Giáo án môn Luyện từ và câu - Tuần 26 đến tuần 34

Giáo án môn Luyện từ và câu - Tuần 26 đến tuần 34

TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN.

DẤU PHẨY.

I.MỤC TIÊU :

- Nhận biết được một số loài cá nước mặn, nước ngọt ( BT1 ); kể tên được một số con vật sống dưới nước( BT2 ).

- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy (BT3 ).

- HS ham thích thiên nhiên.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

 - Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi BT để kiểm tra bài cũ.

 - Từ ghi ở bảng nhỏ ( BT1 ), ghi BT3 ở bảng phụ.

 - Tranh SGK.

 

doc 17 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Luyện từ và câu - Tuần 26 đến tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	05/03/10	Tuần : 26
	Ngày dạy :	11/03/10	Tiết : 26 
TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN.
DẤU PHẨY.
I.MỤC TIÊU :
- Nhận biết được một số loài cá nước mặn, nước ngọt ( BT1 ); kể tên được một số con vật sống dưới nước( BT2 ).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy (BT3 ).
- HS ham thích thiên nhiên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 	- Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi BT để kiểm tra bài cũ.
 	 - Từ ghi ở bảng nhỏ ( BT1 ), ghi BT3 ở bảng phụ.
 	 - Tranh SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
5’
32’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi : Vì sao? 
- GV đính bảng phụ có viết sẵn 2 câu văn.
+ Đêm qua cây đổ vì gió to.
+ Cỏ cây héo khô vì han hán.
- Nhận xét ghi điểm HS.
3.Bài mới : 
*Giới thiệu bài : Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy. 
*Hướng dẫn làm bài 
wBài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Y/C HS quan tranh về các loài cá.
- Gọi HS đọc tên các loài cá trong tranh.
- GV nhắc lại cách thực hiện BT.
- Cho HS suy nghĩ ( 3’ ). Sau đó gọi 2 nhóm, mỗi nhóm 3 HS lên gắn vào bảng theo yêu cầu.
- Gọi HS nhận xét và chữa bài.
- Cho HS đọc lại bài theo từng nội dung: Cá nước mặn; Cá nước ngọt.
 wBài 2 :
- Cho HS đọc y/c BT.
- Y/C HS quan sát tranh minh hoa SGKï.
- Gọi 1 HS đọc tên các con vật trong tranh.
- Chia lớp thành 2 nhóm thi tiếp sức. Mỗi HS viết nhanh tên một con vật sống dưới nước rồi chuyển phấn cho bạn. Sau thời gian quy định, HS các nhóm đọc các từ ngữ tìm được. Nhóm nào tìm được nhiều từ sẽ thắng.
-Tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
wBài 3 : Những chỗ nào trong câu 1 và 4 còn thiếu dấu chấm.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Treo bảng phụ và gọi HS đọc đoạn văn.
- Gọi HS đọc câu 1 và 4.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Ghi điểm.
-Gọi HS đọc lại bài làm.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Dặn dò HS ghi nhớ cách dùng dấu phẩy, kể lại cho người thân nghe về những con vật ở dưới nước mà em biết.
- Chuẩn bị : Ôn tập giữa HKII.
-HS lên bảng đặt câu hỏi cho phần được gạch chân.
- Nhận xét. 
1/
- Đọc đề bài
- Quan sát tranh.
- 2 HS đọc.
-Lắng nghe.
-Thảo luận nhóm đôi.
-HS trình bày bằng cách đính bảng có ghi từ.
Cá nước mặn 	Cá nước ngọt
(cá biển) (cá ở sông, hồ,ao)
cá thu	cá mè
cá chim	cá chép
cá chuồn	cá trê
cá nục	cá quả (cá
 chuối)
-Nhận xét, chữa bài.
-2 HS đọc nối tiếp mỗi loài cá.
2/
- 1 HS đọc.
- Quan sát tranh.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm : Tôm, sứa, ba ba.
- HS thi tìm từ ngữ. Ví dụ : cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chày, cá diếc, cá rô, ốc, tôm, cua, cáy, trạch, trai, hến, trùng trục, đỉa, rắn nước, ba ba, rùa, cá mập, cá thu, cá chim, cá nụ, cá nục, cá hồi, cá thờn bơn, cá voi, cá mập, cá heo, cá kiếm, hà mã, cá sấu, sư tử biển, hải cẩu, sứa, sao biển,
3/
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc lại đoạn văn.
- 2 HS đọc câu 1 và câu 4.
-1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 
-Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều  Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
-2 HS đọc lại.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 27 : ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HK II
Ngày soạn :	14/03/10	Tuần : 28
	Ngày dạy : 25/03/10	Tiết : 28
TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. 
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : ĐỂ LÀM GÌ ?
DẤU CHẤM, DẤU PHẨY.
I.MỤC TIÊU :
	-Nêu được một số từ ngữ về cây cối. (BT1)
	-Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì ? (BT2) ; điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3).
 - Ham thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
1’
4’
30’
1’
2’
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
-Nhận xét bài kiểm tra.
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : với chủ đề về Cây cối tiết luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các con được biết thêm về nhiều loại cây và ích lợi của chúng. Biết dùng cụm từ “Để làm gì ?”và làm bài tập về dùng dấu chấm, dấu phẩy.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 
MT: Nhận biết các loại cây, ích lợi của chúng.
wBài 1 : 
-Gọi 2 HS đọc y/c + GV đọc y/c
-Cho HS xác định y/c + GV gạch chân.
-Vậy có tất cả mấy nhóm ? (5nhóm).
-Là những nhóm nào ?
-GV giải thích : Cây lương thực, thực phẩm là cây dùng lá, thân, hạt, rễ làm thức ăn cho người và động vật.
-Y/c HS nêu ví dụ : lúa 
-Ở bài tập này cô chia lớp thành 4 nhóm. Các em sẽ thảo luận và ghi kết quả vào giấy thời gian 5’
-Phát giấy và bút cho HS.
-Gọi HS lên dán phần giấy của mình.
-GV chữa.
-Gọi HS đọc tên từng cây.
-Có những loài cây vừa là cây bóng mát, vừa là cây ăn quả, vừa là cây lấy gỗ như cây: mít, nhãn
ªNgoài các loại cây cô và các em vừa ghi nhận được, còn nhiều cây mà ta không ghi. Các em về tìm hiểu thêm.
*Chuyển ý : Vậy những loại cây các em ghi được ở BT1 này có ích lợi như thế nào? Để có câu trả lời đúng cô và các em sang bài tập 2.
 wBài 2 : 
-GV gọi 2HS đọc y/c.
-Cho HS xác định y/c + GV gạch dưới từ ngữ quan trọng.
-Ở bài tập 1 chúng ta đã tìm được một số loại cây. Các con hãy chọn cho cô một cây ? 
-Với từ cam các con hãy đặt cho cô 1 câu hỏi có từ “để làm gì” ? + GV ghi bảng.
-Nhận xét. 
-Vậy người ta trồng cây cam để làm gì ?
GV ghi bảng.
-Nhận xét. 
-GV gọi 2 HS hỏi – đáp lại bài mẫu.
-Cô và các em vừa thực hiện mẫu. Vậy cô cho các em suy nghĩ 1’ chọn 1 loại cây ở bài tập 1 để đặt câu hỏi với từ “để làm gì” ?
-Cho HS thực hành theo nhóm đôi.
 wBài 3 :
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho 1 HS làm bài vào bảng phụ. HS cả lớp làm vào Vở bài tập.
-Gọi HS nhận xét, chữa bài.
-Vì sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu phẩy?
-Vì sao lại điền dấu chấm vào ô trống thứ hai ? 
4.Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị : Từ ngữ về cây cối.
- Hát
- Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm.
-1 HS kể.
- HS thảo luận nhóm và điền tên các loại cây mà em biết.
- Đại diện 1 nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm lên bảng.
- 1 HS đọc.
-Dựa vào kết quả bài tập 1, hỏi - đáp theo mẫu sau.
-Ví dụ : Cây cam.
-Người ta trồng cây cam để làm gì?
-Nhận xét. 
-Người ta trồng cây cam để ăn quả.
-Nhận xét. 
-2 HS hỏi – đáp lại bài mẫu.
-HS suy nghĩ 1’.
-1 HS nêu câu hỏi + 1 HS trả lời.
-10 cặp.
- Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống.
-1 HS làm bài vào bảng phụ. HS cả lớp làm vào Vở bài tập.
“Chiều qua, Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Song Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé!”
+ Vì cụm từ đó chưa rõ nghĩa.
+ Vì cụm từ này đã rõ nghĩa và chữ đầu câu sau đã viết hoa.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	29/03/10	Tuần : 29
	Ngày dạy : 01/04/10	Tiết : 29
TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI 
 ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ ?
I.MỤC TIÊU :
	-Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối (BT1, BT2).
	-Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì ? (BT3).
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -GV : Tranh vẽ một cây ăn quả. Giấy kẻ sẵn bảng để tìm từ theo nội dung bài 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
 HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
4’
1’
7’
15’
10’
1’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Từ ngữ về cây cối. Đặt và TLCH Để làm gì?
-GV nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới :
 *Giới thiệu bài :
*Hướng dẫn làm bài tập.
wBài 1.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Treo tranh vẽ một cây ăn quả, yêu cầu -HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi trên.
-GV nhận xét - kết luận
 wBài 2
-Chia lớp thành 8 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy rôki to, 2 bút dạ và yêu cầu thảo luận nhóm để tìm từ tả các bộ phận của cây.
-Yêu cầu các nhómđính kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng, cả lớp cùng kiểm tra – nhận xét
wBài 3 
-Bạn gái đang làm gì?
-Bạn trai đang làm gì?
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp theo yêu cầu của bài, sau đó gọi HS thực hành trước lớp.
-GV nhận xét
4.Củng cố – Dặn dò :
- Hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương.
-2 HS thực hiện hỏi đáp theo mẫu CH có từ “Để làm gì?”
-1 HS đọc yêu cầu
-Bài tập yêu cầu chúng ta kể tên các bộ phận của một cây ăn quả.
 Trả lời : Cây ăn quả có các bộ phận: gốc cây, ngọn cây, thân cây, cành cây, rễ cây, hoa, quả, lá.
-1 HS đọc yêu cầu
-Hoạt động theo nhóm: 
+ Nhóm 1: Các từ tả gốc cây: to, sần sùi, cứng, ôm không xuể,
+ Nhóm 2: Các từ tả ngọn cây: cao, chót vót, mềm mại, thẳng tắp, vươn cao, mập mạp, khoẻ khoắn,
+ Nhóm 3: Các từ tả thân cây: to, thô ráp, sần sùi, gai góc, bạc phếch, khẳng khiu, cao vút,
+ Nhóm 4: Các từ tả cành cây: khẳng khiu, thẳng đuột, gai góc, phân nhánh, qoắt queo, um tùm, toả rộng, cong queo,
+ Nhóm 5: Các từ tả rễ cây: cắm sâu vào lòng đất, ẩn kĩ trong đất, nổi lên mặt đất như rắn hổ mang, kì dị, sần sùi, dài, uốn lượn,
+ Nhóm 6: Tìm các từ tả hoa: rực rỡ, thắm tươi, đỏ thắm, vàng rực, khoe sắc, ngát hương,
+ Nhóm 7: Tìm các từ ngữ tả lá: mềm mại, xanh mướt, ... xét tiết học – Tuyên dương.
-1 HS lên nêu các từ chỉ các bộ phận của cây và các từ dùng để tả từng bộ phận
-2 HS thực hiện hỏi đáp có cụm từ “Để làm gì?”
-1 HS đọc yêu cầu
-Thảo luận và ghi kết quả vào phiếu.
-Sau 5 phút thảo luận, các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
a) yêu, thương, yêu quý, quý mến, quan tâm, săn sóc, chăm chút, chăm lo,
b) kính yêu, kính trọng, tôn kính, biết ơn, nhớ ơn, thương nhớ, nhớ thương,
-1 HS đọc yêu cầu
-Nhiều HS nêu – Nhận xét
+Em rất yêu thương các em nhỏ.
+Bà em săn sóc chúng em rất chu đáo.
+Bác Hồ là vị lãnh tụ muôn văn kính yêu của dân tộc ta.
-Đọc yêu cầu
-Làm vào vở bài tập-
-Nhiều HS nêu miệng
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	 08/04/10	Tuần : 31
	Ngày dạy : 15/04/10	Tiết : 31
TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ – DẤU CHẤM , DẤU PHẨY
I.MỤC TIÊU :
 -Chọn được từ ngữ cho trước để điền đúng vào đoạn văn (BT1) ; tìm được một vài từ ngữ ca ngợi Bác Hồ (BT2).
	-Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3).
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -GV :Bài tập 1 viết trên bảng. Thẻ ghi các từ ở BT1. BT3 viết vào bảng phụ. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
 HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
4’
1’
10’
10’
13’
1’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Từ ngữ về Bác Hồ.
-GV nhận xét.
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay các em sẽ được ôn tập về dấu chấm, dấu phẩy và mở rộng vốn từ theo chủ đề Bác Hồ.
*Hướng dẫn HS làm bài tập.
wBài 1 :
-Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập.
-Khi đọc đoạn văn này các em có hiểu đoạn văn này nói gì không ? 
-Để giúp các em hiểu rõ nội dung đoạn văn này cô và các em đi vào bài tập 1.
-Bài này yêu cầu gì ? 
-Đó là những từ nào ? 
-Râm bụt , tinh khiết có nghĩa là gì ?
-GV chia nhóm 2 HS và chọn 2 nhóm đính các từ vào chỗ chấm cho phù hợp.
-GV nhận xét chốt ý đúng
-Qua đoạn văn này ta thấy Bác Hồ tuy là 1 vị Chủ Tịch nước nhưng Bác sống rất giản dị .Đó là một trong những đức tính rất cao quí của Bác.
 wBài 2 :
-Chia lớp làm 4 nhóm
- GV nhận xét, kết luận
-GV có thể bổ sung các từ mà HS chưa biết
wBài 3 :
- Hướng dẫn HS điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn.
- GV chấm vở nhận xét, nhận xét.
4.Củng cố – Dặn dò :
- Hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương.
-3 HS lên viết câu của bài tập 3 tuần 30.
-HS dưới lớp đọc bài làm của bài tập 2.
-1 HS đọc 
-HS trả lời
-Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
-Nhà sàn , râm bụt , đạm bạc , tinh khiết , tự tay )
-HS nêu
-Thảo luận ghi vào vở bài tập
-2 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận Nhận xét bổ sung
+Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng tinh khiết. Nhà Bác ở là một ngôi nhà sàn khuất trong vườn Phủ Chủ tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng râm bụt, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường tự tay chăm sóc cây, cho cá ăn.
-1 HS đọc lại đoạn văn
- Đọc yêu cầu
-Thảo luận và ghi kết quả vào phiếu
-Các nhóm lên trình bày
Ví dụ: tài ba, lỗi lạc, tài giỏi, yêu nước, thương dân, giản dị, hiền từ, phúc hậu, khiêm tốn, nhân ái, giàu nghị lực, vị tha
- Đọc yêu cầu
-Làm vào vở
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	17/04/10	Tuần : 32
	Ngày dạy :22/04/10	Tiết : 32
TỪ TRÁI NGHĨA – DẤU CHẤM , DẤU PHẨY
I.MỤC TIÊU :
 -Biết xếp các từ có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) theo từng cặp (BT1).
	-Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT2).
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -GV :Thẻ từ ghi các từ ở bài tập 1. Bảng ghi sẵn bài tập 1, 2. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
 HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
4’
1’
15’
13’
2’
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
-Chữa, nhận xét, cho điểm HS.
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : GV cho cả lớp tìm 1 bạn cao nhất và 1 bạn thấp nhất.
-Cho HS nói: cao nhất – thấp nhất.
-Cao và thấp là hai từ trái nghĩa. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng học về từ trái nghĩa và làm bài tập về dấu câu.
*Hướng dẫn HS làm bài 1 ,2
wBài 1
-Chia lớp làm 4 nhóm
- GV nhận xét, chốt ý
-GV cho HS thi tìm các từ trái nghĩa
-GV nhận xét - tuyên dương
wBài 2
- Yêu cầu HS điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ trống 
- GV chấm vở –nhận xét
4.Củng cố – Dặn dò :
-Trò chơi ô chữ.
-GV chuẩn bị các chữ viết vào giấy úp xuống : đen ; no, khen, béo, thông minh, nặng, dày.
-Gọi HS xung phong lên lật chữ. HS lật chữ nào phải đọc to cho cả lớp nghe và phải tìm được từ trái nghĩa với từ đó. Nếu không tìm được phải hát một bài.
-Nhận xét trò chơi
-Nhận xét tiết học.
-2 HS mỗi em viết 1 câu ca ngợi Bác Hồ.
-HS nêu
-1 HS đọc yêu cầu
-Thảo luận ghi kết quả vào phiếu.
- Trình bày kết quả thảo luận
Đẹp – xấu; ngắn – dài
Nóng – lạnh; thấp – cao.
Lên – xuống; yêu – ghét; chê – khen
Trời – đất; trên – dưới; ngày - đêm
-Thi đối đáp nhau
-1 HS đọc yêu cầu
-Làm vào vở.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : “Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. 
-HS tham gia trò chơi
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	07/05/10	Tuần : 33
	Ngày dạy :	13/05/10	Tiết : 33 
TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
I.MỤC TIÊU :
 -Nắm được một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp (BT1, BT2) ; nhận biết được những từ ngữ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam (BT3).
	-Đặt được một câu ngắn với một từ tìm được trong BT3 (BT4).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -GV : Tranh minh hoạ bài tập 1. Giấy khổ to 4 tờ và bút dạ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
1.Ổn định :
4’
2.Bài cũ : Từ trái nghĩa.
-2 HS nêu cặp từ trái nghĩa , đặt câu với từ đó.
1’
10’
7’
7’
9’
1’
-GV nhận xét ghi điểm
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Trong giờ học hôm nay các em sẽ được biết thêm rất nhiều nghề và những phẩm chất của nhân dân lao động. Sau đó, chúng ta sẽ cùng luyện cách đặt câu với các từ tìm được.
*Hướng dẫn làm bài 1,2
wBài 1
-Chia lớp làm 4 nhóm
- Hướng dẫn HS quan sát tranh, nói về nghề nghiệp của các người trong tranh
- GV nhận xét, chốt ý
-Vì sao em biết đây là công nhân , nông dân ?
wBài 2
-Ngoài những nghề này còn những nghề nào khác mà em biết ?
-Lớn lên em mơ ước được làm nghề gì ?
-Muốn làm các nghề đó ngay bây giờ em cần phải làm gì ?
-GV nhận xét, kết luận
wBài 3
-Chia nhóm 2 HS
-Chia lớp làm 2 nhóm
- GV nhận xét, chốt ý
-Kết hợp giáo dục HS
 wBài 4:
- GV chấm vở, nhận xét.
4.Củng cố – Dặn dò :
- Hỏi về nội dung bài.
-1 HS đọc yêu cầu
- Thảo luận ,ghi kết quả vào phiếu.
-Trình bày kết quả thảo luận.
Đáp án: 1) công nhân ;2) công an; 3) nông dân; 4) bác sĩ; 5) lái xe; 6) người bán hàng.
+Công nhân làm việc trên công trường. 
+Nông dân làm việc trên cánh đồng cùng với con trâu.
-1 HS đọc yêu cầu
-HS nêu miệng
-HS nêu
-HS nêu
-HS đọc yêu cầu
-Thảo luận nhóm
-Mỗi nhóm 4 HS lên thi đua gạch dưới từ chỉ phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
-Anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng.
-1 HS đọc yêu cầu
-Làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	15/05/10	Tuần : 34
	Ngày dạy :	20/05/10	Tiết : 34
TỪ TRÁI NGHĨA – TỪ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
I.MỤC TIÊU :
	-Dựa vào bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm được từ ngữ trái nghĩa điền vào chỗ trống trong bảng (BT1) ; nêu được từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2).
	-Nêu được ý thích hợp về công việc (cột B) phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp (cột A) –BT3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -GV : Bài tập 1, 3 viết vào giấy to. Bài tập 2 viết trên bảng lớp.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
1.Ổn định :
4’
2.Bài cũ : Từ ngữ chỉ nghề nghiệp. 
-GV nhận xét, ghi điểm.
-Đặt một câu nói về phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
1’
10’
13’
7’
1’
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Hướng dẫn HS làm bài 1,2.
wBài 1
- Hướng dẫn HS đọc lại bài văn, tìm từ trái nghĩa với các từ chỉ đặc điểm của bê cái
-Chia nhóm 2 HS 
- GV nhận xét, chốt ý
-Tìm những từ ngữ khác, ngoài bài trái nghĩa với từ rụt rè.
-Những con bê cái ăn nhỏ nhẹ, từ tốn, những con bê đực thì ngược lại. Con hãy tìm thêm các từ khác trái nghĩa với nhỏ nhẹ, từ tốn?
-Khen những HS tìm được nhiều từ hay và đúng.
 wBài 2
- Yêu cầu HS tìm các từ trái nghĩa với các từ cho sẵn
- GV nhận xét, kết luận
wBài 3
- Hướng dẫn HS nối các từ có nghĩa phù hợp
- GV chấm vở , nhận xét
4.Củng cố – Dặn dò :
- Hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương.
-1 HS đọc yêu cầu
-1 HS đọc bài Đàn bê của anh Hồ Giáo
-Thảo luận –trình bày
Lời giải: 
-Những con bê đực như những bé traikhoẻ mạnh, nghịch ngợm ăn vội vàng
-bạo dạn/ táo bạo
-ngấu nghiến/ hùng hục
-HS nêu
-1 HS đọc yêu cầu
-Hỏi đáp theo cặp
Đáp án: đầu tiên/ bắt đầu/
 biến mất/ mất tăm/
 cuống quýt/ hốt hoảng/
-1 HS đọc yêu cầu
-Làm vào vở bài tập-1 HS làm bảng phụ
RÚT KINH NGHIỆM
 Tuần 35
ÔN TẬP THI CUỐI HỌC KÌ II
˜& ™

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN TU VA CAU TUAN 26.doc