Giáo án môn học lớp 2 - Tuần dạy 16 năm 2007

Giáo án môn học lớp 2 - Tuần dạy 16 năm 2007

TOÁN

NGÀY GIỜ

I. MỤC TIÊU:

 Giúp HS

- Nhận biết một ngày có 24 giờ

- Biết cách gọi tên giờ trong ngày

- Bước đầu nhậnbiết được đơn vị thời gian : Ngày , giờ

- Củng cố biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian , xem giừo đúng trên đồng hồ

- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong thực tế hàng ngày

II. ĐỒ DÙNG:

- Mô hình đồng hồ

- Đồng hồ điện tử

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 2 - Tuần dạy 16 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2007
Toán
Ngày giờ
I. Mục tiêu:
 Giúp HS 
- Nhận biết một ngày có 24 giờ
- Biết cách gọi tên giờ trong ngày 
- Bước đầu nhậnbiết được đơn vị thời gian : Ngày , giờ
- Củng cố biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian , xem giừo đúng trên đồng hồ
- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong thực tế hàng ngày
II. Đồ dùng:
- Mô hình đồng hồ
- Đồng hồ điện tử
III. Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét
- GV NX - đánh giá
Vẽ đoạn thẳng AB , trên đoạn thẳng AB lấy điểm C sao cho ba điểm A, B ,C thẳng hàng
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giói thiệu trực tiếp vào bài
2. Giới thiệu ngày giờ
? Bây giờ là ban ngày hay ban đêm?
- GV lần lượt cho HS quan sát mô hình đồng hồ chỉ 5 giờ , 11 giờ , 8 giờ tối , 12 giờ đêm và hỏi:
? Lúc . . . em đang làm gì ?
- GV giới thiệu
- HS đọc giờ của từng buổi
- HS nêu giờ bắt đầu và kết thúc của một buổi
- HS đọc SGK
? 1 giờ chiều còn dược gọi là mấy giờ ? Tại sao?
3. Luyện tập:
Bài 1:HS nêu yêu cầu
- HS làm bài nhóm đôi
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Chữa bài :
+ NX Đúng - Sai
GV: Liên hệ thực tế lớp mình HS đã biết sắp xếp thời gian biểu hợp lí chưa
Bài 2:- HS nêu yêu cầu
- GV tổ chức trò chơi:
+ 3 đội , mỗi đội 4 HS thi tiếp sức 
+ Theo hiệu lệnh của GV các đội chơi nối nhanh theo yêu cầu bài 
- Chữa bài :+ NX Đúng - Sai
+ Giải thích cách làm bài
+ GV NX trò chơi , tuyên bố đội thắng cuộc
GV : Lưu ý cách gọi giờ sau 12 giờ(có 2 cách gọi )
Bài 3: - HS đọc đề bài.
- GV phân tích mẫu: + GV giới thiệu đồng hồ điện tử và đồng hồ số
? Đồng hồ điện tử chỉ mấy giờ ?
? Tương ứng ở đồng hồ kia là mấy giờ?
-- HS làm bài cá nhân
- 1 HS làm bìa trên bảng
 - Chữa bài : +Lớp nhận xét
+ 1HS dưới lớp đọc lại bài làm của mình
+ Gv kiểm tra xác suất
GV: Lưu ý cách nhìn giờ trên đồng hồ điện tử và đồng hồ số 
4. Củng cố, dăn dò:
- Lưu ý HS ý nghĩa của ngày giờ – Yêu cầu HS sử dụng thời gian sao cho cso ích
- GV nhận xét giờ học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Mõi ngày được chia ra các buổi khác nhau là sáng, trưa, chiều, tối, đêm
- 1 giờ chiều còn được gọi là 13 giờ vì 12 giờ + 1 giờ = 13 giờ
Bài 1:Số 
A.Em tập thể dục lúc . . . giờ sáng
B.Mẹ đi làm về lúc . . . giờ trưa
C. Em chơi bóng lúc . . . giờ chiều
D.Lúc . . . giờ tối em xem phim truyền hình
E.Lúc . . . giờ đêm em đang ngủ
Bài 2: Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh
 Em vào học lúc 7 giờ sáng
 Em chơi thả diều lúc 17 giờ
 Em ngủ lúc 10 giờ đêm
 Em đọc truyện lúc 8 giơ tối
Bài 3 . Viết tiếp vào chỗ chấm ( theo mẫu 
15 giờ hay 3 giờ chiêu
20 giờ hay . . . giờ tối
 ---------------------------------------------- 
Tâp đọc 
Con chó nhà hàng xóm
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng kể và giọng đối thoại.
2. Rèn kỹ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới.
- Hiểu nghĩa các từ chú giải.
- Nắm được diễn biến câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Qua 1 ví dụ đẹp về tình thân giữa 1 bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm, nêu bật vat trò của các vật nuôi trong đời sống tình cảm của trẻ con.
II. Đồ dùng:
 Tranh minh họa bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
 Tiết 1
A/ Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc bài cũ
? Em Nụ đáng yêu như thế nào?
?Hoa giúp mẹ những việc gì?
- HS NX 
- GV NX đánh giá
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu chủ điểm.
- GV giới thiệu bài học.
2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV nêu cách đọc khái quát
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc từ khó
* Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS luyện đọc câu khó 
- HS đọc chú giải SGK
*Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Từng HS trong nhóm đọc cho nhau nghe. 
- Các HS khác nghe, góp ý.
* Thi đọc giữa các nhóm :
- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
Bé Hoa
Bạn trong nhà
Con chó nhà hàng xóm
- Giọng đọc chậm rãi, tình cảm.



Từ khó 
- Nhảy nhót, tung tăng, lo lắng, rối rít, vẫy đuôi.

Câu khó 
- Bé rất thích chó/ nhnưg nhà Bé không nuôi con nào.//
- Cún mang cho bé/ khi thì tờ báo hay cái bút chì/ khi thì con búp bê.


 Tiết 23. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

HS đọc đoạn 1.
? Bạn của 
Cửa hàng đã mở cửa
Cửa hàng đóng cửa
Lan tập đàn lúc 20 giờ
Lan tập đàn lúc 8 giờ sáng
Bài 3. Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ:
8 giờ 11 giờ 14 giờ 18 giờ 23 giờ
 --------------------------------------
Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2007
Tập đọc
Thời gian biểu.
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các số chỉ giờ.
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cột, dòng.
- Biết chậm rãi, rõ ràng, rành mạch.
2. Rèn kỹ năng đọc- hiểu:
- Hiểu từ: thời gian biểu.
- Hiểu tác dụng của thời gian biểu: (giúp người ta làm việc có kế hoạch), hiểu cách lập thời gian biểu, từ đó biết lập thời gian biểu cho hoạt động của mình.
II. Đồ dùng:
 Bảng phụ viết một vài câu luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài cũ
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- HS nhận xét
- Gv NX đánh giá
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu trực tiếp vào bài
2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV nêu khái quát cách đọc bài
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng dòng.
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV chia đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- GV hướng dẫn đọc đúng.
- HS luyện đọc đoạn
- HS đọc chú giải- SGK
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Từng học sinh trong nhóm đọc
- Các HS khác nghe, góp ý.
*Thi đọc giữa các nhóm:
- Đại diện giữa các nhóm thi đọc nối tiếp
- Lớp và giáo viên nhận xét
3. Tìm hiểu bài:
1 HS đọc lại toàn bài.
? Đây là lịch làm việc của ai?
? Em hãy kể các việc Phương Thảo làm hàng ngày?
(4 học sinh kể)
? Phương Thảo ghi các việc cần làm vào thời gian biểu để làm gì?
? Thời gian biểu ngày nghỉ của Thảo có gì khác ngày thường?
4. Thi tìm nhanh, đọc giỏi:
- Đại diện 1 nhóm thi đọc 1 vài thời gian trong thời gian biểu.
- Các nhóm khác phải tìm nhanh, đọc đúng việc làm của bạn Thảo trong thời điểm ấy
Sau đó đổi lại
5. Củng cố, dặn dò:
? Thời gian biểu có tác dụng gì.? 
- GV NX giờ học 
- Dăn dò học sinh tự lập thời gian biểu  ... ôtô, một bạn nhỏ tay cầm bánh ăn, tay kia cầm lá bánh và nghĩ :”Bỏ rác vào đâu bây giờ?”
+ Vứt xuống đường.
+ Vứt trên xe.
+ Vứt vào túi ni lông bỏ vào thùng rác.
- Cần phải giữ gìn vệ sinh nơi công cộng biểu hiện cụ thể là không vứt rác ra nơi công cộng
Bài tập 3:Đánh dấu + vào ô trống trước những việc làm ở nơi công cộng mà em tán thành:
a. Giữ yên lăng, đi nhẹ, nói khẽ.
b. Vức rác tùy ý khi không có ai nhìn.
c. Đá bóng trên đường giao thông.
d. Xếp hàng khi cần thiết.
đ. Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
e. Đổ nước thải xuống đường
- Khi đén nơi công cộng em cầngiữ yên lặng , đi nhẹ , nói khẽ. Vứt rác đúng nơi quy định,xếp hàng khi cần thiết. . .
“Những nơi công cộng quanh ta
Vệ sinh trật tự mới là văn minh”
 Toán
Thực hành xem lịch
I. Mục tiêu:
 Giúp HS 
- Củng cố kĩ năng xem lịch tháng
- Củng cố biểu tượng về thời điểm , khoảng thời gian
II. Đồ dùng:
- 1 tờ lịch tháng 1 , tháng 4
III. Các hoạt động dạy học:
A. ktbc
? Thứ năm tuần này là ngày 20 tháng 12 , hỏi thứ năm tuần sau là ngày mấy ?
? Kể tên những tháng có 31 ngày , nhũng tháng có 30 ngày?
- HS nhận xét – GV NX đánh giá
B. Bài mới 
1.Giơí thiệu bài
- GV giới thiệu trực tiếp vào bài
2. Thực hành
Bài 1. - GV treo tờ lịch tháng 1
? Dây là tờ lịch tháng nào?
? Vì sao em biết ?
- GV chuẩn bị 3 tờ lịch như SGK 
- HS thi tiếp sức giữa 3 đội trong thời gian 4 phút
- Đội nào điền đúng nhanh là thắng cuộc
- Lơp NX các đội chơi
- GV NX tuyên bố đội thắng cuộc
? Ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ mấy ?
? Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy ? Tháng 1 có bao nhiêu ngày?
? Ngày 14 tháng 1 là thứ mấy ?
GV: Lưu ý cách tra lịch tháng 
Bài 2. 
- GV cho HS quan sát tờ lịch tháng 4
- Hs thảo luận làm bài trong nhóm đôi
- Các nhóm báo cáo- bổ sung
- Một vài HS lên bảng chỉ nhanh những ngày theo yêu cầu của GV
GV: Lưu ý cách tra lịch tháng , vận dụng vào thực tế .
3. Củng cố dặn dò
? Ôn luyện kiến thức gì ?
- Dặn dò HS về tập xem lịch tháng
- GV NX giờ học 
- Thứ năm tuần sau là ngày 27
Tháng có 30 ngày là: 
Tháng có 31 ngày là:
Thực hành xem lịch
Bài 1. Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 1
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thứ bảy
Chủ nhật
1
2
3
5
7
8
11
1 
14
16
17
20
22
23
26
29
31
Tháng 1 có 31 ngày




Bài 2. Đây là tờ lịch tháng 4


Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thứ bảy
Chủ nhật





1
2
3
4


5
6
7
8
9
10
11

12
12
13
14
15
16
17
18


19
20
21
22
23
24
25


26
27
28
29
30




Tháng 4 có 30 ngày

 Xem trên tờ lịch trên rồi cho biết :
- Các ngày thứ sáu trong tháng 4 là ngày nào?
- Thứ ba tuần này là 20 thnág 4. Thứ ba tuần trước là ngày nào? Thứ ba tuần sau là ngày nào?
- Ngày 30 tháng 4 là thứ mấy ?
 --------------------------------------------- 
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2007

Tập làm văn 
khen ngợi – tả ngắn về con vật
lập thời gian biểu.
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng nghe và nói: Biết nói lời khen ngợi
	Biết kể về một vật nuôi
Rèn kỹ năng viết: 	Biết lập thời gian biểu một buổi trong ngày
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi bài tập 1
Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc bài viết về anh, chị, em
- HS nhận xét
- GV đánh giá, cho điểm
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu trực iếp vào bài

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS đọc và phân tích câu mẫu
? Câu “Đàn gà mới đẹp làm sao!” tỏ ý gì?
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện các nhóm phát biểu
- GV ghi kết quả
- Dưới lớp đọc bài làm của mình
? Khi nói câu khen ngợi người ta nhấn giọng (cao giọng) ở từ nào?
? Khi viết câu khen ngợi người ta sử dụng dấu gì ở cuối câu?
- HS nêu yêu cầu.
- Lớp quan sát tranh minh họa các con vật nuôi trong SGK.
- 4 HS nói tên con vật em chọn kể.
- 2 HS giỏi kể mẫu – Lớp nhận xét
- Nhiều HS nối tiếp nhau kể.
- Lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể hay nhất.
- HS nêu yêu cầu
- HS đọc lại thời gian biểu buổi tối của bạn Phương Thảo.
- 1 HS làm mẫu _ Giáo viên nhận xét
- 3 HS làm bài trên bảng- Lớp làm vào vở.
- HS dưới lớp đọc thời gian biểu vừa lập. GV chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dăn HS về nhà lập và thực hiện đúng với thời gian biểu.
 --------------------------------------------
Toán
LUYệN TậP CHUNG
I. Mục tiêu:
 Giúp HS Củng cố về :
- Xem giờ đúng trên đồng hồ
- Xem lịch tháng nhận biết ngày tháng
II. Đồ dùng:
- Mô hình đồng hồ 
- Tờ lịch tháng 5 như SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. ktbc
- GV đọc – 2 HS viết trên bảng lớp
- Dưới lớp viết vào nháp
- HS nhận xét – GV NX đánh giá
B. Bài mới 
1.Giơí thiệu bài
- GV giới thiệu trực tiếp vào bài
2. Luyện tập
Bài 1. – HS nêu yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- HS đọc bài làm của mình
- Chữa bài : + Nhận xét Đúng – Sai
+ Giải thích lý do lựa chọn
GV: Lưu ý cách xem giờ trên đồng hồ số và trên đồng hồ điện tử
Bài 2. 
- GV cho HS quan sát tờ lịch tháng 5
- HS đọc yêu cầu phần a)
- HS làm phần a) vào vở – 1 HS làm trên bảng
- Chữa bài: + Nhận xét Đúng – Sai
+ Dưới lớp đôỉ chéo vở so sánh với bài của bạn
+ GV kiểm tra xác suất
- HS đọc yêu cầu phần b)
- Hs thảo luận làm bài trong nhóm đôi
- Các nhóm thực hành hỏi đáp trước lớp
- HS nhận xét – Gv nhận xét 
GV: Lưu ý cách tra lịch tháng , vận dụng vào thực tế .
Bài 3. HS nêu yêu cầu 
- GV tổ chức cho HS thi quay kim đồng hồ 
- GV đọc giờ – HS cùng quay kim 
- Tổ nào có nhiều HS quay đúng nhanh là thắng cuộc
- GV nhận xét các đội chơi
GV: ? 9 giờ tối còn gọi là mấy giờ ?
 ? 14 giờ còn gọi là mấy giờ ?
 ? Nhận xét gì về mặt đồng hồ khi kim đồng hồ chỉ 8 giờ sáng và 20 giờ ?
3. Củng cố dặn dò
? Ôn luyện kiến thức gì ?
- Dặn dò HS về tập xem lịch tháng, tập xem đồng hồ 
- GV NX giờ học 
Ngày 6 tháng 8
Ngày 24 tháng 4
Ngày 15 tháng 9
Luyện tập chung
Bài 1. Đồng hồ nào ững với mỗi câu sau?
a) Em tưới cây lúc 5 giờ chiều
b) Em đang học ở trường lúc 8 giờ sáng
c) Cả nhà em ăn cơm lúc 6 giờ chiều
d) Em đi ngủ lúc 21 giờ
A B
C D
Bài 2. a) Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 5
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thứ bảy
Chủ nhật
1
2
5
6
7
8
5
11
12
16
17
22
23
26
27
30
31
Tháng 5 có 31 ngày
 b)Xem trên tờ lịch trên rồi cho biết :
- Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy ?
- Các ngày thứ bảy trong tháng 5 là ngày nào?
- Thứ tư tuần này là ngày 12 tháng 5. Thứ tư tuần trước là ngày nào ?Thứ tư tuần sau là ngày nào?
Bài 3. Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ
8 giờ sáng 2 giờ chiều 
20 giờ 21 giờ
9 giờ tối 14 giờ
thủ công 
Gấp , cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm đi xe ngược chiều( tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Giúp HS : - Biết cách gấp ,cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều vàbiển báo giao thông cấm đi xe ngược chiều
 - Gấp, cắt dán được biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều vàbiển báo giao thông cấm đi xe ngược chiều
 - Giáo dục HS ý thức chấp hành luật lệ giao thông
II/ Chuẩn bị:
- Mẫu 
- Qui trình 
- HS : Giấy thủ công, bút chì, thước, kéo, hồ dán
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. GTB: - GV giới thiệu trực tiếp vào bài 
2. HS thực hành gấp cắt dán biển báo 
- Gv treo bảng quy trình gấp cắt dán hình tròn lên bảng 
- HS quan sat quy trình – nêu lại quy trình gấp cắt dán biển báo cấm đi xe ngược chiều:
Bước 1. Gấp cắt biển báo cấm đi xe ngược chiều
- Gấp cắt hình tròn từ hình vuông màu đỏ có cạnh 6 ô
- Cắt hình chữ nhật trắng có chiều 4 ô - 1ô
- Cắt hình chữ nhật khác màu 10 ô - 1 ô( làm chânbiển báo )
Bước 2. Dán biển báo cấm đi xe ngược chiều 
- Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng
- dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo
- Dán hình chữ nhật màu trắng vào giữa hình tròn
- Gv cho HS thực hành gấp cắt dán biển báo cấm đi xe ngược chiều 
- GV nhắc nhỏ HS bôi hồ mỏng để sản phẩm phẳng đẹp
- GV theo dõi uốn nắn HS còn lúng túng 
4. Nhận xét dặn dò 
- Tổng kết nội dung bài
- Nhận xét tiết học
Hoạt động tập thể
Di sản
Bài 4: 
Chuỗi thức ăn
I. Mục đích, yêu cầu:
Sau bài giảng, HS cần nắm được:
Nắm đượckhái niệm chuỗi thức ăn.
Xây dựng được chuỗi thức ăn đơn giản.
Nắm được mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố tự nhiên và các loài trong chuỗi thức ăn
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Bối cảnh giảng dạy: Trong lớp
 - Phương tiện dạy học: + Chuẩn bị các tấm bìa , trên mỗi tấm bìaghi tên một yếu tố trong chuỗi thức ăn, có dây để HS đeo
III. Hướng dẫn dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm chuỗi thức ăn
- GV hỏi 2 HS :
 ? Em thích con gì nhất ?
 ? Con đó thích ăn gì ? Nó lại bị con gì ăn?
- GV đưa ra khái niệm chuỗi thức ăn
- GV viết tên một số động thực vật có trong chuỗi thức ăn ở Hạ Long 
- Một số HS lên bảng hoàn thành bằng cách xem loài nào là thức ăn của loài nào và nối chúng lại với nhau
Ví dụ: Rêu ------- Tôm nhỏ -------- . .. .. ------- Cua------- . . . . ------ Cá thu ------ 
Hoạt động 2: GV tổ chức HS choi trò Tôi ăn gì :
- GV chia lớp làm 2 nhóm mỗi nhóm 6 HS: Một nhóm là Tôm , một nhóm là Cá lớn 
- GV kẻ 2 đường thẳng song song , mỗi nhóm HS đứng ở một bên . Giữa hai đường thẳng là một vòng tròn. Tìm một số vật và rải vào trong vòng tròn tượng trưng cho thức ăn của Tôm là Rong , Tảo , Rêu
- Khi GV hô Tôm , nhóm Tôm phải di tìm thức ăn của mình trong vòng tròn . Thành viên của nhóm phải cố gắng kiếm được nhiều thức ăn càng tốt . Sau 15 giây GV hô Cá lớn , nhóm Cá lớn bắt đầu đi tìm thức ănlà Tôm . Tôm coó gắng không bị Cá lớn bắt và tìm cách quay về nhà của mình . Tôm nào bị bắt sẽ bịloại khổi cuộc chơi . Sau 15 giây tiếp theo , GV hô về nhà và kết thúc một vòng chơi
Tổng kết bài học
Các loài sinh vật có mối liệnhệ mật thiết với nhau bằng quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi thức ăn.
 -----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16.doc