Giáo án môn Đạo đức lớp 2 - Tiết 3, 4

Giáo án môn Đạo đức lớp 2 - Tiết 3, 4

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

HS hiểu

- Khi có lỗi phải nhận và sửa lỗi, như thế mới là người dũng cảm, trung thực, nhờ đó sẽ mau tiến bộ

2. Kỹ năng:

- Biết tự đánh giá việc nhận và sửa lỗi của bản thân và bạn bè, biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi.

3. Thái độ:

- Có thái độ trung thực khi xin lỗi và mong muốn sửa lỗi.

- Biết quí trọng các bạn biết nhận và sửa lỗi, không tán thành những bạn không trung thực.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK + phiếu thảo luận + tranh minh họa

- HS: Dụng cụ phục vụ trò chơi sắmvai

 

doc 5 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức lớp 2 - Tiết 3, 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ , ngày tháng năm
Tiết 3 BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI ( tiết 1 )
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
HS hiểu 
Khi có lỗi phải nhận và sửa lỗi, như thế mới là người dũng cảm, trung thực, nhờ đó sẽ mau tiến bộ
Kỹ năng: 
Biết tự đánh giá việc nhận và sửa lỗi của bản thân và bạn bè, biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi.
Thái độ: 
Có thái độ trung thực khi xin lỗi và mong muốn sửa lỗi.
Biết quí trọng các bạn biết nhận và sửa lỗi, không tán thành những bạn không trung thực.
II. Chuẩn bị
GV: SGK + phiếu thảo luận + tranh minh họa
HS: Dụng cụ phục vụ trò chơi sắmvai
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Học tập sinh hoạt đúng giờ
3 HS đọc ghi nhớ.
Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi gì?
Từng cặp HS nhận xét việc lập và thực hiện thời gian biểu của nhau.
Thầy yêu cầu cả lớp đánh dấu (+) nếu làm được và dấu (-) nếu không làm được trước từng việc, đánh dấu và ghi tên những việc không dự định trước trong thời gian biểu.
Thầy chốt ý: Có thói quen sinh hoạt, làm việc đúng giờ là 1 việc không dễ. Các em hằng ngày nên luyện tập tự điều chỉnh công việc hợp lý và đúng giờ.
3. Bài mới
GV giới thiệu – ghi bảng
4.Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Kể chuyện “Cái bình hoa”
MT:HS nắm được nội dung chuyện
Ÿ Phương pháp: Kể chuyện,đàm thoại, thảo luận
Thầy kể “Từ đầu đến . . . không còn ai nhớ đến chuyện cái bình vở” dừng lại.
Thầy kể đoạn cuối câu chuyện
v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (15’)
MT:HS xác định ý nghĩa của việc nhận và sửa lỗi,lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại
Ÿ Hình thức: Nhóm 
Thầy: Các em vừa nghe cô kể xong câu chuyện. Bây giờ, chúng ta cùng nhau thảo luận.
Thầy chia lớp thành 4 nhóm.
Thầy phát biểu nội dung
Nhóm 1: Vô – va đã làm gì khi nghe mẹ khuyên.
Nhóm 2: Vô – va đã nhận lỗi ntn sau khi phạm lỗi?
Nhóm 3: Qua câu chuyện em thấy cần làm gì sau khi phạm lỗi.
Nhóm 4: Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì?
Thầy chốt ý: Khi có lỗi em cần nhận và sửa lỗi. Ai cũng có thể phạm lỗi, nhưng nếu biết nhận và sửa lỗi thì mau tiến bộ, sẽ được mọi người yêu mến.
v Hoạt động 3: Làm bài tập 1( trang 8 SGK)
MT:HS biết bày tỏ ý kiến, thái độ của mình
Ÿ Phương pháp: Thực hành
Thầy giao bài, giải thích yêu cầu bài.
Thầy đưa ra đáp án đúng
5. Củng cố – Dặn dò
Ghi nhớ trang 8
Chuẩn bị: Thực hành
- Hát
- HS theo dõi
- HS thảo luận nhóm, phán đoán phần kết
- HS trình bày
- Viết thư xin lỗi cô
- Kể hết chuyện cho mẹ
- Cần nhận và sửa lỗi
- Được mọi người yêu mến, mau tiến bộ.
- Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả thảo luận trước lớp 
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ trang 8 
- HS nêu đề bài
- - HS làm bài cá nhân
- - HS tranh luận , trình bày kết quả
- 
	PHẦN BỔ SUNG: 	
Thứ ,ngày tháng năm
Tiết 4 BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Giúp HS nêu lại những lỗi đã mắc phải và cách giải quyết sau đó.
Kỹ năng: 
Kể lại được 1 trường hợp mà mình mắc lỗi và hướng giải quyết.
Thái độ: 
Quí trọng các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II. Chuẩn bị
GV: SGK. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ: Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ
Qua câu chuyện em rút ra bài học gì?
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Tiết trước chúng ta đã biết khi mắc lỗi mà biết nhận lỗi và sửa lỗi. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành về nội dung bài này.
4. Phát triển các hoạt động
v Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống.
Phương pháp: Sắm vai
Hình thức: cá nhân 
Thầy yêu cầu HS kể lại 1 trường hợp các em đã mắc lỗi và cách giải quyết sau đó.
Thầy khen HS có cách cư xử đúng.
Chốt: Khi có lỗi biết nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm đáng khen.
v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Phương pháp: Thảo luận, giải quyết tình huống.
Hình thức: Nhóm 
Yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau: Việc làm của các bạn trong mỗi tình huống sau đúng hay sai? Em hãy giúp bạn đưa ra cách giải quyết hợp lí.
Tình huống 1: Lịch bị đau chân, không xuống tập thể dục cùng cả lớp được. Cuối tuần lớp bị trừ điểm thi đua. Các bạn trách Lịch dù Lịch đã nói rõ lí do.
Tình huống 2: Do tai kém, lại ngồi bàn cuối nên kết quả các bài viết chính tả của Hải không cao, làm ảnh hưởng đến kết quả thi đua của cả tổ. Hải cũng muốn làm bài tốt hơn nhưng không biết làm như thế nào.
 * Kết luận:
- Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm.
- Nên lắng nghe để hiểu người khác, tránh trách lầm lỗi cho bạn.
- Biết thông cảm, hướng dẫn và giúp đỡ bạn bè sửa lỗi mới là bạn tốt. 
v Hoạt động 3: Trò chơi: Ghép đôi
Phương pháp: Trực quan, cách xử lý tình huống.
Hình thức: Nhóm đôi.
GV phổ biến luật chơi:
GV phát cho 2 dãy HS mỗi dãy 5 tấm bìa ghi các câu tình huống và các cách ứng xử. Dãy HS còn lại cùng với GV làm ban giám khảo.
GV nhận xét HS chơi và phát phần thưởng cho các đôi bạn thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Gọn gàng, ngăn nắp.
- Hát
- Một vài em đọc ghi nhớ.
- HS kể lại chuyện “Cái bình hoa”
- Làm lỗi biết nhận lỗi là trò ngoan
- HS kể trước lớp. 
- Lớp nhận xét.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Lịch nên nhờ đến sự can thiệp của GV để không bị trừ điểm thi đua của lớp vì em bị đau chân.
- Hải có thể nói với tổ trưởng, GV về khó khăn của mình để được giúp đỡ.
 - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- Đôi bạn nào ứng xử nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
	PHẦN BỔ SUNG: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc 2 tuan 34.doc