Giáo án môn học lớp 2 - Tuần học 27 năm học 2010

Giáo án môn học lớp 2 - Tuần học 27 năm học 2010

LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC ( Tiết 2 )

I . Mục tiêu :

- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác .

- Biết cư sử phù hợp khi đến nhà bạn bè , người quen

- Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác .

 II .Chuẩn bị :

 Truyện kể đến chơi nhà bạn, VBT

 III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :

 

doc 28 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 690Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 2 - Tuần học 27 năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ ngày 15 / 3 đến 19 / 3 / 2010
Ngày, tháng, năm
Môn học
Tiết
Tên bài dạy.
Thứ Hai
15/03/2010
Đạo đức
27
Giúp đỡ người khuyết tật ( Tiết 1 )
Toán
131
Luyện tập
Tập đọc
79
Ôn tập giữa kì 2 – Tiết 1
Tập đọc
80
Ôn tập giữa kì 2 – Tiết 2
 Thứ Ba
16/03/2010
Thể dục
53
Đi nhanh chuyển sang chạy
Kể chuyện
27
Tơm càng vá cá con
Toán
132
Số 1 trong phép nhân – Phép chia
Mỹ thuật
27
Vẽ theo mẫu: Vẽ cặp sách học sinh
Thứ Tư
17/03/2010
Chính tả
53
Nghe – viết sông Hương
Tập đọc
81
Ôn tập giữa kì 2 – Tiết 3 
Toán
133
Số 0 trong phép nhân – Phép chia
Thủ công
27
Làm đồng hồ đeo tay ( Tiết 1 )
T. N. X. H
27
Loài vật sống ở đâu ?
Thứ Năm
18/03/2010
L.T - Câu
27
Ôn tập giữa kì 2 – Tiết 4 
Tập viết
27
Ôn tập giữa kì 2 – Tiết 5 
Toán
134
Luyện tập
Thể dục
27
Trò chơi tung vòng vào đích
Thứ Sáu
19/03/2010
Chính tả
54
Ôn tập giữa kì 2 – Tiết 6 
Tập. L. văn
27
Ôn tập giữa kì 2 – Tiết 7 
Toán
135
Luyện tập chung
 Âm nhạc
27
Ôn bài hát: Chim chích bông
Thứ hai	ĐẠO ĐỨC
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC ( Tiết 2 )
I . Mục tiêu : 
- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác .
- Biết cư sử phù hợp khi đến nhà bạn bè , người quen 
- Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác .
 II .Chuẩn bị :
 Truyện kể đến chơi nhà bạn, VBT
 III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :	
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinhø
1.Khởi động: HS hát.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Thế nào là lịch sự khi đến chơi nhà người khác ? 
- Chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu các nhóm suy nghĩ thảo luận để tìm những việc nên làm và không nên làm khi đến chơi nhà người khác . 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả . 
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét .
- GV nhận xét bổ sung .
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống .
- Chia lớp thành các nhóm .Phát phiếu học tập yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí các tình huống sau và ghi vào phiếu .
- Nội dung phiếu : Đánh dấu x vào trước các ý thể hiện thái độ của em : 
a/ Hương đến nhà Ngọc chơi , thấy trong tủ của Ngọc có con búp bê rất đẹp Hương liền lấy ra chơi .
- Đồng tình - Phản đối - Không biết 
b/ Khi đến nhà Tâm chơi Lan gặp bà Tâm mới ở quê ra Lan lánh mặt không chào bà của Tâm .
- Đồng tình - Phản đối - Không biết 
c / Khi đến nhà Nam chơi Long tự ý bật ti vi lên xem vì đã đến chương trình phim hoạt hình. 
- Đồng tình - Phản đối - Không biết 
2/ Viết lại cách cư xử của em trong những trường hợp sau :
- Em đến chơi nhà bạn nhưng trong nhà đang có người ốm .
- Em được mẹ bạn mời ăn bánh khi đến chơi nhà bạn 
- Em đang ở chơi nhà bạn thì có khách của ba mẹ bạn đến chơi .
- Yêu cầu lớp nhận xét sau mỗi lần bạn đọc . 
- Khen ngợi những em biết cư xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác .
 3. Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà áp dụng vào cuộc sống . 
HS hát: Hoa lá mùa xụân
- Lớp chia các nhóm và thảo luận theo yêu cầu .
-Ví dụ : Các việc lên làm : Gõ cửa hoặc bấm chuông trức khi vào nhà. Lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà.Nói năng nhẹ nhàng , rõ ràng ,...
+ Các việc không nên làm: Đập cửa ầm ĩ. Không chào hỏi ai.Chạy lung tung trong nhà. Nói cười to.Tự ý lấy đồ dùng trong nhà.
- Các nhóm thảo luận để đưa cách xử lí tình huống và ghi vào phiếu học tập .
- Một số em nêu kết quả trước lớp .
-Lắng nghe và nhận xét bạn đánh dấu vào các ý thể hiện thái độ của mình như thế đã lịch sự khi đến nhà người khác hay chưa . 
- Nếu chưa thì cả lớp cùng chọn ý đúng hơn trong từng trường hợp .
- Học sinh tự suy nghĩ và viết lại về những lần em đến nhà người khác chơi gặp trường hợp như trên và kể lại cách cư xử của em lúc đó .
- Lần lượt một số em đọc bài làm trước lớp 
- Lớp nhận xét về cách cư xử của bạn .
- Thực hành vào cuộc sống
TỐN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết tính độ dài đường gấp khúc ; tình chu vi hình tam giác , hình tứ giác .
* Bài tập cần làm : 1,3,4
II. Chuẩn bị :
- Các hình vẽ tam giác, tứ giác như sách giáo khoa .
III. Lên lớp :	
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinhø
1. Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi 2 học sinh lên bảng tính chu vi tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là :
a: 3cm , 4 cm , 5cm 
b: 5 cm, 12 cm, 9 cm
c: 8 cm , 6 cm , 13 cm 
-Nhận xét đánh giá ghi điểm .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta củng cố tiếp về kĩ năng tính chu vi của hình tam giác , hình tứ giác qua bài : “ Luyện tập “
 b) Khai thác:
 Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: - Gọi một em nêu bài tập 1 .
-Yêu cầu tự suy nghĩ và làm vào vở .
-Yêu cầu học sinh đọc tên các cạnh của hình tam giác và tứ giác vẽ được ở phần b và c .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá ghi điểm .
Bài 2 : Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài 
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Gọi một học sinh lên bảng giải bài .
- Yêu cầu hai em nêu lại cách tính chu vi hình tam giác .
+Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
Bài 3 : - Yêu cầu học sinh nêu đề bài. 
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Gọi một học sinh lên bảng giải bài .
- Hãy so sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi hình tứ giác ABCD ? Vì sao ? 
- Có bạn nói tứ giác ABCD là đường gấp khúc ABCD , theo em bạn nói đúng hay sai ?
+ Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
3 Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học .
-2 học sinh lên bảng thực hành tính ra kết quả .
-Hai học sinh khác nhận xét .
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
-Một em nêu bài tập 1 .
- Lớp thực hiện vào vở .
- Hai em đọc : Hình tam giác MNP có các cạnh : MN ; NP ; PM . Hình tứ giác ABCD có các cạnh: 
AB , BC , CD , DA .
- Tính chu vi tam giác ABC biết độ dài các cạnh lần lượt : 2 cm , 5 cm , 4 cm 
- Một em lên bảng tính,lớp làm vào vở.
* Chu vi hình tam giác ABC là :
 2 + 5 + 4 = 11 ( cm )
 Đ/ S : 11 cm
- Nhận xét bài bạn .
- Tính độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi tứ giác ABCD .
- Một em lên bảng tính,lớp làm vào vở.
* Độ dài đường gấp khúc ABCDlà :
 3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( cm )
 Đ/ S : 12 cm
* Chu vi hình tứ giác ABCDlà :
 3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( cm )
 Đ/ S : 12 cm
- Độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi hình tứ giác ABCD bằng nhau . Vì độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc bằng độ dài các cạnh của hình tứ giác .
- Bạn nói đúng .
- Nhận xét bài bạn .
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1 )
I. Mục tiêu
- Đọc rõ ràng , rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng /phút); hiểu nội dung của đoạn , bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc) 
- Biết đặt và trà lời CH với Khi nào ? (BT2,BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4) 
- HS khá, giỏi : Biết đọc lưu lốt được đoạn, bài ; tốc độ đọc trên 45 tiếng/phút.
II. Chuẩn bị
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Vở
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ : - GV gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Sông Hương.
2. Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa. 
* Kiểm tra tập đọc và HTL :
 - GV để các thăm ghi sẵn các bài tập đọc lên bàn.
 - GV gọi HS lên bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- GV nhận xét – Ghi điểm.
*Ôân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi“Khi nào“
Bài 2: + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì ?
 + Hãy đọc câu văn trong phần a.
 + Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực ?
 + Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Khi nào ?”
 - GV yêu cầu HS làm bài phần b.
Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 - Gọi HS đọc câu văn phần a
+ Bộ phận nào trong câu trên được in đậm ?
 + Bộ phận này dùng để chỉ điều gì ?
 + Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào ?
-Tương tự trên hướng dẫn HS làm phần b.
Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè. 
 -GV nhận xét sửa sai. 
*Ôân luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác:
Bài 4 : Nói lời đáp của em.
a. Khi bạn cảm ơn em vì em đã làm một việc tốt cho bạn.
 -Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời cảm ơn của người khác.
 - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, suy nghĩ để nói lời đáp của em.
b. Khi một cụ già cảm ơn em vì em đã chỉ đường cho cụ.
c. Khi bác hàng xóm cảm ơn em vì em đã trông giúp em bé cho bác một lúc.
 -Gọi HS lên đóng vai thể hiện lại từng tình huống.
 -GV nhận xét sửa sai. 
3. Củng cố - dặn dò : 
 +Câu hỏi “Khi nào”dùng để hỏi về nội dung gì?
+ Khi đáp lại lời cảm ơn của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào ?
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập. 
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- 2 HS lên bảng đọc.
- HS lần lượt lên bốc thăm và về chỗ chuẩn bị.
 - HS đọc và trả lời câu hỏi.
 - HS theo dõi và Nhận xét 
-Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi “Khi nào ?”
-Hỏi về thời gian.
 -Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
 -Mùa hè 
 -Mùa hè.
 - HS suy nghĩ và trả lời : Khi hè về.
 - HS làm bài.
-Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
-Những đêm trăng sáng, dòng ... cách chơi.
 - Yêu cầu HS chơi thử 1 lần.
 + Chia tổ cho các em chơi.
3. Phần kết thúc :
 - Đi đều và hát.
 - Ôân một số động tác thả lỏng.
 - Hệ thống bài học.
 - Về nhà tập chơi tung vòng vào đích.
 - Nhận xét tiết học.
- Hs thực hiện.
 - Hs thực hiện.
- Hs thực hiện.
- Hs thực hiện.	
Thứ sáu 	TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T 6)
I. Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với như thế nào ? ( BT2,BT3) ; biết đáp lời khẳng định , phủ định trong tình huống cụ thể ( 1 trong 3 tình huống ở BT4)
II. Chuẩn bị
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. SGK, vở. 
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :Soát đồ dùng học tập. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa. 
* Kiểm tra học thuộc lòng.
 - GV để các thăm ghi sẵn các bài học thuộc lòng lên bàn.
 - GV gọi HS lên bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
 -GV nhận xét ghi điểm. 
 * Củng cố vốn từ về các chủ điểm đã học :
 + Trò chơi ô chữ.
 -Đây là kiểu bài tập các em đã được làm quen từ học kỳ I chỉ khác nội dung gợi ý tìm từ. Để làm được bài này phải qua các bước sau :
 -Bước 1 : Dựa theo lời gợi ý đoán đó là từ gì ?
 -Bước 2 : Ghi từ vào ô trống hàng ngang mỗi ô trống ghi 1 chữ cái.
-Bước 3: Sau khi đủ các từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để bết từ mới xuất hiện ở cột dọc là từ nào ? 
 - Sông Tiền nằm ở miền Tây Nam Bộ là 1 trong 2 nhánh lớn của sông Mê Công chảy vào Việt Nam. (Nhánh còn lại là sông Hậu) 
3. Củng cố dặn dò: 
 - Nhắc lại các chủ điểm đã học.
 - Tuyên dương những HS có tinh thần học tập tốt
 - Về nhà học bài tốt để kiểm tra giữa kỳ.
 -Nhận xét đánh giá tiết học. 
- HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài 2 phút. 
- HS lần lượt lên đọc bài cả lớp theo dõi bài.
- HS thảo luận nhóm ghi kết quả vào ô chữ.
Đáp án :
 - Dòng 1:Sơn Tinh Dòng 5:Thư viện 
 - Dòng 2: Đông	 Dòng 6:Vịt 
 - Dòng 3: Bưu điện Dòng 7:Hiền
 - Dòng 4:TrungThu Dòng 8:S Hương 
 - Ô chữ hàng dọc : Sông Tiền 
- 2 HS nêu.
- Hia HS nhắc lại chủ điểm đã học.
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( T7)
I. Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với vì sao ? ( BT2,BT3) ; biết đáp lời địng ý người khác trong tình huống giao tiếp cụ thể ( 1 trong 3 tình huống ở BT4 ) 
II. Chuẩn bị
- Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Vở, SGK.
II. Đồ dùng dạy học : 
 -Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 26.
 -Các câu hỏi về muông thú, chim chóc để chơi trò chơiø.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Kiểm tra bài cũ : Soát đồ dùng học tập
2. Bài mới :
 Giới thiệu bài ghi tựa. 
* Kiểm tra đọc : 
 - GV để các thăm ghi sẵn các bài tập đọc lên bàn.
 - GV gọi HS lên bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
 -GV nhận xét ghi điểm. 
Bài 2 : Trò chơi mởû rộng vốn từ về muông thú. 
 - GV chia lớp 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm1 lá cờ.
 - GV phổ biến luật chơi: Trò chơi diễn ra theo 2 vòng. 
* Vòng 1: GV đọc lần lượt từng câu đố về tên con vật. Mỗi lần GV đọc, các nhóm phất cờ để giành quyền trả lời, nhóm nào phất cờ trước được trả lời trước, nếu đúng được 1 điểm, nếu sai thì không được điểm nào, nhóm bạn được quyền trả lời. 
* Vòng 2: Các nhóm lần lượt ra câu đố cho nhau. Nhóm 1 ra câu đố cho nhóm 2,nhóm 4. Nếu nhóm bạn không trả lời được thì nhóm ra câu đố giải đáp và được cộng thêm 2 điểm. 
 - GV tổng kết, nhóm nào giành được nhiều điểm thì nhóm đó thắng cuộc.
 - GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3 : Thi kể tên về một con vật mà em biết 
+ Em hãy nói tên về các loài vật mà em chọn kể.
-GV nhận xét, tuyên dương HS kể tự nhiên, hấp dẫn.
3. Củng cố dặn do:
 + Các em vừa học bài gì ? 
 - GV công bố điểm.
- Về ôn lại bài xem trước bài sau. 
 - Nhận xét tiết học.
 - HS lần lượt lên bốc thăm và về chỗ chuẩn bị.
 - HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
 - HS theo dõi và nhận xét 
 - 1 HS đọc cách chơi. 
 -Chia nhóm theo hướng dẫn của GV
 -Giải câu đố. Ví dụ :
1.Con vật này có bờm và được mạnh danh là vua của rừng xanh. (sư tử )
2. Con gì thích ăn hoa quả ? ( khỉ )
3. Con gì cổ rất dài ? ( hươu cao cổ )
4. Con gì rất trung thành với chủ ? (chó )
5. Nhát như ? ( thỏ ) 
6. Con gì được nuôi trong nhà cho bắt chuột ? ( mèo )
1.Cáo được mạnh danh là con vật như thế nào ? ( tinh ranh )
2.Nuôi chó để làm gì ? ( trông nhà ).
3. Sóc chuyền cành như thế nào ? (nhanh nhẹn ).
4. Gấu trắng có tính như thế nào?(tò mò ). 
5.Voi kéo gỗ như thế nào?( khoẻ nhanh ).
 - HS nối tiếp nhau kể chuyện.
- Ôân tập tiết 6.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng nhân , bảng chia đã học 
- Biết tìm thức số , số bị chia .
- Biết nhân (chia) số trịn chục với (cho) số cĩ một chữ số .
- Biết giải bài tốn cĩ một phép chia (trong bảng nhân 4) 
* Bài tập cần làm : 1,2,3
 II. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên làm bài tập 2. 
-GV nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa. 
a. Hướng dẫn luyện tập.
 Bài 1: Tính nhẩm:
 - Yêu cầu HS nhẩm tính.
 -GV nhận xét sửa sai. 
 + Khi đã biết 2 x 3 = 6, có thể ghi ngay kết quả của 6 : 2 và 6 : 3 hay không, vì sao ?
Bài 2 : Tính nhẩm 
 - GV giới thiệu cách nhẩm :
 + 20 còn gọi là mấy chục ?
 - Để thực hiện 20 x 2 ta có thể tính 
 2 chục x 2 = 4 chục, 4 chục là 40 
 Vậy 20 x 2 = 40.
 - Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại của bài tập. 
 -GV nhận xét sửa sai. 
Bài 3. Tìm x :
 - GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân và số bị chia chưa biết trong phép chia.
 -GV nhận xét sửa sai. 
Bài 4 :
 + Có tất cả bao nhiêu tờ báo ?
 + Chia đều cho 4 tổ nghĩa là chia như thế nào ?
 + Bài toán hỏi gì ?
 + Làm thế nào để biết mỗi tổ nhận được mấy tờ báo
 - GV yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt
4 tổ : 24 tờ báo
1 tổ : ? tờ báo
 Bài 5: Xếp 4 hình tam giác thành hình vuông
 - Gọi HS lên bảng xếp hình. 
3. Củng cố dặn do: 
+ Muốn tìm thừa số chia biết ta làm như thế nào ?
+ Muốn tìm số bị chia biết ta làm như thế nào ?
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập. 
 -Nhận xét đánh giá tiết học. 
-Luyện tập.
2 x 3 = 6 4 x 3 =12 5 x 1 =5
6 : 2 = 3 12 : 3 = 4 5 : 5 = 1
6 : 3 = 2 12 : 4 = 3	5 : 1 = 5
-Vì khi lấy tích chia cho thừa số này ta sẽ được thừa số kia.
-2 chục.
30 x 3 = 90 60 : 2 = 30
20 x 3 = 60 80 : 2 = 40
 20 x 4 = 80 40 x 2 = 80
 90 : 3 = 30
- HS đọc yêu cầu.
 - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở bài tập. 
X x 3 = 15 X x 3 = 15 
 X = 15 : 3 X = 15 : 3 
 X = 5 X = 5 
Y: 2 = 2 Y : 5 = 3 
 Y = 2 x 2 Y = 5 x 3 
 Y = 4 Y = 15 
 - HS đọc đề bài
 - Có 24 tờ báo.
 -Chia thành 4 phần bằng nhau.
 -Mỗi tổ nhận được mấy tờ báo.
 -Thực hiện phép chia 24 : 4
 - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Mỗi tổ nhận được số tờ báo là :
24 : 4 = 6 (tờ báo)
Đáp số : 6 tờ báo.
- 2 HS trả lời.
- Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
ÂM NHẠC
ƠN TẬP BÀI HÁT: CHIM CHÍCH BƠNG
I. Mục tiêu
- Củng cố lại lời ca, nâng cao tiếng hát cho HS.
- HS hát kết hợp với một vài động tác múa phụ hoạ và gõ đệm thành thạo.
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của HS qua nghe nhạc.
II. Chuẩn bị: 
Đàn, nhạc cụ gõ.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1:
Ơn bài hát
- HS lắng nghe lại giai điệu bài hát
- HS nhắc lại tên bài hát, nhạc và lời
+ Ơn lời bài hát
- Hát đồng thanh nhĩm, cá nhân
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- HS lên bảng thực hiện
- Đàn giai điệu
- Giúp HS nhớ lại
- GV đệm đàn.
- Nhận xét tuyên dương
Hoạt động 2:
Hát kết hợp gõ đệm
+ Hát kết hợp đệm tiết tấu lời ca.
Chim chích bơng bé tẹo teo.
 * * * * * *
- HS tự thực hiện
+ Hát kết hợp đệm theo nhịp.
- HS thực hiện đồng thanh, cá nhân
- HS nhận xét
- Cho HS phát hiện và tự gõ.
- GVgiúp HS nếu cần
- GV đệm đàn
- Khen, động viên.
Hoạt động 3:
Nghe nhạc
- HS chú ý nghe.
- HS nhận xét về giai điệu, tính chất nhịp điệu
- HS nghe lại lần 2
- GV đàn 1 bài nhạc thiếu nhi
- GV nêu câu hỏi
- Cho nghe lại lần 2
Hoạt động 4:
Củng cố, dặn dị
- HS hát biểu diễn lại bài hát.
- Nghe lại bài
- GV đệm đàn
- Nhận xét nhắc nhở
SINH HOẠT TIẾT 27.
I. Đánh giá tuần qua:
HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, chuyên cần.
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Nếp tự quản tốt. Hát văn nghệ to, rõ ràng, thuộc bài hát chủ đề tháng.
Giữa giờ hát văn nghệ tốt. Giờ học nghiêm túc.
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. 
II. Kế hoạch tuần 28
- Thực hiện thi đua giữa các tổ.
- Đảm bảo sĩ số chuyên cần.
- Thi đua nhiều điểm 10 chào mừng ngày 26/3
- Thực hiện diệt muỗi vằn để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
- Ăn chín uống chín phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp.
- Phòng tránh tai nạn thương tích và té nước và H1N1.
- Thực hiện tốt An tồn giao thông
- Văn nghệ, trò chơi:
- Văn nghệ: Ôn lại các bài hát chủ đề tháng. 
KT của tổ trưởng 
Duyệt của BGH
Ngàytháng năm 2010
Tổ trưởng
..
Ngàytháng năm 2010
P. Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 2 Tuan 27 CKT MTNhat Duy.doc