Giáo án môn Mĩ thuật khối 2

Giáo án môn Mĩ thuật khối 2

I. mục tiêu

- Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính, đậm, đậm vừa, nhạt.

- Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh

II. đồ dùng dạy học

Giáo viên

- Một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt

- Hình minh hoạ ba sắc độ đậm , đậm vừa và nhạt

- Phấn màu

- Bộ đồ dùng dạy học

Học sinh

- Giấy vẽ, vở tập vẽ

- Bút màu

 

doc 83 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1486Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật khối 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
Bài 1: vẽ trang trí
Vẽ đậm, vẽ nhạt
I. mục tiêu
- Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính, đậm, đậm vừa, nhạt.
- Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh
II. đồ dùng dạy học	
Giáo viên
- Một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt
- Hình minh hoạ ba sắc độ đậm , đậm vừa và nhạt
- Phấn màu
- Bộ đồ dùng dạy học
Học sinh
- Giấy vẽ, vở tập vẽ
- Bút màu
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp 
 Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
- Giới thiệu tranh ánh
+ Trong tranh ảnh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau, nhưng có ba sắc độ chính đó là: Đậm, đậm vừa, nhạt
- Học sinh nhận biết
+ Độ đậm
+ Đậm vừa
+ Nhạt
Hoạt động 2: Cách vẽ đậm vẽ nhạt
- Yêu cầu học sinh mở vở tập vẽ
- Xem hình 5 để nhận ra cách làm bài
- Dùng ba màu tự chọn để vẽ hoa, nhị, lá
- Yêu cầu bài tập
- Mỗi bông hoa vẽ độ đậm nhạt khác nhau, thứ tự từ đậm, đậm vừa, nhạt
- Vẽ màu vào ba bông hoa giống nhau ở vở tập vẽ
- Vẽ bằng màu hoặc chì đen
Hoạt động 3: Thực hành
- Giáo viên hướng dẫn giúp đỡ học sinh chọn màu và vẽ màu
- Học sinh làm bài: vẽ đậm nhạt vào ba bông hoa ở vở tập vẽ
Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá
- Nhận xét bài về độ đậm nhạt
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bài
 Dặn dò học sinh
- Chuẩn bị cho bài sau
 	Thứ ngày tháng năm 200
Bài 2: thường thức mĩ thuật
Xem tranh thiếu nhi
I. mục tiêu
- HS làm quen với tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới.
- Nhận biết vẻ đẹp của tranh quá sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu.
- Hiểu được tình cảm bạn bè được thể hiện qua tranh.
II. đồ dùng dạy học	
Giáo viên
- Tranh in trong Vở Tập vẽ 2, bài 2.
- Một số bức tranh của thiếu nhi Quốc tế, một vài tranh của thiếu nhi Việt Nam và tranh của HS những năm trước.
Học sinh
- Vở tập vẽ 2.
- Sưu tầm tranh của thiếu nhi Việt NAm và thiêu nhi thế giới.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp 
 Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài 
- Giới thiệu một số bức tranh của thiếu nhi Việt Nam để HS nhận biết: thiếu nhi Việt Nam cũng như thiếu nhi thế giới rất thích vẽ tranh và vẽ được những bức tranh đẹp.
+ Quan sát tranh.
Hoạt động 2: Xem tranh
Giới thiệu tranh Đôi bạn (tranh sáp màu và bút dạ của Phương Liên)và đặt câu hỏi:
+ Quan sát tranh Đôi bạn ở Vở Tập vẽ 2.
- Trong tranh vẽ những gì ?
+ Vẽ 2 bạn ở chính giữa tranh, cảnh vật xung quanh có lá cây, cỏ, bướm, và 2 chú gà.
- Hai bạn trong tranh đang làm gì ?
+ Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách.
- Trong tranh có những màu nào ?
+ Màu xanh của cây, áo màu vàng cam,.....
- Em có thích bức tranh này không ?
+ Nói lên cảm nhận của mình.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có ý kiến xây dựng bài.
Dặn dò HS 
- Sưu tầm tranh và tập nhận xét về nôi dung, cách vẽ tranh.
- Quan sát hình dáng lá cây trong thiên nhiên.
 	Thứ ngày tháng năm 200
Bài 3: vẽ theo mẫu
vẽ lá cây
I. mục tiêu
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẻ đẹp của một vài loại lá cây.
- Biết cách vẽ lá cây.
- Vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn 	
Giáo viên
- Tranh, ảnh một vài loại lá cây.
- Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ lá cây.
- Bài vẽ của HS năm trước.
Học sinh
- Vở Tập vẽ 2. 
- Một số lá cây.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp 
 Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
* Giới thiệu một số hình ảnh lá cây (tranh, ảnh, lá thật) để HS thấy được vẻ đẹp của chúng qua hình dáng và màu sắc. Đồng thời nhận gợi ý để HS nhận ra tên của các loại lá cây.
+ Quan sát lá cây và gọi tên của chúng.
- Lá bưởi có đặc điểm gì ? 
- Lá cây hoa hồng có đặc điểm gì ?
+ Lá bưởi ở phần cuống hơi bóp lại.
+ Lá trầu, lá khoai,... hình giống trái tim.
+ Lá cây hoa hồng ở mép lá có hình răng cưa,...
* Kết luận: Lá cây có nhiều loại và màu sắc khác nhau.
Hoạt động 2: Cách vẽ cái lá
- Giới thiệu hình hướng dẫn cách vẽ để HS nhận ra các bước để vẽ lá cây:
+ Quan sát.
- Vẽ lên bảng các bước vẽ để HS quan sát.
+ Vẽ hình dáng chung của cái lá;
+ Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết cho giống chiếc lá;
+ Vẽ màu theo ý thích. (có thể vẽ lá xanh non, xanh đậm, màu vàng, đỏ,...)
Hoạt động 3: Thực hành
+ Làm bài vào Vở Tập vẽ 2.bài 3.
- Cho HS xem một số bài vẽ của các bạn năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ.
+ Quan sát một số bài vẽ.
- Gợi ý HS 
+ Vẽ hình vừa với phần giấy;
+ Vẽ hình dáng của chiếc lá;
+ Vẽ màu có đậm, có nhạt.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Cùng HS nhận xét một số bài vẽ đã hoàn thành về:
+ Hình dáng (rõ đặc điểm);
+ Màu sắc (phong phú).
- Yêu cầu HS 
+ Tìm ra bài đẹp theo ý thích.
- Đánh giá một số bài.
Dặn dò HS 
+ Quan sát hình dáng và màu sắc của một số loại lá cây;
+ Sưu tầm tranh, ảnh về lá.
	Thứ ngày tháng năm 200
Bài 4: vẽ tranh
đề tài vườn cây
I. mục tiêu
- HS nhận biết một sô loại cây trong vườn.
- Vẽ được tranh Vườn cây và vẽ màu theo ý thích.
- Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng.
II. Chuẩn 	
Giáo viên
- Tranh, ảnh một vài loại cây.
- Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ cây.
- Bài vẽ của HS năm trước.
Học sinh
- Vở Tập vẽ 2. 
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp 
 Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài 
- Giới thiệu tranh, ảnh và đặt câu hỏi gợi ý để HS trả lời:
- Quan sát tranh, ảnh.
- Trong tranh, ảnh này có những cây gì ?
+ Cây cam, cây cau, cây chuối,....
- Em hãy kể tên những loại cây mà em biết, tên cây, hinh dáng, đặc điểm.
+ Kể tên một số loại cây mà em biết và đặc điểm của chúng.
* Tóm tắt: Vườn cây có nhiều loại cây hoặc chỉ có một loại cây (dừa, hoặc na, mít, xoài,...).
- Loại cây có hoa, có quả. 
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Gợi ý HS nhớ lại hình dáng, màu sắc loại cây mình định vẽ.
+ Nhớ lại hình dáng, màu sắc cây mình định vẽ.
- Cho HS quan sát hình hướng dẫn cách vẽ:
+ Quan sát.
- Hướng dẫn HS cách vẽ:
+ Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau.
+ Vẽ thêm một số chi tiết cho sinh động như: hoa, quả, thúng, sọt đựng quả, người hái quả,...
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành
+ Làm bài vào Vở Tập vẽ 2.
- Gợi ý HS
+ Vẽ hình vừa với phần giấy;
+ Ve vườn cây và vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
- Cùng HS nhận xét một số bài đã hoàn thành về : 
+ Bố cục (hinh vẽ vừa với phần giấy.
+ Cách vẽ màu (hài hoà, đẹp mắt).
- Yêu cầu HS 
+ Tìm ra bài đẹp theo ý thích.
- Đánh một số bài
Dặn dò HS 
+ Quan sát hình dáng, màu sắc một sô con vật;
+ Sưu tâm tranh, ảnh các con vật.
 Thứ ngày tháng năm 200
Bài 5:
vẽ con vật
I. mục tiêu
- HS nhận biết đặc điểm một số con vật.
- Biết cách vẽ con bật.
- Vẽ được con vật theo ý thích.
II. Chuẩn 	
Giáo viên
- Tranh, ảnh một số con vật.
- Hình hướng dẫn cách vẽ.
- Bài vẽ của HS năm trước.
Học sinh
- Vở Tập vẽ 2. 
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp 
 Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
- Giới thiệu tranh, ảnh một số con vật (con trâu, con lợn, con gà,....) và gợi ý để HS nhận biết : 
- Tên con vật ?
- Hình dáng, đặc điểm ?
+ Con gà, con trâu, con mèo,....
+ Con gà có hai chân, trên đầu có mào,....
+ Con mèo có bốn chân, có đuôi dài,....
- Các phân chính của con vật ?
+ Đầu, thân, chân, đuôi,....
- Màu sắc của các con vật ?
+ Con gà có màu đỏ, vàng, đen,...
+ Con mèo có màu trắng, vàng, đen,...
- Em hãy kể tên một số con vật quen thuộc mà em biết ?
+ 2 - 3 HS kể tên một số con vật quen thuộc.
Hoạt động 2: Cách vẽ
- Hướng dẫn vẽ trên bảng theo các bước:
+ Quan sát.
+ Vẽ các bộ phận chính trước (đầu, mình, chân).
+ Vẽ chi tiết (mắt, đuôi,....).
+ Vẽ màu.
* Yêu cầu SH nói lên con vật mình định vẽ ?
+ 2 - 3 trả lời.
Hoạt động 3: Thực hành
- Cho HS quan sát một số bài vẽ của các bạn năm trước khi vẽ:
+ Quan sát tranh rút kinh nghiệm khi làm bài về cách sắp xếp hình vẽ vừa với phần giấy,... 
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở Tập vẽ 2, bài 5.
+ Làm bài vào Vở Tập vẽ 2, bài 5.
* Gợi ý HS vẽ hình vừa với phần giấy.
- Vẽ thêm cỏ cây, hoa lá, người,... để bài vẽ hấp dẫn hơn.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu HS tự giới thiệu về bài vẽ của mình.
+ 4 - 5 giới thiệu về bài vẽ của mình.
- Nhận xét và bổ xung.
- Đánh giá một số bài.
Dặn dò HS 
+ Sưu tâm tranh, ảnh các con vật.
+ Tìm và xem tranh dân gian.
	Thứ ngày tháng năm 200
Bài 6: vẽ trang trí
Màu sắc, cách vẽ màu vào hình có sẵn
I. mục tiêu
- HS sử dụng được ba màu đã học ở lớp 1.
- Biết thêm bà màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: da cam, tím, xanh lá cây.
- Vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích.
II. Chuẩn 	
Giáo viên
- Bảng màu cơ bản và ba màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn.
- Một số tranh, ảnh hoa quả, đồ vật với các màu: đỏ, vàng, xanh lam, da cam, tím, xanh lá cây.
- Một số tranh dân gian: Gà mái, Lợn nái, Vinh hoa, Phú quý,....
Học sinh
- Vở Tập vẽ 2. 
- Màu vẽ.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp 
 Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài 
* Giới thiệu một số tranh, ảnh để HS nhận biết:
+ Quan sát tranh, ảnh.
- Màu sắc trong thiên nhiên luôn thay đổi và phong phú. Hoa, quả, cây, đất, trời, mây, núi, các con vật,...đều có màu sắc đep.
- Đồ vật do con người làm ra cũng có nhiều màu như: quyển sách, cái bút, cặp sách, quần áo,....
* Tóm tắt: Màu sắc làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh chỉ ra các màu: 
- Màu đỏ, màu vàng, màu lam.
+ Quan sát tranh chỉ ra các màu: Đỏ, vàng, lam,....
- Màu da cam, màu tím, màu xanh lá cây.
- Yêu cầu HS tìm ra các màu trên ở hộp chì màu, sáp màu.
+ Tìm ra các màu trên hộp sáp màu.
* Giới thiệu bảng màu cở bản và ba màu  ... ật.
 Thứ 3 ngày 6 tháng 4 năm 2010
Tuần :29
Tiết:2
Bài 29: 
vẽ con vật
I. mục tiêu
- HS nhận biết hình dáng con vật.
- Vẽ được con vật theo trí tưởng tượng.
- Yêu mến các con vật nuôi trong nhà.
II. Chuẩn 	bị	
Giáo viên
- Tranh, ảnh về các con vật.
- Một số bài vẽ của HS năm trước.
Học sinh
- Vở Tập vẽ 2. 
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp 
1p
 Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài mới 
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
5p
- Giới thiệu tranh, ảnh con vật để SH quan sát và đặt câu hỏi để HS tìm hiểu về nội dung bài học:
+ Quan sát tranh, ảnh.
- Đây là con gì ?
+ Nêu tên của con vật;
- Hình dáng ,các bộ phận của con vật như thế nào ?
+ Hình dáng con gà không to lắm, gà trống có cái mào đỏ, cổ cao, lông đuôi dài và nhiều màu, có hai chân,....
- Em nhận ra con trâu, con gà, con mèo dựa vào những đặc điểm gì ?
+ Con châu có cái sừng dài cong và to,....
- Hình dáng của con vật khi hoạt động như thế nào ? thay đổi như thế nào ?
+ Đi, đứng, chạy, nhảy,.......
- Ngoài những hình ảnh con vật đã xem: yêu cầu HS kể tên một số con vật mà em biết và miêu tả hình dáng, đặc điểm chính của chúng.
+ Kể tên một số con vật và miêu tả chúng.
- Em thích con vật nào nhất ?
+ Nêu lên con vật mình thích.
- Sau khi HS trả lời GV gợi ý cho các em về những đặc điểm nổi bật của con vật để các em vẽ:
Hoạt động 2: Cách vẽ con vật 
5p
* Vẽ lên bảng các bước vẽ con vật để HS quan sát:
+ Chú ý quan sát;
+ Vẽ các bộ phận chính của con vật (thân, đầu).
+ Vẽ các bộ phận khác (chân, tai, đuôi).
+ Vẽ màu theo ý thích
Hoạt động 3: Thực hành 
20p
- Trước khi làm bài cho HS quan một bài vẽ con vật của các bạn năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ:
+ Quan một số bài vẽ con vật của các bạn năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ:
- Yêu cầu HS làm bài vào phần giấy trong bài 29, Vở Tập vẽ 2.
+ Làm bài vào phần giấy trong bài 29, Vở Tập vẽ 2.
- Nhắc HS + Chọn con vật quen thuộcvà yêu thích để vẽ.
- Gợi ý HS 
+ Chọn con vật có hình dáng đơn giản để vẽ. 
+ Có thể vẽ một con hoặc nhiều con rồi sắp xếp thành bố cục.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
3p
- Gới ý HS nhận xét một số bài vẽ về :
+ Hình dáng chung (rõ đặc điểm, đẹp); 
+ Các bộ phận, chi tiết (hợp lí, sinh động);
+ Màu sắc (hài hoà, vui tươi,...).
- Yêu cầu HS xếp loại một số bài theo cảm nhân riêng.
- Tóm tắt và khen ngợi một số bài vẽ đẹp.
+ Xếp loại một số bài theo cảm nhân riêng.
Dặn dò HS 
- Sưu tầm tranh, ảnh về để tài môi trường.
IV. Rỳt kinh nghiệm :
	...
*********************************************
 Thứ 3 ngày 16 tháng 4 năm 2010
Tuần :30
Tiết:2
Bài 30: vẽ tranh
đề tài vệ sinh môi trường
I. mục tiêu
- HS hiểu về vệ sinh môi trường.
- Biết cách vẽ tranh.
- Vẽ được tranh đề tài Vệ sinh môi trường.
II. Chuẩn 	bị	
Giáo viên
- Tranh, ảnh về vệ sinh môi trường.
- Tranh của HS về đề tài Vệ sinh môi trường và Tranh phong cảnh.
Học sinh
- Vở Tập vẽ 2. 
- Tranh,ảnh phong cảnh.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp 
1p
 Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài mới 
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
5p
* Giới thiệu tranh, ảnh phong cảnh và gợi ý HS nhận biết:
+ Quan sát tranh, ảnh.
- Vẻ đẹp của môi trường xung quanh.
- Sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp.
* Đặt câu hỏi để HS thấy những công việc phải làm để cho môi trường xanh - sạch - đẹp như.
+ Trả lời câu hỏi.
- Lao động vệ sinh ở trường, ở nhà, đường làng ngõ xóm,...;
- Trồng cây xanh ;
- Nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
5p
* Gợi ý cho HS vẽ theo một số nội sung như:
+ Lắng nghe.
- Cảnh làm vệ sinh ở sân trường và nơi công cộng,.... ;
- Tìm hình ảnh cho các nọi dung.
* Gợi ý cách vẽ tranh:
+ Lắng nghe.
- Vẽ hình ảnh chính trước (có thể vẽ to, vẽ ở giữa tranh) ;
- Vẽ hình ảnh phụ sau cho rõ nội dung tranh ;
- Vẽ màu tươi, trong sáng.
Hoạt động 3: Thực hành
23p
* Cho HS xem một số tranh về đề tài Vệ sinh môi trường của các năm trước để tham khảo.
+ Xem một số tranh về đề tài Vệ sinh môi trường của các năm trước để tham khảo.
* Yêu cầu HS làm bài vào phần giấy trong bài 30, Vở Tập vẽ 2.
+ Làm bài vào phần giấy trong bài 30, Vở Tập vẽ 2.
* Gợi ý HS :
- Cách tìm, chọn nội dung.
- Vẽ hình chính, hình phụ sao cho rõ nội dung tranh.
- Cách tìm và vẽ màu (màu có đậm, có nhạt).
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
3p
* Hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ về:
+ Nhận xét một số bài vẽ.
- Nội dung tranh : Vẽ hoạt động nào ?
- Những hình ảnh trong tranh.
- Màu sắc trong tranh.
* Yêu cầu HS tìm ra bài đẹp theo ý thích.
+ Tìm ra bài đẹp theo ý thích.
* Đánh giá một số bài
Dặn dò HS 
- Về nhà làm tiếp bài (nếu chưa xong).
- Sưu tầm tranh phong cảnh.
- Xem lại bài Vẽ trang trí (bài 14).
IV. Rỳt kinh nghiệm :
	...
*********************************************
 Thứ 3 ngày 20 tháng 4 năm 2010
Tuần :31
Tiết:2
Bài 31: vẽ trang trí
Trang trí hình vuông
I. mục tiêu
- HS biết đượccách trang trí hình vuông đơn giản.
- Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
- Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của sự cân đối trong trang trí hình vuông.
II. Chuẩn 	bị	
Giáo viên
- Một số bài trang trí hình vuông.
- Hình vẽ một số hoạ tiết.
Học sinh
- Vở Tập vẽ 2. 
- Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp 
 Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài mới 
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
5p
* Gợi ý để HS tìm các đồ vật dạng hình vuông có trang trí (viên gạch lát nền, cái khăn, tấm thảm,...).
+ Kể tên một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí.
* Giới thiệu một số hình vuông có trang trí và gợi ý HS nhận xét:
+ Quan sát một số hình vuông có trang trí và nhận xét.
- Hình vuông được trang trí bằng hoạ tiết gì ?
+ Hoạ tiết là hoa, lá, các con vật, hìhn vuông, tam giác,...
- Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào ?
+ Sắp xếp đối xứng.
- Hoạ tiết chính, phụ thường vẽ như thế nào, ở đâu ?
+ Hoạ tiết chính (to) thường ở giữa, hoạ tiết nhỏ (phụ) ở 4 góc và xung quanh.
- Màu sắc trong các bài trang trí như thế nào ?
+ Đơn giản, ít màu, hoạ tiết giống nhau, vẽ cùng một màu.
Hoạt động 2: Cách trang trí
5p
* Đặt câu hỏi để HS trả lời: 
- Khi trang trí hình vuông em sẽ chọn hoạ tiết gì ?
+ Hoa, lá, con vật,...
- Khi đã có hoạ tiết, cần phải sắp xếp như thế nào ?
+ Sắp xếp các hoạ tiết đối xứng nhau qua trục.
* Tóm tắt: Trang trí hình vuông cần lưu ý:
+ Lắng nghe.
- Chọn hoạ tiết thích hợp (dạng hình vuông, hình tam giác, hình tròn,...).
- Chia hình vuông thành các phần bằng nhau ;
- Vẽ hoạ tiết chính vào giữa hình vuông ;
- Vẽ hoạ tiết phụ bốn góc hoặc xung quanh;
- Hoạ tiết giống nhau cần vẽ đều nhau ;
- Vẽ màu hoạ tiết và vẽ nền.
Hoạt động 3: Thực hành
23p
* Cho HS xem một số bài trang trí hình vuông của các bạn năm trước để tham khảo:
+ Xem một số bài trang trí hình vuông của các bạn năm trước để tham khảo:
* Yêu cầu HS làm bài vào phần giấy trong bài 31, Vở Tập vẽ 2.
+ Làm bài vào phần giấy trong bài 31, Vở Tập vẽ 2.
* Gợi ý HS:
- Kẻ trục, chọn hoạ tiết, sắp xếp hoạ tiết vào hình vuông sao cho cân đối.
- Hoạ tiết giống nhau cần vẽ đều nhau.
- Vẽ màu gọn, không ra ngoài hình vẽ.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
3p
* Hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ về:
+ Nhận xét một số bài vẽ.
- Cách vẽ hoạ tiết (cân đối, đẹp).
- Cách vẽ màu (đẹp, có đậm, có nhạt).
* Yêu cầu HS tìm ra bài đẹp theo ý thích.
+ Tìm ra bài đẹp theo ý thích.
* Đánh giá một số bài.
Dặn dò HS
- Về nhà tự trang trí hình vuông theo ý thích. 
- Sưu tầm tranh. ảnh về tượng.
IV. Rỳt kinh nghiệm :
	...
*********************************************
 Thứ 3 ngày 20 tháng 4 năm 2010
Tuần :31
Tiết:2
Bài 33: Vẽ Theo Mẫu
Vẽ Cái Bình Đựng Nước (Vẽ hình)
I. mục tiêu
- Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc của bình đựng nước.
- Tập quan sát, so sánh tỉ kệ của bình.
- Vẽ được cái bình đựng nước.
II. Chuẩn 	bị	
Giáo viên
- Cái bình đựng nước.
- Một số bài vẽ của HS năm trước.
Học sinh
- Vở Tập vẽ 2. 
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp 
1p
 Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài mới 
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
3p
* Giới thiệu mẫu và gợi ý để HS nhận biết:
+ Quan sát mẫu.
- Có nhiều loại bình đựng nước khác nhau.
- Bình đựng nước gồm có nắp, miệng, thân, đáy và tay cầm. 
* Yêu cầu HS nhìn cái bình đựng nước từ nhiều hướng khác nhau để các em thấy hình dáng của nó có sự thay đổi, không giống nhau (có chỗ không thấy tay cầm hoặc chỉ thấy một phần).
+ Quan sát, tìm ra đặc điểm của mẫu.
Hoạt động 2: Cách vẽ 
4’
* Vẽ phác hình bình đựng nước có kích thước khác nhau lên bảng và đặt câu hỏi : Hình vẽ nào đúng (sai) so với mẫu cái bình đựng nước
+ Quan sát hình và tìm ra hình nào đúng so với mẫu.
* Nhắc HS cách bố cục: Vẽ cái bình không to, nhỏ hay lệch quá so với phần giấy trong Vở Tập vẽ.
+ Lắng nghe.
* Hướng dẫn cách vẽ:
- Quan sát mẫu và ước lượng chiều ngang và chiều cao của cái bình để vẽ khung hình và vẽ trục.
- Sau đó tìm vị trí các bộ phận (nắp, quai, miệng, thân, đáy, tai cầm) và đánh dấu vào khung hình.
- Vẽ hình toàn bộ bằng nét thẳng mờ.
- Nhìn mẫu vẽ cho đúng cái bình đựng nước.
Hoạt động 3: Thực hành
23’
* Yêu cầu HS 
- Vẽ được cái bình đựng nước gần giống mẫu và vừa với phần giấy quy định.
- Sau khi hoàn thành bài vẽ HS tự trang trí theo cho bình đựng nước ý thích.
+ Làm bài vào phần giấy trong bài 33, Vở Tập vẽ 2.
* Gợi ý HS 
- Vẽ hình vừa với phần giấy quy định ;
- Tìm tỉ lệ các bộ phận.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
3’
* Hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ về:
+ Nhận xét một số bài
- Hình vẽ (rõ đặc điểm, vừa với phần giấy).
- Cách trang trí.
* Yêu cầu HS tìm ra bài đẹp theo ý thích.
+ Tìm ra bài đẹp theo ý thích.
* Đánh giá một số bài.
Dặn dò HS 
1’
- Quan sát phong cảnh nơi em ở (nhà, cây, đường sá, ao, hồ,...).

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN MY THUAT 12345.doc