Giáo án môn Đạo đức 2 - Tiết 6 - Bài: Biết bày tỏ ý kiến (tiết 2)

Giáo án môn Đạo đức 2 - Tiết 6 - Bài: Biết bày tỏ ý kiến (tiết 2)

Môn : ĐẠO ĐỨC

 Bài: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

 -Biết được: Trẻ em cần phải được bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em

 - Bước đầu biết by tỏ ý kiến của bản thn v lắng nghe,tơn trọng ý kiến của người khác.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi tình huống

- Bìa 2 mặt xanh - đỏ

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 1, Ổn định

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Trong những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gí?

 - Theo em, ngoài việc học tập còn những việc gì có liên quan đến trẻ em?

 3. Bài mới:

 Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài : BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN

 

doc 3 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức 2 - Tiết 6 - Bài: Biết bày tỏ ý kiến (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 6	Môn : ĐẠO ĐỨC	
	 Bài: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
 -Biết được: Trẻ em cần phải được bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em
 - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe,tơn trọng ý kiến của người khác. 
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi tình huống
- Bìa 2 mặt xanh - đỏ
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1, Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Trong những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gí?
	- Theo em, ngoài việc học tập còn những việc gì có liên quan đến trẻ em?
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài : BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 Trò chơi
“Có không”
 2
 Bày tỏ ý kiến
 3
 Trò chơi phỏng vấn
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm
+ Yêu cầu HS ngồi theo nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 miếng bìa 2 mặt xanh – đỏ
- GV sẽ lần lượt đọc các tình huống yêu cầu các nhóm nghe và thảo luận cho biết bạn nhỏ ở tình huống đó có được bày tỏ ý kiến hay không :
1. Cô giáo nêu tình huống: Bạn Tâm lớp ta cần được giúp đỡ, chúng ta phải làm gì? Và cô giáo mời HS phát biểu .
2. Anh trai của Lan vứt bỏ đồ chơi của Lan đi mà Lan không được biết. 
3. Bố mẹ định mua cho An một chiếc xe đạp mới và hỏi ý kiến An .
4. Em đã được tham gia vẽ tranh cổ vũ cho các bạn nhỏ bị chất độc da cam .
- GV nhận xét câu trả lời của mỗi nhóm
- Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em?
- Em cần thực hiện quyền đó như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm
+ Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận cách giải quyết một tình huống trong số các tình huống sau:
Tình huống 1: Bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở một ngôi trường mới tốt hơn nhưng em không muốn đi vì không muốn xa các bạn cũ. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ?
Tình huống 2: Bố mẹ muốn em chỉ tập trung vào học tập, nhưng em muốn tham gia vào câu lạc bộ thể thao. Em sẽ nói với bố mẹ thế nào?
Tình huống 3: Bố mẹ cho em tiền để mua một chiếc cặp sách mới, em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc da cam. Em sẽ nói như thế nào?
- GV tổ chức làm việc cả lớp
+ Yêu cầu các nhóm lần lượt lên thể hiện
+ Yêu cầu các nhóm nhận xét
+ Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào?
- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi
+ Yêu cầu HS đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn về các vấn đề:
*Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em
* Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm
* Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch
* Dự định của em trong hè này
- GV cho HS làm việc cả lớp
+ Gọi một số cặp HS lên trước lớp thực hành phỏng vấn và trả lời cho cả lớp theo dõi
- HS ngồi thành nhóm
- Nhóm nhận miếng bìa
- Nhóm HS sau khi nghe GV đọc tình huống phải thảo luận xem câu đó là có hay không – sau hiệu lệnh sẽ giơ biển: mặt xanh: không (hoặc sai), mặt đỏ (có) hoặc đúng.
-Có
-Không
-Có
-Có
- Để những vấn đề đó phù hợp hơn với các em, giúp các em phát triển tốt nhất – đảm bảo quyền được tham gia.
- Em cần nêu ý kiến thẳng thắn, mạnh dạn, nhưng cũng tôn trọng và lắng nghe ý kiến người lớn. Không đưa ra ý kiến vô lý, sai trái.
- HS làm việc theo nhóm
- Các nhóm tự chọn 1 trong 4 tình huống mà GV đưa ra, sau đó cùng thảo luận để đưa ra các ý kiến, ý kiến đúng là:
Tình huống 1: Em sẽ nói em không muốn xa các bạn. Có bạn thân bên cạnh, em sẽ học tốt.
Tình huống 2: Em hưa sẽ vẫn giữ vững kết quả học tập thật tốt, sẽ cố gắng tham gia thể thao để được khỏe mạnh.
Tình huống 3: Em rất thương mến các bạn và muốn chia sẻ với các bạn
- Các nhóm đóng vai
Tình huống 1, 2, 3 : Vai bố mẹ và con
- Em lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn
- HS làm việc theo đôi: lần lượt HS này là phóng viên – HS kia là người được phỏng vấn 
Ví dụ: Mùa hè này bạn định làm gì?
Mùa hè này tôi muốn được đi thăm Hà Nội/ Tôi muốn được học một khóa học nhạc
+ Vì sao?
Vì tôi chưa bao giờ đến Hà Nội/ Vì trong năm học tôi học rất nhiều, mùa hè tôi muốn được học nhạc cho vui.
+ Cám ơn bạn
- HS thực hành, nhóm khác theo dõi
 4
 Củng cố, dặn dò:
- Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì?
- Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào?
- Kết luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác, để trẻ em có những điều kiện phát triển tốt nhất. Bài sau : Tiết kiệm tiền của
 GV nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 6.doc