Giáo án môn học lớp 2 - Tuần học 25 đến tuần 28

Giáo án môn học lớp 2 - Tuần học 25 đến tuần 28

Tiết 1 + 2: Tập đọc

SƠN TINH, THUỶ TINH

I. Mục tiêu

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu ND: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

II. Chuẩn bị

- Tranh minh hoạ

 

doc 94 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 2 - Tuần học 25 đến tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Ngày soạn:...................................................
Ngày giảng:..................................................
Tiết 1 + 2: Tập đọc
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra: 2 HS đọc bài Voi nhà. Tại sao mọi người nghĩ đã gặp được voi nhà ?
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu:
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- HDHS đọc 1 số câu dài và nhấn giọng; đọc thể hiện đúng tình cảm của nhân vật.
a, Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp nhau từng câu. Đọc đúng các từ : tuyệt trần, cuồn cuộn, đuối sức
- Đọc chú giải sgk.
- HS hiểu: Chúa miền non cao - Thần núi /Vua vùng nước thẳm - Thần nước
 b, Đọc từng đoạn trước lớp: 
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong bài.
c, Đọc từng đoạn trong nhóm.
d, Thi đọc giữa các nhóm
e, Đọc đồng thanh
Tiết 2
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Câu 1: 
- Những ai đến cầu hôn Mị Nương ?
+ Câu 2: 
- Hùng Vương phân xử 2 vị thần cùng cầu hôn như thế nào ?
- Lễ vật gồm những gì ?
+ Câu 3:
+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa 2 vị thần ?
- Cuối cùng ai thắng ?
- Người thua đã làm gì ?
+ Câu 4:
- Đọc câu hỏi. Thảo luận
+ Kết luận:
 Câu chuyện nói lên 1 điều có thật là nhân dân ta chiến đấu rất kiên cường.
Các ý a, b có ý gì ?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi; lớp nhận xét, bổ sung.
- Sơn Tinh là chúa miền non cao
- Thuỷ Tinh là vua vùng nước thẳm.
- Ai mang lễ vật đến trước thì lấy được Mị Nương
- 2 học sinh kể 
- HS kể n/x, bổ sung.
+ Sơn Tinh thắng
+ Thuỷ Tinh hàng năm dâng nước lên để đánh Sơn Tinh gây lũ lụt ở khắp nơi.
a, Đúng với nội dung câu chuyện: Nhân đân ta chiến đấu rất kiên cường
b, Mị Nương xinh đẹp . . .
c, Sơn Tinh tài giỏi . . .
- Là câu chuyện không có thật do nhân dân dựng lên.
- Thi đọc toàn câu chuyện. Chọn người đọc đúng, đọc hay.
4.Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học; GD – LH.
- Giao việc: Về nhà xem tranh minh hoạ và chuẩn bị tiết kể chuyện.
------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
Một phần năm (sgk.122)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần năm”, biết đọc, viết 1/5.
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau.
**BT2.
II. Chuẩn bị
- Mô hình minh hoạ; PBT; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng Bảng chia 5.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Giới thiệu một phần năm
- GV gắn hình; HD HS q/s và nhận xét:
+ Hình vuông được chia thành mấy phần? 
+ Một phần đã tô màu. Như vậy đã tô màu một phần năm hình vuông.
Hoạt động 2: Thực hành
- HD h/s làm và chữa bài:
Bài 1: Đã tô màu 1/5 hình nào?
**Bài 2: Hình nào đã tô màu 1/5 số ô vuông?
- Hình B có mấy phần ô vuông được tô màu? (1/3); Hình C (1/6)
Bài 3: Hình nào đã khoanh vào 1/5 số con vịt?
- Hình b đã khoanh vào 1 phần mấy số con vịt? (1/2)
- GV nhận xét, đánh giá.
- q/s, trả lời; n/x, bổ sung.
+ Được chia thành 5 phần bằng nhau
 1
Viết ---
 5
- Đọc một phần năm
- Chia hình vuông thành 5 phần bằng nhau. lấy đi 1 phần (tô màu) được một phần năm hình vuông.
- HS nhắc lại CN + ĐT.
- q/s và trả lời:
+ Hình A
+ Hình D
- q/s và trả lời:
+ Hình A, hình C được tô màu một phần năm số ô vuông của hình đó.
- Quan sát tranh rồi trả lời:
+ Hình A đã tô màu một phần năm số con vịt.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học; GD – LH; Về nhà học bài; xem trước bài mới.
---------------------------------------------------
Ngày soạn:......
Ngày giảng:..
Tiết 1: Tập đọc
Bé nhìn biển (sgk.65)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi, hồn nhiên.
- Hiểu bài thơ: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con. (trả lời được các câu hỏi trong sgk)
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ viết câu hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt đông dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : Đọc bài : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và TLCH.
2. Bài mới : GT B
Hoạt động 1: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu; HD đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
a, Đọc từng câu trước lớp : Đọc 2, 3 dòng cho đủ ý
 	- HD đọc đúng 1 số câu 
b, Đọc từng đoạn trong nhóm 
c, Thi đọc giữa đại diện các nhóm 
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài 
- Đọc ND bài và HD TLCH trong sgk.
+ Câu hỏi 1: 
- Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng ?
+ Câu hỏi 2 : 
- Những hình ảnh nào cho thấy biển rất giống trẻ con ?
+ Câu hỏi 3: 
- Em thích nhất câu nào ? Tại sao ?
- GV n/x, bổ sung.
Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ
- GV tổ chức cho h/s HTL bài thơ theo nhiều hình thức khác nhau.
Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- Thi đọc lại toàn bài.
- HS đọc thầm và TLCH:
Tưởng rằng biển nhỏ
Mà to bằng trời
Như con sông lớn 
Chỉ có một bờ
Biển to lớn thế. . . .
Bãi giằng với sóng
Chơi trò kéo co
Nghìn con sóng khoẻ
Lon ta lon ton . . .
- HS tự giải thích.
- HS đọc theo nhóm, bàn, CN, ĐT.
- Đại diện nhóm thi đọc; các nhóm n/x, sửa sai.
3. Củng cố – dặn dò:
- Bài hôm nay giúp em biết gì ?( Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con).
- GV n/x tiết học; GD – LH.
- Giao việc: HTL bài thơ; xem trước bài mới.
----------------------------------------------------
Tiết 2: Toán
Luyện tập (sgk.123)
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép chia(trong bảng chia 5)
**BT4, 5.
II. Chuẩn bị
- Hình minh hoạ BT5.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc bảng chia 5.
2. Bài mới: GTB
3. HD HS làm và chữa BT:
Bài 1: Tính nhẩm(sgk)
Bài 2 : Tính nhẩm(sgk)
Bài 3: Bài toán(sgk)
Bài 4: Bài toán(sgk)
Bài 5: Hình nào đã khoanh vào 1/5 số con voi?
- HS tính nhẩm và nêu kết quả.
10 : 5 = 2 
30 : 5 = 6 .. 
- Nêu yêu cầu và lần lượt thực hiện tính theo từng cột.
5 x 2 = 10
10 : 2 = 5
10 : 5 = 2.
- HS đọc BT, tự tóm tắt và trình bày bài giải.
- 1 h/s lên bảng; cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số vở của mỗi bạn là :
35 : 5 = 7 (quyển)
Đáp số: 7 quyển vở
- Thực hiện tương tự BT4. 
Bài giải
Số đĩa cam là :
25 : 5 = 5 (đĩa)
Đáp số: 5 đĩa cam
- Quan sát tranh vẽ rồi trả lời:
+ Hình a đã khoanh vào 1/5 số con voi. 
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học; GD – LH.
- Giao việc: Về nhà học bài; xem trước bài mới.
-----------------------------------------------------
Tiết 4: Kể chuyện
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
I. Mục tiêu:
- Xếp đúng thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện(BT1); dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện(BT2)
**Kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra : Kể lại câu chuyện Quả tim khỉ?
- Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì?
2. Bài mới: GT bài, nêu MĐYC của tiết học. 
Hoạt động 1: HD kể chuyện 
a, Kể từng đoạn theo tranh 
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
+ Tranh 2 vẽ cảnh gì ?
+ Tranh 3 vẽ cảnh gì ?
- HD HS xếp theo đúng thứ tự của tranh
- HD HS kể theo nội dung từng bức tranh đã sắp xếp đúng.
- Từng nhóm 3 HS tương đương thi kể 3 đoạn truyện theo gợi ý.
b, Kể lại toàn bộ câu chuyện
**c, Phân vai kể lại câu chuyện:
- HD kể sáng tạo.
- GV n/x, đánh giá.
 - 1 HS đọc yêu cầu; cả lớp quan sát và nêu nội dung từng tranh: 
+ Tranh 1: Cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh 
+ Tranh 2: Sơn Tinh đón Mị Nương
+ Tranh 3: Vua Hùng tiếp Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
- Thứ tự đúng của tranh là: 3, 2, 1
- HS tập kể trong nhóm.
- Đại diện nhóm kể trước lớp; các nhóm n/x, bổ sung.
- HS tập kể chuyện trong nhóm 
- Đại diện kể chuyện trước lớp
- Các nhóm phân vai thi dựng lại câu chuyện. 
- HS n/x, bổ sung.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học; GD – LH. 
- Giao việc: Về nhà kể lại từng đoạn và cả câu chuyện cho mọi người nghe; xem trước bài mới.
----------------------------------------------------------
Ngày soạn:...................................................
Ngày giảng:..................................................
Tiết 1: Toán
Luyện tập chung (sgk.124)
I. Mục tiêu:
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân(trong bảng nhân)
- Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thừa số.
**BT3, 5.
II. Chuẩn bị
- Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bảng chia 5 và nhận biết 1/5 số hình vuông.
3. Bài mới: GTB
Bài 1 : Tính(theo mẫu)
- HD mẫu: 3 x 4 : 2 = 12 : 2 
 = 6
Bài 2 : Tìm x
- Cần phân biệt tìm một số hạng trong một tổng và thừa số trong một tích 
- Nhận xét và sửa sai.
**Bài 3 : Hình nào đã được tô màu:
1/2, 1/3, 1/4, 1/5 số ô vuông.
- HD quan sát kĩ các hình và số ô vuông được tô màu. 
Bài 4: Bài toán
**Bài 5: Thực hành 
- HD HS xem hình vẽ và xếp 4 hình tam giác thành hình chữ nhật, lấy hình và ghép bằng nhiều cách. 
- 3 h/s lên bảng; cả lớpp làm vào vở.
5 x 6: 3 = 30 : 3 2 x 2 x 2 = 4 x 2
 = 10 = 8
6 : 3 x 5 = 2 x 5
 = 10
- 4 h/s lên bảng; cả lớp làm vào vở.
X + 2 = 6 X x 2 = 6
x = 6 - 2 x = 6 : 2
x = 4 x = 3
- HS q/s và trả lời:
- Đã tô màu :
1/2 hình C 1/4 hình D
1/3 hình A 1/5 hình B
- HS tự tóm tắt và giải toán; 2 h/s lên bảng, cả lớp làm vào vở:
 Bài giải
 Số con thỏ có tất cả là: 
5 x 4 = 20 (con)
 Đáp số : 20 con thỏ
- HS thực hành ghép theo nhóm và trình bày trước lớp.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học; giáo dục – liên hệ.
- Giao việc: Về nhà tập ghép hình ở bài tập 5; xem trước bài mới.
----------------------------------------------------
Tiết 3: Chính tả(tập chép)
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
I. Mục tiêu
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được BT2(a/b); BT3(a/b) hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn. 
II. Đồ dùng
- Bảng phụ; ND bài chính tả. ND bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra : Viết từ: sản xuất, chim sẻ, xẻ gỗ, xung phong, sung sướng.
2. Bài mới : GTB, nêu MĐYC của tiết học 
Hoạt động 1: HD tập chép
a, HD HS chuẩn bị 
- GV đọc bài và HD tìm h ... nh 110 và 120 
- GV đưa các hình biểu diễn như BT2 trên bảng và HD so sánh.
- h/s quan sát sau đó so sánh và điền dấu:
110 < 120 130 < 150
120 > 110 150 > 130
Bài 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống? 
- h/s nêu y/c và làm bài vào vở.
100 170
140 = 140 190 > 150 ....
**Bài 4: Số?
- GV HD h/s nêu n/x: Mỗi số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? 
- 1 em nêu yêu cầu của bài; cả lớp làm vào vở:
110, 120, 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200 
- h/s đọc các số tròn chục CN + ĐT. 
- Nêu n/x: Mỗi số hơn kém nhau 10 đơn vị.
4. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.; GD – LH. 
- Giao việc: Làm BT 5; xem trước bài mới.
Tiết 2: Tập làm văn
Đáp lời chia vui - Tả ngắn về cây cối
I. Mục tiêu:
- Biết đáp lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể(BT1)
- Đọc và trả lời được các câu hỏi về bài miêu tả ngắn(BT2); viết được các câu trả lời cho một phần BT2(BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ BT1(SGK)
- Một vài quả măng cụt (hoặc tranh ảnh quả măng cụt )
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Giới thiệu bài, GV nêu mục đích yêu cầu giờ học 
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Em đoạt giải cao trong một cuộc thi(kể chuyện, vẽ hoặc múa, hát,...). Các bạn chúc mừng em. Em sẽ nói gì để đáp lại lời chúc mừng của các bạn
- 1 em đọc yêu cầu của bài tập 
- GV tổ chức cho h/s thảo luận nhóm.
- Các nhóm thảo luận; 4 h/s thực hành đóng vai:
VD:
- Chúc mừng bạn đoạt giải cao trong cuộc thi. 
- Bạn giỏi quá! Bọn mình chúc mừng bạn.
- Chia vui với bạn nhé !
Bài 2: Đọc và trả lời các câu hỏi (miệng )
- 1 em đọc đoạn văn quả măng cụt 
- GV giới thiệu cho các em biết 1 quả măng cụt: 
a, Nói về hình dáng bên ngoài quả măng cụt:
- HS quan sát và thảo luận nhóm 2 
+ Quả măng cụt có hình gì ?
+ Quả măng cụt có hình tròn, trông giống như một quả cam.
+ Quả to bằng chừng nào ?
+ Quả to bằng nắm tay trẻ con 
+ Quả măng cụt có mùi vị gì ?...
b, Nói về ruột quả và mùi vị quả măng cụt:
 (ruột, múi, mùi vị)
+ Ruột quả măng cụt trắng muốt như hoa bưởi.
+ Ngọt và toả hương thoang thoảng. 
Bài 3: Viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc phần b(BT2)
- GV nêu yêu cầu : chọn viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc b của bài 
- GV n/x, sửa sai.
- Học sinh viết bài; trình bày; n/x, bổ sung: 
 Quả măng cụt tròn, giống như một quả cam nhưng nhỏ chỉ bằng nắm tay của một đứa trẻ.Vỏ măng cụt màu tím thẫm ngả sang màu đỏ. Cuống măng cụt ngắn và to. Có bốn năm cái tai tròn trịa nằm úp vào quả và vòng quanh cuống.
4. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học; GD – LH.
- Giao việc: Viết các câu trả lời cho phần b(BT2); xem trước bài mới. 
Tiết 3: Thể dục 
$56. Trò chơi ''Tung vòng vào đích'' 
và ''Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau''
I. Mục tiêu:
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm phương tiện: 
- Địa điểm : Trên sân trường , vệ sinh an toàn nơi tập 
- Phương tiện: Kẻ 2 vạch giới hạn cách nhau 5 - 8m cho trò chơi '' chạy đổi chỗ vỗ tay nhau ''
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng 
Phương pháp
Hoạt động 1: Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến ND, yêu cầu giờ học 
1'
ĐHTT
+ + + + +
+ Xoay các khớp cổ tay, cánh tay, cổ chân, đầu gối, hông 
1-2'
- Cán sự điều khiển 
+ Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 
1-2'
+ ôn 4 động tác tay, chân, toàn thân và nhảy của bài TD phát triển chung
2 x 8 nhịp
- Học sinh thực hiện 
Hoạt động 2: Phần cơ bản:
a, Trò chơi: Tung vòng vào đích 
8-10'
b, Trò chơi: ''Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau. 
8-10'
- Học sinh thực hiện 
Hoạt động 3: Phần kết thúc 
+ Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát 
2-3'
+ Một số động tác thả lỏng 
1-2'
+ Một trò chơi hồi tĩnh 
1-2'
- h/s thực hiện 
- GV nhận xét giờ học; GD – LH.
- Giao việc: Ôn bài TD. 
Tiết 4: Tập viết 
Chữ hoa Y
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng viết chữ Y hoa theo cỡ vừa và nhỏ; biết viết cụm từ ứng dụng: “Yêu luỹ tre làng” cỡ nhỏ, đúng mẫu và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ Y đặt trong khung chữ 
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li 
III. Hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ:
- Viết bảng con chữ X hoa 
- Nêu cụm từ ứng dụng bài trước 
- Xuôi chèo mát mái 
B, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học 
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát mẫu chữ Y hoa hướng dẫn viết chữ hoa 
- Học sinh quan sát, nhận xét 
+ Chữ Ycỡ vừa cao 8 li gồm 2 nét là nét móc 2 đầu và nét khuyết ngược 
- Học sinh nêu 
+ Cách viết: 
- Viết như nét 1 của chữ u
- Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút lên ĐK6, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược kéo dài xuống ĐK4 dưới ĐK1, DB ở ĐK2 phía trên. 
- Học sinh quan sát 
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết bảng con 
a, Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng 
- Học sinh viết bảng con
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng 
- 1 em đọc cụm từ ứng dụng: “ Yêu luỹ tre làng” 
- GV giải nghĩa cụm từ : T/c yêu làng xóm, quê hương của người Việt Nam 
b, Hướng dẫn quan sát và nhận xét 
- h/s quan sát và nhận xét 
- Nêu độ cao của các chữ cái ?
+ chữ Ycao 4 li 
+ các chữ l, y, g cao 2,5 li 
+ chữ r cao 1,25 li
+ các chữ còn lại cao 1 li 
c, H/S viết bảng con chữ “Yêu” 
- h/s viết bảng con chữ “Yêu” 
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vở tập viết 
- h/s viết vở tập viết theo y/c của giáo viên. 
Hoạt động 4: Chấm, chữa bài 
C, Củng cố - dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học; GD – LH.
- Giao việc: Viết phần còn lại; xem trước bài mới. 
Ngày soạn:..................................................
Ngày giảng:.................................................
Tiết 1: Toán 
Các số từ 101 đến 110
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được các số từ 101 đến 110.
- Biết cách đọc, viết các số từ 101 đến 110; biết cách so sánh các số từ 101 đến 110; biết thứ tự các số từ 101 đến 110.
II. Chuẩn bị:
- Các hv biểu diễn trăm và các hv nhỏ biểu diễn đv như bài học 132
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Viết dãy số từ 110 đến 200
3.Bài mới: GTB
Hoạt động 1: Đọc và viết số từ 101 đến 110
a, GV nêu vấn đề học tiếp các số và trình bày bảng như trang 142SGK
+ Viết và đọc số 101
- GV yêu cầu h/s xác định số trăm, số chục và số đv.
+ 101 gồm 1 trăm, không chục và 1 đv
đọc: Một trăm linh một 
+ Viết và đọc số 102 
- tương tự 
- Viết và đọc số khác. 
101, 102 , 103 , 104 ..110
b, HS làm việc cá nhân 
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: Nối các số với cách đọc tương ứng.
- h/s nối số với cách đọc số tương ứng 
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm 
101, 102 , 103 , 104 109 , 110
Bài 3: Điền dấu thích hợp vào ô trống 
 101 < 102 106 < 109
 102 = 102 103 > 101
 105 > 104 105 =105.
Bài 4: 
a, Viết các số 106, 108, 103, 105, 107 theo thứ tự từ bé đến lớn 
103, 105, 106, 107, 108 
b, Viết các số 100, 106 , 107, 105, 110, 103 theo thứ tự từ lớn đến bé 
110 , 107 , 106 , 105, 103 , 100
4. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học; GD – LH.
- Giao việc: Làm BT; xem trước bài mới. 
Tiết 2: Chính tả 
Cây dừa
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 8 câu thơ đầu của bài: Cây dừa 
- Làm đúng các bài tập phân biệt những chữ cái có âm đầu, vần và thanh dễ lẫn s/x, vần in hoặc inh.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2
III. Hoạt động dạy học:
1. ÔĐTC:
2. KTBC: học sinh viết bảng con tiếng bắt đầu bằng r, d , gi
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài, GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học 
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết:
- GV đọc mẫu 8 câu thơ; HD n/x: 
- Theo dõi sgk; trả lời câu hỏi:
+ Bài thơ tả những bộ phận nào của cây dừa ?
+ thân, lá, quả, hoa, tàu dừa 
- Viết bảng con những chữ dễ lẫn: 
+ toả, bạc phếch, lược, hũ rượu 
- GV đọc đoạn thơ 
- Học sinh viết bài 
- Chấm, chữa bài 
Hoạt động 2: HD học sinh làm bài tập 
Bài 2: 
a, Kể tên các loài cây bắt đầu bằng s/x
- Kể:
su su , xương rồng , sa mu , su hào 
b, Tìm tiếng có vần in hoặc inh có nghĩa như sau:
- Tiếp theo số 8 là: 
- Tìm và nêu miệng:
+ số chín 
- (Quả) đã đến lúc ăn được: 
+ chín 
- Nghe hoặc ngửi rất tinh, rất nhạy:
Bài 3: Sửa lại đoạn thơ cho đúng chính tả: 
- GV n/x, sửa sai.
+ thính 
- Thảo luận nhóm và trình bày kết quả đúng:
- Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên.
- HS chép lại đoạn thơ hoàn chỉnh vào vở.
4. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học; GD – LH.
- Giao việc: Làm BT; xem trước bài mới. 
Tiết 3: Luyện từ và câu 
Từ ngữ về cây cối - Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
Dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số từ ngữ về cây cối (BT1)
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì? (BT2); điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống(BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung BT3
III. Hoạt động dạy học:
1.Bài mới: Giới thiệu bài, GV nêu mục đích yêu cầu giờ học 
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm (miệng)
- 1 em đọc yêu cầu của bài 
- GV hướng dẫn h/s cách làm bài 
- 2 h/s làm bài trên bảng phụ 
+ Cây lương thực, thực phẩm:
+ lúa , ngô , khoai lang, sắn , đỗ tương , 
+ Cây ăn quả:
+ cam, quýt, xoài, táo, đào, ổi, na 
+ Cây lấy gỗ:
+ xoan, lim, gụ , sến, táu, thông
+ Cây bóng mát :
+ bàng, phượng, si, bằng lăng
+ Cây hoa:
+ cúc, đào, mai, hồng, lan, huệ 
Bài 2: Dựa vào kết quả BT1, hỏi - đáp theo mẫu: 
- 1 em nêu yêu cầu của bài 
- HD, làm mẫu: Dựa vào kết quả BT1 đặt câu hỏi với cụm từ: ''Để làm gì?''
- HS thảo luận nhóm 2 (hỏi - đáp)
- Người ta trồng lúa để làm gì ?
+ Người ta trồng lúa để lấy gạo ăn 
- Người ta trồng cây bàng để làm gì ?
+ Người ta trồng cây bàng để lấy bóng mát cho h/s vui chơi dưới gốc cây 
Bài 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống: (viết )
- 1 em đọc yêu cầu của bài; cả lớp làm bài vào giấy nháp 
- GV treo bảng phụ; HD h/s thực hiện.
- GV n/x, sửa sai. 
- 3 em lên bảng thi làm bài đúng, nhanh: 
 Chiều qua, Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Song Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư : “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé !”
2.Củng cố - dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học; GD – LH.
- Giao việc: Làm BT; xem trước bài mới. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25+26+27+28.doc