Giáo án Thủ công 2 - Bài: Làm dây xúc xích trang trí - Hứa Thùy Trang

Giáo án Thủ công 2 - Bài: Làm dây xúc xích trang trí - Hứa Thùy Trang

I. MỤC TIÊU

- Biết cách làm dây xúc xích trang trí.

- Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt thẳng. Kích thước các vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều nhau. Màu sắc đẹp mắt.

- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.

II. CHUẨN BỊ

- GV - Dây xúc xích mẫu bằng giấy thủ công.

 - Quy trình làm dây xúc xích trang trí có hình vẽ minh hoạ.

 - Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán.

- HS - Giấy thủ công, vở.

 

docx 9 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công 2 - Bài: Làm dây xúc xích trang trí - Hứa Thùy Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Hứa Thùy Trang
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Thủ công lớp 2: 
 Bài : LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Biết cách làm dây xúc xích trang trí.
Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt thẳng.. Kích thước các vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều nhau. Màu sắc đẹp mắt.
Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II. CHUẨN BỊ
- GV - Dây xúc xích mẫu bằng giấy thủ công.
 - Quy trình làm dây xúc xích trang trí có hình vẽ minh hoạ.
 - Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán.
- HS - Giấy thủ công, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra đồ dùng (1p’) :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
+ Giấy thủ công.
+ Kéo, keo dán.
+ Vở ghi.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài (1p’):
- Giờ học trước chúng ta đã cùng nhau ôn tập lại về gấp, cắt, ghép các hình. Hôm nay cô trò mình cùng chuyển sang bài mới đó là bài : Làm dây xúc xích trang trí.
b) Hoạt động 1(15p’) : Quan sát, nhận xét :
- PPDH: Trình bày trực quan. Dùng ngôn ngữ. Vấn đáp.
- Yêu cầu HS quan sát dây xúc xích mẫu.
- Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì ?
+ Có hình dáng màu sắc, kích thước như thế nào ?
+ Để có được dây xúc xích ta phải làm thế nào ?
- Hướng dẫn học sinh các bước thực hiện: 
Bước 1 : Cắt thành các nan giấy.
- Lấy 3, 4 tờ giấy thủ công khác màu cắt thành các nan giấy rộng 1 ô, dài 12 ô (Hình1).Mỗi tờ giấy cắt lấy 3-4 nan. 
 Hình 1
Bước 2: Dán nan giấy thành dây xúc xích.
- Bôi hồ vào một đầu nan và dán nan thứ nhất thành vòng tròn.(Hình2)
 Hình 2 Hình 3 Hình 4
Chú ý: Dán chồng khít hai đầu nan vào khoảng 1 ô, mặt màu quay ra ngoài (Hình2).
Luồn nan thứ hai khác màu vào vòng nan thứ nhất (Hình 3). Sau đó bôi hồ vào một đầu nan và dán tiếp thành vòng tròn thứ hai.
Luồn tiếp nan thứ ba khác màu vào vòng nan thứ hai, bôi hồ vào đầu nan và dán thành vòng tròn thứ ba.(Hình4)
Làm giống như vậy đối với các nan thứ tư, thứ năm, cho đến khi được dây xúc xích dài theo ý muốn.(Hình5)
 Hình 5
c) Hoạt động 2 (15p’) : Thực hành 
- PPDH: Thực hành. Hợp tác nhóm. Trò chơi
- Cho HS thực hành làm dây xúc xích trang trí theo nhóm 4 và thi nhóm nào làm được 
nhiều dây nhất trong thời gian 5-7 phút.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS. 
3. Nhận xét – Dặn dò(2p’):
- Nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS.
- Chuẩn bị bài sau.
- Chú ý, ghi đầu bài vào vở.
- Quan sát.
- Các nan giấy màu.
+ Màu sắc nhiều đan xen nhau.
+ Ta phải cắt nhiều nan giấy màu dài bằng nhau, sau đó dán lồng các nan giấy thành những vòng tròn nối tiếp nhau.
- Quan sát và theo dõi. 
- Thực hành theo nhóm. 
- Trưng bày kết quả.
- Nhận xét giữa các nhóm.
Người soạn: Hứa Thùy Trang
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Kĩ thuật lớp 5:
BÀI: THỨC ĂN NUÔI GÀ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.
	- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
	- Có nhận thức ban đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II. CHUẨN BỊ
	- Tranh ảnh một số loại thức ăn chủ yếu chăn nuôi gà.
- Một số mẫu thức ăn chăn nuôi gà.
- Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ (3p’):
- Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài (1p’) :
- Để biết được các loại thức ăn chủ yếu dùng để chăn nuôi gà, lớp chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay, bài: Thức ăn nuôi gà.
b) Hoạt động 1(10p’): Tác dụng của thức ăn nuôi gà:
- PPDH: Dùng ngôn ngữ. Vấn đáp. Thảo luận.
- Yêu cầu HS đọc mục 1 và thảo luận nhóm đôi .
- Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại và phát triển?
- Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?
- Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà?
- Nhận xét, kết luận: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì, phát triển cơ thể gà. Khi nuôi gà, cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp. 
c) Hoạt động 2 (5p’): Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà:
- PPDH: Trực quan. Hợp tác nhóm.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, ghi kết quả và phiếu học tập.
- Dựa và hình và sự hiểu biết của em, hãy cho biết một số loại thức ăn chăn nuôi gà mà em biết?
- Bổ sung, nhận xét.
d) Hoạt động 3 (10p’): Tác dụng của từng loại thức ăn chăn nuôi gà:
- PPDH: Trực quan. Vấn đáp.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Dựa vào sgk và cho biết, thức ăn nuôi gà được chia thành mấy loại?
- Nhận xét, kết luận: Căn cứ vào thành phần và chất dinh dưỡng của thức ăn, người ta chia thức ăn của gà thành 5 nhóm. Trong đó nhoam thức ăn cung cấp chất bột đường là cần thường xuyên và nhiều nhất vì là thức ăn chính. Tuy nhiên các nhóm khác cũng cần cung cấp đủ cho gà.
3. Củng cố, dăn dò (2p’):
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc chuẩn bị cho bài sau.
- 1-2 HS trả lời.
- HS khác bổ sung.
- Chú ý, ghi bài vào vở.
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diên 2-3nhóm trả lời:
- Động vật muốn tồn tại và phát triển cần các yếu tố nước, không khí, ánh sáng và chất dinh dưỡng.
- Được lấy từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau.
- Thức ăn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể gà.
- Nhóm khác bổ sung.
- Làm việc theo nhóm.
- Trình bày kết quả:
- Một số loại thức ăn chăn nuôi gà: thóc, 
gạo, bột ngô, khoai, rau, châu chấu.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.	
- 1-2 HS trả lời:
- Chia thành 5 loại:
+ Thức ăn cung cấp chât bột đường.
+ Thức ăn cung cấp chất đạm.
+ Thức ăn cung cấp chất khoáng.
+ Thức ăn cung cấp chất vi-ta-min.
+ Thức ăn hỗn hợp.
- HS khác bổ sung, nhận xét.	
Người soạn: Hứa Thùy Trang
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Kỹ thuật lớp 4:
BÀI: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA
I. MỤC TIÊU:
- Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng chăm sóc rau, hoa 
 - Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số hạt giống rau, hoa.
- Cuốc, cào, dầm xới, vồ đập đất, bình tưới nước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ (2p’): 
- Hãy cho biết lợi ích của các loại rau?
- Nhận xét, kết luận.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài (1p’):
- Giờ học trước chúng ta đã được tìm hiểu về lợi ích của rau và hoa. Khi trồng rau và hoa chúng ta cần những gì, cô trò mình cùng vào bài học hôm nay: Vật liệu và dụng cụ trồng rau và hoa.
b) Hoạt động 1 (10p’) Vật liệu:
- PPDH: Dùng ngôn ngữ.Vấn đáp. Trưc quan.
- Yêu cầu HS đọc phần 1 SGK và trả lời câu hỏi.
+ Muốn gieo trồng cây trước tiên chúng ta cần có gì ? 
- Giới thiệu cho HS quan sát một số mẫu hạt giống . 
+ Muốn cây phát triển tốt nhiều quả chúng ta cần có gì ? 
+ Mỗi loài cây có cần nhửng loại phân bón giống nhau không ? 
- Cho HS xem mẫu phân. 
+ Ngoài phân giống cây còn cần điều kiện nào ? 
- Nhận xét, kết luận: Khi có hạt giống tốt gieo xuống đất sẽ phát triển thành cây. Phân bón sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Đất trồng thích hợp sẽ giúp cây rau, hoa sinh trưởng phát triển tốt.
b) Hoạt động 2 (15p’) Dụng cụ trồng rau và hoa:
- PPDH: Dùng ngôn ngữ. Vấn đáp. Trực quan.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và tìm hiểu nội dung phần 2 sgk.
+ Hình a tên dụng cụ là gì ? 
+ Cuốc dùng để làm gì ? 
+ Cuốc gồm những bộ phận nào ? 
+ Cách sử dụng cuốc như thế nào ? 
+ Hình b tên dụng cụ là gì ? 
+ Dầm xới dùng để làm gì ? 
+ Dầm xới gồm những bộ phận nào ? 
+ Cách sử dụng dầm xới như thế nào ?
- Đặt câu hỏi tương tự đối với các dụng cụ còn lại: cào, vồ đập dất, bình tưới nước. 
- Nhận xét, kết luận, bổ sung: Có rất nhiều dụng cụ để trồng rau và hoa. Bên cạnh một số dụng cụ đã nêu trong bài còn có các công cụ khác như : cày , bừa , máy cày , máy bừa . . Giúp cho công việc lao động nhẹ nhàng hơn , nhanh hơn và năng suất lao động cao hơn .
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò(3p’):
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: chuẩn bị bài sau ( bài 11 )
- 1-2 HS trả lời.
- Nhận xét.
- Chú ý, ghi đầu bài.
- Đọc nội dung phần 1.
- 1-2 HS trả lời: 
+ Cần có hạt giống hoặc cây giống 
+ Cần có phân 
+ Cần những loại phân khác nhau . 
+ Có đất trồng tốt .
- Nhận xét.
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trả lời:
+ Là cái cuốc 
+ Dùng để cuốc lật đất lên , lên luống và vun xới đất .
+ Có 2 bộ phận : lưỡi cuốc và cán cuốc .
+ Một tay cầm gần giữa cán , tay kia cầm gần.
+ Là cái dầm xới.
+ Dùng để xới đất và đào hốc trồng cây.
+ 2 bộ phận: lưỡi dầm và cán dầm.
+ Tay cầm vào cán dầm, xúc đất lên đảo cho tơi..
- Nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- 1-2 HS đọc.
Người soạn; Hứa Thùy Trang
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Kĩ thuật lớp 4
BÀI: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA
I. MỤC TIÊU : 
 - Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa .
 - Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau , hoa .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh ảnh một số loại cây rau hoa 
- Tranh minh hoạ lợi ích trồng rau, hoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức (2p’):
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài (1p’):
 - Hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số lợi ích của rau và hoa trong đời sống hàng ngày. Bài 9: lợi ích của việc trồng rau, hoa. 
b) Hoạt động 1 (15p’) Lợi ích của việc trồng rau, hoa:
- PPDH: Trực quan. Vấn đáp. 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, tìm hiểu nội dung mục 1 SGK, quan sát hình 1,2:
+ Em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau ?
+ Gia đình em thường chọn những loại rau nào làm thức ăn ? 
+ Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày ở gia đình em ? 
+ Rau còn được sử dụng để làm gì ? 
+ Trồng hoa có ích lợi gì ? 
+ Gia đình em có trồng loại hoa nào ? 
+ Em biết nơi nào có nhiều loại hoa ? 
+ Trồng hoa có cho thu nhập cho gia đình không ? 
c) Hoạt động 2 (10p’)Làm thế nào để trồng rau, hoa đạt kết quả: 
- PPDH: Trực quan. Vấn đáp. Hợp tác nhóm. 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, quan sát và tìm hiểu nội dung mục 2 SGK:
+ Vì sao có thể trồng rau , hoa quanh năm ở khắp mọi nơi ? 
+ Muốn trồng rau hoa có năng suất cao chúng ta làm gì ? 
- Nhận xét, kết luận: 
- Cho HS đọc ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò(2p’):
- Nhận xét thái độ học tập của HS.
- Dặn dò : chuẩn bị bài sau.
- Chú ý, ghi đầu bài.
+ Rau được dùng làm thức ăn trong mỗi bửa ăn hằng ngày , rau cung cấp dinh dưỡng cẩn thiết cho con người.
+ Rau muống , rau dền , rau cải ..
+ Chế biến thành các món ăn như luộc , xào nấu canh ..
+ Đem bán , xuất khẩu chế biến thực phẩm.
+ Dùng để trang trí , làm quà tặng thăm viếng .
+ Hoa mai, hoa cúc, hoa râm bụt, mười giờ..
+ Ở Đà Lạt .
+ Cho thu nhập cho gia đình.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trả lời:
+ Vì điều kiện về khí hậu , đất đai ở nước ta rất thuận lợi cho cây rau hoa phát triển quanh năm .
+ Chúng ta phải có hiểu biết về kĩ thuật gieo trồng , chăm sóc chúng.
- Các nhóm bổ sung lẫn nhau.
- 1-2 HS đọc. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_thu_cong_2_bai_lam_day_xuc_xich_trang_tri_hua_thuy_t.docx