Giáo án Môn: Tập đọc 2 - Tiết: Quả tim khỉ

Giáo án Môn: Tập đọc 2 - Tiết: Quả tim khỉ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc lưu loát được cả bài.

- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi, nhọn hoắt, lưỡi cưa, nước mắt, trấn tĩnh, lủi mất (MB); quả tim, ven sông, quẫy mạnh, dài thượt, ngạc nhiên, chễm chệ, hoảng sợ, tẽn tò, lủi mất (MT, MN).

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa và các cụm từ.

- Phân biệt được lời các nhân vật.

2. Kỹ năng:

- Hiểu ý nghĩa các từ mới: dài thượt, khỉ, trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Truyện ca ngợi trí thông minh của Khỉ, phê phán thói giả dối, lợi dụng người khác của Cá Sấu sẽ không bao giờ có bạn vì không ai muốn kết bạn với một kẻ bội bạc, giả dối như nó.

3. Thái độ:

 

doc 3 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn: Tập đọc 2 - Tiết: Quả tim khỉ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC HANH THÔNG
Giáo viên: 
Lớp: Hai /	Thứ ngày tháng 2 năm 2004
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: QUẢ TIM KHỈ 
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Đọc lưu loát được cả bài.
Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi, nhọn hoắt, lưỡi cưa, nước mắt, trấn tĩnh, lủi mất  (MB); quả tim, ven sông, quẫy mạnh, dài thượt, ngạc nhiên, chễm chệ, hoảng sợ, tẽn tò, lủi mất (MT, MN).
Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa và các cụm từ.
Phân biệt được lời các nhân vật. 
Kỹ năng: 
Hiểu ý nghĩa các từ mới: dài thượt, khỉ, trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò.
Hiểu ý nghĩa của truyện: Truyện ca ngợi trí thông minh của Khỉ, phê phán thói giả dối, lợi dụng người khác của Cá Sấu sẽ không bao giờ có bạn vì không ai muốn kết bạn với một kẻ bội bạc, giả dối như nó. 
Thái độ: 
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa trong bài Tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn các từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Sư Tử xuất quân.
Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Sư Tử xuất quân.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
Cá Sấu và Khỉ có chuyện gì với nhau mà cho đến tận bây giờ họ nhà Khỉ vẫn không thèm chơi với Cá Sấu? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này qua bài tập đọc hôm nay. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu 
GV đọc mẫu toàn bài một lượt sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: 
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã. 
Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm)
Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau? Là giọng của những ai?
Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn được phân chia ntn?
Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Dài thượt là dài ntn?
Thế nào gọi là mắt ti hí?
Cá Sấu trườn lên bãi cát, bạn nào hiểu, trườn là gì? Trườn có giống bò không?
Đây là đoạn giới thiệu câu chuyện, phần đầu, các em cần chú ý ngắt giọng sao cho đúng vị trí của các dấu câu. Phần sau, cần thể hiện được tình cảm của nhân vật qua lời nói của nhân vật đó. (Đọc mẫu lời đối thoại giữa Khỉ và Cá Sấu)
Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 1.
Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
Mời HS đọc lại 2 câu nói của Khỉ và Cá Sấu, sau đó nhận xét và cho HS cả lớp luyện đọc 2 câu này.
Trấn tĩnh có nghĩa là gì? Khi nào chúng ta cần trấn tĩnh?
Gọi 1 HS đọc lại đoạn 2.
Yêu cầu HS đọc phần còn lại của bài.
Gọi 1 HS khác đọc lời của Khỉ mắng Cá Sấu.
Gọi HS đọc lại đoạn cuối bài.
d) Luyện đọc theo nhóm
v Hoạt động 2: Thi đọc
GV cho HS thi đua đọc trước lớp.
GV nhận xét – tuyên dương.
e) Đọc đồng thanh
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2
Hát
4 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 của bài.
Một chú khỉ đang ngồi trên lưng 1 con cá sấu.
Mở SGK, trang 50.
Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV:
 + Các từ đó là: quả tim, leo trèo, ven sông, quẫy mạnh, dài thượt, ngạc nhiên, hoảng sợ, trấn tĩnh,
5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Chúng ta phải đọc với 3 giọng khác nhau, là giọng của người kể chuyện, giọng của Khỉ và giọng củ Cá Sấu.
Bài tập đọc được chia làm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Một ngày nắng đẹp trời  ăn những quả mà Khỉ hái cho.
+ Đoạn 2: Một hôm  dâng lên vua của bạn.
+ Đoạn 3: Cá Sấu tưởng thật  giả dối như mi đâu.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
1 HS khá đọc bài.
Là dài quá mức bình thường.
Mắt quá hẹp và nhỏ.
Trườn là cách di truyền mà thân mình, bụng luôn sát đất. Bò là dùng chân, tay để di chuyển.
Luyện đọc câu:
+ Bạn là ai?// Vì sao bạn khóc?// (Giọng lo lắng, quan tâm)
+ Tôi là Cá Sấu.// Tôi khóc vì chẳng ai chơi với tôi.// (Giọng buồn bã, tủi thân)
1 HS đọc bài. Các HS khác nghe và nhận xét.
1 HS khá đọc bài.
3 đến 5 HS đọc bài cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh câu:
+ Vua của chúng tôi ốm nặng,/ phải ăn một quả tim khỉ mới khỏi.// Tôi cần quả tim của bạn.//
+ Chuyện quan trọng vậy// mà bạn chẳng báo trước.// Quả tim tôi để ở nhà.// Mau đưa tôi về,// tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.// (Giọng bình tĩnh, tự tin)
Trấn tĩnh là lấy lại bình tĩnh. Khi có việc gì đó xảy ra làm ta hoảng hốt, mất bình tĩnh thì ta cần trấn tĩnh lại.
1 HS đọc bài.
1 HS khá đọc bài.
1 HS đọc, các HS khác theo dõi và nhận xét. Sau đó, cả lớp cùng luyện đọc câu văn này: 
+ Con vật bội bạc kia!// Đi đi!// Chẳng ai thèm kết bạn/ với những kẻ giả dối như mi đâu.// (Giọng phẫn nộ)
1 HS đọc bài.
2 nhóm thi đua đọc trước lớp. Bạn nhận xét.
Cả lớp đọc đồng thanh một đoạn.
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:
	Khối trưởng ký
	Trần Tường Định

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC 1.doc