Giáo án lớp 2 - Tuần 7 năm 2009

Giáo án lớp 2 - Tuần 7 năm 2009

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh củng cố khái niệm ít hơn, nhiều hơn.

- Củng cố và rèn những kĩ năng giải bài toán về ít hơn, nhiều hơn.

II. Đồ dùng dạy học:

- VBT.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 26 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Tuần 7 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Ngày soạn: 2 tháng 10 năm 2009
Ngày giảng: thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
MÔN: TOÁN
BÀI 30 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố khái niệm ít hơn, nhiều hơn. 
- Củng cố và rèn những kĩ năng giải bài toán về ít hơn, nhiều hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
- VBT.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 3P
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập trong sách giáo khoa.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
- Học sinh thực hiện.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1P
Nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2. Thực hành: 27P
Bài 1: Số?
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận và làm bài vào VBT. 
- Gọi học sinh đọc, chữa bài.
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
- Yêu cầu học sinh đọc bài toán dựa vào tóm tắt.
- Kém hơn nghĩa là thế nào?
- Bài toán thuộc dạng bài toán gì?
- Yêu cầu học sinh giải bài toán vào VBT.
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Học sinh và giáo viên nhận xét.
Bài 3: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm.
- Học sinh và giáo viên nhận xét.
Bài 4: Số?
- Yêu cầu học sinh tự làm vào VBT.
- Hỏi: Hình chữ nhật có mấy cạnh, mấy đỉnh?
- Gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Trong hình có 6 ngôi sao.
- Ngoài hình có 8 ngôi sao.
- Số ngôi sao ở ngoài hình tròn nhiều hơn số ngôi sao ở trong hình tròn là: 8 - 6 = 2 (ngôi sao)
- Số ngôi sao ở trong hình tròn ít hơn số ngôi sao ở ngoài hình tròn là: 8 - 6 = 2 (ngôi sao)
- Để số ngôi sao ở ngoài hình tròn bằng số ngôi sao ở trong hình tròn, em phải vẽ vào trong hình tròn thêm 2 ngôi sao nữa.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Kém hơn nghĩa là như thế nào?
- Bài toán thuộc dạng bài toán ít hơn.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT.
3. Củng cố, dặn dò: 1p
- Học sinh về nhà làm bài tập trong SGK.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
MÔN: TẬP ĐỌC
NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu.
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật: chú Khánh (bố của Dũng), thầy giáo.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ mới: xúc động, hình phạt; Các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.
- Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa: hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 3p 
- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi cuối về nội dung bài " Ngôi trường mới".
- Học sinh và giáo viên nhận xét,chấm điểm.
- Học sinh thực hiện.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài tập đọc: 1p
- Nhân dân ta có câu "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Những bài học trong tuần 7, 8 gắn với chủ điểm thầy cô sẽ giúp các em hiểu thêm về tấm lòng của thầy, cô giáo đối với học sinh và tình cảm biết ơn của học sinh đối với thầy cô giáo.
- Truyện đọc mở đầu tuần " Người thầy cũ" kể chuyện một chú bộ đội về trường thăm lại thầy giáo cũ. Thầy giáo ấy bây giờ đang dạy con trai của chú. Chúng ta hãy cùng nhau đọc truyện để biết bạn học sinh nghĩ gì khi nhìn thấy bố của mình đến thăm thầy giáo cũ.
2. Luyện đọc:
2.1. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: với lời kể chuyện từ tốn, lời thầy giáo vui vẻ, trùi mến, lời chú Khánh lễ phép, cảm động.
2.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu: 
- Các từ khó học sinh cần lưu ý: cổng trường, xuất hiện, lớp, lế phép, lúc ấy, mắc lỗi, mắc lại...
- Học sinh đọc giáo viên theo dõi để uốn nắn cho học sinh.
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ:
+ Nhưng...// hình như hôm ấy/ thầy có phạt em đâu!//
+ Lúc ấy,/ thầy bảo: / Trước khi làm việc gì,/ cần phải nghĩ chứ!/ Thôi, em về đi. / thầy không phạt em đâu.//
+ Em nghĩ: // bố cũng có lần mắc lỗi, /thầy không phạt,/ nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.//
- Giáo viên nghe học sinh đọc và sửa cho học sinh.
- Gọi học sinh đọc chú giải trong SGK.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Cả lớp đọc đồng thanh.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc các từ khó.
- Học sinh đọc nối tiếp.
- Học sinh làm theo hướng dẫn.
- Học sinh đọc.
- Học sinh đọc.
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
3.1. Câu hỏi 1:
- Gọi học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Bố Dũng đến trường làm gì? 
- Giải nghĩa từ: lễ phép?
3.2. Câu hỏi 2: Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng đã thể hiện sự kính trọng đối với thầy giáo cũ như thế nào?
- Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm nào về thầy giáo?
- Thầy giáo đã nói gì với cậu học trò trèo qua cửa sổ?
3.3. Câu hỏi 3: Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?
- Dưới lớp đọc thầm. 
- Tìm gặp lại thầy giáo cũ.
- 1 học sinh đọc bài, dưới lớp đọc thầm.
- Bố Dũng bỏ mũ, lễ phép chào thầy.
- Bố Dũng đã trèo qua cửa sổ lớp nhưng thầy không phạt mà chỉ bảo.
- Thầy nói: Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu.
- Đọc thầm đoạn 3: Bố Dũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao giờ mắc lại.
4. Luyện đọc lại
- 4 nhóm tự phân vai thi đọc toàn bộ chuyện.
- Học sinh các nhóm và giáo viên nhận xét.
- Học sinh các nhóm thực hiện.
5. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên: câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
- Dặn học sinh về nhà kể câu chuyện cho gia đình nghe.
- Nhớ ơn thầy cô, kính trọng, yêu quý thầy cô giáo.
Ngày soạn: 19 tháng 10 năm 2008 
Ngày giảng: thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2008 
MÔN: TOÁN
BÀI 31 KILÔGAM
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh:
+ Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn.
- Làm quen với cái cân, quả cân và cách cân.
- Nhận biết về đơn vị: kilôgam, biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của kilôgam(kg).
- Tập thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số kèm theo đơn vị kg.
II. Đồ dùng dạy học:
- Cân đĩa, với các quả cân 1kg, 2kg, 5kg.
- Quyển sách,
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Gọi học sinh lên bảng làm phép tính trong SGK bài cũ.
- Học sinh và giáo viên nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:1p
- Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với đơn vị đo khối lượng kilôgam. Đơn vị này cho chúng ta biết độ nặng, nhẹ của một vật nào đó.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn: 2p
- Đưa ra 1 quả cân (1kg) và quyển sách. Yêu cầu học sinh dùng tay lần lượt nhấc 2 vật lên và trả lời vật nào nặng hơn, nhẹ hơn?
- Cho học sinh làm tương tự với 3 cặp đồ vật khác nhau và nhận xét "vật nặng hơn- vật nhẹ hơn"
- Kết luận: Muốn biết một vật nặng nhẹ thế nào ta cần phải cân vật đó.
2.2. Giới thiệu cái cân và quả cân: 4p
- Cho học sinh quan sát chiếc cân đĩa. Nhận xét về hình dạng của cân.
- Giới thiệu: Để cân các vật ta dùng đơn vị đo là kilôgam, kilôgam được viết tắt là kg.
- Viết lên bảng: kilôgam - kg.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Cho học sinh xem các quả cân 1kg, 2kg, 5 kg và đọc số đo ghi trên quả cân.
2.3. Giới thiệu cách cân và thực hành cân:7p
- Giới thiệu cách cân thông qua cân 1 bao gạo.
- Đặt 1 bao gạo (1kg) lên đĩa cân phía bên kia lfa quả cân 1kg (vừa nói vừa làm).
- Nhận xét cho cô vị trí của kim thăng bằng?
- Vị trí hai đĩa cân tiểu họcế nào?
- Tiểu họcết luận: Khi đó ta nói túi gạo nặng 1kg.
- Xúc một ít gạo từ trong bao ra và yêu cầu nhận xét về vị trí của kim thăng bằng, vị trí hai đĩa cân.
- Tiểu họcết luận: túi gạo nhẹ hơn 1kg.
- Đổ thêm vào bao gạo một ít gạo (bao gạo nặng hơn 1kg) tiếp tục hướng dẫn học sinh nhận xét để rút ra tiểu họcết luận: bao gạo nặng hơn 1kg.
2.4. Tiểu họcực hành: 17p
Bài 1: Đọc, viết (theo mẫu)
- Hướng dẫn học sinh cách làm.
- Gọi 2 học sinh đọc bài làm.
- Giáo viên nhận xét,chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: Tính (theo mẫu)
- Hướng dẫn học sinh cách làm.
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm.
- Học sinh tự làm vào VBT.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 4: Số?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Học sinh làm vào VBT.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm.
- Chốt lại kết quả đúng.
- Quả cân nặng hơn quyển vở.
- Cân có 2 đĩa, giữa 2 đĩa có vạch thăng bằng, kim thăng bằng.
- Kilôgam.
- Quan sát.
- Kim chỉ đúng giữa 
- Hai đĩa cân ngang bằng nhau.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Kim thăng bằng lệch về phía quả cân. Đĩa cân có túi gạo cao hơn so với đĩa cân có quả cân.
- Học sinh nhắc lại kết quả cân.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm: 2kg. 1kg, 3kg.
- Học sinh đọc y/c bài tập.
- Học sinh dưới lớp làm vào VBT.
- học sinh đọc y/c bài.
- Học sinh đọc y/c bài.
- Học sinh làm.
3. Củng cố, dặn dò: 2p
- Giáo viên nhắc học sinh về nhà làm bài tập trong SGK.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh nghe và thực hiện.
MÔN: CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu:
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng một đọan trong bài "người thầy cũ"
2. Luyện tập phân biệt ui/uy; tr/ch hoặc iên/iêng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
- VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 2p
- 2 học sinh lên bảng lớp viết: 2 chữ có vần ai, 2 chữ có vần ay.
- Giáo viên và học sinh nhận xét.
- Dưới lớp viết vào nháp
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1p
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn tập chép: 17p
2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn chép.
- Giáo viên đọc bài trên bảng.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết: 
+ Đây là đoạn mấy của bài "người thầy cũ"
+ Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Bài chính tả có mấy câu?
- Bài chính tả có những chữ nào cần viết hoa?
- Đọc lại câu văn có cả dấu phẩy, và dấu hai chấm.
c. Hướng dẫn học sinh viết từ khó: 
- Đọc cho học sinh viết những từ khó vào bảng con.
- Nêu cách viết và sửa lỗi cho học sinh.
2.2. Học sinh chép bài vào vở.
2.3. Soát lỗi chính tả.
2.4. Chấm, chữa bài.
- 2 học sinh đọc lại bài tập chép.
- Đoạn 3.
- Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ ... 5: > < = ?
- Học sinh tự làm bài vào VBT.
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh đọc.
6+4=10
6+7=13
- Học sinh đọc.
- Học sinh làm.
- Học sinh đọc.
- Học sinh làm.
- Học sinh đọc.
- Học sinh làm.
- Học sinh đọc.
- Học sinh làm.
5. Củng cố, dặn dò: 1p
- Nhắc học sinh về nhà làm bài tập trong SGK.
- Học sinh thực hiện theo lời dặn của giáo viên.
MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
CÔ GIÁO LỚP EM
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng khổ thơ 2, 3 của bài "cô giáo lớp em"; Trình bày đúng các khổ thơ 5 chữ.
- Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có vần ui/ uy; âm đầu ch/tr.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ BT2.
- VBT.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- 2 học sinh viết lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con hoặc giấy nháp các từ sau: huy hiệu, vui vẻ, con trăn, cái chăn.
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
- Học sinh thực hiện.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1p
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu bài tập.
- Học sinh nghe.
2. Hướng dẫn nghe - viết:
2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Giáo viên đọc đầu bài và 2 khổ thơ cuối.
- Giúp học sinh nắm nội dung bài: 
+ Khi cô dạy viết thì gió và nắng thế nào?
+ Câu thơ nào cho thấy bạn học sinh rất thích điểm mười cô chấm?
- Hướng dẫn học sinh nhận xét:
+ Mỗi dòng thơ có mẫy chữ?
+ Các chữ đầu mỗi dòng thơ thế nào?
- Học sinh tập viết chữ ghi tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: lớp, lời, giảng, trang
2.2. Giáo viên đọc, học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên nhắc học sinh nghe cho chính xác, viết chữ rõ ràng, đúng chính tả, trình bày đúng.
2.3. Soát bài, chấm chữa bài.
- 2 học sinh đọc lại.
- Gió đưa thoảng hương nhài. Nắng ghé vào cửa lớp xem chúng em học bài.
- Ngắm mãi.
- Học sinh viết bài vào vở.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng có sẵn bài tập 2.
- Gọi học sinh làm mẫu, chỉnh sửa lỗi.
Bài 3a: 
- Cho học sinh hoạt động theo nhóm.
- Treo bảng và phát thẻ từ cho 4 nhóm và yêu cầu hai nhóm này cùng thi gắn từ đúng.
- Nhận xét.
- Học sinh đọc.
- Đọc thầm.
- Thuỷ/ thuỷ chung/ thuỷ tinh/
- Núi/ núi cao/ trái núi/...
- Luỹ/ luỹ tre/ đắp luỹ/...
- Các nhóm thực hiện.
4. Củng cố, dặn dò: 1p
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài.
- Học sinh nghe và thực hiện.
Ngày soạn: 6 tháng 10 năm 2009
Ngày giảng: thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2009
MÔN: TẬP LÀM VĂN
KỂ NGẮN THEO TRANH. lUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Dựa vào 4 tranh vẽ liên hoàn, kể được một câu chuyện đơn giản có tên Bút của cô giáo.
- Trả lời được một số câu hỏi về thời khoá biểu.
2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết TKB ngày hôm sau của lớp theo mẫu đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ BT1 trong SGK.
- Bút dạ, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- 1 học sinh làm lại BT2 tuần 6.
- 2 học sinh đọc tên truyện, tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục tập truyện thiếu nhi.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh thực hiện.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1p
- Giờ học Tập làm văn hôm nay các em sẽ thực hành viết lại TKB lớp mình và kể lại câu chuyện Bút của cô giáo.
- Học sinh nghe.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 1: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Treo 4 bức tranh.
Tranh 1:
- Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?
- Hai bạn học sinh đang làm gì?
- Bạn trai nói gì?
- Bạn gái trả lời ra sao?
- Gọi học sinh kể lại nội dung.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Gợi học sinh đặt tên cho từng nhân vật trong truyện. 
Hướng dẫn tương tự đối với các bức tranh còn lại.
Tranh 2: 
- Bức tranh 2 có thêm nhân vật nào?
- Cô giáo đã làm gì?
- Bạn trai đã nói gì với cô giáo?
Tranh 3: 
- Hai bạn nhỏ đang làm gì?
Tranh 4: 
- Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?
- Bạn trai đang nói chuyện với ai?
- Bạn trai nói gì và làm gì với mẹ?
- Mẹ bạn có thái độ như thế nào?
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện.
- Học sinh kể lại câu chuyện theo vai.
Bài tập 2: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm vào VBT.
- Theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
Bài tập 3: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
+ Trong lớp học.
+ Tập viết.
+ Tớ quên không mang bút.
+ Tớ chỉ có một cái bút.
- 2 học sinh kể lại câu chuyện.
- Nhận xét về nội dung, lời kể, giọng điệu, cử chỉ và điệu bộ.
+ Cô giáo.
+ Cho bạn trai mượn bút.
+ Em cảm ơn cô ạ!
+ Tập viết.
+ Ở nhà bạn trai.
+ Mẹ của bạn.
- Nhờ có cô giáo cho mượn bút, con viết bài được điểm 10 và giơ bài lên cho mẹ xem. 
- Mỉm cười và nói: mẹ rất vui.
- Học sinh kể.
- Học sinh đọc.
- Học sinh làm.
- Học sinh đọc.
- 1 học sinh đọc câu hỏu, 1 học sinh trả lời theo TKB đã lập.
3. Củng cố, dặn dò: 2p
- Hôm nay lớp mình học câu chuyện gì?
- Ai có thể đặt tên khác cho chuyện không?
- Dặn học sinh về nhà tập kể lại và biết viết TKB của mình.
- Bút của cô giáo.
- Chiếc bút mực/ Cô giáo lớp em/...
- Học sinh nghe lời cô giáo.
MÔN: TOÁN
BÀI 34 26 + 5
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết thực hiện phép cộng dạng 26 + 5.
- Củng cố giải toán đơn về nhiều hơn và cách đo đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Que tính.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+ Học sinh 1: đọc thuộc lòng các công thức 6 cộng với một số.
+ Học sinh 2: Tính nhẩm: 6 + 5 + 3; 6 + 9 + 2; 6 + 7 + 4.
- Học sinh và giáo viên nhận xét cho điểm.
- Học sinh thực hiện, dưới lớp chú ý theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1p
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu bài.
- Học sinh nghe.
2. Giới thiệu phép cộng 26 + 5: 10p 
B1: Giới thiệu 
- Nêu bài toán: có 26 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
B2: Đi tìm kết quả.
- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả.
B3: Đặt tính và thực hiện phép tính
- Gọi 1 học sinh lên bảng đặt tính. Các học sinh khác làm bài vào nháp.
- Hỏi: Em đặt tính như thế nào?
- Em thực hiện phép tính như thế nào?
- Yêu cầu học sinh khác nhắc lại.
- Nghe và phân tích đề bài toán.
- Ta thực hiện phép cộng 26 + 5.
- Thao tác trên que tính và báo cáo kết quả: có tất cả 31 que tính.
- Đặt tính: 26
 +
 5
 -------
 31
- Viết 26 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 6. Viết dấu + và kẻ gạch ngang.
- Thực hiện phép tính từ phải sang trái. 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1. 2 thêm 1 là 3, viết 3 vào cột chục. Vậy 26 cộng 5 bằng 31.
3. Thực hành: 18p
Bài 1: Tính
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm.
- Học sinh làm bài tập vào VBT, 2 học sinh đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 2; Số?
- Hướng dẫn học sinh cách làm.
- Học sinh làm bài vào VBT.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bảng phụ.
- Học sinh và giáo viên nhận xét.
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc bài toán.
- Gọi học sinh tóm tắt bài toán.
- Hỏi: Bài toán cho biết gì?
 Bài toán hỏi gì?
- Học sinh làm bài vào VBT.
- 1 học sinh lên làm bảng lớp.
- Học sinh và giáo viên nhận xét.
Bài 4: Đo rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Hướng dẫn học sinh cách làm.
- Học sinh làm bài vào VBT.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh đọc.
- Học sinh làm.
- Học sinh đọc.
- Học sinh làm bài vào VBT.
- Học sinh lên bảng làm.
- Học sinh đọc.
- Học sinh tóm tắt.
- Học sinh đọc.
- Học sinh làm.
4. Củng cố, dặn dò: 1p
- Nhắc học sinh về nhà làm bài tập trong SGK.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Học sinh nghe và thực hiện.
- Học sinh nghe và rút kinh nghiệm.
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 3: HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh bằng tay, còi, gậy để điều khiển an toàn.
III. Chuẩn xe và người đi lại trên đường.
- Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm.
- Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của CSGT và của biển báo hiệu giao thông.
2. Kĩ năng:
- Quan sát và biết thực hiện đúng khi gặp hiệu lệnh của CSGT.
- Phân biệt nội dung 3 biển báo hiệu giao thông.
3. Thái độ:
- Phải tuân theo hiệu lệnh của CSGT.
- Có ý thức và tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông.
II. Nội dung an toàn giao thông
1. Hiệu lệnh bằng tay của CSGT để điều khiển người và xe đi lại được an toàn
2. Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh điều khiển và chỉ dẫn người và xe trên đường được bị:
Giáo viên 
- 2 bức tranh 1, 2 và ảnh số 3 phóng to
IV. Các hoạt động chính
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Hằng ngày đi trên đường phố các em thường nhìn thấy các chú CSGT làm nhiệm vụ gì?
- Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, ở đâu các phố các có thấy các biển báo hình tròn, hình tam giác không? đó là các biển báo hiệu giao thông.
Hoạt động 2: Hiệu lệnh của CSGT 
- Giáo viên lần lượt treo 5 bức tranh H1, 2, 3, 4, 5 hướng dẫn học sinh cùng quan sát, tìm hiểu các tư thế điều khiển của CSGT và nhận biết việc thực hiện hiệu lệnh đó như thế nào?
+ H1: Hai tay dang ngang.
+ H2, 3: Một tay dang ngang.
+ H4, 5: Một tay giơ phía trước mặt theo chiều thẳng đứng.
- Giáo viên làm mẫu từng tư thế và giải thích nội dung hiệu lệnh của từng tư thế.
- Học sinh quan sát, nhận xét, thảo luận theo nhóm.
- Một, hai học sinh lên thực hành làm CSGT.
- Thực hành đi đường theo hiệu lệnh giao thông.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm nhận 1 biển báo.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nêu lên đặc điểm của biển báo.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, nêu hình dáng, màu sắc, hình vẽ và nội dung biển báo của nhóm mình. Nhóm cùng có biển báo giống nhau bổ sung.
- Giáo viên viết từng đặc điểm đó lên bảng sau đó so sánh điểm giống nhau và khác nhau của từng biển báo.
Hoạt động 4: Trò chơi "ai nhanh hơn"
- Giáo viên chọn 2 đội chơi.
- Giáo viên đặt ở 2 bàn 6 biển báo, úp mặt biển báo xuống bàn, giáo viên hô bắt đầu các em lật nhanh các biển báo lên, mỗi đội phải chọn ra 3 biển báo vừa học và đọc tên biển. Đội nào nhanh và đúng thì thắng cuộc.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét xem đội nào nhanh và đúng.
V. Củng cố:
- Yêu cầu học sinh quan sát và phát hiện xem ở đâu có đặt 3 biển báo hiệu giao thông vừa học.
®¸nh gi¸ gi¸o ¸n cña tæ tr­ëng 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan_7_-_Thu.doc