Giáo án môn học Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 21

Giáo án môn học Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 21

A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1/ Kỹ năng:

- Đọc trôi trảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng lúc.

- Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài (đoạn 1: vui tươi; đoạn 2, 3: ngạc nhiên, buồn thảm; đoạn 4: thương tiếc, trách móc).

2/ Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ mới: khôn tả, véo von, long trọng.

- Hiểu điều câu chuyện muốn nói.

3/ Thái độ:

- Hãy để cho chim được tự do, ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng trời.

B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc trong.

- Một bông hoa hoặc một bó cúc tươi.

C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định:

- Hát

2/ Bài cũ:

- GV kiểm tra bài cũ : Mùa nước nổi

- GV gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi 3, 4 SGK.

- GV nhận xét và cho điểm.

 

doc 25 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần	
21
Ngày
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Kỹ năng:
- Đọc trôi trảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng lúc.
- Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài (đoạn 1: vui tươi; đoạn 2, 3: ngạc nhiên, buồn thảm; đoạn 4: thương tiếc, trách móc).
2/ Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ mới: khôn tả, véo von, long trọng.
- Hiểu điều câu chuyện muốn nói.
3/ Thái độ:
- Hãy để cho chim được tự do, ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng trời.
B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc trong.
- Một bông hoa hoặc một bó cúc tươi.
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
- Hát
2/ Bài cũ: 
- GV kiểm tra bài cũ : Mùa nước nổi
- GV gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi 3, 4 SGK.
- GV nhận xét và cho điểm.
3/ Bài mới:
TIẾT 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1/ Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài :
 Trong các tuần 21, 22 các em sẽ được học các bài gắn với chủ điểm mới – Chim chóc.
- GV treo tranh và nói: 
 Truyện đọc mở đầu chủ điểm có tên gọi Chim sơn ca và bông cúc trắng. Các em đều biết: chim và hoa làm cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp. Trái đất của chúng ta sẽ rất buồn nếu vắng những bông hoa và thiếu tiếng hót của các loài 
chim. Thế mà chim sơn ca và bông cúc trắng trong truyện này lại có số phận rất buồn thảm. Các em hãy đọc truyện và xem câu chuyện muốn nói với ta điều gì? 
- GV ghi tựa bài lên bảng.
 2/ Giảng bài mới
 * Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài
- GV cho HS đọc thầm và phát hiện những từ mới, khó hiểu.
 a/ Luyện đọc câu:
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
- GV cần chú ý luyện phát âm các từ khó.
- GV nhận xét
 b/ Luyện đọc từng đoạn, bài:
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- GV đưa ra các câu luyện tập 
- GV yêu cầu HS đọc các từ cần giải nghĩa trong SGK.
 + Tìm từ trái nghĩa với buồn thảm.
- GV nhận xét
 c/ Luyện đọc theo nhóm
- GV cho HS đọc theo nhóm.
- GV cho mỗi nhóm cử đại diện đọc
 d/ Đọc đồng thanh
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS lắng nghe
- 1, 2 HS lặp lại.
- HS đọc bài 
- HS đưa ra các từ khó : Khôn tả, véo von, bình minh, cầm tù.
- HS đọc.
- HS phát âm các từ : Xòe cánh, xinh xắn, ẩm ướt, ngào ngạt, vặt
- HS đọc.
- HS luyện đọc
 + Chim véo von mãi / rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm//.
 + Tội nghiệp con chim // Khi nó còn sống và ca hát, / các cậu đã để mặt nó chết vì đói khát. // Còn bông hoa , / giá các cậu đừng ngắt nó / thì hôm nay / chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.
- HS đọc
 + Hớn hở, vui sướng, vui tươi,
- Các nhóm lần lượt đọc.
- Từng em đại diện nhóm đọc.
TIẾT 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 * Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 + Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. 
- GV chia nhóm và giao việc.
 + N1: Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào?
 + N2: Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm?
 + N3: Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình với chim, với hoa?
 + N4: Hành động của các cậu bé gây ra chuuyện gì đau lòng?
 + Hoạt động 2: Cả lớp.
 * Đoạn 1
- GV cho HS đọc đoạn 1:
- GV cho nhóm 1 trình bày.
- GV chốt ý đoạn 1: 
 Cuộc sống tự do, sung sướng của sơn ca và bông cúc.
 * Đoạn 2
- GV cho HS đọc đoạn 2:
- GV cho mời nhóm 2 trình bày.
- GV chốt ý đoạn 2: 
 Sơn ca bị cầm tù.
 * Đoạn 3
- GV cho HS đọc đoạn 3
- Mời nhóm 3 trình bày
- GV chốt ý đoạn 3: 
 Trong tù. 
 * Đoạn 4
- GV cho HS đọc đoạn 4 
- Mời nhóm 4 trình bày
- GV chốt ý đoạn 4: 
 Sự ân hận muộn màng
- GV hỏi: Em muốn nói gì với cậu bé ?
- GV nhận xét và giáo dục
 * Luyện đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu lại cả bài 
- GV cho đọc bài
 3/ Củng cố dặn dò:
- Củng cố bài
 Hãy bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Đừng đối xử với chúng vô tình như các cậu bé trong câu chuyện này
- Chuẩn bị bài mới 
- Nhận xét tiết học
- HS di chuyển làm 4 nhóm
-HS đọc
 + Chim tự do bay nhảy hót véo von. Cúc sống tự do, tươi tắn, xinh xắn
- 2 hs đọc lại
- HS đọc
 + Tiếng hót của chim buồn thảm vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lồng
- HS đọc
- HS trả lời 
 + Đối với chim: Hai cậu bé bắt chim nhốt vào lồng nhưng không cho chim ăn uống, để chim chết vì đói và khát
 + Đối với hoa: Hai cậu bé cắt hoa bỏ vào lồng mặc cho hoa đang nở rất đẹp
- HS đọc lại
- HS đọc
 + Sơn ca chết, Cúc héo hon
- 2 HS đọc lại
 + Đừng bắt chim, đừng hái hoa
 + Các bạn thật vô tình
- 3, 4 HS thi đọc lại truyện.
	* NHẬN XÉT :
...
Tuần
21
Ngày
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN : KỂ CHUYỆN
BÀI : CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1/ Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào gợi ý, kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “ Chim sơn ca và bông Cúc trắng “.
2/ Rèn kỹ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp theo lời bạn
B . CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi toàn bộ gợi ý kể chuyện
- Tranh ảnh của bài 
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
- Hát 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra bài cũ
- Gọi HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Ông Mạnh thắng thần gió và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV cho hs nhận xét 
- GV nhận xét và cho điểm
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1/ Giới thiệu bài:
- GV đặt câu hỏi :
 + Câu chuyện các em học trong tiết tập đọc trước có tên là gì ?
 Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ dựa vào gợi ý, kể lại được từng đoạn và toàn bộ truyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng”
- GV ghi tựa bài
 2/ Giảng bài mới
 * Hướng dẫn kể chuyện :
 + Hoạt động 1: Kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý 
- GV gọi HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn gợi ý từng đoạn câu chuyện.
 * Đoạn 1: Cuộc sống tự do, sung sướng của sơn ca và bông cúc
- GV gợi ý
 + Bông cúc đẹp như thế nào ?
 + Sơn ca làm gì và nói gì ?
 + Bông cúc vui như thế nào ?
- GV nhận xét
 * Đoạn 2: Sơn ca bị cầm tù
- GV gợi ý
 + Chuyện gì xảy ra vào sánh hôm sau ?
 + Bông cúc muốn làm gì ?
GV nhận xét
 * Đoạn 3: Trong tù
- GV gợi ý
 + Chuyện gì xảy ra với bông cúc?
 + Sơn ca và bông cúc thương nhau như thế nào?
- GV nhận xét
 * Đoạn 4: Các cậu bé
- GV gợi ý
 + Thấy sơn ca chết, các cậu bé làm gì ?
 + Các cậu bé có gì đáng trách?
- GV nhận xét
 + Hoạt động 2 : Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện.
 * Kể theo nhóm
- GV cho HS tập kể trong nhóm
- GV theo dõi chung, giúp đỡ từng nhóm làm việc.
 * Thi đua kể
- GV cho các nhóm thi kể chuyện.
- GV nhận xét.
 + Hoạt động 3: Sắm vai
- GV cho sắm vai 
 + Người dẫn chuyện
 + Bông cúc 
 + Sơn ca
 + 2 cậu bé 
-GV cho các nhóm thi đua kể và nhận xét
 3/ Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và thực hiện lời khuyên bổ ích của câu chuyện.
- Chuẩn bị bài mới
 + Chim sơn ca va bông cúc trắng.
- 1, 2 HS nhắc lại.
- 4 em đọc. Cả lớp đọc thầm.
- 1, 2 HS kể.
- Lớp nhận xét:
 * Nội dung
 * Cách diễn đạt
 * Cách thể hiện
-1, 2, 3 HS kể
- Lớp nhận xét
- 1, 2, 3 HS kể
- Lớp nhận xét
- 1, 2, 3 HS kể
- Lớp nhận xét
- Làm việc theo nhóm 
- Đại diện từng nhóm lên kể
- Nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm thi đua ( 4 HS kể )
- Các nhóm tự phân công 
- Lớp nhận xét cách kể của từng nhóm 
* NHẬN XÉT :
...
Tuần
21
Ngày
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN : CHÍNH TẢ
BÀI : CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
* Rèn kỹ năng chính tả:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng”.
- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ viết nhầm: ch / tr, uốt/ uốc.
B . CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết sẵn bài chính tả.
- Giấy khổ to và bút lông.
- Vở bài tập 
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
- Hát
2/ Bài cũ: 
- GV kiểm tra bài cũ
- GV cho HS viết lại 1 số từ ngữ HS viết chưa đúng ở tiết trước vào bảng con
- GV nhận xét. 
3/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1/ Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài
- GV ghi tựa bài
 2/ Giảng bài mới
 * Hướng dẫn chép chính tả
- GV đọc mẫu đoạn chép.
- GV giúp HS nắm nội dung đoạn viết 
 + Đoạn này cho em biết điều gì về cúc và sơn ca ?
- GV nhận xét 
 + Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. 
- GV yêu cầu HS phân tích và viết bảng con chữ khó.
- GV cho hướng dẫn phát âm
 + Hoạt động 2: Cá nhân
- GV đatë câu hỏi :
 + Đoạn chép có mấy câu?
 + Đoạn chép có những dấu câu nào?
 + Tìm những chữ bắt đầu bằng r, tr, s, những chữø có dấu hỏi, dấu ngã.
- GV hướng dẫn cách trình bày vở, tư thế ngồi viết.
- Yêu cầu HS chép bài vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn.
 + Hoạt động 3 : Chấm chữa bài:
- GV đọc lại bài.
- GV chấm một số vơ.û
 * Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 + Bài tập 2a.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ
- GV phát giấy và bút cho các nhóm thi tìm đúng, nhanh nhiều từ.
- GV nhận xét.
 + Bài tập 3b.
- GV cho đọc đề bài
- GV nhận xét
 3/ Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở ... ng dẫn của GV.
- HS quan sát
* NHẬN XÉT :
...
Tuần
21
Ngày
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : VÈ CHIM
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Kỹ năng đọc:
- Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ đúng câu vè.
- Biết đọc với giọng vui, nhí nhảnh.
2/ Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ : lon xon, tếu, nhấp nhen.
- Nhận biết các loài chim trong bài.
- Hiểu nội dung bài: đặc điểm, tính nết giống như con người của một số loài chim.
- Học thuộc lòng cả bài vè.
B . CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa một số loài chim trong bài vè, bổ sung thêm tranh ảnh ngoài SGK.
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
- Hát 
2/ Bài cũ: 
- GV kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài “Thông báo của thư viện vườn chim” và trả lời câu hỏi 2, 3, 4.
- 3 HS lần lượt đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và cho điểm.
- Nhận xét tiết học
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1/ Giới thiệu bài:
- GV treo tranh và hỏi: 
 + Bức tranh vẽ những gì ?
 + Trong thiên nhiên có hàng trăm loài chim. Bài vè các em học hôm nay sẽ giới thiệu cho các em biết tính nết của một số loài chim quen thuộc với chúng ta
- GV ghi tựa bài.
 2/ Bài mới 
 * Luyện đọc :
- GV đọc mẫu ( diễn cảm ) toàn bài.
- GV cho HS đọc thầm và phát hiện những từ ngữ khó hiểu
 a/ Luyện đọc từng câu:
- GV gọi HS nối tiếp nhau đọc từng 2 dòng thơ.
- GV chú ý luyện phát âm các từ khó 
 b/ Luyện đọc đoạn, bài:
- GV chia bài thơ làm 5 đoạn, mỗi đoạn 4 dòng thơ
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài
- Yêu cầu HS đặt câu với một số từ: lon xon, tếu, mách lẻo, lân la
- GV cho HS đọc theo nhóm
- Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện thi đua đọc .
- GV nhận xét
 c/ Đọc đồng thanh
- Cả lớp đọc đồng thanh.
 * Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 + Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. 
- GV cho chia nhóm thảo luận
 + N1: Tìm tên các loại chim được kể trong bài?
 + N2: Tìm những từ ngữ được dùng để gọi các loài chim.
 + N3: Tìm những từ ngữ được dùng để tả đặc điểm của các loài chim.
 + N4: Em thích con chim nào trong bài? Tại sao?
 + Hoạt động 2: Cả lớp.
 + Đoạn 1
- GV gọi 1 HS đọc cả bài
- GV mời nhóm 1 trình bày.
- GV nhận xét
- GV chốt ý và ghi bảng.
 Tên các loài chim có trong bài
 + Đoạn 2
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 2
- GV mời nhóm 2 trình bày.
- GV nhận xét
- GV chốt ý và ghi bảng.
 + Đoạn 3
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 3
- GV mời nhóm 3 trình bày.
- GV nhận xét
- GV chốt ý và ghi bảng.
 + Đoạn 4
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 4
- GV mời nhóm 4 trình bày.
- GV nhận xét
- GV chốt ý và ghi bảng.
- GV kết luận và ghi bảng :
 Đặc điểm, tính nết giống như con người của một số loài chim.
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài:
 * Luyện đọc diễn cảm + HTL:
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV hướng dẫn HS HTL bài vè.
 3/ Củng cố:
- GV có thể cho các em tập đặt một số câu vè nói về một con vật thân quen nào đó.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài vè và sưu tầm 1 vài bài vè dân gian.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài mới
- HS trả lời
 + Vẽ rất nhiều loài chim khác nhau.
- HS nhắc lại.
- HS đọc lại
- HS đọc thầm và phát hiện những từ ngữ khó hiểu
 + Lon xon, linh xinh, liếu điếu, nhấp nhen
- HS đọc.
 + Lon xon, sáo xinh, liếu điếu, chèo bèo.
- HS đọc từng đoạn kết hợp đọc các từ chú giải.
- HS đọc nối tiếp
- HS đặt câu.
- Các nhóm lần lượt đọc.
- Từng em đại diện nhóm đọc.
- Lớp nhận xét
- Chia nhóm 
- HS di chuyển thành 4 nhóm.
- HS đọc.
 + N1: Tên các loài chim được kể trong bài: gà con, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
- HS nhắc lại
- HS đọc.
 + N2: Những từ ngữ được dùng để gọi các loài chim: em, cậu, bà, mẹ, cô, bác.
- HS đọc.
 + N3: Từ ngữ dùng để tả đặc điểm của các loài chim: chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy, nói linh tinh, hay nghịch hay tếu, mách lẻo, lân la
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung thêm.
- 1 số HS nhắc lại.
- HS đọc
- HS nói theo ý riêng của mình.
- 3 hs nhắc lại
- HS thi HTL từng đoạn, cả bài vè.
- Mỗi HS làm 1 câu tiếp nối nhau.
* NHẬN XÉT :
...
Tuần
21
Ngày
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN : CHÍNH TẢ
BÀI : SÂN CHIM
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Sân chim.
- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ ch, uốt/ uốc.
B. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ.
- Các bài tập 
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
- Hát
2/ KT bài cũ: 
- GV cho HS viết lại 1 số từ ngữ HS viết chưa đúng ở tiết trước.
- GV nhận xét. 
3/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1/ Giới thiệu bài: Sân chim
- GV giới thiệu bài 
- GV ghi tựa bài lên bảng 
 2/ Giảng bài mới 
- GV đọc mẫu đoạn chép.
- GV giúp HS nắm nội dung bài viết:
 + Bài Sân chim tả cái gì?
 * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. 
- GV cho thảo luận nhóm
- Yêu cầu HS phân tích và viết bảng con từ khó.
- GV nhận xét 
 * Hoạt động 2: Cá nhân
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài thơ
 + Đoạn chép có mấy câu?
 + Những chữ nào trong bài bắt đầu bằng chữ tr, s?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày vở, tư thế ngồi viết.
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV theo dõi, uốn nắn.
 * Hoạt động 3 : Chấm chữa bài
- GV đọc thong thả lại bài.
- GV chấm 1 số vở – nhận xét.
 * Hoạt động 4 : Luyện tập
- GV chọn bài 2a hoặc 2b.
- GV chọn bài 3a hoặc 3b.
- GV cho sửa bài và nhận xét 
 3/ Củng cố – dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót.
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- 2 hs đọc lại
- HS trả lời
 + Chim nhiều không tả xiết.
- Thảo luận để tìm ra các từ khó, dễ viết sai. (xiết, nhặt, trắng xóa, sát sông)
 + 4 câu.
 + Trứng, trắng, sân, sát, sông.
- HS viết bài vào vở.
- HS dò bài, sửa lỗi chính tả.
- 1 số HS lên làm ở bảng phụ.
- HS làm miệng.
* NHẬN XÉT :
...
Tuần
21
Ngày
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN : TẬP LÀM VĂN 
BÀI : ĐÁP LỜI CẢM ƠN – TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Rèn kỹ năng nói: Biết đáp lời cám ơn trong giao tiếp thông thường.
- Rèn kỹ năng viết: Bước đầu biết cách tả 1 loài chim.
B . CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa bài tập 1 - SGK.
- Tranh ảnh chích bông cho BT3.
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
- Hát
2/ Bài cũ:
- GV kiểm tra bài cũ
 + Gọi HS đọc bài Mùa xuân đến và trả lời câu hỏi 2.
 + Gọi HS đọc đoạn văn ngắn viết về mùa hè.
- GV nhận xét.
3/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1/ Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài 
 Trong tiết TLV hôm nay chúng ta sẽ học cách đáp lời cám ơn trong giao tiếp thông thường hàng ngày và bước đầu biết cách tả một loài chim.
- GV ghi tựa bài lên bảng
 2/ Giảng bài mới 
- GV hướng dẫn làm bài tập:
 * Hoạt động 1: Cả lớp 
 + Bài tập 1: Sắm vai
- GV treo tranh bài tập 1.
 + Tranh vẽ những gì?
 + Bà cụ nói gì?
 + Cậu bé nói gì?
- GV yêu cầu HS đóng vai tình huống trên.
- GV nhắc các em không nhất thiết nói giống hệt 2 lời nhân vật trong SGK.
- GV nhận xét.
 * Hoạt động 2: Cá nhân 
 + Bài tập 2
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2
- GV yêu cầu HS thảo luận từng cặp và thực hành đóng vai lần lượt theo từng tình huống a, b, c.
- GV gợi ý để các em biết: cần đáp lời cám ơn với thái độ lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn.
- GV cho nhận xét
- GV nhận xét, giúp các em hoàn chỉnh lời đối thoại.
 * Hoạt động 3: Làm miệng
 + Bài tập 3
- Gọi 1 HS đọc bài Chim chích bông và yêu cầu của bài tập.
- GV gọi HS trả lời miệng câu hỏi a, b.
 + Tìm những câu tả hình dáng của chích bông?
 + Tìm những câu tả hoạt động của chích bông.
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu câu c.
- Gọi HS nói tên loài chim mà các em thích.
- GV gợi ý:
 + Muốn viết 2, 3 câu về loài chim em thích, em cần giới thiệu tên loài chim đó.
 + Sau đó, có thể viết 1 câu rất chung về loài chim này hoặc tả ngay 1, 2 đặc điểm về hình dáng, về hoạt động (bay, nhảy, bắt sâu, tiếng hót..) 
 + Có thể viết nhiều hơn 2, 3 câu, nhưng không nên viết quá 5 câu.
- GV cho viết vào vở
- GV gọi HS đọc bài viết.
- GV cho lớp nhận xét
- GV nhận xét.
- GV chấm điểm 1 số vở. Tuyên dương 1 số em viết hay, độc đáo.
 3/ Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS tìm hiểu thêm tên 1 số loài chim, hình dáng, hoạt động của chúng.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài mới 
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại tựa bài
- HS quan sát
 + Tranh vẽ một bạn nhỏ và một bà cụ
 + Cám ơn cháu
 + Không có gì ạ !
- 2 hs đóng vai 
- HS quan sát.
- 3, 4 cặp HS thực hành nói lời cảm ơn, lời đáp.
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm.
- HS thảo luận.
- Từng cặp HS đứng tại chỗ thực hành đóng vai lần lượt từng tình huống.
- Lớp nhận xét.
- 2 HS đọc.
 + Là 1 con chim bé xinh đẹp, hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm, hai cánh nhỏ xíu.
 + Hai cái chân tăm nhảy cứ liên liến, hai cánh nhỏ xíu, xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ nhanh thoăn thoắt gắp sâu trên lá, khéo moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong thân cây.
- HS đọc
- 1 số HS trả lời.
- HS làm bài vào vở.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài viết.
- Hs đưa ra một số tên các loài chim
* NHẬN XÉT :
...

Tài liệu đính kèm:

  • docTVIET21(in).doc