Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 đến lớp 5 - Tuần 9

Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 đến lớp 5 - Tuần 9

I- Mục tiêu:

- Hs nhận biết tranh phong cảnh, mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh.

- Yêu mến cảnh đẹp quê hương

II. Chuẩn bị:

 GV HS

-Tranh, ảnh phong cảnh (cảnh biển, - Vở tập vẽ 1

cảnh đồng ruộng, cảnh phố phường ) - Bút chì, bút màu, tẩy

- Tranh phong cảnh của thiếu nhi

- Tranh ở vở tập vẽ.

III. Các hoạt động dạy học:

- Ổn định

- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.

- Bài mới.

 

doc 8 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1034Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 đến lớp 5 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
 Ngày tháng năm 20
Bài 9: XEM TRANH PHONG CẢNH
I- Mục tiêu:
- Hs nhận biết tranh phong cảnh, mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh.
- Yêu mến cảnh đẹp quê hương
II. Chuẩn bị:
 GV HS
-Tranh, ảnh phong cảnh (cảnh biển, - Vở tập vẽ 1 
cảnh đồng ruộng, cảnh phố phường) - Bút chì, bút màu, tẩy
- Tranh phong cảnh của thiếu nhi
- Tranh ở vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
* Giới thiệu bài
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
 - GV giới thiệu một số tranh phong cảnh.
 + Tranh này vẽ gì ?
* Tranh phong cảnh chỉ vẽ những cảnh thiên nhiên như nhà, câylà chính, tranh có vẽ thêm người và vật để cho tranh sinh động.
- Hôm nay chúng ta cùng xem tranh về đề tài này.
- GV treo tranh 1: Đêm hội ( tranh màu nước của Võ Đức Hoàng Thương, 10 tuổi )
 + Tranh vẽ những gì ?
 + Em thấy màu sắc trong tranh như thế nào ?
 + Màu sắc của bầu trời như thế nào ?
 + Bức tranh đã vẽ nổi bật được chủ đề “ Đêm hội” chưa ? Vì sao ?
 + Em có thích bức tranh này không ? Vì sao ? 
* Tranh “Đêm hội” của bạn Hoàng Chương, màu sắc vui tươi, đúng là một đêm hội.
- Tranh 2 “Chiều về” ( tranh bút dạ của Hoàng Phong , 9 tuổi)
- GV yêu cầu hs quan sát và trả lời:
 + Tranh của bạn Hoàng Phong vẽ ban ngày hay ban đêm ?
- Tranh vẽ cảnh ở đâu ?
- Tranh vẽ những gì ?
- Màu sắc trong tranh như thế nào ?
* Tranh “Chiều về” là một bức tranh đẹp có những hình ảnh quen thuộc, màu sắc trong sáng, gợi nhớ đến buổi chiều hè ở nông thôn
- Qua hai bức tranh chúng ta đã xem :
 + Em biết thế nào là tranh phong cảnh ?
 -Ví dụ:
 + Cảnh nông thôn thì vẽ những gì ?
 + Cảnh thành phố thường vẽ những gì ?
+ Cảnh sông, biển vẽ gì ?
+ Cảnh núi, rừng vẽ gì ?
* Tranh phong cánh các em nên dùng màu thích hợp để vẽ cảnh buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều
 Hai bức tranh các em vừa xem là hai bức tranh phong cảnh đẹp.
2- Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá tiết học và tuyên dương một số em có đóng góp xây dựng bài học 
- Tranh vẽ nhà, cây, đường, ao, hồ, biển, thuyền, có người và con vật nhưng vẽ nhỏ hơn.
- Tranh vẽ những ngôi nhà cao thấp với mái ngói màu đỏ. Phía trước là cây cối, trên bầu trời có các chùm pháo hoa nhiều màu .
- Trong tranh có nhiều màu tươi và đẹp rực rỡ của một đêm hội với màu vàng, màu tím, màu xanh của pháo hoa, màu đỏ của mái ngói, màu xanh của lá cây.
- Bầu trời có màu đen thẫmlàm nổi bật màu của pháo hoa và các mái nhà.
- Khi nhìn vào bức tranh thì người xem biết đó là đêm hội. Vì tranh diễn tả cảnh trong đêm và bầu trời rực rỡ những chùm pháo hoa nhiều màu sắc 
- Tranh “Chiều về” vẽ cảnh ban ngày
- Tranh vẽ cảnh nông thôn 
- Tranh vẽ có ngôi nhà, có cây dừa và có đàn trâu.
- Tranh diễn tả cảnh bầu trời buổi chiều có màu da cam, màu đỏ của mái ngói, màu vàng của tường, màu xanh của lá cây
- Tranh phong cảnh là tranh vẽ cảnh là chính.
- Cảnh nông thôn thường vẽ đường làng, cánh đồng, nhà, ao, vườn, ngõ xóm
- Cảnh thành phố vẽ: nhà cửa san sát nhau, xe cộ nườm nượp qua lại
- Vẽ sông, biển, tàu thuyền,
- Vẽ đồi núi, cây, suối, nhà sàn
IV. Dặn dò:
- Sưu tầm tranh phong cảnh
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ quả
 + Qan sát mộốtố quả dạng tròn quen thuộc 
- Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ.
TUẦN 9
 Ngày tháng năm 20
Bài 9: Vẽ theo mẫu: VẼ CÁI MŨ
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu đựơc hình dáng, vẽ đẹp, ích lợi của các loại mũ (nón).
- Biết cách vẽ cái mũ.
- Vẽ được cái mũ theo mẫu
II. Chuẩn bị:
 GV HS
 - Tranh ảnh các loại mũ - Vở tập vẽ 2
 - Một vài cái mũ có hình dáng và màu - Bút chì, tẩy, màu vẽ
sắc khác nhau. - Cái mũ làm mẫu vẽ.
 - Hình minh hoạ cách vẽ 
 - Một vài bài của hs vẽ
III. Các hoạt động dạy- học:
 - Ổn định 
 - Kiểm tra đồ dùng học tập:
 - Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu:Gv lựa chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung
1- Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu 1 số loại mũ.
 + Đây là các loại mũ gì? 
 + Hình dáng và đặc điểm các loại mũ này như thế nào?
 + Màu sắc các loại mũ như thế nào?
 - Em hãy kể một số loại mũ mà em biết?
* Có rất nhiều loại mũ khác nhau, em hãy chọn loại mũ mà em thích để vẽ.
2- Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV bày 1 số mũ để hs chọn vẽ
 + Phác hình bao quát phần mũ.
 + Phác những phần chính của mũ.
 + Vẽ các nét chi tiết cho giống
 + Có thể trang trí thêm cho cái mũ đẹp bằng màu sắc tự chọn
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs xem một số bài hs vẽ
- GV quan sát, gợi ý cho hs vẽ hình vừa với phần giấy quy định
4- Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV chọn 1 số bài hs cùng xem
 + Em có nhận xét gì về các bài vẽ: 
 + Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Cái mũ chúng ta dùng để làm gì?
* Khi đi bất cứ đâu, con người luôn luôn đội mũ, mũ (nón) nó giúp chúng ta che nắng, che bụibảo vệ cơ thể con người và còn là đồ vật trang sức, làm đẹpta phải biết giữ gìn sạch sẽ, đặt đúng nơi, đúng chỗ,
- Mũ lưỡi trai, mũ tròn, mũ vành lớn, mũ bộ đội
- Mũ lưỡi trai có cán ở phía trước.
- Mũ tròn thì có vành tròn ở xung quanh mũ.
- Mũ bộ đội có ngôi sao ở chính giữa
- Có rất nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, tím, vàng, rất phong phú đa dạng, đặc biệt mũ bộ đội chỉ có màu xanh lá cây và ngôi sao màu đỏ.
- Mũ trẻ sơ sinh, mũ cát, mũ công an, mũ tai bèo
- Hs quan sát mẫu và vẽ
- Hs chọn màu để vẽ.
- Vẽ màu theo ý thích
- Hs nhận xét về:
 + Hình vẽ
 + Màu sắc
 + Chọn bài mình thích
- Cái mũ dùng để đội che nắng, làm đẹp
IV. Dặn dò:
- Sưu tầm tranh, ảnh chân dung.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ chân dung.
 + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ.
TUẦN 9
Ngày tháng năm 20
Bài 9: Vẽ trang trí: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu biết hơn về cách sử dụng màu.
- Vẽ được hình vào màu có sẵn theo cảm nhận riêng. 
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Tranh vẽ về đề tài lễ hội	 - Vở tập vẽ 3
- Một số bài hs vẽ năm trước 	 - Bút chì, màu vẽ, tẩy	
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Giới thiệu bài: Trong những dịp lễ, Tết, nhân dân ta thường tổ chức các hình thức vui chơi như: múa, hát, múa lân, đánh vậtMúa rồng là một hoạt động trong những ngày vui đó. Hôm nay chúng ta cùng xem bạn Quang Trung đã vẽ cảnh múa rồng như thế nào ?
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv treo tranh:
 + Tranh vẽ gì ?
 + Trong tranh có những hình ảnh nào ?
 + Em thấy bức tranh này đã đẹp chưa? Vì sao ?
* Trước khi vẽ màu vào tranh chúnh ta cùng xem các tranh khác.
- GV treo tranh 2:
 + Tranh vẽ gì ?
 + Cảnh này diễn ra ban ngày hoặc ban đêm ?
 + Hình ảnh chính là gì ? Hình ảnh phụ là gì ?
 + Màu sắc trong tranh như thế nào ?
- Màu sắc cảnh vật ban đêm, ban ngày khác nhau như thế nào ?
* Các em tự chọn màu thích hợp để vẽ cho tranh của mình đẹp
2- Hoạt động 2: Cách vẽ màu
- Chọn màu theo ý thích 
- Tìm màu để vẽ các hình ảnh khác nhau như: con rồng, người, cây
- Tìm màu nền.
- Các màu đặt cạnh nhau cần được lựa chọn hài hoà, sao cho phù hợp với nội dung và thể hiện được không khí ngày hội.
- Vẽ màu cần có đạm, có nhạt.
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs xem một số bài của hs vẽ
- Gv quan sát và hướng dẫn các hs làm bài
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn một số bài cho hs cùng xem:
 + Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
 + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ?
- GV nhận xét và tuyên dương
* Vẽ tranh chân dung là thể hiện tình yêu thương của mình đối với người thân, bạn bè
- Tranh vẽ cảnh các bạn đang múa rồng.
- Hình ảnh con rồng, những người múa, người đi xem
- Chưa đẹp. Vì chưa vẽ màu.
- Tranh vẽ các bạn đang múa sư tử 
- Cảnh này diễn ra ban ngày.
- Hình ành chính là hình ảnh con sư tử và các bạn đang múa, người đánh trống,Hình ảnh phụ là cảnh đình, cây, người xem
- Màu tươi vui, rực rỡ, làm nổi bật hình ảnh chính, màu có đậm, có nhạt,..
- Cảnh vật ban ngày rõ ràng, tươi sáng, ban đêm thì màu sắc huyền ảo, lung linh.
- Hs lắng nghe
- Hs tự tìm màu và vẽ theo ý thích 
- Hs ngồi gần tránh vẽ màu giống nhau
- Hs nhận xét về:
 + Màu sắc
 + Chọn bài mình thích.
IV. Dặn dò;
- Quan sát màu sắc và cảnh vật xung quanh.
- Chuẩn bị bài sau: Xem tranh tĩnh vật
 + Sưu tầm tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ hoặc tranh của thiếu nhi (nếu có)
- Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ
Bài 9: Vẽ trang trí
Đơn giản hoa - lá
I/ Mục tiêu
- Học sinh nắm được hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa, lá đơn giản; nhận ra vẻ đẹp của hoạ tiết hoa lá trong trang trí.
- Học sinh biết cách vẽ đơn giản và vẽ đơn giản một số bông hoa, chiếc lá.
- Học sinh yên mến vẻ đẹp của thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị 
GV: - Chuẩn bị một số hoa, lá thật. - Bài vẽ của học sinh các lớp trước. 
 - Một số ảnh chụp hoa, lá và hình hoa, lá đã được vẽ đơn giản; một số bài vẽ trang trí có sử dụng hoạ tiết hoa lá. 
HS: - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu. Một vài bông hoa, chiếc lá thật
III/ Hoạt động dạy – học
HĐ của giáo viên
HĐ của Học sinh
1.Quan sát,nhận xét
- GV y/cầu HS xem ảnh chụp và hoa, lá thật:
+ Tên gọi của các loại hoa, lá?
+ Hình dáng và màu sắc của chúng có gì khác nhau?- Giáo viên giới thiệu một số hoa, lá thật như hoa hồng, hoa cúc, ... lá bưởi, lá trầu không ... và hình các loại hoa, lá trên đã được vẽ đơn giản để học sinh thấy sự giống nhau, khác nhau giữa hình hoa, lá thật và hình hoa, lá đã được vẽ đơn giản.
2.Cách vẽ đơn giản hoa, lá:
- Giáo viên cho các em xem các bài vẽ đơn giản hoa, lá đẹp của các bạn học sinh năm trước để các em học tập cách vẽ.
+ Vẽ h/dáng chung của hoa, lá.
+ Vẽ các nét chính của cánh hoa và lá.
+ Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết.
+ Chú ý lược bớt một số chi tiết rườm rà, phức tạp;
+ Vẽ màu tự chọn.
3.Thực hành: 
+ Nhìn mẫu hoa, lá để vẽ; Vẽ hình dáng chung cân đối với phần giấy. Tìm đặc điểm của hoa, lá 
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Kể tên một số loại hoa, lá mà em biết.
- Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung để các em nhận thấy hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp và mỗi loại đều có đặc điểm riêng.
- HS chú ý quan sát, lắng nghe 
4.Nhận xét,đánh giá.
- Chọn bài vẽ cho HS nhận xét về: Cách sắp xếp, hoa lá rõ đặc điểm, MS tươi sáng hài hoà 
- Khen ngợi, động viên những học sinh, nhóm học sinh có hiều ý kiến phát biểu 
- GV nhận xét chung giờ học.
Dặn dò HS: - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. Q/sát đồ vật có dạng hình trụ.
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM
I. Mục tiêu
- HS hiểu biết làm quen với điêu khắc cổ Việt Nam
- HS cảm nhận đựoc vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam.
- HS yêu quý và có ý thức giữ gìn di sản văn hoá dận tộc.
II. Chuẩn bị.
- GV: SGK,SGV
-sưu tầm ảnh, tư liệu về điêu khắc cổ. 
- HS: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài
- GV cho hs quan sát hình minh hoạ ở SGK và chỉ cho các em nhận ra sự khác biệt giữa tượng phù điêu và tranh vẽ
- tượng phù điêu là những tác phẩm tạo hình có hình khối được thể hiện bằng các chất liệu như sơn dầu,sơn mài, mầu bột, mầu nước. 
Hs quan sát
Hoạt động 1: tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ 
GV: giới thiệu hình ảnh một số tượng và điêu khắc cổ do các nghệ nhân dân gian tạo ra
+ suất xứ: các tác phẩm điêu khắc thường thấy ở các đình chùa
+ nội dung đề tài: thường thể hiện các chủ đề về tín ngưỡngvà cuộc sống xã hội
chất liệu: thường được làm bằng gỗ đá, đồng đất nung, vôi vữa 
Hs quan sát
Hoạt động 2: tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng
GV giới thiệu hình vẽ ở SGK và tìm hiểu về tượng
+ tượng phật A Di Đà( chùa phật tích, bắc ninh)
pho tượng được tạc bằng đá
HS lắng nghe và thực hiện
H\s thực hiện vẽ theo hướng dẫn
Phật toạ trên toà sen trong trạng thái thiền định,khuân mặt và hình hài biểu hiện sự dung hậu của đức phật  
+ tượng phật bà quan âm nghìn mắt( chùa bút tháp, bắc ninh)
pho tượng được tạc bằng gỗ 
 tượng có nhiều con mắt nhiều cánh tay tượng trưng cho khả năng siêu phàm của Đức Phật có thể nhìn thấy hết nỗi khổ của chúng sinh và cứu giúp mọi người trên thế gian
- tượng vũ nữ chăm( quảng nam)
tượng được tạc bằng đá
tượng diễn tả một vũ nữ đang múa với hình dáng uyển chuyển,sinh động, bức tượng có hình dáng cân đối, hình khối chắc khoẻ nhưng mền mại tinh tế mang đậm phong cách chăm
- phù điêu 
+ chèo thuyền( đình cam hà,hà tây)
phù điêu được chạm trên gỗ
diễn tả cảnh chèo thuyền trong ngày hội với các dáng người khoẻ khoắn và sinh động
+ đá cầu ( Đình thổ tang Vĩnh Phúc)
Phù điêu được chạm trên gỗ
Diễn tả cảnh đá cầu trong ngày hội với bố cục cân đối, nhịp điệu vui tươi 
GV đặt câu hỏi để hs trả lời về một số tác phẩm điêu khắc cổ có ở địa phương
-tên của tác phẩm hoặc phù điêu
 Hs trả lời
- bức tượng, phù điêu hiện đang được đặt ở đâu?
- các tác phẩm đó được làm bằng chất liệu gì? 
Hs thực hiện theo nhóm
+ em hãy tả sơ lược và nêu cảm nhận về bức tượng hoặc bức phù điêu đó
Hoạt động 3: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc hs sưu tầm ảnh về điêu khắc cổ
Sưu tầm một số bài trang trí của học sinh lớp trước
Hs lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc