Giáo án môn học lớp 2 - Tuần 27, 28

Giáo án môn học lớp 2 - Tuần 27, 28

 TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP (Tiết: 6)

I. Mục tiêu

1Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.

2Kỹ năng: Mở rộng vốn từ về muông thú qua trò chơi.

3Thái độ: Biết kể chuyện về các con vật mà mình yêu thích.

II.Đồ dùng dạy-học:

- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Các câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi. 4 lá cờ.

- HS: SGK, Vở

 

doc 31 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 2 - Tuần 27, 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2009
 TIẾNG VIỆT 
ÔN TẬP (Tiết: 6)
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
2Kỹ năng: Mở rộng vốn từ về muông thú qua trò chơi.
3Thái độ: Biết kể chuyện về các con vật mà mình yêu thích.
II.Đồ dùng dạy-học:
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Các câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi. 4 lá cờ.
HS: SGK, Vở
III. Các hoạt động
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài cũ 
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (2’)
b.Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng 
c.Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú 
d.Kể về một con vật mà em biết
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
-Xen trong giờ học 
Nêu mục tiêu tiết học.
Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
Cho điểm trực tiếp từng HS.
 -Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một lá cờ.
Phổ biến luật chơi: Trò chơi diễn ra qua 2 vòng.
+ Vòng 1: GV đọc lần lượt từng câu đố về tên các con vật. Mỗi lần GV đọc, các đội phất cờ để giành quyền trả lời, đội nào phất cờ trước được trả lời trước, nếu đúng được 1 điểm, nếu sai thì không được điểm nào, đội bạn được quyền trả lời.
+ Vòng 2: Các đội lần lượt ra câu đố cho nhau. Đội 1 ra câu đố cho đội 2, đội 2 ra câu đố cho đội 3, đội 3 ra câu đố cho đội 4, đội 4 ra câu đố cho đội 5. Nếu đội bạn trả lời được thì đội ra câu đố bị trừ đi 2 điểm, đội giải câu đố được cộng thêm 3 điểm. Nếu đội bạn không trả lời được thì đội ra câu giải đố và được cộng 2 điểm. Đội bạn bị trừ đi 1 điểm. Nội dung câu đố là nói về hình dáng hoặc hoạt động của một con vật bất kì.
Tổng kết, đội nào giành được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.
-Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó dành thời gian cho HS suy nghĩ về con vật mà em định kể. Chú ý: HS có thể kể lại một câu chuyện em biết về một con vật mà em được đọc hoặc nghe kể, có thể hình dung và kể về hoạt động, hình dáng của một con vật mà em biết.
Tuyên dương những HS kể tốt. 
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà tập kể về con vật mà em biết cho người thân nghe.
Hát
Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc và trả lời câu hỏi.
Theo dõi và nhận xét.
Chia đội theo hướng dẫn của GV.
Giải đố. Ví dụ: 
Vòng 1
1.Con vật này có bờm và được mệnh danh là vua của rừng xanh. (sư tử)
2.Con gì thích ăn hoa quả? (khỉ)
3.Con gì cò cổ rất dài? (hươu cao cổ)
4.Con gì rất trung thành với chủ? (chó)
5.Nhát như  ? (thỏ)
6.Con gì được nuôi trong nhà cho bắt chuột? (mèo)
Vòng 2: Tương tự
Chuẩn bị kể. Sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP (Tiết: 7)
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
2Kỹ năng: 
Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: “Vì sao?”
Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II.Đồ dùng dạy-học:
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
HS: Vở, SGK.
III. Các hoạt động
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Ổn định tổ chức(1’)
2. Bài cũ 
3. Bài mới 
 a.Giới thiệu: (1’)
b.Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng 
(30’)
c.Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao? 
Bài 2
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
d.Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Xen trong giờ học
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
Gv cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
Cho điểm trực tiếp từng HS.
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
Hãy đọc câu văn trong phần a.
Vì sao Sơn ca khát khô họng?
Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
Yêu cầu HS tự làm phần b.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn?
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
-Bài tập yêu cầu HS đáp lại lời đồng ý của người khác.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời đồng ý, 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm từng HS. 
-Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
Khi đáp lại lời đồng ý của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn?
Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Vì sao?” và cách đáp lời đồng ý của người khác.
Hát
Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc và trả lời câu hỏi.
Theo dõi và nhận xét.
Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao?
Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nguyên nhân, lí do của sự việc nào đó.
Đọc: Sơn ca khô cả họng vì khát.
Vì khát.
Vì khát.
HS tự làm phần b.
-Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.
Bộ phận “vì thương xót sơn ca”.
Câu hỏi: Vì sao bông cúc héo lả đi?
Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án
b) Vì sao đến mùa đông ve không có gì ăn?
Đáp án:
+ Thay mặt lớp, em xin cảm ơn thầy (cô) đã đến dự tiệc liên hoan văn nghệ với chúng em./ Lớp em rất vinh dự được đón thầy (cô) đến dự buổi liên hoan này. Chúng em xin cảm ơn thầy (cô)./
Câu hỏi vì sao dùng để hỏi về nguyên nhân của một sự việc nào đó.
Chúng ta thể hiện sự lịch sự đúng mực.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS rèn luyện kỹ năng tính nhẩm về phép nhân có thừa số 1 và 0; phép chia có số bị chia là 0.
2Kỹ năng: Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.
3Thái độ: Ham thích học Toán.
II. Đồ dùng dạy-học:
GV: Bộ thực hàng Toán, bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổnđịnh (1’)
2. Bài cũ (3’) 
Nhẩm:2 : 2 = 1;1 x 0 = 0
Viết 2 : 2 x 0 = 1 x 0.= 0
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (1’)
b.Thực hành. (27’)
Bài 1: tính nhẩm 
MT:Củng cố kĩ năng nhân nhẩm với thừa số là 1
Bài 2: tính nhẩm 
MT:Củng cố kĩ năng cộng, nhân nhẩm với số hạng là 0 
Bài 3:số?
MT:Củng cố kĩ năng cộng, nhân nhẩm với số hạng là 1
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 1hs lên bảng làm bài 4:
GV nhận xét 
- Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
Yêu cầu HS tính nhẩm 
GV nhận xét , cho cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 1, bảng chia 1
Hướng dẫn HS tính nhẩm (theo từng cột)	
Hướng dẫn HS cần phân biệt hai dạng bài tập:
+Phép cộng có số hạng 0.
+Phép nhân có thừa số 0.
Hướng dẫn HS cần phân biệt hai dạng bài tập:
+Phép cộng có số hạng 1.
+Phép nhân có thừa số 1.
Giúp hs phân biệt phép chia có số chia là 1; phép chia có số chia là 0.
HS tìm kết quả tính trong ô chữ nhật rồi chỉ vào số 0 hoặc số 1 trong ô tròn.
Tổ chức cho HS thi nối nhanh phép tính với kết quả. Thời gian thi là 2 phút. Tổ nào có nhiều bạn nối nhanh, đúng là tổ thắng cuộc.
GV nhận xét, tuyên dương.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
-1HS tính, bạn nhận xét.
HS tính nhẩm (bảng nhân 1, bảng chia 1)
Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 1, bảng chia 1.
Làm bài vào vở bài tập, sau đó theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
Một số khi cộng với 0 cho kết quả là chính số đó.
Một số khi nhân với 0 sẽ cho kết quả là 0.
Khi cộng thêm 1 vào một số nào đó thì số đó sẽ tăng thêm 1 đơn vị, còn khi nhân số đó với 1 thì kết quả vẫn bằng chính nó.
Kết quả là chính số đó
Các phép chia có số bị chia là 0 đều có kết quả là 0.
2 tổ thi đua.
THỂ DỤC
KIỂM TRA BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I.Mục tiêu:
Kiểm tra bài tập LTTCB. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
II. Địa điểm-phương tiện
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập
Phương tiện: Kẻ các vạch để tập thể dục RLTTCB 
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu
 (10’)
2.Phần cơ bản
 (20’)
a.Kiểm tra bài thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
3.Phần kết thúc
 (10’)
Nhận lớp’ phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
Cho HS khởi động xoay các khớp
Kiểm tra hs bài thể dục rèn luyện tư thế cơ bản:
+Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông (2 lần 15m )
+Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang (2 lần 10m)
+Đi nhanh chuyển sang chạy(2-3 lần18-20m )
Kiểm tra theo nhiều đợt. Mỗi đợt 4-6 hs.Tập hợp thành 2 hàng ngang so le nhau
-Đánh giá: Theo mức độ thực hiện động tác của từng hs
+Hoàn thành: Thực hiện động tác tương đối đúng trở lên .
+Chưa hoàn thành: thực hiện sai động tác
-Cho hs tập các động tác thả lỏng
-Hệ thống bài học
-Nhận xét giời học
Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc.
Đi theo vòng tròn và hít thở sâu
Tập trung về các tổ
Kiểm tra bài thể dục rèn luyện tư thế cơ bản dưới sự điều khiển của tổ trưởng
Lần lượt 4-6 hs lên tập
Đi đều theo 2-4 hà ... 2: Kể trước lớp
*) Kể lại toàn bộ câu chuyện
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Xen trong giờ học
Trong giờ kể chuyện hôm nay lớp mình sẽ kể lại câu chuyện Kho báu. 
Cho HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng phụ.
Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý.
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể.
Tổ chức cho HS kể 2 vòng.
Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể.
Tuyên dương các nhóm HS kể tốt.
Khi HS lúng túng GV có thể gợi ý từng đoạn. Ví dụ: 
Đoạn 1
Nội dung đoạn 1 nói gì?
Hai vợ chồng thức khuya dậy sớm ntn?
Hai vợ chồng đã làm việc không lúc nào ngơi tay ntn?
Kết quả tốt đẹp mà hai vợ chồng đạt được?
Hướng dẫn Tương tự đoạn 2, 3.
Gọi 3 HS xung phong lên kể lại câu chuyện.
Gọi các nhóm lên thi kể.
Chọn nhóm kể hay nhất.
-Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.
Cho điểm HS.
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về nhà tập kể lại truyện 
Chuẩn bị bài sau: Những quả đào.
Hát
Kể lại trong nhóm. Khi HS kể các em khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn.
Mỗi HS trình bày 1 đoạn.
6 HS tham gia kể.
Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu ở tuần 1.
Hai vợ chồng chăm chỉ.
Họ thường ra đồng lúc gà gáy sáng và trở về khi đã lặn mặt trời.
Hai vợ chồng cần cù làm việc, chăm chỉ không lúc nào ngơi tay. Đến vụ lúa họ cấy lúa rồi trồng khoai, trồng cà, không để cho đất nghỉ.
Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
Mỗi HS kể lại một đoạn.
Mỗi nhóm 3 HS lên thi kể. Mỗi HS kể 1 đoạn.
1 đến 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
CHÍNH TẢ
KHO BÁU 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn Ngày xưa  trồng cà.
2Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ua/ uơ; l/n; ên/ ênh.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II.Đồ dùng dạy-học:
GV: Bảng lớp ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả. 
HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Ổn định(1’)
 2. Bài cũ 
3. Bài mới 
*).Giới thiệu: (1’)
*).Hướng dẫn tập chép (27’)
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần chép
b) Hướng dẫn cách trình bày
c) Hướng dẫn viết từ khó
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
*) Bài tập 
Bài 2
voi huơ vòi; mùa màng.
 thuở nhỏ; chanh chua.
Bài 3a
Bài 3b
4.Củng cố – Dặn dò (3’)
Xen trong giờ học
Giờ Chính tả hôm nay các em sẽ viết một đoạn trong bài Kho báu và làm các bài tập chính tả phân biệt ua/ uơ; l/n; ên/ ênh. 
Đọc đoạn văn cần chép.
Nội dung của đoạn văn là gì?
Những từ ngữ nào cho em thấy họ rất cần cù?
Đoạn văn có mấy câu?
Trong đoạn văn những dấu câu nào được sử dụng?
Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
Yêu cầu hs tìm và viết lại các từ khó viết trong bài
Đọc cho hs viết
Đọc cho hs soát lỗi
Chấm và nhận xét một số bài
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS lên bảng làm bài.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Yêu cầu HS đọc các từ trên sau khi đã điền đúng.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
GV chép thành 2 bài cho HS lên thi tiếp sức. Mỗi HS của 1 nhóm lên điền 1 từ sau đó về chỗ đưa phấn cho bạn khác. Nhóm nào xong trước và đúng thì thắng cuộc.
Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Cho điểm HS.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm lại bài tập chính tả 
Hát
Theo dõi và đọc lại.
Nói về sự chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân.
Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng đến lúc lặn mặt trời, hết trồng lúa, lại trồng khoai, trồng cà.
3 câu.
Dấu chấm, dấu phẩy được sử dụng.
Chữ Ngày, Hai, Đến vì là chữ đầu câu.
2 HS lên bảng viết từ, HS dưới lớp viết vào nháp.
Đọc đề bài.
2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt.
Đọc đề bài.
Thi giữa 2 nhóm.
Đọc đề bài.
2 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt.
TOÁN
ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS.
Ôn lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm
Nắm được đơn vị nghìn, hiểu được quan hệ giữa trăm và nghìn.
2Kỹ năng: Biết cách đọc và viết các số tròn trăm.
3Thái độ: Ham thích học Toán.
II.Đồ dùng dạy-học:
GV: Bộ đồ dùng biểu diễn
III. Các hoạt động
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởiđộng(1’)
2.Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
a.Giớ thiệu: (1’)
b.Ôn tập về đơn vị, chục và trăm.
 (27’)
-Giới thiệu số tròn trăm.
Giới thiệu 1000.
-Luyện tập, thực hành.
a. Đọc và viết số.
b.Chọn hình phù hợp với số.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
.
Gọi HS chữa bài 3
 Bài giải
Số HS trong mỗi nhóm là:
12 : 4 = 3 (học sinh)
	 Đáp số: 3 học sinh
GV nhận xét.
Các em đã được học đếm số nào?
Từ giờ học này, chúng ta sẽ tiếp tục học đến các số lớn hơn 100, đó là các số trong phạm vi 1000. Bài học đầu tiên trong phần này là Đơn vị, chục, trăm, nghìn.
Tiếp tục gắn 2, 3, . . . 10 ô vuông như phần bài học trong SGK và yêu cầu HS nêu số đơn vị tương tự như trên.
10 đơn vị còn gọi là gì?
-1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
Viết lên bảng: 10 đơn vị = 1 chục.
Gắn lên bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu HS nêu số chục từ 1 chục (10) đến 10 chục (100) tương tự như đã làm với phần đơn vị.
10 chục bằng mấy trăm?
Viết lên bảng 10 chục = 100.
-Giới thiệu 1 nghìn.
Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm.
Gọi 1 HS lên bảng viết số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diễn 100.
Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi: Có mấy trăm.
Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách viết số 2 trăm.
Giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết 200.
Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400, . . .
Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung?
Những số này được gọi là những số tròn trăm.
-Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm?
Giới thiệu: 10 trăm được gọi là 1 nghìn.
Viết lên bảng: 10 trăm = 1 nghìn.
Để chỉ số lượng là 1 nghìn, viết là 1000.
HS đọc và viết số 1000.
1 chục bằng mấy đơn vị?
1 trăm bằng mấy chục?
1 nghìn bằng mấy trăm?
Yêu cầu HS nêu lại các mối liên hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.
-GV gắn hình vuông biểu diễn 1 số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm bất kì lên bảng, sau đó gọi HS lên bảng đọc và viết số tương ứng.
-GV đọc 1 số chục hoặc tròn trăm bất kì, yêu cầu HS sử dụng bộ hình cá nhân của mình để lấy số ô vuông tương ứng với số mà GV đọc.
Nhận xét tiết học, tuyên dương HS thực hành tốt, hiểu bài.
Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Hát
3 HS lên bảng sửa bài.
Số 100.
10 đơn vị còn gọi là 1 chục.
1 chục bằng 10 đơn vị.
Nêu: 1 chục – 10; 
2chục–20; 10 chục – 100.
10 chục bằng 1 trăm.
Có 1 trăm.
Viết số 100.
Có 2 trăm.
Một số HS lên bảng viết.
HS viết vào bảng con: 200.
Đọc và viết các số từ 300 đến 900.
Cùng có 2 chữ số 00 đứng cuối cùng.
Có 10 trăm.
HS quan sát 
3 hs đọc
1 chục bằng 10 đơn vị.
1 trăm bằng 10 chục.
1 nghìn bằng 10 trăm.
Đọc và viết số theo hình biểu diễn.
Thực hành làm việc cá nhân theo hiệu lệnh của GV. Sau mỗi lần chọn hình, 2 HS ngồi cạnh lại kiểm tra bài của nhau và báo cáo kết quả với GV.
MỸ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ
VẼ THÊM VÀO HÌNH CÓ SẴNVÀ VẼ MÀU
I.Mục tiêu:
- Hs vẽ thêm được các hình thích hợp vào các hình có sẵn.
- Vẽ màu theo ý thích.
- Yêu mến các con vật nuôi trong nhà.
II.Đồ dùng dạy học:
Gv : Tranh ảnh về các loại gà, Một số bài vẽ gà của hs ., hình hướng dẫn trong bộ ĐDDH.
HS: Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ, bút chì , tẩy , má vẽ.
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức
 (1’)
2.Kiẻm tra bài cũ
 (5’)
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
 (2’)
b. Quan sát và nhận xét ( 5’)
c. Cách vẽ thêm hình vẽ màu (5’)
d. Thực hành (15’)
4.Củng cố-dặn dò
 (3’)
Nhận xét đánh giá một số bài vẽ cặp sách hs.
Giới thiệu hình vẽ các loại gà.
Yêu cầu hs xem hình vẽ ở vở tập vẽ 2 đẻ hs nhận biết:
+ Trong bài đã vẽ hình gì?
-Bài vẽ còn có thể vẽ thêm các hình ảnh khác và vẽ màu để hình thành bức tranh.
- Gợi ý để hs tìm thêm các hình ảnh để vẽ thêm cho bức tranh như: Con gà mái , cây cỏ
- Treo hướng dẫn ĐDDH và hướng dẫn cách vẽ:
* Cách vẽ hình:
+ Tìm hình định vẽ( con gà, cây , nhà)
+ Đặt hình vẽ thêm vào vị trí thích hợp trong tranh.
*Cách vẽ màu;
+ Có thể dùng màu khác nhau để vẽ cho tranh sinh động .
+ Nên vẽ màu có đậm có nhạt.
+ Màu nền nên vẽ nhạt để tranh có không gian.
-Theo dõi hs làm bài và góp ý cho .
+ Các hình vẽ thêm.
+ Cách dùng màu cũng như kỹ năng vẽ màu.
-Thu một số bài vẽ của hs đã hoàn thành và tổ chức cho các em nhận xét về:
+ Hình vẽ thêm.
+ Màu sắc trong tranh.
+ những bài vẽ này có gì khác nhau:
-Gợi ý cho hs tìm ra cách vẽ đẹp.
- Dặn hs về nhà sưu tầm tranh ảnh các con vật.
-Quan sát h2 và trả lời 
+ Hình con gà trống.
-Theo dõi gv hướng dẫn cách vẽ trên bảng lớp.
-Vẽ thêm hình và vẽ màu.
Nhận xét bài vẽ của bạn. 
Chọn bài vẽ đẹp theo ý thích.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT27,28.doc