Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 5

Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 5

Tuần 5 Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010

Luyện Toán

LUYỆN: BẢNG 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ

ĐẶT TÍNH. GIẢI TOÁN

I. Mục tiêu:

 Học sinh:

- Đọc lại được bảng 9 cộng với một số.

- Thực hiện được các phép cộng dạng 9 cộng với một số.

- Giải thành thạo các bài toán bằng một phép tính cộng.

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 12 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Luyện Toán
Luyện: bảng 9 cộng với một số
đặt tính. Giải toán
Mục tiêu:
	Học sinh:
Đọc lại được bảng 9 cộng với một số.
Thực hiện được các phép cộng dạng 9 cộng với một số.
Giải thành thạo các bài toán bằng một phép tính cộng.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: .a. Ôn lại bảng 9 cộng với 1 số: (7’)
9 + 3 = 12 9 + 6 = 15
9 + 4 = 13 9 + 7 = 16
9 + 5 = 14 9 + 8 = 17
 9 + 9 = 18
b. Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: (5’)
9 +6 9 + 9 9 + 4
9 + 3 9 + 7 9 + 8
Bài 2: Số? (12’)
+ 4
+ 7
9
..
Bài 3: (10’) 
 Trong vườn có 9 cây cam, mẹ trồng thêm 8 cây nữa. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây cam? 
Tóm tắt: 
Trong vườn: 9 cây cam
Trồng thêm: 8 cây cam
Tất cả :  cây cam?
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
5 -7 đọc lại bảng 9 cộng với một số => G ghi lại bảng cộng.
G: Chỉ nhiều em đọc xuôi, đọc ngược.
G: Nêu yêu cầu
H: Nêu cách đặt tính và tính
- Tự viết vào vở – 3 em lên làm bảng
G: Chấm 10 bài => Nhận xét, đánh giá.
H: nêu yêu cầu
G: Hưỡng dẫn mẫu 1 phép tính.
H: Tự làm bài vào vở – nêu miệng kết quả
- Đổi vở kiểm tra chéo => Nhận xét, đánh giá.
2H đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn H phân tích bài toán
H: lên bảng tóm tắt và giải.
- Lớp làm vở => G: CHấm 10 bài
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
Luyện Tiếng Việt
Từ chỉ sự vật
Câu kiểu: ai là gì?
Mục tiêu:
	Học sinh:
Nêu được các từ chỉ sự vật gần gũi với học sinh.
Đặt được câu theo kiểu Ai là gì?
Đồ dùng dạy học:
	H: Nháp.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung 
Cách thức tổ chức
1.Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn ôn luyện:
a. Tìm từ chỉ sự vật: 15’
- Từ chỉ người: công nhân, bác sĩ, công an, bộ đội, học sinh, 
- Từ chỉ con vật: mèo, hổ, gà, vịt, 
- Từ chỉ đồ vật: bàn, ghế, bút, kéo, 
- Từ chỉ cây cối: bàng, mía, xoan, 
b. Đặt câu kiểu: Ai là gì? 20’
Mèo là vật nuôi trong nhà.
Chúng em là học sinh lớp 2.
Mẹ em là công nhân.
Sư tử là chúa tể của rừng xanh.
Thứ năm tuần này là ngày rằm tháng tám.
3. Củng cố, dặn dò: 4’
G: Nêu mục tiêu tiết học + Ghi bảng
G: Nêu nhiệm vụ: 2H nói cho nhau nghe về các từ chỉ sự vật phân theo nhóm chỉ người, chỉ con vật, chỉ đồ vật, chỉ cây cối; ghi vào nháp.
H: Nối tiếp nêu (mỗi nhóm bàn nêu 1 từ – G: ghi bảng) => Nhóm còn lại cuối cùng là nhóm thắng cuộc.
H: Mỗi em ghi mỗi nhóm 3 từ vào vở.
* Lưu ý: Từ chỉ người H có thể nói: cô công nhân; từ chỉ vật: con mèo; đồ vật: cái G không ghi lên bảng các từ chỉ loại này nhưng vẫn chấp nhận và khuyến khích H không nên ghi những từ này vào vở.
H: Tự đặt mỗi em 5 câu vào vở.
G: Thu vở chấm.
H:Đọc câu mình đặt ( Mỗi em 1 câu)
G: Khi viết các câu này ta cần lưu ý gì?
Đầu câu cần viết như thế nào? Cuối câu có dấu câu nào?
H: Nêu – Nhận xét, bổ sung
Nhận xét, sửa cách dùng từ, đặt dấu câu. 
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Luyện Tiếng Việt
Sắp xếp câu trong bài
Lập danh sách học sinh
Mục tiêu:
	Học sinh:
Kể được nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn.
Lập được danh sách từ 3 – 5 học sinh theo mẫu.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung 
Cách thức tổ chức
1.Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn ôn luyện:
a. Kể chuyện “Gọi bạn”: 20’
- Nhắc lại bài cũ:
- Kể trong nhóm
- Thi kể từng đoạn:
- Kể cả bài: 
b. Lập danh sách học sinh: 17’
TT
Họ và tên
Nam
Nữ
Ngày sinh
Nơi ở
1
 Nguyễn Mạnh Cường
Nam
.
2
Trần Hồng Lý
Nữ
3
Nguyễn Phương Thảo
Nữ
4
Trần Đức Thịnh
Nam
3. Củng cố, dặn dò: 2’
- Cách sắp xếp tên theo bảng chữ cái.
- Chuẩn bị bài sau.
G: Nêu mục tiêu tiết học + Ghi bảng
H: Nhắc lại thứ tự các tranh đã được sắp xếp thành câu chuyện Gọi bạn (BT1 – tuần 3) ( Nhiều em) => G: Ghi bảng
H: Nêu nội dung từng tranh => Kể cho nhau nghe ( Nhóm 4)
- Các nhóm nối tiếp kể => Nhận xét, bình chọn nhóm kể hay.
G: Gọi H có khả năng kể toàn bộ câu chuyện theo tranh ( 3-4 em) => Nhận xét, đánh giá.
H: Đọc lại bài tập đọc Danh sách học sinh
G: Kẻ bảng danh sách, hướng dẫn mẫu ( Cột Số thứ tự - 1 ô li; cột Họ và tên - 5 ô li; cột Nam, nữ - 2 ô li; cột Ngày sinh – 4 ô li; Cột Nơi ở – 5 ô li.)
H: Kẻ vào vở ô ly ; lập danh sách 4 bạn. => G: Chấm điểm 7 – 10 bài => Nhận xét, sửa
Lưu ý học sinh: Cách sắp xếp tên theo bảng chữ cái đã học; cách viết tên các bạn.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2010
Khảo sát đầu năm
Môn: Tiếng Việt
Kiểm tra đọc
Đọc thành tiếng:
Học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ khoảng 40 chữ trong các bài Tập đọc thuộc tuần 1, 2, 3 (sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, tập 1).
Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
Đọc thầm và làm bài tập (30 phút)
Kiến và gà rừng
	Kiến tìm xuống dòng suối dưới chân núi để uống nước. Sóng nước trào lên cuốn kiến đi. Gà rừng đậu trên cành cây cao nhìn thấy kiến sắp chết đuối, bèn thả cành cây xuống suối cho kiến. Kiến bò được lên cành cây và thoát chết. Sau này có người thợ săn chăng lưới ở cạnh tổ gà rừng. Kiến bò đến, đốt vào chân người thợ săn. Người thợ săn giật mình đánh rơi lưới. Gà rừng cất cánh và bay thoát.
	Phỏng theo Lép Tôn – xtôi
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và làm các bài tập sau:
Kiến tìm xuống dòng suối dưới chân núi để làm gì?
a. Thăm gà rừng	b. Uống nước	c. Tắm mát	
Gà rừng đã cứu kiến bằng cách nào?
a. Thả cành cây xuống	b. Vớt kiến lên	c. Chăng lưới
Vì sao kiến đốt vào chân người thợ săn?
a. Vì kiến ghét người thợ săn	b. Vì kiến muốn cứu gà rừng	c. Cả hai ý trên
Tìm từ chứa tiếng có vần uênh, uyêt, oanh, uyên
* Đặt một câu với một từ vừa tìm được:
Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây thành một câu mới:
Em rất yêu mẹ.
Lan là người bạn thân nhất của em.
Kiểm tra viết
Chính tả nghe – viết: bài Làm việc thật là vui ( TV lớp 2, tập 1, trang 16)
Tập làm văn: (25 phút)
Viết bản tự thuật theo mẫu dưới đây:
	Họ và tên: .
	Nam, nữ: ...
	Ngày sinh: 
	Nơi sinh: ...
	Nơi ở hiện nay: .
Học sinh lớp: ...
Trường: 
Hướng dẫn chấm
I. Bài kiểm tra đọc ( 10 điểm)
1. Đọc thành tiếng:	(6,0 điểm)
- Đọc đúng tiếng, đúng từ:	3,0 điểm
- Ngắt nghỉ đúng các dấu câu ( có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 	1,0 điểm
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu:	1,0 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi giáo viên nêu:	1,0 điểm
2. Trả lời câu hỏi và làm bài tập:	( 4,0 điểm)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó các em làm bài tập theo yêu cầu của đề. Cần nhắc cho các em nhớ cách làm bài kiểu trắc nghiệm lựa chọn.
Câu 1(b), 2(a), 3(b): Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm; tổng điểm 3 câu là 1,5 điểm
Câu 4: 	 1,5 điểm
+ Tìm đúng từ cho 1,0 điểm (mỗi từ đúng cho 0,25 điểm)
+ Đặt câu đúng cho 0,5 điểm.
Câu 5: 	 1,5 điểm
+ Sắp xếp được câu văn đúng ngữ pháp, rõ nghĩa cho 1 điểm.
+ Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm.	
II. Bài kiểm tra viết ( 10 điểm)
1. Chính tả:	 (6,0 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5,0 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai-lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. Nhiều lỗi sai giống nhau hoàn toàn chỉ trừ điểm 1 lần.
- Nếu chữ viết xấu, không rõ ràng, trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.
Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010
Khảo sát đầu năm
Môn: Toán
Bài 1 a) Viết các số thích hợp vào chỗ chấm:
	68; 69; 70; ..; ..; ..; 74 ..;
	..; ..; 90; 91; 92; ..; ..; ..; ..; ..; ..; ..; 100.
	b) Viết các số:
Ba mươi tám: 	Năm mươi tư: 	Bảy mươi mốt: 
Tám mươi lăm: .	Sáu mươi chín: 	Một trăm: 
Viết các số: 72, 38, 25, 90 theo thứ tự từ lớn đến bé: ..; ..; ..; 
 Viết các số: 97, 86,77, 49 theo thứ tự từ bé đến lớn: ..; ..; ..; 
Bài 2 Đặt tính rồi tính:
	a) 53 + 30	b) 43 + 34	c) 84 – 32 	d) 78 - 38 
	.	.	.	.
	.	.	.	.
	.	.	.	.
Bài 3 Tính:
	a) 41 + 5 – 6 = .	35 + 4 – 9 = ..
	b) 24 cm – 4 cm + 30 cm = 	40 cm + 7 cm – 37 cm = .
Bài 4 Viết số thích hợp vào ô trống:
	+ 24 = 24; 35 - = 35; 30 + < 32; 15 + < 25
Bài 5 a) Viết tiếp vào bài giải: Một sợi dây dài 75 cm, anh Tuấn cắt đi 50 cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng – ti – mét? Bài giải
	Độ dài sợi dây còn lại là:  Đáp số: 
	b) Lớp 2A có 14 học sinh nam và 15 học sinh nữ. Hỏi lớp 2A có tất cả bao nhiêu bạn học sinh? Bài giải
	Tất cả học sinh của lớp 2A là:  Đáp số: 
Bài 6 Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
	Hình bên có .. hình tam giác; có .. hình vuông.
thang điểm và đáp án chấm
Bài 1 	2 điểm
	Điền đúng mỗi phần được 0,5 điểm.
Bài 2 	2 điểm
	Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm.
Bài 3 	2 điểm
	Điền đúng mỗi kết quả được 0,5 điểm
Bài 4 	1 điểm
0 -> 9
0; 1
0
0
	+ 24 = 24; 35 - = 35; 30 + < 32; 15 + < 25
Bài 5 	2 điểm
	Mỗi phép tính đúng và đáp số đúng được 1 điểm
Bài 6 	1 điểm
	Điền 8 hình tam giác ( 0,75 điểm) ; 1 hình vuông ( 0,25 điểm)
Chuyên môn kí duyệt
Tuần 6
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Luyện Tiếng Việt
(Luyện từ và câu): tên riêng. câu kiểu ai là gì?
Mục tiêu:
Học sinh được thực hành:
- Viết hoa tên riêng Việt Nam.
- Đặt câu theo mẫu Ai là gì?
Đồ dùng:
G: Bảng phụ ghi bài tập 1.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1.Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’ 
Bài 1: Dòng nào dưới đây viết đúng tên riêng?
 Núi Tản Viên; Sông Hồng; Thành phố Hoà Bình; Học sinh Lê Thu Trang.
 Núi Tản Viên; sông Hồng; thành phố Hoà Bình; học sinh Lê Thu Trang.
X
 núi Tản Viên; sông Hồng; thành phố Hoà Bình; học sinh Lê Thu Trang.
Ghi nhớ: Tên riêng của người, sông, núi phải viết hoa
Bài 2: Hãy viết:
a-Tên, họ 2 người em yêu quý nhất.
b- Tên, họ của bố mẹ em.
c- Ghi đầy đủ địa chỉ nhà em.
Bài 3: Viết tiếp để thành câu:
a- Trường em là 
b- Môn học em yêu thích là ..
c- Bạn thân nhất ở trường em là ....
3. Củng cố – dặn dò: 5’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
H: Nêu yêu cầu bài tập; nhắc lại cách viết tên riêng. 
H: Quan sát các từ ở 3 nhóm 
H: Trả lời – Nx => G: Kết luận -Đánh giá
 *Lưu ý: Các từ ở trước cụm từ là tên chung không viết hoa, các từ ở sau cụm từ là tên riêng của một dòng sông, ngọn núinhững tên riêng đó phải viết hoa
G: Ghi bảng ghi nhớ => H: Đọc 
H: Nêu yêu cầu bài tập 
H : Làm bài vào vở - Đổi vở kiểm tra chéo.
 G: Chấm điểm 10 bài => Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu bài tập
G: Đưa mẫu phân tích HD học sinh nắm yêu cầu bài tập
H : Trả lời – Nx => Làm vào vở 
H: Nối tiếp nêu miệng kết quả 
G: Nhận xét, sửa chữa - Đánh giá 
Chốt nội dung
H: Nhắc lại tên bài và ghi nhớ 
G: Củng cố nội dung bài
-Nhận xét giờ học ; giao việc 
Luyện Tiếng Việt
	 (Luyện viết chữ đẹp): chữ hoa D
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành viết đúng chữ hoa D, (1dòng cỡ vừa) chữ và câu ứng dụng: Dễ (2 dòng cỡ vừa, 3 dòng cỡ nhỏ) Dễ như trở bàn tay (dòng); Dạy con từ thuở còn thơ (4 dòng); Dời non lấp bể (4 dòng).
Đồ dùng:
G: Mẫu chữ hoa D; bảng phụ viết câu ứng dụng
 H: Vở Thực hành viết đúng viết đẹp.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn luyện viết: 
* Quy trình viết chữ D: 3’
- Độ cao: 1,5 li
- Số nét: Gồm 1 nét, là kết hợp của 2 nét cơ bản (nét lượn 2 đầu và nét cong phải nối liền nhau, tạo thành một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ).
- Cách viết: Đặt bút trên ĐK6, viết nét lượn 2 đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong. 
* Viết từ, câu ứng dụng: 5’
* Viết bài: 24’
* Chấm, chữa: 4’
3. Củng cố – dặn dò: 3’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài : Chữ hoa Đ
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
H: Nêu lại cách viết chữ hoa D (2 em)
G: Vừa viết trên bảng vừa nêu lại cách viết. 
H: Tô lại chữ mẫu, nhẩm theo ( 2 lượt)
H: Viết bảng con => G: uốn nắn, sửa chữa
G: Nêu từ và các câu ứng dụng có trong bài viết.
H: Nêu ý hiểu về nội dung; H: Viết bảng con từ ứng dụng.
G: Chốt nội dung
G: Nêu yêu cầu nối giữa chữ hoa với các con chữ trong vần; các con chữ D, h, b, l, y viết 2,5 li; con chữ t viết 1,5 li; các con chữ còn lại viết 1 li.
G: Theo dõi, uốn nắn từng H
H: Viết bài
G: Thu bài, chấm 4,5 bài => Nhận xét, đánh giá chung.
H: Nêu lại nội dung bài viết
G: Nhận xét chung, dặn H chuẩn bị bài sau
Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010
Luyện Toán
Luyện: bảng 8 cộng với một số
Giải toán
Mục tiêu:
	Học sinh:
Đọc lại được bảng 8 cộng với một số.
Thực hiện được các phép cộng dạng 8 cộng với một số.
Giải thành thạo các bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: .a. Ôn lại bảng 8 cộng với một số: (7’)
8 + 3 = 11 8 + 6 = 14
8 + 4 = 12 8 + 7 = 15
8 + 5 = 13 8 + 8 = 16
 8 + 9 = 17
b. Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: (5’)
8 +6 8 + 9 8 + 4
8 + 3 8 + 7 8 + 8
Bài 2: Số? (12’)
+ 4
+ 7
8
+ 25
+ 14
18
..
Bài 3: Trang gấp được 8 bì thư, mẹ gấp thêm 9 bì thư nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu bì thư? (10’) 
Tóm tắt: 
Trang gấp: 8 bì thư
Mẹ gấp : 9 bì thư
Tất cả :  bì thư?
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
5 -7 đọc lại bảng 8 cộng với một số => G ghi lại bảng cộng.
G: Chỉ nhiều em đọc xuôi, đọc ngược.
G: Nêu yêu cầu
H: Nêu cách đặt tính và tính
- Tự viết vào vở – 3 em lên làm bảng
G: Chấm 10 bài => Nhận xét, đánh giá.
H: nêu yêu cầu
G: Hướng dẫn mẫu 1 phép tính.
H: Tự làm bài vào vở – nêu miệng kết quả
- Đổi vở kiểm tra chéo => Nhận xét, đánh giá.
2H đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn H phân tích bài toán
H: lên bảng tóm tắt và giải.
- Lớp làm vở => G: Chấm 10 bài
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Luyện Tiếng Việt
 (Tập làm văn): trả lời câu hỏi. đặt tên cho bài
Mục tiêu:
Học sinh được thực hành trả lời câu hỏi rõ ràng, đúng ý và tập sắp xếp, đặt tên cho bài văn sau khi đã trả lời được các câu hỏi.
Đồ dùng:
H+ G: Tranh trang 47 (SGK)
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1.Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’ 
Bài 1: Quan sát tranh, trả lời lại các câu hỏi:
- Bạn trai đang vẽ ở đâu?
Bạn trai đang vẽ trên bức tường màu vàng, mới tinh.
- Bạn trai nói gì với bạn gái?
Bạn trai hỏi bạn gái: Mình vẽ có đẹp không?
- Bạn gái nhận xét như thế nào?
Bạn gái nhìn bức vẽ trên tường rồi nói: Cậu vẽ con ngựa rất đẹp nhưng vẽ lên tường làm xấu trường lớp.
- Hai bạn đang làm gì?
Hai bạn đang quét vôi lại chỗ vừa vẽ.
Bài 2: Hãy sắp xếp các câu trả lời trên để thành một câu chuyện và đặt tên cho truyện đó.
 Có một bạn trai đang vẽ con ngựa lên bức tường mới tinh của lớp 2A. Thấy một bạn gái đi qua, bạn trai liền khoe: Cậu thấy mình vẽ có đẹp không?
 Bạn gái nhìn lên rồi nói: Cậu vẽ đẹp lắm nhưng vẽ lên tường như vậy sẽ làm xấu trường, xấu lớp.
 Bạn trai nghe thấy vậy ngượng nghịu nói: Bây giờ, cậu giúp tớ quét vôi lại tường cho sạch nhé!
 Hai bạn đi lấy xô và quét lại bức tường.
3. Củng cố – dặn dò: 4’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
G: Nêu yêu cầu bài tập
H: Quan sát các tranh và viết câu trả lời vào vở ô li.
G: Đặt câu hỏi – H trả lời => G uốn nắn cách dùng từ, diễn đạt ý cho H sao cho rõ ý, đúng trọng tâm câu hỏi.
G: Nêu yêu cầu bài tập 
H : Nối tiếp kể từng đoạn câu chuyện theo tranh 
=> Nhận xét, sửa câu, cách dùng từ và diễn đạt.
H: Tự viết vào vở ( Mỗi tranh diễn đạt từ 2-3 câu). 
=> G: Chấm điểm một số bài
H: đọc bài viết – Lớp nhận xét, sửa chữa, đánh giá.
G: Củng cố nội dung bài
-Nhận xét giờ học ; giao việc 
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
Luyện Toán
đặt tính, tính dạng 28 + 5; 38 + 25
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành:
Đặt tính các phép tính cộng.
Thực hiện được các phép cộng dạng 28 + 5; 38 + 25.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: .Bài 1: Đặt tính rồi tính: (9’)
 28 + 16 38 + 29 
 38 + 34 68 + 13
 58 + 27 18 + 58
Bài 2: Số? (8’)
+ 14
28
+ 7
..
Bài 3: (10’) 
Trang gấp được 18 chiếc thuyền, Lan gấp được 29 chiếc thuyền. Hỏi cả hai bạn gấp được bao nhiêu chiếc thuyền? 
Tóm tắt: 
Trang gấp: 18 chiếc thuyền
Mẹ gấp : 29 chiếc thuyền 
Tất cả :  chiếc thuyền?
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
G: Nêu yêu cầu
H: Nêu cách đặt tính và tính
- Tự viết vào vở – 3 em lên làm bảng
G: Chấm 10 bài => Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu
G: Hướng dẫn mẫu 1 phép tính.
H: Tự làm bài vào vở – nêu miệng kết quả
- Đổi vở kiểm tra chéo => Nhận xét, đánh giá.
2H đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn H phân tích bài toán
H: lên bảng tóm tắt và giải.
- Lớp làm vở => G: Chấm 10 bài
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Chuyên môn kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN 5.doc