Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 23

Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 23

Tuần 23 Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011

Luyện Tiếng Việt

TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM

DẤU PHẨY, DẤU CHẤM

I. Mục tiêu:

 Học sinh được thực hành:

- Nhận biết đúng tên một số loài chim

- Điền đúng tên loài chim đã cho vào chỗ trống trong thành ngữ .

 - Đặt đúng dấu phảy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.

II. Đồ dùng:

G: Bảng phụ ghi bài tập 1, bài tập 3; tranh 4 loài chim ở BT1.

 

doc 6 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
Luyện Tiếng Việt
Từ ngữ về loài chim
Dấu phẩy, dấu chấm
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành:
- Nhận biết đúng tên một số loài chim 
- Điền đúng tên loài chim đã cho vào chỗ trống trong thành ngữ .
	- Đặt đúng dấu phảy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. 
Đồ dùng:
G: Bảng phụ ghi bài tập 1, bài tập 3; tranh 4 loài chim ở BT1.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1.Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’ 
Bài 1 Chọn các từ chim sâu, đại bàng, chim cánh cụt, chim vành khuyên vào các chỗ trống cho thích hợp:
- Loài chim to, khoẻ, cánh dài, rộng, sống ở núi cao, chuyên ăn thịt là chim 
- Chim nhỏ sống ở bụi cây, lông màu xám, ăn sâu bọ nhỏ là 
- Chim nhỏ, lông màu xanh nhạt, mắt có vành lông trắng hình khuyên, ăn sâu bọ là 
- Chim sống thành đàn lớn ở vùng Bắc Cực, Nam Cực, không biết bay, lông lưng màu thẫm, bụng trắng là 
Bài 2 Điền các từ: sáo, quạ, ngựa, chim, kêu, bỡ ngỡ, gầy vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
-  tắm thì ráo,  tắm thì mưa.
-  chạy có bầy,  bay có bạn.
-  như cuốc.
-  cò hương.
-  như chim chích lạc vào rừng.
Bài 3: Điền dấu chấm, dấu phẩy vào ( ) trong đoạn văn sau sao cho thích hợp:
 Lão Bói Cá xưa nay nổi tiếng là già mà lại hay làm đỏm ( ) lão mặc bộ cánh sặc sỡ ( ) lưng xanh ( ) đôi cánh tím biếc () chân lão đi đôi hia đỏ hắt.
3. Củng cố – dặn dò: 5’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
G: Nêu yêu cầu bài tập
H: Đọc bài trên bảng phụ
- Tự điền kết quả vào vở
- Nối tiếp nêu kết quả
=>Nhận xét, KL
G: Nêu yêu cầu bài tập
- H: Thảo luận nhóm 2 tìm đáp án => H nối tiếp trả lời => nhận xét, bổ sung 
G: Nhận xét, kết luận.
H+G: nêu ý nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ vừa điền được; H học thuộc các thành ngữ này.
H : Đọc yêu cầu
- Tự điền dấu vào chỗ trống ( 1 em điền vào bảng phụ)
- Nhận xét, chốt ý đúng 
G: Nhận xét, nhấn cho H biết cách diễn đạt và dùng từ của tác giả.
G: Củng cố nội dung bài
- Nhận xét giờ học; giao việc. 
Luyện Tiếng Việt
	 (Luyện viết chữ đẹp): 
chữ hoa R
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành viết đúng chữ hoa R, (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong tiếng.
Đồ dùng:
G: Mẫu chữ hoa R; bảng phụ viết câu ứng dụng
 H: Vở Thực hành viết đúng viết đẹp.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn luyện viết: 
* Quy trình viết:
R R R
 O
* Viết từ, câu ứng dụng: 5’
R R R R R R
Rớu Rớu Rớu Rớu
Riu rit chim ca.
* Viết bài: 24’
* Chấm, chữa: 4’
3. Củng cố – dặn dò: 3’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
H: Nêu lại cách viết chữ hoa R(2 em)
G: Vừa viết trên bảng vừa nêu lại cách viết. 
H: Viết bảng con => G: uốn nắn, sửa chữa
G: Nêu từ và các câu ứng dụng có trong bài viết.
H: Nêu ý hiểu về nội dung 
=> G: Nhận xét, chốt nội dung
G: Nêu yêu cầu nối giữa chữ hoa với các con chữ trong vần. 
H: Viết bài
G: Theo dõi, uốn nắn từng H
G: Thu bài, chấm 6,7 bài => Nhận xét, đánh giá chung.
H: Nêu lại nội dung bài viết
G: Nhận xét chung, dặn H chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 17 tháng 2 năm 2011
Luyện Toán
Luyện Bảng nhÂN
Dãy tính có hai phép tính. Giải toán
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành:
Đọc thuộc lòng các bảng nhân đã học.
Thực hành tính nhẩm trong bảng nhân.
Thực hiện tính gí trị của dãy tính có hai phép tính cộng (trừ) và nhân.
Giải được bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện:
a) Học thuộc lòng các bảng nhân đã học:
b) Thực hành:
 Bài 1: Tính nhẩm:
2 x 4 3 x 2 5 x 2 4 x 5 
4 x 2 2 x 3 2 x 5 5 x 4
3 x 6 5 x 3 4 x 8 5 x 6
3 x 7 3 x 5 2 x 9 4 x 7 
Bài 2: Tính:
3 x 9 - 18 = 27 - 18 
 = 9
4 x 6 + 18 = 24 + 18
 = 42 
54 - 5 x 8 = 65 + 3 x 5 =
Bài 3: 
?
>
<
=
4 x 3 - 5  3 x 3 + 2
45 - 2 x 8  5 x 3 + 14
2 x 9 + 26  3 x 7 + 29
54 - 29  5 x 5 + 17
Bài 4: Mỗi học sinh được chia 3 chiếc kẹo. Hỏi phải có bao nhiêu chiếc kẹo để chia đủ cho 9 em?
 ..
 Đáp số: 27 chiếc kẹo
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
H: Nối tiếp đọc các bảng nhân 2, 3, 4, 5
( cả lớp - mỗi em đọc 1 phép tính)
=> G nhận xét, tuyên dương những HS thuộc và phản xạ nhanh.
G: Ghi phép tính ; H: nhẩm kết quả
- Nêu miệng đáp án
H+G: Nhận xét, chốt ý đúng
H: Nêu yêu cầu bài tập (1H)
H: Lên bảng làm (4H) 
H: Dưới lớp làm bài vào vở => G chấm điểm 8 bài
H+G: Nhận xét, đánh giá
H: Nêu yêu cầu bài tập ; nêu miệng kết quả
H+G: Nhận xét, đánh giá
H: Đọc đề bài; G Hd học sinh phân tích bài toán; H: Tóm tắt bài toán => Nhận xét, chốt
H: Lên bảng làm bài
H: Dưới lớp làm bài vào vở
H+G: Nhận xét, đánh giá; chấm điểm.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Luyện Tiếng Việt
đáp lời xin lỗi . tả ngắn về loài chim
Mục tiêu:
Học sinh được thực hành:
 	- Biết nghe và đáp lại lời xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản.
 	- Sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí để tả về loài chim.
Đồ dùng dạy học:
G: Bảng nhóm (1 chiếc)
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’
Bài 1: Em ghi lại lời đáp của em trong những tình huống sau:
a) Bạn nhỡ tay giây mực vào vở em. Bạn nói: “Xin lỗi câu, mình vô ý quá!”
b) Bạn bị ốm, em đến thăm. Bạn nói: “Cảm ơn cậu.”
c) Bạn đến nhà em chơi. Em rót nước mời bạn uống. Không may bạn lỡ tay làm vỡ cốc nước. 
Bài 2: Hãy xếp lại thứ tự các câu văn sau để tạo thành đoạn văn:
a) Từ tấm lưng dịu dàng trắng muốt, những chiếc lông dài buông rủ xuống đôi cánh phớt hồng kiêu sa.
b) Tất cả hoà vào nhau tạo nên một vẻ đẹp thanh cao khiến ai nhìn thấy cũng mê đắm.
c) Hồng hạc là loài chim kiều diễm nhất trên hành tinh của chúng ta.
d) Hồng hạc có chiếc cổ mảnh mai, mỏ đen tuyền, đôi tròng mắt tròn xoe màu vàng trong trẻo.
Đáp án: c; d; a; b
3. Củng cố – dặn dò: 4’
 -Nội dung bài: 
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
H: Đọc yêu cầu bài 
G hướng dẫn cho H hiểu rõ yêu cầu
H: Thảo luận nhóm nêu ý kiến (N2)
- Đại diện lên nói lời đáp
H: Thi đóng vai thể hiện tình huống.
=> G và lớp nhận xét sửa câu; chọn nhóm đọc vai tốt, cử chí lời đáp thân thiện, nhã nhặn.
H: Đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu 
H: Trả lời miệng ( nhiều em)
- Chữa bài=> G: Nhận xét, đánh giá.
- Tự viết vào vở 
H: Nêu nội dung bài học.
G: Củng cố nội dung bài; nhận xét giờ học ; giao việc.
Thứ sáu ngày 18 tháng 2 năm 2011
Luyện Toán
Đường gấp khúc
Giải toán có phép nhân
Mục tiêu:
	Học sinh thực hành:
Đọc tên và tính độ dài đường gấp khúc.
Giải bài toán có lời văn có một phép tính nhân (trong bảng nhân).
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: 
B
E
Bài 1: Cho đường gấp khúc sau:
D
C
A
a) Ghi tên các đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng. (đường gấp khúc ABCD; BCDE)
b) Ghi tên các đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng. (đường gấp khúc ABC; BCD; CDE)
Bài 2: Tính tổng độ dài các cạnh hình tam giác sau bằng hai cách khác nhau.
3cm
3cm
3cm
Bài giải:
Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là: 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
Cách 2:
 3 x 3 = 12 (cm) 
 Đáp số 12 cm
Bài 3: Mỗi túi gạo cân nặng 5kg. Hỏi 7 túi gạo như thế cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
 Đáp số: 35 kg gạo
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
G: Nêu yêu cầu
H: Tự làm vào vở, nêu miệng kết quả 
G: Nhận xét, đánh giá.
H: Đọc đề bài; H: Lên bảng làm bài cách1 => H: Dưới lớp làm bài vào vở
H+G: Nhận xét, đánh giá; chấm điểm.
G: Hướng dẫn để H nhận ra cách 2 là cả 3 cạnh của tam giác đều là 3cm vậy 3cm được lấy 3 lần ta có 3 x 3.
H: Đọc đề bài
H: Làm bài vào vở; 1H viết vào bảng phụ
G: chấm 10 bài
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
	Ngày 18 thỏng 2 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN 23.doc