Giáo án Tập đọc 2 tuần 20 tiết 4: Mùa nước nổi

Giáo án Tập đọc 2 tuần 20 tiết 4: Mùa nước nổi

TẬP ĐỌC

MÙA NƯỚC NỔI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được ý nghĩa các từ mới: lũ, hiền hòa, Cửu Long, phù sa.

- Hiểu được nội dung của bài văn: Bài văn đã tái hiện lại hiện thực mùa nước nổi xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long hằng năm. Qua bài văn ta thấy được tình yêu của tác giả đối với vùng đất này.

2. Kỹ năng:

- Đọc đúng các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

- Các từ có âm đầu n, l, r, d, s, x đối với HS phía Bắc.

- Các từ có âm cuối n, t, n, thanh hỏi/ ngã đối với HS phía Nam.

 

doc 3 trang Người đăng duongtran Lượt xem 5678Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 2 tuần 20 tiết 4: Mùa nước nổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2005
TẬP ĐỌC
MÙA NƯỚC NỔI
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: 
Hiểu được ý nghĩa các từ mới: lũ, hiền hòa, Cửu Long, phù sa.
 Hiểu được nội dung của bài văn: Bài văn đã tái hiện lại hiện thực mùa nước nổi xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long hằng năm. Qua bài văn ta thấy được tình yêu của tác giả đối với vùng đất này.
Kỹ năng: 
Đọc đúng các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
Các từ có âm đầu n, l, r, d, s, x đối với HS phía Bắc.
Các từ có âm cuối n, t, n, thanh hỏi/ ngã đối với HS phía Nam.
Đọc đúng các từ mới: lũ, hiền hòa, Cửu Long, phù sa.
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Biết đọc bài với giọng đọc chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.
Thái độ: 
Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong sgk. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Mùa xuân đến.
Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Mùa xuân đến.
+ Dấu hiệu nào cho con biết mùa xuân đến?
+ Vì sao trong trí nhớ của chú chim thơ ngây vẫn mãi sáng ngời hình ảnh một cành hoa mận trắng?
+ Mùa xuân đến, cảnh vật và chim chóc có gì thay đổi?
Nhận xét, cho điểm HS.
3.Giới thiệu: (1’)
Ơû nước ta, một năm có mấy mùa? Đó là mùa nào?
Nhưng ở miền Nam và miền Bắc nước ta lại có những mùa khí hậu khác nhau. Bài tập đọc Mùa nước nổi hôm nay sẽ cho các con biết điều đó.
Viết tên bài lên bảng.
4.Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
+MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài.
+PP : Luyện đọc, thực hành.
a) Đọc mẫu 
GV đọc mẫu toàn bài lần 1. Chú ý: Giọng chậm rãi, nhấn mạnh ở một số từ ngữ gợi tả về mùa nước nổi.
b) Luyện phát âm
Gọi 3 HS đọc và giải nghĩa các từ mới.
Yêu cầu HS tìm các từ cần chú ý phát âm:
+ MB: Tìm các tiếng trong bài có âm đầu l, n, d, r, x, s.
+ MT, MN: Tìm các tiếng trong bài có thanh hỏi/ ngã, âm cuối là n, c, t. (HS trả lời, GV ghi các từ này lên bảng)
Đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc các từ này (tập trung vào các HS mắc lỗi phát âm).
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
c) Luyện đọc đoạn
Hướng dẫn: Đây là một bài văn tả cảnh, vì vậy chúng ta cần đọc với giọng thong thả, tình cảm, nhẹ nhàng và chú ý nhấn giọng ở các từ gợi tả. Trước hết chúng ta sẽ luyện đọc từng đoạn trong bài.
Hướng dẫn HS chia bài văn thành ba đoạn:
+ Đoạn 1: Mùa này ngày khác.
+ Đoạn 2: Rồi đến  Cửu Long.
+ Đoạn 3: Đồng ruộng đồng sâu.
Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng câu thứ 3 của đoạn.
Theo con, khi đọc đoạn văn này chúng ta cần nhấn giọng ở các từ ngữ nào? Vì sao?
Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
Hướng dẫn HS đọc đoạn 2, 3 tương tự như hướng dẫn đọc đoạn 1.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
Tổ chức cho HS luyện đọc bài theo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 3 HS.
d) Thi đọc giữa các nhóm
Tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn, đọc cả bài.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
+MT : Giúp HS hiểu nội dung bài.
+PP : Động não, vấn đáp, thực hành. 
GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
Con hiểu thế nào là mùa nước nổi?
Nước lũ có tác hại gì?
Mưa dầm dề, mưa sướt mướt là mưa ntn? 
Mùa nước nổi thường có ở vùng nào?
Vì sao tác giả lại nói “Rằm tháng Bảy nước nhảy lên bờ”.
Cảnh vật biết giữ lại những gì của mùa nước nổi?
GV giải nghĩa thêm từ phù sa.
Vì sao ngồi trong nhà có thể nhìn thấy cả đàn cá xuôi dòng vào tận đồng sâu?
Tìm những hình ảnh tả về mùa nước nổi?
à GV nhận xét chốt ý.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi HS đọc toàn bài.
Mùa nước nổi chỉ có ở đâu?
Gọi 1 HS lên chỉ vào bức tranh và tả lại mùa nước nổi.
GV kết luận.
Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà đọc lại bài 
Chuẩn bị : Chim sơn ca và bông cúc trắng.
Hát
3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
+ HS 1: Đọc từ “Hoa mận trầm ngâm” và TLCH
+ HS 2: Đọc từ “Chú chim sâu mùa xuân tới” và TLCH 
 + HS 3: Đọc cả bài và TLCH 
Bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
3 HS đọc lại tên bài.
 - Hoạt động lớp, cá nhân.
Nghe GV đọc, theo dõi và đọc thầm theo.
Đọc và giải nghĩa các từ: lũ, hiền hòa, Cửu Long, phù sa.
này, làng, nước nổi, nước lũ, dầm dề, no, ròng ròng, dòng nước.
Nước nổi, sướt mướt, nhảy, Cửu Long.
3 đến 5 HS đọc cá nhân. HS đọc theo tổ, đồng thanh.
Đọc bài nối tiếp. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
HS dùng bút chì đánh dấu đoạn vào bài.
1 HS khá đọc bài.
Tìm cách đọc và luyện đọc các câu:
Mưa dầm dề,/ mưa sướt mướt/ ngày này qua ngày khác.//
Nhấn giọng các từ: dầm dề, sướt mướt. Vì đây là các từ ngữ gợi tả hình ảnh.
Một số HS đọc bài.
Luyện đọc đoạn 2, 3.
Câu cần chú ý ngắt giọng:
Ngồi trong nhà,/ ta thấy cả những đàn cá ròng ròng,/ từng đàn,/ từng đàn theo cá mẹ/ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.//
Nối tiếp nhau đọc từ đầu đến hết bài.
Lần lượt từng HS đọc trong nhóm. Mỗi HS đọc 1 đoạn cho đến hết bài.
Mỗi nhóm cử 2 HS thi đọc.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
HS theo dõi và đọc thầm theo.
Mùa nước nổi là mùa nước lên hiền hòa, nước mỗi ngày một dâng lên. Mưa từ ngày này qua ngày khác.
Làm đổ nhà, phá hoại hoa màu.
Mưa nhỏ, dai, không ngớt từ ngày này sang ngày khác.
Ơû miền Nam thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Vì nước lên tràn bờ, nước ao hồ trộn với nước sông.
Giữ lại những hạt phù sa.
Vì nước lên tràn bờ, trên các ao hồ và đồng ruộng.
Nước hiền hòa, mưa dầm dề, mưa sướt mướt, sông Cửu Long no nước, phù sa đọng lại trên vườn, từng đàn cá tung tăng bơi lội
2 HS đọc lại bài.
Ơû đồng bằng sông Cửu Long.
1 đến 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC 4.doc