Giáo án môn học lớp 5 - Trần Văn Sáu - Tuần 6

Giáo án môn học lớp 5 - Trần Văn Sáu - Tuần 6

Thứ hai, ngày tháng 9 năm 200

Tập đọc

Tiết 11 : SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI.

I.Mục đích yêu cầu:

- Đọc trôi chảy toàn bài:

+Đọc đúng các tiếng phiên âm(a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la) các số liệu thống kê (1/5, 9/10,3/4).

+Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ thông tin về số liệu ; về chính sách đối xử bất công người da đen và da màu ở Nam Phi; cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ, thắng lợi của cuộc đấu tranh.

-Hiểu nội dung chính của bài : Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của người dân da đen ở Nam Phi.

II.Đồ dùng dạy – học:Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy – học

1.Bài cũ: (5)

3 HS lên đọc thuộc lòng 2 khổ thơ 2,3 bài: Ê-mi-li, con và trả lời câu hỏi của GV. GV nhận xét ghi điểm

 

doc 31 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 5 - Trần Văn Sáu - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng 9 năm 200
Tập đọc
Tiết 11 : SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI.
I.Mục đích yêu cầu: 
- Đọc trôi chảy toàn bài:
+Đọc đúng các tiếng phiên âm(a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la) các số liệu thống kê (1/5, 9/10,3/4)â.
+Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ thông tin về số liệu ; về chính sách đối xử bất công người da đen và da màu ở Nam Phi; cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ, thắng lợi của cuộc đấu tranh.
-Hiểu nội dung chính của bài : Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của người dân da đen ở Nam Phi.
II.Đồ dùng dạy – học:Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy – học
1.Bài cũ: (5’)
3 HS lên đọc thuộc lòng 2 khổ thơ 2,3 bài: Ê-mi-li, convà trả lời câu hỏi của GV. GV nhận xét ghi điểm 
2.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Luyện đọc (10’)
MT: Đọc đúng các tiếng phiên âm(a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la) các số liệu thống kê (1/5, 9/10,3/4)â.
+GV gọi 1 HS đọc cả bài một lượt. 
+HS đọc đoạn nối tiếp
-GV chia đoạn:3 đoạn
+Đoạn 2: Từ đầu => a-pác-thai
+Đoạn 2: tiếp => dân chủ nào
+Đoạn 3: còn lại.
Cho HS đọc từng đoạn nối tiếp lần 1
-Hướng dẫn HS luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai:a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la.
- GV cho HS đọc từng đoạn nối tiếp lần 2, kết hợp đọc chú giải +giải nghĩa từ.
-Cho HS đọc cả bài
+GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần
-HS lắng nghe GV đọc bài.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn lần1.Kết hợp luyện đọc từ: a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la.
- HS đọc từng đoạn nối tiếp lần 2, kết hợp đọc chú giải +giải nghĩa từ.
1 HS đọc cả bài
- Theo dõi GV đọc.
Hoạt động2: Tìm hiểu bài (10’)
MT: Hiểu ý chính trong bài.
GV yêu cầu Lớp trưởng lên điều khiển lớp tìm hiểu bài
+ Đoạn 1 
(?) Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
=>Sự phân biệt chủng tộc của chế độ A-pác- thai
Đoạn 2:
(?) Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
Đoạn 3:
(?) Vì cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?
(?) Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới?
=> Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ a- pác- thai của nhân dân Nam Phi
 Nội dung bài: Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của người dân da đen ở Nam Phi.
- Lớp trưởng lên điều khiển lớp tìm hiểu bài
-1 HS đọc to đoạn 1, lớp đọc thầm.
-Người da đen bị đối xử một cách bất công. Người da trắng chiếm 9/10 diện tích đất trồng trọt.. lương người da đen chỉ bằng 1/10 của công nhân da trắng
-1 HS đọc to đoạn 2, lớp đọc thầm.
-Họ đã đứng lên đòi quyền bình đẳng.Cuộc đấu tranh anh dũng và bền bỉ của họ cuối cùng đã giành thắng lợi.
-1 HS đọc to đoạn 3, lớp đọc thầm.
-Những người yêu hoà bình không thể chấp nhận sự phân biệt chủng tộc dã man. Chế độ a-pác-thai là chế độ xấu xa nhất hành tinh.
-Ông là luật sư . Ông bị giam cầm 27 năm vì đấu tranh chống lại chế độ A-pác-thai.. tên ông là Nen -xơn Man-đê-la.
Hoạt động3: Hướng dẫn đọc diễn cảm (10’)
MT: Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ thông tin về số liệu ; về chính sách đối xử bất công người da đen và da màu ở Nam Phi; cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ, thắng lợi của cuộc đấu tranh.
-Gv gọi 3 hs đọc diễn cảm 3 đoạn
+GV HS đọc văn bản có tính chính luận.
- GV hướng dẫn HS cách đọc.
-GV đưa bảng phụ đã chép đoạn cần luyện đọc và hướng dẫn HS luyện đọc. 
-GV đọc diễn cảm 1 lần trên bảng phụ.
-HS luyện đọc đoạn văn
-HS đọc nhóm đôi, thi đọc diễn cảm
-GV nhận xét, khen HS đọc hay.
-HS đọc, theo dõi
-HS theo dõi luyện đọc đoạn văn
-HS lắng nghe cách nhấn giọng, ngắt giọng
-HSđọc
-HS đọc nhóm đôi, và thi đọc diễn cảm
-Lớp nhận xét.
3.Củng cố dặn dò (3)
-GV nhận xét tiết học, khen những HS đọc tốt. 
-Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài:Tác phẩm của Si- le và tên phát xít
Toán
Tiết 26 :LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 Giúp HS:
-Củng cố quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
-Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích, giữa các bài toán liên quan đến đơn vị đo diện tích. Tăng cường lời giải, cách trình bày cho HS : TB, yếu
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Làm bài tập 4. 
 Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích đứng liền nhau. 
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện tập.
MT: Củng cố quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
Bài 1:GV viết lên bảng phép đổi mẫu: 
6m2 35dm2 =m2 và yêu cầu HS tìm cách đổi.
-GV giảng lại càch đổi cho HS và yêu cầu HS làm bài 
-GV chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
-HS trao đổi và nêu cách làm trước lớp.
6 m2 35dm2 = 6m2 + m2= 6m2
8m2 2dm2 = 8m2 + m2= 8m2
16m2 9dm2 = 16m2 + m2=16m2
26dm2 = m2 
Hoạt động 2: Làm BT 2, BT3
MT: Củng cố kĩ năng đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích, giữa các bài toán liên quan đến đơn vị đo diện tích.
Bài 2: GV cho HS tự làm bài.
Yêu cầu HS giải thích đáp án.
Bài 4:GV gọi HS đọc đề bài
-Yêu cầu HS làm bài.GV chỉ dẫn thêm cho HS TB, yếu về lời giải, cách trình bày bài
-GV chữa bài, nhận xét 
-1 HS lên làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
- HS thực hiện phép đổi, chọn đáp án thích hợp.
Đáp án B( 3cm25mm2= 305mm2)
- 1 HS đọc đề bài trước lớp,, cả lớp đọc thầm theo.
-1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở BT.
Đáp số: 24 m2.
3. Củng cố dặn dò: GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về làm bài tập 3
Đạo đức
Tuần 6 : CÓ CHÍ THÌ NÊN ( tiết 2 ) 
I.Mục tiêu:
-Tiếp tục củng cố chuẩn mực “ Có chí thì nên” 
-Nêu được tấm gương tiêu biểu kể cho lớp cùng nghe. Cảm phục tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình cho xã hội.
Biết liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra cách vượt qua khó khăn.
II. Chuẩn bị.Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy và học
1.Bài cũ: (5’)
(?) Nêu một số biểu hiện của người có ý chí 
 	(?) Nêu ghi nhớ 
2.Bài mới: GT bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Làm bài tập 3SGK (10)
MT: Nêu được tấm gương tiêu biểu kể cho lớp cùng nghe. Cảm phục tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình cho xã hội.
-GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. Thảo luận về những tấm gương đã sưu tầm được
-GV cho HS lên trình bày kết quả làm việc theo nhóm
(?) Qua các tấm gương trên em nhận thấy họ phải vượt qua những khó khăn gì để vươn lên trong học tập và trong đời sống?
(?) Nêu những bạn có khó khăn trong lớp, chúng ta làm gì để giúp bạn vượt qua khó khăn trên?
-HS thảo luận về những tấm gương đã sưu tầm.
-Đại diện nhóm trình bày
-Nêu nhận xét khó khăn họ phải vượt qua như: ( khó khăn của bản thân về sức khoẻ, .) khó khăn về gia đình: như nhà nghèo, thiếu cha hoặc mẹ) các khó khăn khác như đường đi học xa
-HS nêu
Hoạt động 2: Tự liên hệ (15)
MT: Biết liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra cách vượt qua khó khăn.
-GV phát phiếu học tập cho HS, HS tự phân tích khó khăn của bản thận theo mẫu: 
Stt
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục
1
2
3
-GV cho HS trao đổi khó khăn trên với nhóm
-Gọi vài HS có khó khăn trình bày trước lớp
-GV cho HS trao đổi tìm cách giúp bạn
=> Lớp ta có những bạn còn gặp nhiều khó khăn, bản thân bạn đó cần lỗ lực cố gắng để vượt qua, các bạn trong lớp sẽ có kế hoạch giúp đỡ để các bạn vượt qua khó khăn trên để vươn lên.
-Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng và đều cần phải có ý chí để vượt lên. Sự cảm thông chia sẻ, độâng viên, giúp đỡ của bạn bè là hết sức cần thiết để giúp chúng ta vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
-HS hoàn thành phiếu.
-HS trao đổi khó khăn trên với nhóm. Vài HS trình bày khó khăn trước lớp.
-HS trao đổi tìm cách giúp bạn
3.Củng cố- dặn dò: (3’)
GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS trong lớp có cố gắng vượt lên khó khăn để học tốt, HS về chuẩn bị bài” Nhớ ơn tổ tiên”
 Thứ ba, ngày tháng 9 năm 200
Chính taÛ(Nhớ viết )
Tiết 6 : Ê-mi-li, con
Luyện tập đánh dấu thanh (ở các tiếng chứa ươ / ưa )
I.Mục tiêu:
	- Nhớ – viết đúng chính tả, trình bày đúng khổ thơ 2,3 của bài “Ê –mi –li, con..”
	 -Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ nắm vững quy tắc đánh dấu thanh vào các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ .
II.Chuẩn bị : 3 tờ phiếu khổ to phô tô nội dung các bài tập 3 .
III.Hoạt động :
 	1.Bài cũ : (5’) 
 GV gọi HS lên bảng : viết các từ : sông suối, ruộng đồng, buổi hoàng hôn, tuổi thơ, đùa vui, ngày mùa, lúa chín, dải lụa.
 	 2.Bài mới : GT bài + ghi đầu bài (1’) 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ – vie ...  dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?
=>Tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh mặt trời này, làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn.
- Hoạt động nhóm đôi, trình bày kết quả thảo luận
- Sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của mây trời.
- Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời ® câu mở đoạn.
- Tác giả quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: 
+ Khi bầu trời xanh thẳm. 
+ Khi bầu trời rải mây trắng nhạt. 
+ Khi bầu trời âm u mây mưa. 
+ Khi bầu trời ầm ầm giông gio.ù
- T/g liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như con người - cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
- Mọi thời điểm: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
- Thị giác: thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất 4 bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi trong ngày: 
+ Sáng: phơn phớt màu đào. 
+ Giữa trưa: hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt.
+ Về chiều: biến thành một con suối lửa.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân.
MT: Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước. 
- Yêu cầu học sinh đối chiếu phần ghi chép của mình khi thực hành quan sát cảnh sông nước với các đoạn văn mẫu để xem xét.
+ Trình tự quan sát.
+ Những giác quan đã sử dụng khi quan sát. 
+ Những gì đã học được từ các đoạn văn mẫu.
- Giáo viên chấm điểm, đánh giá cao những bài có dàn ý hay.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- 1 học sinh đọc yêu cầu. 
 Học sinh làm việc cá nhân trên nháp. 
- Nhiều học sinh trình bày dàn ý.
- Lớp nhận xét.
3.Củng cố - dặn dò : (3’)
 Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý. Đọc trước yêu cầu và những điểm cần lưu ý trong tiết tới “ Luyện tập tả cảnh Tây Nguyên”.
Khoa học 
Tiết 12 : PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I .Mục tiêu :
Sau bài học, HS có khả năng :
-Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
-Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. 
-Làm cho nhà và nơi ngủ không có muỗi.
-Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình – cách ngủ màn
-Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II.Chuẩn bị : Thông tin, hình vẽ SGK
III.Hoạt động dạy học : 
 	1.Bài cũ: (5’) 
 	 Chỉ nên dùng thuốc khi nào?
 	 Khi phải dùng thuốc kháng sinh cần chú ý điều gì?
 	 2. Bài mới: Giới thiệu bài- ghi bảng (1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Hoạt động nhóm.
MT: Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. 
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đọc thông tin ở H2, trả lời câu hỏi sau:
(?) Nêu các dấu hiệu của bệnh sốt rét?
(?) Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
(?) Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng đường nào?
(?) Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
=> Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng gây ra. muỗi a-nô –phen là tác nhân truyền bệnh từ người này sang người khác. Người mắc bệnh có thể tử vong.
HS làm việc theo nhóm – thảo luận rồi trả lời câu hỏi của GV . Lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận nhóm.
MT: Làm cho nhà và nơi ngủ không có muỗi. Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình – cách ngủ màn vệ sinh nhà ở và môi trường
GV Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát hình 3,4,5 trả lời câu hỏi 
(?) Mọi người trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì? 
(?) Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh?
=> Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất , ít tốn kém nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và chống muỗi đốt.
HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm báo cáo, lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: Trò chơi “ Tuyên truyền phòng chống bệnh sốt rèt”
MT: tuyên truyền những gì để mọi người hiểu và biết cách phòng chống bệnh sốt rét.
GV nêu yêu cầu : Nếu em là một cán bộ y tế dự phòng em sẽ tuyên truyền những gì để mọi người hiểu và biết cách phòng chống bệnh sốt rét.
-GV tổ chức cho HS đóng vai tuyện truyền viên để tuyên truyền.
-Tổ chức cho HS bình chọn tuyên truyền viên xuất sắc.
HS làm việc cá nhân suy nghĩ về nội dung tuyên truyền và tham gia cuộc thi
-HS lần lượt lên tuyên truyền trước lớp, cả lớp nhận xét bình chọn
3.Củng cố -Dặn dò: (3’)
GV nhận xét tiết học. Hs đọc mục bạn cần biết.
Toán
Tiết 30 : LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- So sánh và sắp xếp thứ tự các PS 
-Tính giá trị của biểu thức có phân số. Giải bài toán liên quan đến diện tích hình.
- Giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
 	Gọi HS lên bảng làm BT1, BT2
 	GV nhận xét ghi điểm
2.Dạy bài mới : GT-ghi tựa bài (1’)	 
Hoạt động dạy GV
Hoạt động học HS
Hoạt động 1: Làm BT1.
MT: củng cố về, so sánh và sắp xếp thứ tự các PS .
 Bài1:GV yêu cầu HS đọc đề bài toán, GV yêu cầu HS làm bài
-GV chữa bài của HS trên bảng sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK, nêu cách thực hiện
- 2 HS lên bảng làm bài tập, HS làm vào vở bài tập
a) 
b) Quy đồng mẫu số các PS ta có:
- HS lần lượt nêu cách làm bài, HS theo dõi bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2: Làm BT2
MT: Tính giá trị của biểu thức có phân số. Giải bài toán liên quan đến diện tích hình. Giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó
 Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài toán
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính +, -, x : PS. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
-GV yêu cầu HS làm bài chữa bài trên bảng nhận xét 
xét 
-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở BT.
a) 
b) 
c) ; d) 
Hoạt động 3: Làm BT3
MT: Giải toán liên quan đến diện tích hình. Giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó
 Bài 3: GV yêu cầu HS đọc đề bài toán, GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
-GV chỉ dẫn thêm cho HS yếu
-GV gọi HS chữa bài, GV nhận xét 
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, 1 HS lên bảng làm bài, HS làm vào vở bài tập.
5ha = 50000m2
Diện tích của hồ nước là: 50000 : 10 x 3 = 15000(m2)
Đáp số 15000m2
3. Củng cố dặn dò: (3’)
GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về làm bài tập 4, chuẩn bị thêm bài sau: Ba năm trước bố gấp 4 lần tuổi con. Bố hơn con 27 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.
Kỹ thuật:
Tiết 6 : CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I.Mục tiêu :
Học sinh cần phải :
-Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
-Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
-Có ý thức vận dụng một số kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II.Chuẩn bị :Tranh ảnh, một số loại thực phẩm thông thường
III. Hoạt động : 
1.Bài cũ : Nêu một số đồ dùng nấu ăn ? 
2.Bài mới : G . t. bài + Ghi bảng (1’)	 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : làm việc với SGK :
MT: Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
GV yêu cầu hs đọc thông tin sgk,
( ?) nêu tên các công viẽc cần thiết để chuẩn bị nấu ăn ?
=>Trước khi nấu ăn cần tiến hành các công việc chuẩn bị như : chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm... nhằm có được những thực phẩm tưoi ngon, sạch dùng để chế biến các món ăn đã định.
- Hs đọc thông tin sgk, trả lời yc của GV, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK, hoạt động cá nhân.
MT: Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
a)Tìm hiểu cách chọn thực phẩm :
GV yêu cầu hs đọc thông tin sgk mục 1, quan sát hình 1Trả lời các câu hỏi sau :
( ?)Nêu mục đích yc của việc chọn thực phẩm dành cho bữa ăn ?
( ?)Nêu cách chọn thực phẩm đảm bảo đủ lượng, đủ chất trong bữa ăn ?
thực phẩm chọn cho bữa ăn phải sạch và an toàn, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.
b)Cách sơ chế thực phẩm
-Yc hs đọc thông tin sgk mục 2, quan sát tranh trả lời các câu hỏi sau :
( ?) Hãy nêu cách sơ chế một số loại thực phẩm ?
=> Sơ chế thực phẩm tuỳ thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu của việc chế biến món ăn.
- hs đọc thông tin sgk mục 1, quan sát hình 1 trả lời các câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung
-Hs đọc thông tin sgk mục 2, quan sát tranh trả lời các câu hỏi, nhận xét bổ sung
3.Củng cố – dặn dò : GV phát phiếu học tập yc hs hoàn thành nội dung sau :
Nối cụm từ cột A với cụm từ cốt B cho đúng cách sơ chế một số loại thực phẩm :
Gọt bỏlớp võ, tước sơ, rửa sạch
Khi sơ chế rau xanh cần phải
Loại bỏ những phần không ăn được( vây, ruột, đầu) rửa sạch
Khi sơ chế củ cải cần phải
Dùng dao cạo sạch bì và rửa sạch
Khi sơ chế cá, tôm cần phải
Nhặt bỏ gốc rễ, phần giập nát, rửa sạch
Khi sơ chế thít lợn cần phải
GV nêu đáp án đúng, nhận xét tiết học. HS về vận dụng điều đã học vào chuẩn bị nấu ăn trong gia đình
Ban giám hiệu duyệt tuần 6 
Ngày .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6 DA CHINH SUA.doc