho người thân nghe; nhớ và làm theo lời khuyên bổ ích của câu chuyện.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
- Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát từng tranh minh hoạ trong SGK , đọc thầm gợi ý dưới mỗi tranh.
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm. Hết một lượt, lại quay lại từ đoạn 1, nhưng thay đổi người kể (Mỗi HS đều được kể lại nội dung tất cả các đoạn).
- Vài HS thi kể trước lớp (cá nhân).
- Sau mỗi lần HS kể, cả lớp nhận xét về các mặt: nội dung (ý, trình tự); diễn đạt (từ, câu, sáng tạo); cách thể hiện (kể tự nhiên với điệu bộ, nét mặt, giọng kể).
- Cả lớp bình chọn những HS, nhóm HS kể chuyện hấp dẫn.
Tiết 5: Toán
 Ôn tập các số đến 100 (tt)
Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
Đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số.
Phân tích số có hai chữ số theo chục và đơn vị.
Đồ dùng dạy học:
Kẻ, vết sẵn bảng (như bài 1 SGK).
Vở bài tập toán 2.
Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1:
BT1: 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, sửa bài.
Hoạt động 2:
BT2: 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, sửa bài.
Hoạt động 3:
BT3: 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, sửa bài.
Hoạt động 4:
BT4: 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, sửa bài.
Hoạt động 5:
BT5: 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, sửa bài.
* Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét lớp.
- Nhắc nhở HS về nhà hoàn thành bài tập chưa xong.
- HS tự làm bài vào vở BT.
- Cả lớp sửa bài.
- HS tự làm bài vào vở BT.
- Cả lớp sửa bài.
- HS tự làm bài vào vở BT.
- Cả lớp sửa bài.
- HS tự làm bài vào vở BT.
- Cả lớp sửa bài.
- HS tự làm bài vào vở BT.
- Cả lớp sửa bài.
Ngày soạn: 24.08.2010	 	Ngày dạy: 25.08.2010
Tiết 1: Tập đọc
 Tự thuật 
Mục tiêu:
Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ có vần khó (quê quán, quận, trường, ), các từ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ: nữ, quê quán, xã, tỉnh, 
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và trả lời ở mỗi dòng.
Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài đọc, các từ chỉ đơn vị hành chính (xã, phường, quận, huyện, ).
	- Nắm được những thông tin chính về bạn HS trong bài.
- Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật (lý lịch).
Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn một số nội dung tự thuật để 2, 3 HS làm mẫu trên bảng, cả lớp nhìn tự nói về mình.
Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Bài cũ:
Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV chỉ cho HS xem bức ảnh bạn HS trong SGK, hỏi: “Đây là ảnh ai?”
- GV nói: Đây là ảnh một bạn HS. Hôm nay, chúng ta sẽ đọc lời bạn ấy tự kể về mình. Những lời kể về mình như thế được gọi là “tự thuật” hay là “lý lịch”. Qua lời tự thuật của bạn, các em sẽ biết bạn ấy tên là gì, là nam hay nữ, sinh ngày nào, nhà ở đâu,  Giờ học còn giúp các em hiểu cách đọc một bài tự thuật rất khác cách đọc một bài văn, bài thơ.
2/ Luyện đọc:
- Đọc mẫu toàn bài một lượt, giọng đọc rành mạch, nghỉ hơi rõ giữa phần yêu cầu và trả lời (vốn được phân cách bằng dấu hai chấm). Chú ý: không đặt yêu cầu đọc diễn cảm văn bản “Tự thuật” và các văn bản hành chính tương tự.
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ .
Đọc từng câu. Chú ý các từ ngữ có vần khó, các từ dễ phát âm sai: huyện, nữ, xã, tỉnh, tiểu học, 
Đọc từng đoạn trước lớp – kết hợp rèn đọc các câu:
	Họ và tên: // Bùi Thanh Hà 
	Nam, nữ: // nữ
	Ngày sinh: // 23 – 4 – 1996 (hai mươi ba / tháng tư / năm một nghìn chín trăm chín mươi sáu).
- Giúp HS hiểu nghĩa một số từ mới trong từng đoạn.
Đọc từng đoạn trong nhóm
Thi đọc giữa các nhóm.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Hướng dẫn HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Em biết những gì về bạn Hà?
Câu hỏi 2: Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy? 
Câu hỏi 3: Hãy cho b ...  đã học.
Hoạt động 4: Nhận xét – dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS thực hành những điều đã học.
- Cả lớp vừa hát vừa múa.
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và làm theo các động tác theo cặp.
- Một nhóm HS lên bảng làm lại các động tác.
- Cả lớp đứng tại chỗ, cùng làm các động tác theo lời hô của lớp trưởng.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình: tay, chân, bụng, đầu, 
- HS suy nghĩ và trả lời mong muốn: có xương và bắp thịt (cơ).
- HS thực hành cử động: Ví dụ: Cử động ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ,  và trả lời câu hỏi: Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?
- HS quan sát hình 5, 6 trong SGK trang 5 và trả lời câu hỏi “Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể”. 
- 2 HS xung phong lên chơi mẫu.
- HS thực hiện trò chơi “Vật tay” theo từng cặp.
Ngày soạn: 26.08.2010	Ngày dạy: 27.08.2010
Tiết 1: Tập làm văn
Tiết 1: Tự giới thiệu – Câu và bài
Mục tiêu:
Rèn kỹ năng nghe và nói:
- Biết nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân mình.
- Biết nghe và nói lại được những điều em biết về một bạn trong lớp.
Rèn kỹ năng viết: 
- Bước đầu biết kể (miệng) một mẩu chuyện theo 4 tranh. Với lớp có HS khá giỏi, thêm yêu cầu: Viết lại nội dung tranh 3, tranh 4.
Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung các câu hỏi ở BT1.
- Tranh minh hoạ BT3 trong SGK.
- Vở BT.
Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Mở đầu:
	Bắt đầu từ lớp 2, cùng với tiết Luyện từ và câu, các em còn được làm quen với một tiết học mới – tiết Tập làm văn. Nếu tiết LTVC giúp các em nói, viết đúng từ và câu Tiếng Việt, mở rộng và làm giàu vốn từ về thế giới xung quanh em thì tiết TLV sẽ giúp các em tập tổ chức các câu văn thành bài văn, từ bài đơn giản đến bài phức tạp, từ bài ngắn đến bài dài.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Tiếp theo bài tập đọc “Tự thuật” đã học, trong tiết TLV này, các em sẽ luyện tập giới thiệu về mình và về bạn mình.
- Cũng trong tiết học này, các em sẽ làm quen với một đơn vị mới là bài; học cách sắp xếp các câu thành một bài văn ngắn.
Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 1: (miệng)
- GV giúp HS nắm vững yều cầu của bài: Trả lời (tự nhiên, hồn nhiên) lần lượt từng câu hỏi về bản thân. Khi nghe 1 bạn trả lời câu hỏi về mình, cả lớp phải chăm chú lắng nghe, ghi nhớ để làm được BT2 (Nói lại những điều em biết về 1 bạn).
- GV lần lượt hỏi từng câu.
- Trong trường hợp này, cần thay đổi đại từ xưng hô (VD: Tên bạn là gì? – Tên tôi là Nguyễn Hương Giang). Cũng có thể hỏi – đáp theo kiểu phỏng vấn  HS có thể bổ sung một số câu hỏi trong khi hỏi – đáp nhưng không nên bổ sung nhiều quá để còn dành thời gian làm BT3.
- Nhận xét, khen ngợi những HS biết nói lời lịch sự, có văn hoá.
Bài tập 2: (miệng)
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài: Qua BT1, nói lại những điều em biết về một bạn.
- Nhận xét: HS nói về bạn có chính xác không? Cách diễn đạt thế nào?
Bài tập 3: (miệng)
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài: 
Em nhớ lại: Hôm trước (Trong tiết học LTVC, em đã viết 2 câu để kể lại sự việc ở 2 bức tranh (SGK, tr.9).
Hôm nay, ở BT này em thấy 4 bức tranh. Bốn bức tranh này kể một câu chuyện gồm nhiều sự việc. Trong đó tranh 1, 2 là hai tranh em đã kể và viết.
Hãy kể mỗi sự việc bằng 1 hoặc 2 câu. Sau đó, em kể gộp các câu lại thành một câu chuyện.
- GV giúp HS làm miệng theo trình tự sau:
HS làm việc độc lập.
1, 2 HS chữa bài trước lớp:
- Kể lại sự việc ở từng tranh, mỗi sự việc kể bằng 1 hoặc 2 câu.
- Kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Sau mỗi lần HS phát biểu, cả lớp và GV nhận xét, góp ý. 
- HS khá giỏi viết lại vào vở nội dung đã kể về tranh 3, tranh 4 (Hoặc kể, viết nội dung toàn bộ câu chuyện theo 4 tranh).
Lời giải:
	Huệ cùng các bạn vào vườn hoa (1). Thấy một khóm hồng đang nở hoa rất đẹp, Huệ thích lắm (2). Huệ giơ tay định hái một bông hoa. Tuấn thấy thế vội ngăn bạn lại (3). Tuấn khuyên Huệ không ngắt hoa trong vườn. Hoa của vườn hoa phải để cho tất cả mọi người cùng ngắm (4)
* Cuối cùng, GV nhấn mạnh điều mới để HS nhớ: 	Ta có thể dùng các từ để đặt thành câu, kể một sự việc. Cũng có thể dùng một số câu để tạo thành bài, kể một câu chuyện.
Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS làm BT3 chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS trả lời (làm mẫu).
- Lần lượt từng cặp HS thục hành hỏi - đáp:
1 HS nêu câu hỏi.
1 HS trả lời.
(Nói lời hỏi – đáp phải lịch sự, có văn hoá).
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Nhiều HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét: Em nói về bạn có chính xác không? Cách diễn đạt thế nào?
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc.
- Vài HS phát biểu.
Tiết 2: Toán: Đêximet
Mục tiêu:
Giúp HS:
Bước đầu nắm được tên gọi, ký hiệu và độ lớn của đơn vị đo đêximet (dm).
Nắm được quan hệ giữa đêximet và xăngtimet (1dm = 10cm).
Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số đo có đơn vị đêximet.
Bước đầu tập đo và ước lượng các độ dài theo đơn vị đêximet.
Đồ dùng dạy học:
Một băng giấy có chiều dài 10cm.
Nên có các thước thẳng dài 2dm hoặc 3dm với các vạch chia thành từng xăngtimet.
Vở bài tập toán 2.
Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Giới thiệu đơn vị đo độ dài đêximet (dm).
- GV yêu cầu 1 HS đo độ dài băng giấy dài 10cm và hỏi: “Băng giấy dài mấy xăngtimet?”.
- GV nói tiếp “10 xăngtimet còn gọi là 1 đêximet” và viết đêximet.
- GV nói tiếp “Đêximet viết tắt là dm” và viết dm lên bảng, rồi viết:
	10cm = 1dm
	1dm = 10cm
- GV gọi vài HS nêu lại: 10cm = 1dm ; 1dm = 10cm
- GV hướng dẫn HS nhận biết các đoạn thẳng có độ dài là 1dm; 2dm và 3dm trên một thước thẳng. 
Thực hành:
BT1: 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, sửa bài.
BT2: 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, sửa bài.
BT3: 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, sửa bài.
* Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét lớp.
- Nhắc nhở HS về nhà hoàn thành bài tập chưa xong.
- Băng giấy dài 10cm.
- HS nhắc lại ghi nhớ này.
- HS thực hành nhận biết đơn vị đo đêximet trên thước thẳng.
- HS tự làm bài vào vở BT.
- Cả lớp sửa bài.
- HS tự làm bài vào vở BT.
- Cả lớp sửa bài.
- HS tự làm bài vào vở BT.
- Cả lớp sửa bài.
Tiết 3: Hát: Ôn tập các bài hát lớp 1. Nghe Quốc ca
Mục tiêu:
Gây không khí hào hứng học âm nhạc.
Nhớ lại các bài hát đã học ở lớp 1.
Hát đúng, hát đều, hoà giọng.
Giáo dục thái độ nghiêm trang khi chào cờ, nghe Quốc ca.
II. Đồ dùng dạy học:
Tập hát các bài của lớp 1.
Đồ dùng dạy học:
+ Băng nhạc (các bài hát lớp 1 và bài Quốc ca).
+ Nhạc cụ quen dùng và một vài nhạc cụ gõ đơn giản (song loan, thanh phách, xúc xắc, trống nhỏ, ).
GV cần biết:
Ở lớp 1, các em đã được học 12 bài hát:
	+ Quê hương tươi đẹp (Dân ca Nùng).
	+ Mời bạn vui múa ca (Phạm Tuyên)
	+ Tìm bạn thân (Việt Anh)
	+ Lí cây xanh (Dân ca Nam Bộ)
	+ Đàn gà con (Phi – líp – pen – cô)
	+ Sắp đến Tết rồi (Hoàng Vân)
	+ Bầu trời xanh (Nguyễn Văn Quỳ)
	+ Tập tầm vông (Lê Hữu Lộc)
	+ Quả (Xanh Xanh)
	+ Hoà bình cho bé (Huy Trân)
	+ Đi tới trường (Đức Bằng)
	+ Năm ngón tay ngoan (Trần Văn Thụ).
Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát lớp 1.
- Tuỳ theo mỗi bài có thể hát kết hợp vỗ tay hoặc dùng nhạc cụ gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp hoặc đệm theo tiết tấu lời ca.
- Chọn một vào bài cho các em biểu diễn trước lớp (đơn ca, tốp ca).
- Khi hát, cần kết hợp vận động phụ hoạ hoặc múa đơn giản, có bài kết hợp trò chơi hoặc hát đối đáp (Ví dụ: bài tập tầm vông, bài Quả, ).
Hoạt động 2: Nghe Quốc ca.
- Cho HS nghe băng nhạc trình bày bài Quốc ca (hoặc GV có thể hát cho các em nghe).
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời. Ví dụ:
	- Quốc ca được hát khi nào?
	- Khi chào cờ, các em phải đứng thế nào? 
- GV hô “nghiêm” và tất cả HS đứng nghiêm trang lắng nghe Quốc ca.
Hoạt động 3: Nhận xét & dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những HS tích cực.
- Cả lớp tập hát lại một số bài.
- Khi chào cờ.
- Đứng nghiêm trang, không cười đùa.
- HS tập đứng chào cờ, nghe hát Quốc ca.
Tiết 4: Thủ công
Tiết 1: Gấp tên lửa (T.1)
Mục tiêu:
HS biết cách gấp tên lửa.
Gấp được tên lửa.
HS hứng thú gấp hình và yêu thích gấp hình.
Đồ dùng dạy học:
Mẫu tên lửa được gấp bằng giấy thủ công hoặc giấy màu tương đương khổ A4.
Quy trình gấp tên lửa có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp.
Giấy thủ công (hoặc giấy màu) và giấp nháp tương đương khổ A4 , bút màu.
Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
GV H. dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV cho HS quan sát mẫu gấp tên lửa và đặt các câu hỏi về hình dáng, màu sắc, các phần của tên lửa (phần mũi, thân). 
- GV mở dần mẫu gấp tên lửa, sau đó gấp lần lượt lại từ bước 1 đến khi được tên lửa như ban đầu và nêu câu hỏi về cách gấp tên lửa. GV nhận xét câu trả lời của HS.
Cách gấp tên lửa gồm có mấy bước?
Bước 1, ta gấp phần nào của tên lửa?
Bước 2, ta làm gì?
GV hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
- Đặt tờ giấy HCN lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy đường dấu giữa (H.1). Mở tờ giấy ra, gấp theo đường dấu gấp ở hình 1 sao cho 2 mép giấy mới gấp nằm sát đường dấu giữa (H.2).
- Gấp theo đường dấu gấp ở hình 2 sao cho hai mép bên sát vào đường dấu giữa được hình 3.
- Gấp theo đường dấu gấp ở hình 3 sao cho hai mép bên sát vào đường dấu giữa được hình 4.
- Sau mỗi lần gấp, miết theo đường mới gấp cho thẳng và phẳng.
Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng.
- Bẻ các nếp gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa, được tên lửa (H.5). cầm vào nếp gấp giữa, cho hai cánh tên lửa ngang ra (H.6) và phóng tên lửa theo hướng chếch lên không trung.
- Gọi 1 hoặc 2 HS lên bảng thao tác các bước gấp tên lửa cho cả lớp quan sát. Sau khi nhận xét, uốn nắn các thao tác gấp, GV tổ chức cho HS tập gấp tên lửa bằng giấy nháp.
Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét kết quả học tập và tinh thần thái độ của HS trong giờ học.
- Dặn dò: Tuần sau mang giấy nháp, giấy màu, bút màu, thước kẻ, kéo để học tiếp bài “Gấp tên lửa”
- HS quan sát và nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét.
- 2 bước.
- Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
- Tạo tên lửa và sử dụng.
	H.1
- Vài HS lên bảng làm lại các thao tác gấp tên lửa.
- HS cả lớp thực hành gấp tên lửa bằng giấy nháp.
Sinh hoạt cuối tuần

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_thu_1_nam_hoc_2010_2.doc