Giáo án Tích hợp các môn học Khối 2 - Tuần 20

Giáo án Tích hợp các môn học Khối 2 - Tuần 20

GIÁO ÁN

MÔN : TẬP ĐỌC

BÀI : ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ

I.MỤC TIÊU :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Bước đầu biết chuyển giọng phù hợp với việc thể hiện nội dung từng đoạn.

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ,

- Hiểu nội dung bài: Ong Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng cần “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 

doc 35 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn học Khối 2 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : Thứ . ngày  .tháng . năm.
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I.MỤC TIÊU :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Bước đầu biết chuyển giọng phù hợp với việc thể hiện nội dung từng đoạn.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ,  
- Hiểu nội dung bài: Oâng Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng cần “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TIẾT 1
A – ỔN ĐỊNH :
B –BÀI CŨ: 
C – BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay, các em sẽ đọc truyện Oâng Mạnh thắng Thần Gió. Qua truyện này, các em sẽ thấy con người rất tài giỏi, thông minh và mạnh mẽ. Con người có khả năng chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên. Nhưng con người không chống lại thiên nhiên. Con người còn có một phẩm chất rất khôn ngoan và đáng quý nữa. Đọc truyện này, các em sẽ hiểu đó là phẩm chất gì.
2. Luyện đọc :
a. GV đọc mẫu toàn bài:
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
 * Đọc từng câu: 
- GV yêu cầu HS đọc từng câu, lần lượt cho đến hết.
- GV lưu ý HS các từ có vần khó: hoành hành, lăn quay, ngạo nghễ, quật đổ, ngào ngạt, ...; các từ dễ phát âm sai: chưa biết, ven biển, sinh sống, chống trả, vững chãi
* Đọc từng đoạn trước lớp : 
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng trong các câu sau: 
 + Oâng vào rừng / lấy gỗ / dựng nhà. //
 + Cuối cùng / ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. //
 + Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ, / lồng lộn / mà không thể xô đổ ngôi nhà. //
 + Từ đó, / Thần Gió thường đến thăm ông, / đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa. //
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ mới.
 *Đọc từng đoạn trong nhóm
*Thi đọc giữa các nhóm 
*Cả lớp đọc đồng thanh 
TIẾT 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu các đoạn 1, 2, 3:
a.GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi.
- GV mời HS trả lời. 
- Cả lớp vàGV nhận xét.
b. GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 2
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
- GV mời HS trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét.
c. GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 3 
- GV mời HS trả lời. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
d. GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 4 
- GV mời HS trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét.
e. GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 5 
- GV mời HS trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét.
4.Luyện đọc lại:
- GV tổ chức cho HS thi đọc lại truyện theo vai.
- Cả lớp và GV nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Để sống hòa thuận, thân ái với thiên nhiên, các em phải làm gì?
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài cho tiết kể chuyện.
-HS theo dõi.
-HS đọc nối tiếp.
-HS đọc .
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS trả lời.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS trả lời.
-HS đọc.
-HS trả lời.
-HS đọc.
-HS trả lời.
-HS đọc.
-HS trả lời.
-HS đọc.
-HS trả lời.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : KỂ CHUYỆN
BÀI : ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I.MỤC TIÊU :
1.Rèn kĩ năng nói:
- Biết sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung truyện.
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, kết hợp điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.
- Đặt được tên khác phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Chăm chú nghe bạn kể chuyện và biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A – ỔN ĐỊNH:
B – BÀI CŨ :
- 6 HS phân vai dựng lại câu chuyện Chuyện bốn mùa.
C – BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài :
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn kể chuyện:
a.Xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung câu chuyện: 
- GV lưu ý HS quan sát kĩ từng tranh theo thứ tự và nhớ lại nội dung câu chuyện.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và sắp xếp lại các tranh theo thứ tự phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét.
b.Kể lại toàn bộ câu chuyện:
- GV nêu yêu cầu của bài: có thể kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc kể lại câu chuyện theo vai.
- GV mời HS kể lại câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Đặt tên khác cho câu chuyện:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và đặt tên khác cho câu chuyện.
- GV ghi nhanh lên bảng tên câu chuyện do HS nêu.
- Cả lớp và GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Truyện Oâng Mạnh thắng Thần Gió cho các em biết điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Khuyến khích các em về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS kể.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : CHÍNH TẢ
BÀI : GIÓ
I.MỤC TIÊU :
- Nghe – viết chính xác, không mắc lỗi bài thơ Gió. Biết trình bày bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ.
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: s/x, iêt/iêc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A - ỔN ĐỊNH :
B - BÀI CŨ :
- 3 HS viết bảng và cả lớp viết nháp: thi đỗ, xe đổ, vui vẻ, tập vẽ, giả vờ, giã gạo.
C - BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn nghe - viết:
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả.
- GV mời HS đọc lại bài chính tả.
- GV hỏi: Trong bài thơ, ngọn gió có một số ý thích và hoạt động như con người. Hãy nêu những ý thích và hoạt động ấy.
- GV giúp HS nhận xét:
 + bài viết có mấy khổ thơ, mỗi khổ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ?
 + Những chữ nào bắt đầu bằng r, gi, d?
 + Những chữ nào có dấu hỏi, dấu ngã?
- GV yêu cầu HS viết bảng con những từ khó.
b.HS chép bài vào vở:
- GV đọc cho HS viết.
- GV theo dõi, uốn nắn.
c.Chấm, chữa bài:
- GV tổ chức cho HS tự chữa lỗi.
- GV chấm bài.( 5- 7 bài)
- GV nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
a.Bài tập 2:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài b và sửa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
b.Bài tập 3:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV yêu cầu HS làm bài a và sửa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS theo dõi
-HS đọc.
-HS trả lời.
-HS viết.
-HS viết.
- HS chữa lỗi.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : MÙA XUÂN ĐẾN
I.MỤC TIÊU :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc với giọng tươi vui, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.
2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Biết một vài loài cây, loài chim trong bài. Hiểu các từ ngữ: nồng nàn, đỏm dáng, trầm ngâm, 
- Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh, ảnh một số loài cây, loài hoa trong bài.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B-BÀI CŨ:
- 2 HS đọc bài Oâng Mạnh thắng Thần Gió và trả lời câu hỏi gắn với nội dung bài.
C-BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
 Bài đọc Chuyện bốn mùa đã cho các em biết mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có vẻ riêng đáng yêu. Bài các em học hôm nay – Mùa xuân đến sẽ cho các em thấy rõ hơn vẻ đẹp của mùa xuân, sự thay đổi của bầu trời và mặt đất khi mùa xuân đến.
2.Luyện đọc:
2.1) GV đọc mẫu toàn bài.
2.2)GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩatừ:
a.Đọc từng câu:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ: tàn, nắng vàng, nồng nàn, khướu, bay nhảy, 
b.Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc các từ chú giải.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng các câu sau:
 + Nhưng trong trí nhớ ngây thơ của chú / còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, / biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới, //
c.Đọc từng đoạn trong nhóm:
d.Thi đọc giữa các nhóm:
e.Cả lớp đọc đồng thanh:
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a.Câu hỏi 1 : 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- GV mời HS trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét.
b.Câu hỏi 2 : 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- GV mời HS trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét.
c.Câu hỏi 3 : 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- GV mời HS trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV chốt: hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân: hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua; vẻ riêng của mỗi loài chim: chích chòe nhanh nhảu, khướu lắm điều, chào mào đỏm dáng, cu gáy trầm ngâm.
- GV hỏi HS về ý nghĩ ... .
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét 
- GV kết luận : TH1 em cần hỏi xem bạn nào mất để trả. TH2 em nộp lên văn phòng để nhà trường trả lại cho người mất. TH3 em cần khuyên bạn hãy tra 3lại cho người bị mất, không nên tham của rơi.
2.Hoạt động 2: Trình bày tư liệu
a.Mục tiêu: Giúp HS củng cố nội dung bài học.
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được.
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận về: nội dung tư liệu, cách thể hiện tư liệu, cảm xúc của em qua tư liệu.
- GV nhận xét đánh giá.
- GV kết luận chung: Cần trả lại của rơi mỗi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
 Mỗi khi nhặt được của rơi,
 Em ngoan tìm trả cho người, không tham.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS thực hiện.
-HS đóng vai.
-HS trình bày.
-HS thảo luận.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : ÂM NHẠC
BÀI : ÔN TẬP BÀI TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG
I.MỤC TIÊU :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Hát kết hợp múa đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Nhạc cụ.
- Máy nghe và băng nhạc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Hoạt động 1: Oân tập bài hát Trên con đường đến trường.
- GV tổ chức cho HS hát theo tổ.
- GV yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm.
- GV khuyến khích HS hát kết hợp với múa đơn giản.
2.Hoạt động 2: Trò chơi “ Rồng rắn lên mây”
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
3.Củng cốâ, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát.
-HS hát kết hợp gõ đệm.
-HS hát kết hợp múa.
-HS chơi trò chơi.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : THỦ CÔNG
BÀI : CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG (TT)
I.MỤC TIÊU :
- HS biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- Cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- HS hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một sô 1thiếp chúc mừng.
- Quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- Kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TIẾT 2
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
 Tiếp tục tiết học hôm nay các em sẽ học cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
2.HS thực hành cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng:
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm thiếp chúc mừng.
- GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV hướng dẫn hS cách trình bày sản phẩm
- GV đánh giá sản phẩm của HS.
D-NHẬN XÉT – DẶN DÒ :
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS nhắc quy trình.
-HS thực hành.
-HS trình bày sản phẩm.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN 
BÀI : BẢNG NHÂN 3
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Lập bảng nhân 3( 3 nhân với 1, 2, 3, , 10) và học thuộc bảng nhân 3.
- Thực hành nhân 3, giải bài toán và đếm thêm 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-VBT và SGK.
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH : 
B-KIỂM TRA BÀI CŨ :
- 2 HS sửa BT.
C-BÀI MỚI :
1.GV hướng dẫn HS lập bảng nhân 2:
- GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm vẽ 3 chấm tròn rồi lấy một tấm gắn lên bảng và nêu: Mỗi tấm bìa đều có 3 chấm tròn, ta lấy một tấm bìa, tức là 3 được lấy một lần, ta viết:
 3 x 1 = 3
- GV tiếp tục viết lên bảng:
 3 x 2 = 6
 3 x 3 = 9
- GV gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn lên bảng và gọi HS nêu.
- GV cho HS đọc bảng nhân trên bảng.
- GV giới thiệu: Đây là bảng nhân 3 và yêu cầu HS học thuộc.
2.Thực hành: 
 Bài 1: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và sửa bài.
 Bài 2: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và sửa bài.
 Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV yêu cầu HSø làm bài và sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS đọc thuộc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày.  tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 3 qua thực hành tính.
- Giải bài toán đơn về nhân 3.
- Tìm các số thích hợp của dãy số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- VBT và SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B-KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Sửa BT.
C-BÀI MỚI :
1.Thực hành:
 Bài 1: 
-GV nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và sửa bài.
 Bài 2: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và sửa bài.
 Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HSø làm bài và sửa bài.
 Bài 4: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HSø làm bài và sửa bài.
 Bài 5: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HSø làm bài và sửa bài.
2.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN
BÀI : BẢNG NHÂN 4
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Lập bảng nhân 4 ( 4 nhân với 1, 2, 3, , 10) vàhọc thuộc bảng nhân 4.
- Thực hành nhân 4, giải bài toán và đếm thêm 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGK và VBT.
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B-KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Sửa BT.
C-BÀI MỚI :
1.GV hướng dẫn HS lập bảng nhân 4:
- GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm vẽ 4 chấm tròn rồi lấy một tấm gắn lên bảng và nêu: Mỗi tấm bìa đều có 4 chấm tròn, ta lấy một tấm bìa, tức là 4 được lấy một lần, ta viết:
 4 x 1 = 4
- GV tiếp tục viết lên bảng:
 4 x 2 = 8
 4 x 3 = 12
- GV gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn lên bảng và gọi HS nêu.
- GV cho HS đọc bảng nhân trên bảng.
- GV giới thiệu: Đây là bảng nhân 4 và yêu cầu HS học thuộc.
2.Thực hành:
 Bài 1: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và sửa bài.
 Bài 2: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và sửa bài.
 Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HSø làm bài và sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS theo dõi.
-HS nêu.
-HS đọc thuộc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN
BÀI : BẢNG NHÂN 5
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Lập bảng nhân 5 ( 5 nhân với 1, 2, 3, , 10) vàhọc thuộc bảng nhân 4.
- Thực hành nhân 5, giải bài toán và đếm thêm 5.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGK và VBT. 
- Các tấm bìa có 5 chấm tròn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B-KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Sửa BT.
C-BÀI MỚI :
1.GV hướng dẫn HS lập bảng nhân 5:
- GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm vẽ 5 chấm tròn rồi lấy một tấm gắn lên bảng và nêu: Mỗi tấm bìa đều có 5 chấm tròn, ta lấy một tấm bìa, tức là 5 được lấy một lần, ta viết:
 5 x 1 = 5
- GV tiếp tục viết lên bảng:
 5 x 2 = 10
 5 x 3 = 15
- GV gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn lên bảng và gọi HS nêu.
- GV cho HS đọc bảng nhân trên bảng.
- GV giới thiệu: Đây là bảng nhân 5 và yêu cầu HS học thuộc.
2.Thực hành:
 Bài 1:
- GV yêu cầu HS làm bài và nêu kết quả.
 Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và sửa bài.
 Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS theo dõi.
-HS nêu.
-HS đọc thuộc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
 GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 4 qua thực hành tính, giải bài toán.
- Bước đấu nhận biết ( qua các VD bằng số ) tính chất giao hoán của phép nhân.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGK và VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B-KIỂM TRA BÀI CŨ :
- 2 HS sửa BT.
C.BÀI MỚI :
1.Thực hành:
 Bài 1:
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và sửa bài.
 Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và sửa bài.
 Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
 Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và sửa bài.
2.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_hoc_khoi_2_tuan_20.doc