Giáo án Luyện từ và câu 2 tiết 29, 30, 31

Giáo án Luyện từ và câu 2 tiết 29, 30, 31

MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tên bài dạy TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ

Lớp 2

Tiết 29 tuần 29

I -MỤC TIÊU:

Học sinh tiếp tục tìm thêm các từ ngữ về Bác Hồ.

Rèn cho học sinh cách sử dụng từ đúng cho từng câu, phù hợp với từng văn cảnh cụ thể.

Giúp học sinh hiểu thêm về Bác và tập nói thành câu ca ngợi Bác Hồ.

Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý và kính trọng Bác Hồ.

II-ĐỒ DÙNG .

SGK, SGV, Phấn màu,bảng phụ, tranh ảnh trong về cuộc sống của Bác, Tranh nhà sàn Bác Hồ.

 

doc 6 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 2 tiết 29, 30, 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: Luyện từ và câu
Tên bài dạy Từ ngữ về bác hồ
Lớp 2
Tiết 29 tuần 29
I -Mục tiêu: 
Học sinh tiếp tục tìm thêm các từ ngữ về Bác Hồ.
Rèn cho học sinh cách sử dụng từ đúng cho từng câu, phù hợp với từng văn cảnh cụ thể.
Giúp học sinh hiểu thêm về Bác và tập nói thành câu ca ngợi Bác Hồ.
Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý và kính trọng Bác Hồ.
II-Đồ dùng .
SGK, SGV, Phấn màu,bảng phụ, tranh ảnh trong về cuộc sống của Bác, Tranh nhà sàn Bác Hồ.
III-Hoạt động dạy học chủ yếu : 
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi
chú
5’
1’
30’
4’
A-Kiểm tra bài cũ
 Từ ngữ về Bác Hồ.
B –Bài mới 
1 ,Giới thiệu bài 
Tiết trước các con đã được tìm được một số từ ngữ về Bác Hồ. Hôm nay chúng ta tiếp tục chủ đề đó.
2 Bài mới
2.1 Bài tập 1 Điền các từ thích hợp vào chỗ chấm:
Bác Hồ sống rất giản dị. Quanh năm, Bác mặc quần áo vải thường, đi dép cao su. Bữa cơm của Bác đơn sơ như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng tinh khiết. Nhà Bác ở là một ngôi nhà sàn khuất trong vườn Phủ Chủ tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng dâm bụt, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường tự tay chăm sóc cây, cho cá ăn.
2.2 Bài tập 2 Tìm từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.
Sáng suốt, vui vẻ, giản dị, điều độ, gương mẫu, hiền từ, hiền hậu, yêu thiếu nhi, thương dân, yêu nước, quan tâm, yêu thiên nhiên....
2.3Bài tập 3 Đặt câu
Với mọi người bác luôn vui vẻ.
Bác luôn quan tâm tới mọi người.
Bác Hồ sống rất giản dị.
Bác Hồ là người sinh hoạt rất điều độ.
D - Củng cố - dặn dò 
Hát bài hát về Bác Hồ.
Dặn dò học sinh: Sưu tầm các mẩu chuyên về Bác Hồ. 
Hãy nói một câu thể hiện tình cảm của em với Bác Hồ.
Nhân ngày sinh nhật Bác em làm gì? ( Học sinh nói thành câu “NHân ngày sinh nhật Bác......”
GV nói miệng, học sinh lấy sách vở.GV ghi đề bài lên bảng.
Luyện tập thực hành.
Gv treo bảng phụ.
*GV hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập.
Học sinh làm bài vào vở.
Học sinh nêu các từ ngữ mà các em chon trong bài của mình.( GV cho học sinh làm từng câu)
Giáo viên chốt ý.
G dán thẻ từ ghi các từ đó lên bảng.
H đọc lại Đoạn văn đó.
Gv dùng tranh giới thiệu một số hình ảnh của đoạn văn.
Hs đọc yêu cầu của bài
G phân tích mẫu. Cho học sinh tìm thêm một số từ khác. 
? Ta có thể ngợi Bác Hồ ở những điểm gì? (đức tính, cách sống, Tình cảm với nhân dân, thái độ với công việc...)
Hoạt đông trao đổi nhóm.)
Các nhóm nối tiếp nhau trình bày kết quả. – Các nhóm khác bổ sung từ.
Giáo viên gợi từ bằng các câu hỏi cụ thể.
VD Đọc đoạn văn ở bài 1 con thấy Bác Hồ sống như thế nào?
Hs đọc yêu cầu của bài
Hs làm bài vào nháp. Chữa miệng.
G chỉ xử lí những từ học sinh đặt câu sai hoặc sử dụng từ chưa hợp lí.
Học sinh tập nói “Em rất kính yêu (kính phục) Bác Hồ vì......
Thi hát, đọc thơ.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 17 tháng 4 năm 2003
MÔN: Luyện từ và câu
Tên bài dạy Từ trái nghĩa - dấu chấm , dấu phẩy.
Lớp 2
Tiết 30 tuần 30
I -Mục tiêu: 
Học sinh bước đầu làm quen với khái niệm từ trái nghĩa.
Củng cố việc sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, dáu hai chấm và dáu ngoặc kép.
Ôn lại danh từ, động từ, tính từ.
Giáo dục học sinh cách dùng từ, viét câu, nói đủ câu trong giao tiếp.
II-Đồ dùng .
SGK, SGV, Phấn màu,bảng phụ, thẻ từ, tranh ảnh về một số dân tộc anh em.
III-Hoạt động dạy học chủ yếu : 
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi
chú
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
MÔN: Luyện từ và câu	Thứ ...... ngày .... tháng 4 năm 2003
Tên bài dạy Từ trái nghĩa - dấu chấm , dấu phẩy.
Lớp 2
Tiết 31 tuần 31
I -Mục tiêu: 
Học sinh nắm được một số từ chỉ nghề nghiệp trông xã hội, bước đầu hiểu được công việc của một số nghề phổ biến.
Giáo dục học sinh lòng yêu nhân dân, biết ơn những người đang góp phần làm ra của cải cho xã hội.
Giáo dục học sinh cách dùng từ, viết câu, nói đủ câu trong giao tiếp.
II-Đồ dùng .
SGK, SGV, Phấn màu,bảng phụ, thẻ từ, tranh ảnh về một số nghề nghiệp.
III-Hoạt động dạy học chủ yếu : 
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi
chú
5’
1’
30’
4’
A-Kiểm tra bài cũ
 Từ trái nghĩa.
B –Bài mới 
1 ,Giới thiệu bài 
Trong xã hội có nhiều nghề khác nhau, mỗi con người làm một công việc khác nhau cùng tạo ra sản phẩm cho xã hội, cùng làm giàu cho đất nước. Các con đã biết những nghề gì, còn nghề gì chúng ta chưa biết? Hôm nay chúng ta cùng bàn về việc đó.
2 Bài mới
2.1 Bài tập 1. Tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong tranh.
1 . Công nhân (lái cần cẩu,...)
2. Công an ( cảnh sát giao thông.)
3. Nông dân.
4 Bác sĩ.
5. Lái xe.
6. Bán hàng (mậu dích viên..)
2.2 Bài tập 2 Tìm thêm các từ chỉ nghề nghiệp mà em biết.
Giáo viên, bộ đội, nhà báo, thợ xây(thợ nề), thợ mộc, kế toán, .....
 Trong xã hội nghề nào cũng quý. Mỗi người dân Việt Nam đều mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp. 
2.3Bài tập 3 Chọn từ nói nên phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
“phẩm chất”: Bản chất tốt đẹp của con người.
Anh hùng, cao lớn, thông minh, gan dạ, rực rỡ, cần cù, đoàn kết, vui mừng, anh dũng, yêu nước.
2,4 Bài tập 4 Đặt câu:
Nhân dân Việt nam ta rất anh hùng.
Chú công an anh dũng chặn tên cướp.
Người nông dân cần cù lao động làm ra hạt gạo.
Mọi người cần đoàn kết với nhau.
Mọi người dân Việt Nam đều yêu nước.
Trần Quốc Toản thật gan dạ.
 D - Củng cố - dặn dò 
 Trò chơi.
Hãy nêu một số cặp từ trái nghĩa. ( 3-4 học sinh)
Tìm từ trái nghĩa trong các câu sau:
Trên kính dưới nhường.
Đầu voi đuôi chuột.
GV nói miệng, học sinh lấy sách vở.GV ghi đề bài lên bảng.
Luyện tập thực hành.
Dùng tranh úp trên bảng.
*GV hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập.
Học sinh làm bài theo nhóm
Chữa bài- Học sinh nđại diện cho nhóm lên lật một tranh bất kì và nói về nghề nghiệp của người trong tranh. Gv có thể hỏi thêm:
? Nghề công nhân là nghề làm việc gì? Họ thường làm việc ở đâu?
Học sinh làm bài theo tổ. 
( Chia bảng làm 4 phần, các tổ lên bảng ghi tên chỉ nghề nghiệp theo kiểu tiếp sức trong vòng 3 phút)
Gv đếm từ và tính điểm.
Nam nữ các tổ thi nhau 
? Lớn lên con muốn làm mghề gì? Vì sao?
Gv giải thích nghã của từ “phẩm chất”
Học sinh làm cá nhân ( gach chân những từ chỉ phẩm chất), chữa miệng.
Gv Chữa một số từ tiêu biểu.
? Nêu những điều chứng tỏ phẩm chất anh hùng của nhân dân ta (Thắng Pháp Mĩ....)
Gv giải thích một số từ (nếu có học sinh sai) Cao lớn: Chỉ hình dáng; Rự rỡ : chỉ màu sắc...
Hs đọc yêu cầu của bài
Hs làm bài vào nháp. Chữa miệng.
G chỉ xử lí những từ học sinh đặt câu sai.
Học sinh lên làm hiành động. Cả lớp đoán xem đó alf nghề gì?
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docLTVC 29,30,31.doc