Giáo án môn học lớp 2 năm 2003 - 2004 - Tuần thứ 24

Giáo án môn học lớp 2 năm 2003 - 2004 - Tuần thứ 24

Đạo đức

 Tiết 24 : LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI / TIẾT 2.

I/ MỤC TIÊU :

(Xem tiết 1)

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Băng ghi âm một đoạn hội thoại. Bộ đồ chơi điện thoại.

2.Học sinh : Sách, vở BT.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 45 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 2 năm 2003 - 2004 - Tuần thứ 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Kế hoạch dạy học Tuần 24 Lớp Hai/2
BUỔI SÁNG
Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2004
Hoạt động tập thể.
Tiết 1 : SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
 ---------------------------------------------------
Đạo đức
 Tiết 24 : LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI / TIẾT 2.
I/ MỤC TIÊU :
(Xem tiết 1)
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Băng ghi âm một đoạn hội thoại. Bộ đồ chơi điện thoại.
2.Học sinh : Sách, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PPkiểm tra.
-Cho 2 HS sắm vai nói chuyện điện thoại :”Bạn Nam gọi điện thoại cho cô giáo cũ để hỏi thăm sức khoẻ”
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Đóng vai.
Mục tiêu : Học sinh thực hành kĩ năng nhận và gọi điện thoại trong một số tình huống.
-PP sắm vai : 
-GV đề nghị HS thảo luận và đóng vai theo cặp đôi.
 -Giáo viên đưa ra tình huống :
1.Bạn Nam gọi điện thoại cho bà ngoại để hỏi thăm sức khoẻ.
2.Một người gọi nhầm số máy nhà Nam.
3.Bạn Tâm định gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người khác. 
-Đưa vấn đề : Cách trò chuyện của các bạn qua điện thoại như vậy đã lịch sự chưa? Vì sao ?
-PP hoạt động :GV đề nghị thảo luận nhóm về cách ứng xử đóng vai của các cặp.
-Kết luận : Dù ở trong tình huống nào, em cũng cần phải cư xử lịch sự.
Hoạt động 2 : Xử lí tình huống.
Mục tiêu : Học sinh biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống nhận hộ điện thoại.
-PP thảo luận : GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận xử lí một tình huống : Em sẽ làm gì trong các tình huống sau :
1.Có điện thoại gọi cho mẹ khi mẹ vắng nhà .
2.Có điện thoại gọi cho bố, nhưng bố đang bận.
3.Em đang ở nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo.
-Vì sao?
-Nhận xét.
-Kết luận : Trong bất kì tình huống nào các em cũng phải cư xử một cách lịch sự, nói năng rõ ràng, rành mạch.
-PP hỏi đáp : Trong lớp có em nào từng gặp các tình huống như trên ? Khi đó em đã làm gì ? Chuyện gì đãõ xảy ra sau đó ?
-Nhận xét, đánh giá.
Kết luận chung : Cần phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác.
-Luyện tập.
3.Củng cố :
-Giáo dục tư tưởng -Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại/tiết1
-2 học sinh thực hành sắm vai .
-1 em nhắc tựa bài.
-Chia nhóm nhỏ thảo luậân .
-Đóng vai theo cặp.
1.Nhấc máy nghe và nói : A lô, cháu xin nghe.
-Hỏi thăm lịch sự nhẹ nhàng. Thưa bà cháu là Nam đây ạ! Hôm nay sức khoẻ của bà thế nào, bà khoẻ không ạ ?
2.Nhấc máy nghe và nói : A lô, tôi xin nghe.
-Hỏi thăm lịch sự nhẹ nhàng. Thưa cô cháu là Nam không phải Dũng, có lẽ cô nhầm số rồi ạ. 
3. Nhấc máy nghe và nói : A lô, tôi xin nghe.
-Hỏi thăm lịch sự nhẹ nhàng. Thưa chú 
cháu là Tâm đây ạ! Chú làm ơn cho cháu 
gặïp bạn Nam. Vậy hả chú, cháu xin lỗi có lẽ cháu bấm nhầm số rồi.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm cử người trình bày.
-Vài em nhắc lại.
-Chia nhóm thảo luận.
-Đại diện một nhóm trình bày cách giải quyết trong mỗi tình huống.
-Em lễ phép nói với người gọi điện đến là mẹ không có ở nhà và hẹn bác lúc khác gọi lại. Nếu biết có thể thông báo giờ mẹ sẽ về.
-Em nói rõ với khách của bố là bố đang bận xin bác chờ cho một chút hoặc một lát nữa gọi lại.
-Nhận điện thoại, nói nhẹ nhàng và tự giới thiệu mình, hẹn người gọi đến một lát nữa gọi lại hoặc chờ một chút để em gọi bạn về nghe điện.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Vài em tự liên hệ. Nhận xét, bổ sung.
-Vài em nhắc lại.
-Làm vở BT3.4.5 /tr 36-37.
-Học bài.
 Toán
 Tiết 116 : LUYỆN TẬP .
I/ MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : Giúp học sinh :
•-Rèn luyện kĩ năng giải bài tập “tìm một thừa số chưa biết”
•-Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có phép chia.
2. Kĩ năng : Làm tính đúng, chính xác.
3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : Viết bảng bài 3.
2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, bộ đồ dùng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra :
-Tìm y :
	y x 3 = 27
	y x 2 = 18
 2 x y = 12
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện tập.
Mục tiêu : Rèn luyện kĩ năng giải bài tập “tìm một thừa số chưa biết” Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có phép chia.
PPhỏi đáp- giảng giải :
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-x là gì trong các phép tính của bài ?
-Muốn tìm một thừa số trong phép nhân ta làm như thế nào ?
-Sửa bài, cho điểm.
Bài 2 : Gọi 3 em lên bảng.
-Muốn tìm một số hạng trong một tổng em làm như thế nào ?
-Sửa bài.
Bài 3 : Yêu cầu làm gì ?
-Bảng phụ : Ghi bài 3.
-Muốn tìm tích em làm như thế nào ?
- Muốn tìm thừa số chưa biết em làm như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 : Gọi 1 em đọc đề.
-PP hỏi đáp : Có bao nhiêu kg gạo ?
-12 kg gạo chia đều vào mấy túi ?
-Chia đều thành 3 túi nghĩa là chia như thế nào ?
-Làm thế nào để tìm được số gạo trong mỗi túi ?
-Gọi 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét.
Bài 5 Gọi 1 em đọc đề.
-Nhận xét. 
3. Củng cố : 
-Muốn tìm thừa số chưa biết em làm như thế nào ?
-Giáo dục -Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-Bảng con, 3 em lên bảng.
 y x 3 = 27 y x 2 = 18
 y = 27 : 3 y = 18 : 2
 y = 9 y = 9
 2 x y = 12
 y = 12 : 2
 y = 6
-Luyện tập
-Tìm x.
-Thừa số trong phép nhân.
-Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-Học sinh làm bài.
-3 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
-Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
-Viết số thích hợp vào ô trống.
-Lần lượt HS đọc tên các dòng trong bảng.
-Lấy thừa số nhân với thừa số.
-Lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-1 em lên bảng làm. Cả lớp làm vở.
-1 em đọc đề. Có 12 kg gạo chia đều vào 3 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu kilôgam gạo ?
-Có 12 kg gạo.
-12 kg gạo chia đều thành 3 túi.
-Chia đều thành 3 phần bằng nhau.
-Thực hiện phép chia 12 : 3
-1 em lên bảng tóm tắt và giải.
3 túi : 12 kg Mỗi túi có số kg gạo :
1 túi : ? kg 12 : 3 = 4 (kg)
 Đáp số : 4 kg gạo.
-Có 15 bông hoa cắm vào các lọ, mỗi lọ 3 bông hoa. Hỏi cắm được mấy lọ hoa ?
-HS tự làm bài.
Tóm tắt Giải
3 bông : 1 lọ Số lọ hoa có :
15 bông : ? lọ 15 : 3 = 5(lọhoa)
 Đáp số : 5 lọ hoa.
-Lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-Học thuộc bảng chia 2.
 ---------------------------------------------------------
 Tiếng việt
 Tiết 1 : Tập đọc : QUẢ TIM KHỈ / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
•-Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng .
•-Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật (Khỉ, Cá Sấu)
•Hiểu : Hiểu các từ ngữ ù : trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò .
-Hiểu nội dung truyện : Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ : Giáo dục HS phải biết đối xử tốt với bạn.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Quả tim Khỉ.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra .
-Gọi 3 em HTL bài “Sư Tử xuất quân”
-Em đặt tên khác cho bài ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đocï .
Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Khỉ, Cá Sấu)
-PP luyện đọc : Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng người kể chuyện : đoạn 1 vui vẻ, đoạn 2 hồi hộp, đoạn 3-4 hả hê.Giọng Khỉ chân thật hồn nhiên ở đoạn kết bạn với Cá Sấu, bình tĩnh khôn ngoan khi nói với Cá Sấu ở giữa sông, phẩn nộ khi mắng Cá Sấu. Giọng Cá Sấu giả dối). Nhấn giọng các từ ngữ : quẫy mạnh, sần sùi, dài thượt, nhọn hoắt,trấn tĩnh, đu vút, tẽn tò, lủi mất. .
Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu )
Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong đoạn văn tả Cá Sấu.
-PP trực quan :Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-PP giảng giải : Hướng dẫn đọc chú giải : (SGK/ tr 51)
-PP hỏi đáp : Khi nào ta cần trấn tĩnh ?
-Tìm từ đồng nghĩa với “bội bạc”?
- Đọc từng đoạn trong nhóm
-Nhận xét .
3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài.
-Chuyển ý : Cá Sấu đã lợi dụng lòng tốt của Khỉ định lừa dối Khỉ, nhưng bằng trí thông minh Khỉ sẽ 
nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2.
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài.
-3 em HTL bài và TLCH.
-Quả tim Khỉ .
-Tiết 1.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
-HS luyện đọc các từ : leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi, lưỡi cưa,trấn tĩnh, tẽn tò, lủi mất .
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
+Một con vật da sần sùi,/ dài thượt,/ nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc,/ trườn lên bãi cát.// Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti hí/ với hai hàng nước mắt chảy dài.
- HS đọc chú giải: dài thượt,  ... ïc thầm, phân tích đề.
-Có 15bông hoa cắm đều vào 5 bình hoa .Hỏi mỗi bình có mấy bông hoa ?
-Thành 5 bình đều nhau.
-Thực hiện phép chia.
-1 em lên bảng làm bài.
 Tóm tắt :
5 bình : 15 bông hoa.
1 bình : ? bông hoa,
 Giải 
Số bông hoa mỗi bình có :
15 : 5= 3 (bông hoa)
Đáp số :3 bông hoa.
-Nhận xét.
-Có 15 bông hoa cắm vào các bình, mỗi bình có 5 bông hoa. Hỏi cắm được mấy bình hoa ?
-Có tất cả 15 bông hoa
-Thực hiện phép chia.
-1 em lên bảng làm bài.
 Tóm tắt :
5 bông hoa : 1 bình hoa.
15 bông hoa: ? bình hoa.
 Giải 
Số bình hoa cắm được là :
15 : 5 = 3 (bình)
Đáp số : 3 bình hoa.
-HS làm vở. Đổi chéo vở kiểm tra.
-3-4 em HTL bảng chia 5.
-Học thuộc bảng chia 5.
 ---------------------------------------------------
Tiếng việt
 Tiết 10 : Tập làm văn – ĐÁP LỜI PHỦ ĐỊNH.
 NGHE- TRẢ LỜI CÂU HỎI .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
•- Biết đáp lại lời phủ định trong giao tiếp đơn giản.
 -Nghe kể một câu chuyện vui, nhớ và trả lời đúng các câu hỏi.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghe và trả lời đúng câu hỏi.
3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Máy điện thoại đồ chơi đóng vai BT1.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra :GV tạo ra 2 tình huống :
-Gọi 2 em thực hành nói lời khẳng định :
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài miệng.
Mục tiêu : Biết đáp lại lời phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ lịch sự.
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Trực quan : Tranh.
-GV yêu cầu từng cặp HS thực hành đóng vai : 1 em noí lới cậu bé, 1 em nói lời 1 phụ nữ.
-GV nhắc nhở : không nhất thiết phải nói chính xác từng chữ từng lời, khi trao đổi phải thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn.
-GV cho từng nhóm HS trả lời theo cặp.
-Theo dõi giúp đỡ.
-PP truyền đạt : Trong tình huống trên nếu cậu bé dập máy luôn, không đáp lới hoặc đáp lại bằng một câu gọn lỏn :Thế à? Nhầm máy à ? Sao lại nhầm máy nhỉ ? sẽ bị xem là vô lễ bất lịch sự, làm người ở đầu máy bên kia khó chịu.
-PP hỏi đáp : Khi đáp lại lời phủ định cần đáp lại với thái độ như thế nào ?
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Giáo viên hướng dẫn.
-Bảng phụ: Ghi nội dung bài 2.
-GV yêu cầu học sinh đóng vai theo cặp .
-Trong mọi trường hợp, cần thể hiện thái độ vui vẻ, lịch sự.
-Nhận xét.
-Trò chơi.
Hoạt động 2: Nghe kể chuyện và TLCH.
Mục tiêu : Bước nghe kể chuyện và trả lời đúng câu hỏi.
Bài 3 : (miệng) Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
-Giáo viên treo tranh:
-Bức tranh vẽ cảnh gì ?
 -GV : Vì sao ? Là một truyện cười nói về một cô bé ở thành phố lần đầu về nông thôn, thấy cái gì cũng lạ lắm. Các em hãy lắng nghe câu chuyện để xem cô bé hỏi anh họ của mình ở quê điều gì .
-PP kể chuyện : GV kể chuyện (giọng vui, dí dỏm).
-PP hoạt động : GV yêu cầu chia nhóm thảo luận.
-Giáo viên kiểm tra, nhắc nhở học sinh trả lời.
3.Củng cố : Giáo dục tư tưởng -Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Làm lại vào vở BT3.
-PP thực hành :
-2 em thực hành nói lời khẳng định (đóng vai mẹ và con)
-Con : Mẹ ơi, đây có phải con thiên nga không ạ?
-Mẹ : Phải đấy con ạ.
-Con đáp lại lời khẳng định : Trông nó dễ thương quá. Lông nó trắng giống con hạc mẹ nhỉ? Nó xinh quá.
-1 em nhắc tựa bài.
-1 em nêu yêu cầu. Lớp đọc thầm.
-Quan sát tranh . Từng cặp HS thực hành.
-Cậu bé : Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ./ Cháu chào cô. Thưa cô, bạn Hoa có nhà không ạ ?
-Người phụ nữ (nhã nhặn) : Ở đây không có ai là Hoa đâu cháu ạ./ Cháu nhầm máy rồi. Ở đây không có ai là Hoa cả cháu ạ.
-Khi đáp lại lời phủ định cần đáp lại với thái độ vui vẻ, nhã nhặn, lịch sự.
-1 em đọc yêu cầu và các tình huống trong bài .
-Nói lời đáp của em trong từng tình huống a.b.c.
-Từng cặp HS thực hành hỏi-đáp:
a/Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ.
-Rất tiếc, cô không biết, vì cô không phải người ở đây .
-Dạ thế hạ ? Cháu xin lỗi!/ Không sao ạ, cháu chào cô./ Dạ cháu sẽ hỏi thăm người khác vậy ạ.
b/Bố ơi, bố có mua được sách cho con không ?
-Bố chưa mua được đâu.
-Thế ạ? Lúc nào rỗi bố mua cho con bố nhé!/ Chắc bố bận. Để hôm khác mua cũng được ạ./ Dạ không sao đâu. Con đợi được, bố ạ ..
c/Mẹ có đỡ mệt không ạ?
-Mẹ chưa đỡ mấy.
-Thế ạ ? Mẹ nghỉ ngơi cho chóng khỏi. Mọi việc con sẽ làm hết./ Chắc là thuốc chưa kịp ngấm đấy mẹ ạ./ Hay là con nói với bố đưa mẹ đi bệnh viện nhé ?
-Trò chơi “Mưa rơi”
-1 em đọc yêu cầu và các câu hỏi cần trả lời. Cả lớp đọc thầm 4 câu hỏi.
-Quan sát..
-1 em nêu nội dung tranh : Cảnh đồng quê, một cô bé ăn mặc kiểu thành phố đang hỏi một cậu bé ăn mặc kiểu nông thôn điều gì đó. Đứng bên cậu bé là một con ngựa.
-Lắng nghe.
-Chia nhóm thảo luận, trả lời 4 câu hỏi.Đại diện nhóm Mỗi nhóm 2 HS (1 em hỏi, 1 em trả lời).
a/Lần đầu tiên về quê chơi cô bé thấy cái gì cũng lạ.
b/Thấy một con vật đang ăn cỏ, cô bé hỏi anh họ :”Sao con bò này không có sừng, hả anh ?”
c/Cậu anh họ giải thích bò không có sừng vì nhiều lí do. Riêng con này không có sừng vì nó là một con ngựa.
d/Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con ngựa.
-Làm BT3.
 ---------------------------------------------------------- 
BUỔI CHIỀU.
Anh văn
( Giáo viên chuyên trách dạy)
 -----------------------------------------------------------
Tiếng việt/ ôn
 ÔN LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ : GẤU TRẮNG LÀ CHÚA TÒ MÒ.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả bài : Gấu trắng là chúa tò mò.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, viết đẹp.
3.Thái độ : Ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn.
a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1 : “Đặc biệt,  anh néùm lại cái mũ”
 PP hỏi đáp : 
-Vì sao khi thấy Gấu trắng anh thủy thủ bỏ lại chiếc mũ và bỏ chạy ?
-PP luyện tập.
b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc.
c/ Viết vở : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết (đọc từng câu, từng từ ).
-Đọc lại. Chấm bài. Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi.
-Ôn luyện viết chính tả bài :Gấu trắng là chúa tò mò.
-1 em đọc lại.
-Vì gấu đuổi theo, sực nhớ gấu có tính tò mò nên anh bỏ mũ, gấu thấy mũ sẽ tò mò đứng lại anh mới thoát 
-Viết bảng :gấu trắng, thủy thủ, xông tới, khiếp đảm.
-Nghe và viết vở.
-Soát lại bài. Sửa lỗi.
-Sửa mỗi chữ sai 1 dòng.
 -----------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể.
 Tiết 4 : Kể chuyện “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Biết sinh hoạt theo chủ đề “người tốt việc tốt”
2.Kĩ năng :Tạo cho học sinh ý thức tự tin, thái độ mạnh dạn khi nói lên ý kiến của mình
3.Thái độ : Có ý thức kỉ cương trong sinh hoạt.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bảng thi đua tuần.
 Các bài hát.
2.Học sinh : Sổ tay ghi chép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
15’
15’
4’
1’
Hoạt động 1 : Kiểm điểm công tác.
Mục tiêu : Biết nhận xét đánh giá những ưu khuyết điểm trong tuần.
-PP tự phê :
-GV : Trong tuần lớp đã tham gia những hoạt động nào ?
-Nhận xét.
-Giáo viên đề nghị các tổ bầu thi đua.
-Khen thưởng tổ xuất sắc.
Hoạt động 2 : Kể chuyện “Người tốt việc tốt”
Mục tiêu : Biết kể chuyện “Người tốt việc tốt”
-PP thảo luận : 
-Phát giấy bút.
-Nhận xét.
-GV nêu gương :Chủ Tịch nước ta gửi thư khen một phụ nữ nuôi dạy trên 50 trẻ mồ côi.
-Sinh hoạt văn nghệ,
-PP thảo luận : Đưa ra phương hướng tuần 25.
-Giáo viên ghi nhận đề nghị lớp thực hiện tốt.
Củng cố : Nhận xét tiết sinh hoạt.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò. Thực hiện tốt kế hoạch tuần 25.
-Các tổ trưởng báo cáo.
-Nề nếp : Truy bài tốt, trật tự ra vào lớp, xếp hàng nhanh. Đi học đúng giờ.
Giữ vệ sinh lớp, sân trường. Học và làm bài đủ. Không chạy nhảy, không ăn quà trước cổng trường. Học tập tốt. Tham gia tốt phong trào kế hoạch nhỏ : Lớp đóng góp 29 kg giấy vụn.
-Lớp trưởng tổng kết.
-Lớp trưởng thực hiện bình bầu thi đua.
-Chọn tổ xuất sắc, CN.
-Thảo luận về gương người tốt việc tốt.
-Đại diện nhóm nhận giấy bút.
-Trong tuần lớp có một số bạn bệnh phải nghỉ học, các bạn đều hỏi thăm và cho bạn mượn vở, giúp bạn tìm hiểu bài.
-Biết giúp đỡ người cơ nhỡ đưa cụ già sang đường. Mang vác vật nặng giúp ông cụ trong xóm.
-Lớp tham gia văn nghệ,
-Đồng ca các bài hát đã học.
	Trên con đường đến trường.
	Hoa lá mùa xuân.
-Thảo luận nhóm 
-Đại diện nhóm trình bày.
-Duy trì nề nếp ra vào lớp, truy bài.
-Giữ vệ sinh lớp.
-Không ăn quà trước cổng trường.
-Chấp hành đúng nội quy.
- Thực hiện tốt kế hoạch tuần 25.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày  tháng 3 năm 2004
Duyệt, BGH
Ngày 5 tháng 3 năm 2004
Duyệt, Khối trưởng
Trần Thị Ngọc Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc