Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần thứ 12 - Năm học: 2011-2012

Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần thứ 12 - Năm học: 2011-2012

TẬP ĐỌC

SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I.Mục đích yêu cầu :

-Học sinh đọc trơn được cả bài. Đọc đúng từ ngữ:sự tích, lần, la cà, nơi, bao lâu, trẻ, run rẩy .Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

-Hiểu nội dung bài, hiểu các từ :vùng vằng, la cà, mỏi mắt, chờ mong, lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xoà cành ôm lấy cậu

- Giáo dục các em thấy được tình thương sâu nặng của mẹ đối với con.

- Hỗ trợ: Đọc đúng bao lâu, trẻ, run rẩy. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- GDKNS: Xác định giá trị. – Thể hiện sự cảm thông ( hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người khác)

II.Chuẩn bị: Viết sẵn từ ngữ, đoạn văn cần luyện đọc .

III. Hoạt đông dạy và học .

 

doc 23 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần thứ 12 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
TẬP ĐỌC
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I.Mục đích yêu cầu : 
-Học sinh đọc trơn được cả bài. Đọc đúng từ ngữ:sự tích, lần, la cà, nơi, bao lâu, trẻ, run rẩy ...Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Hiểu nội dung bài, hiểu các từ :vùng vằng, la cà, mỏi mắt, chờ mong, lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xoà cành ôm lấy cậu
Giáo dục các em thấy được tình thương sâu nặng của mẹ đối với con.
Hỗ trợ: Đọc đúng bao lâu, trẻ, run rẩy. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
GDKNS: Xác định giá trị. – Thể hiện sự cảm thông ( hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người khác) 
II.Chuẩn bị: Viết sẵn từ ngữ, đoạn văn cần luyện đọc .
III. Hoạt đông dạy và học .
 Hoạt động của giáo viên:
 Hoạt động của học sinh:
1.1.Ổn định:Hát .
 2..Bài cũ : 5-6 phút - Cây xoài của ông em: -Gọi 2 em đọc bài và trả lời câu hỏi 
H:Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát ?
H Qủa xoài cát chín có mùi vị màu sắc như thế nào ?
-Nhận xét- ghi điểm
 3.Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài 
Hoạt động 1:Luyện đọc từng câu –phát âm .
-Giáo viên đọc mẫu cả bài.
-Gọi 1 em đọc bài .
-Yêu cầu các em nối tiếp nhau đọc từng câu từ đầu đến hết bài.
Giáo viên theo dõi ; sửa sai kịp thời.
-Hướng dẫn các em đọc đúng các từ khó trong bài:
* Hỗ trợ: Học sinh đọc ngắt giọng một số câu dài.
-G.V nhận xét nêu cách đọc đúng. 
* Hoạt động 2: Đọc từng đoạn – kết hợp giải nghĩa từ khó trong bài:
-Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn.
G.V theo dõi chỉnh sửa.
* Đọc trong nhóm :
Thi đọc : 
G.V nhận xét tuyên dương những em đọc tốt.
* Đọc đồng thanh .
Nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị tiết 2 .
Học sinh thực hiện.
Học sinh theo dõi
Học sinh đọc.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh thực hiện.
Hs phát âm cá nhân- đồng thanh.
H.S tự tìm cách đọc đúng và đọc trước lớp.
H.S nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
Mỗi nhóm 4 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn –chỉnh sửa giúp
nhau .
Đại diện các nhóm thi đọc trước lớp – các bạn khác theo dõi nhận xét .
-H / S thực hiện
Giải lao 5 phút.
 TIẾT2:
Hoạt động 1:Tìm hiểu bài.
-Gọi 1 em đọc đoạn 1.
H:Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
-Gọi 1 em đọc đoạn 2
H:Vì sao cậu bé quay trở về?
H:Khi trở về không thấy mẹ cậu bé đã làm gì?
H: Chuyện lạ gì đã xảy ra khi đó?
H:Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
H: Theo em sao mọi người đặt cho cây lạ tên là “Cây vú sữa”
 Hoạt động 4: Đọc lại bài.
-Gọi 2 -3 em lần lượt đọc lại bài.
-Học sinh thực hiện.
-Cậu bé bị mẹ mắng nên đã bỏ nhà ra đi.
- H/S thực hiện.
-Vì cậu bé vừa đói, vừa rét lại bị trẻ lớn hơn đánh.
-Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy cây xanh trong vườn mà khóc.
-Cây xanh run rẩy từ những chiếc -Lá cây đỏ hoe như mắt mẹ khóc 
-Câu chuyện nói lên tình thương của người mẹ đối với con.
-Mẹ ơi, mẹ hãy tha lỗi cho con
- Học sinh thực hiện.
-Hãy yêu thương mẹ –Mẹ có tình thương sâu nặng đối với con./
4/-Củng cố : H .Em thích ai trong câu chuyện này? Vì sao? 
- Nhận xét tiết học .
5/-Dặn dò:Luyện đọc lại bài.
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (T1)
I/-Mục tiêu:
 - Quan Tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ , thân ái với các bạn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
- Học sinh biết biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ các bạn khi bạn gặp khó khăn.
- HS biết yêu mến, quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. Đồng tình, noi gương những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn bè.
-HS có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hằng ngày. 
GDKNS:Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè. 
II/-Chuẩn bị:
 -Giấy khổ to, bút viết.
III/-Hoạt động dạy và học.
Hoạt động của giáo viên .
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : Hát .
2.Bài cũ: 5-6 phút
H: Chăm chỉ học tập có ích lợi gì?
H: Kể về việc học tập ở nhà và ở trường cho cả lớp nghe?
-Nhận xét.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài- Ghi đầu bài. 
Hoạt động 1:Đoán xem điều gì xảy ra?
-treo tranh
H:Nêu nội dung từng tranh?
H:Hãy đoán cách ứng xử của Nam?
Nhận xét chốt ý: Mỗi người chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. Như thế mới là bạn tốt và được bạn yêu quí.
* Hoạt động 2: Nhận biết các biểu hiện của quan tâm giúp đỡ bạn.
G/V nêu tình huống 
* Kết luận: Quan tâm giúp đỡ bạn gặp khó khăn nghĩa là trong lúc bạn gặp khó khăn phải quan tâm giúp đỡ bạn vươt qua.khỏi.
* Hoạt động 3 :Sự cần thiết phải quan tâm giúp đỡ bạn 
H.Khi quan tâm giúp đỡ bạn em thấy thế nào?
* Quan tâm giúp đỡ bạn là điều cần thiết và nên làm đối với các em. Khi các em biết quan tâm giúp đỡ bạn thì các bạn sẽ yêu quí và quan tâm giúp đỡ lại emkhi em gặp khó khăn ...
HS trả lời - NX
Nghe và thảo luận nhóm 2-Nêu cách xử lý:
-Đến thăm bạn ;Mang vở cho bạn mượn vàgiảng bài cho bạn hiểu
Nghe và thảo luận theo nhóm 4 em.
-Các bạn trong tổ làm như thế là sai.Vì làm như thế bạn sẽ buồn chán.
-Các bạn trong tổ nên phối hợp cùng các bạn trong lớp,G.V chủ nhiệm để phân công kèm cặp bạn .
-Cảm thấy vui, tự hào
4. Củng cố: 2-3 phút - H :Em đã làm gì để tỏ lòng quan tâm giúp đỡ bạn ?
	-nhận xét tiết học .
5.Dặn dò:Chuẩn bị một câu chuyện về quan tâm giúp đỡ bạn ? 
TOÁN:
TÌM SỐ BỊ TRỪ
 I- Mục tiêu: 
- Biết cách tìm số bị trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ.
 - Áp dụng cách tìm số trừ để giải các bài tập có liên quan. Củng cố kĩ năng vẽ các đoạn thẳng qua các điểm cho trước. Biểu tượng về hai đoạn thẳng cắt nhau.
-Giáo dục các em cẩn thận, chính xác khi làm bài.
- Hỗ trợ: tìm số bị trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.
II/- Chuẩn bị: Giấy bìa kẻ 10 ô vuông như phần bài học, kéo.
III/-Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
Ổn định: Hát.
Bài cũ: Luyện tập
* Gọi 3 em lần lượt thực hiện các yêu cầu sau:
Nhận xét sửa sai.
3- Bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Tìm số bị trừ.
Bước 1: Thao tác với đd trực quan.
H:Làm thế nào biết còn lại 6 ô vuông?
H:Hãy nêu các thành phần và kết quả của phép tính 10 - 4 = 6 ?
H:Làm thế nào để biết có tất cả 10 ô vuông?
Giới thiệu kĩ thuật tính.
H:Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu?
H:Hãy đọc phần tìm x trên bảng?
H:Nêu tên gọi của các thành phần và kết quả của phép trừ: x – 4 = 6.
H:Vậy muốn tìm số bị trừ x ta làm thế nào?
Hoạt động 2 :Luyện tập- Thực hành.
Bài 1: Gọi 1 em đọc yêu cầu.
-Gọi 1 em lên bảng làm - Cả lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét sửa sai.
Bài 2: Gọi 1 em đọc y/c.
- Treo bảng phụ – yêu cầu cả lớp chia thành hai đội mỗi đội 6 em, thi đua lên điền số vào ô trống đội nào điền nhanh đúng đội đó thắng cuộc.
- Nhận xét sửa sai.
 Bài 3:Gọi h/s đọc y/c
 -Y/C học sinh tự làm.
 - Gọi 1 em đọc kết quả- nhận xét sửa sai
Bài 4:Y/C học sinh tự vẽ- tự ghi tên các điểm
3 em lần lượt thực hiện 
Theo dõi và trả lời.
-Thực hiện phép trư ø: 10 - 4 = 6
-Còn lại 6 ô vuông
 -H/S nêu.
-Lúc đầu có 10 ô vuông
 4 + 6 = 10 ô vuông.
 X - 4 = 6
Thực hiện phép cộng : 4 + 6 
- Là 10
-H/S đọc
- Lần lượt từng em nêu 
- Lấy hiệu cộng với số trừ. 
H/ S làm bài 
-H/S thực hiện theo y/c.
Số? 
 -2 -4 -5
 7 5 10 6 5	 0
- H/S làm bài theo yêu cầu.
4.Củng cố: H: Nhắc lại quy tắc tìm số bị trừ ? 
 - Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Học thuộc bài đã học.
.
Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2011
TẬP VIẾT:
K –Kề vai sát cánh
I.Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh:
-Viếtđúng, đẹp chữ hoa , từ ứng dụng : K –Kề vai sát cánh.
-Rèn các em viết đúng, đẹp, trình bày đúng yêu cầu.
-Giáo dục tính cẩn thận, nắn nót khi viết bài.
II.Chuẩn bị: Chữ mẫu –Kẻ sẵn khung chữ.
III.Hoạt động dạy và học.
Hoạt động của giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
 Ổn định: Hát.
Bài cũ: Chữ I
- Gọi 2 em lên bảng viết 2 dòng :I- Ich nước lợi nhà .
-Nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đầu bài.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Treo chữ mẫu.
H. Chữ K hoa gồm có mấy nét?
-G/V vừa hỏi vừa tô vào trong khung chữ 
-Y/C các em tập viết chữ hoa K.
-Nhận xét sửa sai.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng. 
-Y/ C 1 em đọc cụm từ ứng dụng.
H.Hãy giải thích ý nghĩa của cụm từ ứng dụng?
H. Cụm từ này có mấy tiếng là những tiếng nào?
H.Phân tích độ cao của các con chữ?
H.Khoảng cách giữacác chữ như thế nào?
-Giáo viên vừa viết lên bảng vừa hướng dẫn cách viết: Kề
-Y/C các em tập viết chữ Kề trên bảng con 
- Nhận xét sửa sai.
* Hoạt động 3: Viết vào vở.
-Y/C các em viết vào vở theo mẫu .
-Theo dõi và nhắc nhở những em viết yếu.
- Thu chấm một số bài và nhận xét.
2 em lên bảng viết 2 dòng :I- Ich nước lợi nhà .
- H/S quan sát.
-HS trả lời
-h/s tập viết trên không sau đó viết bảng con.
-Kề vai sát cánh 
-Chỉ sự đoàn kết bên nhau để gánh vác một việc.
-Gồm 4 tiếng: Kề+ vai+ sát+ cánh
-Chữ K + h cao 2 li rưỡi, chữ t cao một li rưỡi, các con chữ còn lại cao 1 li.
-K/ cách đủ để viết một chữ cái o.
-Theo dõi .
 ...  sinh; Biết cách đặt câu theo mẫu Ai( cái gì, con gì) làm gì?; Biết cách đặt dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.
-Nhìn tranh nói về hoạt động của người trong tranh.
- Giáo dục các em có ý thức nói, viết rõ ràng thành câu
-Hỗ trợ : Biết cách đặt dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.
II. Chuẩn bị:- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, 4.
 - Tranh minh hoạ bài tập 3.
III. Hoạt động dạy và học .
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
Ổn định: Hát. 
 2. Bài cũ: 5-6 phút- Gọi 2 etrả lời bài cũ
- Nhận xét.
 3/ Bài mới : 25-30 phút- Giới thiệu bài- ghi đầu bài.
 Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.
Bài 1: Gọi 1 em đọc y/c bài
-Yêu cầu h/s suy nghĩ và đọc các từ ghép được.
-Nhận xét.
Bài 2: Treo bảng phụ.
- Tổ chức cho học sinh làm từng câu, mỗi câu nhiều em phát biểu.
* Hoạt động 2: Nhìn tranh nói về hoạt động của người trong tranh.
- Treo tranh y/c học sinh quan sát tranh và nói về hoạt động củamẹ và con trong tranh.
 Hoạt động 3: Đặt dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận trong câu. 
Bài 4: Gọi 1 em đọc câu văn ở ý a sau đó gọi 1 em lên bảng làm bài
 Kết luận: Chăn màn, quần áo là những bộ phận giống nhau trong câu, giữa các bộ phận giống nhau ta phải đặt dấu phẩy.
Gọi h /s làm câu b - y/ c cả lớp làm vào vở.
Thu bài chấm và nhận xét.
2 em trả lời
-Ghép các tiếng sau thành các từ có 2 tiếng: yêu, mến, thương, quý, kính.
Mẫu: yêu mến, quý mến.
- Nối tiếp nhau đọc các từ vừa ghép
- 1 em đọc đề bài.
- Con yêu quý( yêu thương, thương yêu)
- Cháu yêu quý( quý mến )
- Em mến yêu ( yêu mến, thương yêu )-H/S quan sát tranh 
-Ví dụ :Mẹ vừa bế em bé vừa xem bài kiểm tra của con gái. Con gái khoe với mẹ bài kiểm tra được điểm 10.Mẹ rất vui.Mẹ khen con gái giỏi quá.
Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng.
Giường tủ, quần áo được kê ngay ngắn.
Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ.
 4/ Củõng cố:2-3 phút- Nhắc lại nội dung bài học .
 - Nhận xét tiết học.
 5/ Dặn dò : Tìm thêm các từ ngữ về tình cảm-luyện tập về câu.
..
TOÁN :
53 – 15.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng :53-15.
-Aùp dụng phép trừ dạng 53 -15 để giải các bài toán có liên quan.
-Giáo dục các em cẩn thận chính xác khi làm bài.
Hỗ trợ: Giúp HS biết đặt tính , tính, phép trừ có nhớ.
II.Chuẩn bị:Que tính.
III. Hoạt động dạy – học.
1.Ổn định :
2.Bài cũ : 5-6 phút- 2 em lên bảng làm bài tập 
 9 + x = 33 x –6 = 46
 x = 33 –9 x = 46 + 6
 x = 24 x = 52
-GV nhận xét cho điểm 
3.Bài mới : 25-30 phút- GTB –Ghi đề bài 
*Hoạt động 1:Tìm kết quả của phép trừ 53 – 15.
-GV cho hs lấy 5 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời 
-GV nêu vấn đề :Có 53 que tính (giơ 5 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời rồi viết lên bảng số 53
Hát 
2 em lên bảng làm 
-HS nhắc đề bài 
HS nêu các cách tính khác nhau 
-Muốn lấy 15 que tính trước hết lấy đi 3 que tính rời rồi tháo 1 bó 1 chục que tính ,lấy tiếp 2 que tính nữa 
H .Làm thế nào để lấy đi 15 que tính 
H: 53 – 15 = ?
-GV hướng dẫn đặt tính theo cột dọc: Cột d0ơn vi6 thẳng đơn vị, cột chục thẳng với cột chục.
*Hoạt động 2 : Thực hành
Bài 1: Tính
-GV nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
a)53 và 24
b)83 và 39
c)53 và 17
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 3: Tìm x
Bài 4: Vẽ hình theo mẫu
-GV cho HS nhìn kĩ mẫu rồi lần lượt chấm từng điểm vào vở.
-GV theo dõi.
-Chấm 5 – 7 bài. Nhận xét.
53 – 15 = 38
 53	.3 không trừ được 8 lấy 13 trừ 
 15 5 bằng 8 viết 8 nhớ 1.
 38	.1 thêm 1 bằng 2,5 trừ 2 bằng 
	3 viết 3.
- 2 em lên bảng, cả lớp làm bảng con.
-HS nêu yêu cầu
-HS nêu cách đặt tính rồi tính-2 em lên bảng.
-HS nhắc lại cách tìm số bị trừ và số hạng chưa biết.
-2 em lên bảng, cả lớp làm vào vở.
-HS quan sát mẫu, lần lượt chấm từng điểm vào vở, dùng thước kẻ và nối các điểm để có hình vuông.
4.Củng cố: 2-3 phút- Y/c học sinh nối tiếp nhau nhắc lại cách thực hiện phép tính 53- 15? 
 -Nhận xét tiết học 
5-Dặn dò: Ôn tập lại bài đã học.
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2011
CHÍNH TẢ
MẸ
 I. Mục đích yêu cầu :
- Chép lại chính xác đoạn từ : “Lời ru suốt đời.” Trong bài “ Mẹ” Trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt : iê/ yê/ ya; phân biệt r/ gi, thanh hỏi, thanh ngã
- Giáo dục các em có ý thức rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ chép bài viết; chép nội dung bài tập 2 lên bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học.
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
 1. Ổn định: Hát.
 2. Bài cũ: 5-6 phút- gọi 2 em 
- G/V đọc những từ tiết trước các em viết sai:sữa mẹ, mịn màng, ngon miệng, 
 -Nhận xét sửa sai.
 3/ Bài mới: 25-30 phút- Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
- G/V đọc bài một lượt.
H: Người mẹ hiền được so sánh với hình ảnh nào? 
H: Đếm số chữ trong các câu thơ?
* Hướng dẫn viết các từ khó trong bài .
- G/V đọc 
- Chép bài 
- G/ V đọc lại bài viết.
 - Thu bài chấm điểm nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
 Gọi 1 em đọc y/c bài 2.
 -Y/C cả lớp làm bài – 1 em lên bảng làm
 - Thu chấm nhận xét.
Cả lớp viết vào bảng con
- H/S theo dõi.
- Người mẹ được so sánh với ngôi sao, ngọn gió.
- Câu đầu 6 chữ câu sau 8 chữ viết xen kẽ.
-H/S viết bảng con: lời ru, gió, quạt, thức, giấc tròn
-H/S chép bài vào vở
-H/S dò bài và sửa lỗi
- H/S đọc yêu cầu.
Bài 1: Đêm đã khuya, bốn bề yên tĩnh.Ve đã lặng vì mệt và gió cũng đã thôi trò chuyện cùng cây. Nhưng gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng võng kêu kẽo kẹt tiếng mẹ ru con.
Bài 2: Đáp án a/ gió, giấc, rồi,ru
b/ cả, chẳng, ngủ, của, cũng, vẫn, kẽo, võng, những tả.
4/ Củng cố:2-3 phút- Đưa một số bài viết sạch đẹp – không sai lỗi cho cả lớp xem và học tập.
5/ Dặn dò: Xem lại bài và viết lại đúng các lỗi mắc phải trong bài.
TẬP LÀM VĂN: 
GỌI ĐIỆN. 
(Bỏ theo nội dung giảm tải- daỵ ôn nội dung bài tuần 11)
5/Dặn dò: chuủ©n bị bài tuần 13
TOÁN:
LUYỆN TẬP.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
-Các phép trừ có nhớ dạng : 13-5 ;33 – 5 ; 53 -15.
-Giải bài toán có lờivăn ;Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
-Giáo dục các em cẩn thận chính xác khi làm bài.
-Hỗ trợ : củng cố các phép trừ có nhớ dạng : 13-5 ;33 – 5 ; 53 –15. Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn
II.Chuẩn bị: Đồ dùng phục vụ trò 
III/ Các Hoạt Động Của Thầy Và Trò
Hoạt động của giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
 2.Bài cũ: (5-6 phút) 53 – 15.
-Y/C học sinh làm bài tập sau : 73 -15 ; 53 – 16; 
 -Nhận xét .
3/-Bài mới: 25 - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
Hoạt động 1: Củng cố về phép trừ có nhớ dạng 
 13 -5 ; 33 – 5; 53 – 15 .
Bài 1: Gọi h/s đọc y/c bài 
-Y/ C học sinh tự nhẩm rồi nêu kết quả
-Nhận xét.
Bài 2: Gọi h/s nêu y/c bài.
H.Nêu rõ cách đặt tính và thực hiện phép tính .
Nhận xét
Bài 3: Gọi 1 em đọc đề bài.
- Y/C học sinh tự làm sau đó đọc kết quả.
- Nhận xét kết quả của 2 phép tính ở cột (1) và (2) ?
Hoạt động 2: Giải toán có lời văn 
Bài 4: Gọi 1 em đọc đề bài – y/c cả lớp nghe và tìm hiểu đề.
Chấm bài nhận xét.
 Bài 5:Treo bảng phụ đã ghi nội dung bài 5.
-Nhận xét kết quả- Yêu cầu học sinh giải 
thích kết quả.
43 - 26 = 17 vì vậy chúng ta khoanh vào C là đúng.
2 học sinh làm bài tập - nx
-H/S thực hiện
-H/S làm bài sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả 
-H/S làm bài và nêu cách làm .
 63 73 33 
 35 29 8 
 28 44 25
Học sinh thực hiện.
1 em lên bảng làm –cả lớp làm vào vở
33 – 9 – 4 = 20 63 -7 -6 = 50
33 -13 = 20 63 -13 = 50
- Kết quả của 2 phép tính ở cột (1) bằng nhau vì: 9 + 4 = 13 do đó 
 33 -13 = 33 -9 -4
H/Sthực hiện
1 em hỏi 1 em trả lời –tìm hiểu đề
-1 em lên giải –cả lớp làm vào vở.
 Tóm tắt.
 Có: 63 quyển vở.
 Phát:48 quyển vở.
 Còn:  quyển vở?
 A :27
 B :37
 C :17 
 D :69
4.Củng cố:-2-3 phút- Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò:Ôn bài đã học .
.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 12
I.Mục tiêu :Giúp học sinh
- Nắm được ưu,khuyết điểm của tuần qua 
-Biết được phương hướng và nhiệm vụ của tuần tới
- Giáo dục hs tính mạnh dạn trong phê và tự phê.
II.Nội dung:
- Các tổ trưởng lên báo cáo tình hình của tổ mình qua các mặt hoạt động trong tuần vừa qua
- Giáo viên nhận xét
 + Nề nếp: 
 - Nề nếp học tập tốt , ra vào lớp trật tự , kỉ luật , đi học chuyên cần , đúng giờ giấc .
 - Đạo đức :
- Đa số các em chăm ngoan có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
- Học tập :
- Các em có ý thức tự rèn luyện trong học tập , có ý thức tự giác làm bài ở nhà .Bên cạnh đó còn một số em chưa chú ý đến sự chuẩn bị bài như . Cần phải chuẩn bị bài nhiều hơn .
- Phong trào ngôi sao chiến công các em thi đua sôi nổi như :..
 III. Phương hướng tuần sau :
Đi học chuyên cần , đầy đủ , đúng giờ .
Chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp .
Tiếp tục phong trào sao chiến công.
Thực hiện tốt đôi bạn cùng tiến .Giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện .
*Hoạt động ngoài giờ :Theo chủ đề “Kính yêu thầy cô “.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_khoi_2_tuan_thu_12_nam_hoc_2011.doc