Giáo án Lớp 2 tuần 2 (2)

Giáo án Lớp 2 tuần 2 (2)

TOÁN.

TIẾT 6: LUYỆN TẬP.

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa dm và cm

- Tập ước lượng và sử dụng đơn vị đo dm trong thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Mỗi HS có thước thẳng chia xăng-ti-mét.

 

doc 35 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 2 (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2: Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011.
Buổi sáng
: Chào cờ:
 toán.
tiết 6: luyện tập.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa dm và cm
- Tập ước lượng và sử dụng đơn vị đo dm trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mỗi HS có thước thẳng chia xăng-ti-mét.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định lớp
Hát
2. Kiểm tra bài cũ
- 2 em lên bảng
Cả lớp làm bảng con
3. Bài mới:
3dm + 4dm = 7dm
8dm – 2dm = 6dm
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu
Yêu cầu HS đọc đề sau đó tự làm
a. 10cm = 1 dm; 1dm = 10cm
- Yêu cầu HS đổi vở KT đọc và chữa bài 
- HS đọc chữa bài.
b. HS lấy thước kẻ và dùng phấn vạch vào điểm có độ dài 1dm đọc to: 1 đêximét.
Yêu cầy HS vẽ đoạn thẳng AB dài 1dm vào bảng con.
c. HS vẽ đổi bảng kiểm tra bài của nhau.
Bài 2: 
1 HS đọc yêu cầu.
- Tìm trên đường thẳng vạch chỉ 2dm.
- HS thao tác, 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra bài của nhau.
- 2đêximét bằng bao nhiêu cm ?
- 2dm = 20cm
- Yêu cầu HS viết kết quả vào (SGK)
Bài 3: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Điến số thích hợp vào chỗ chấm.
- Muốn điền đúng chúng ta phải làm gì ?
- Đổi các số đo từ dm thành cm hoặc từ cm thành dm.
- HS làm bài vào bảng con:
1dm = 10cm 30cm = 3dm
2dm = 20cm 60cm = 6dm 
3dm = 30cm 70cm = 7dm
5dm = 50cm 8dm = 80cm
- Gọi HS đọc bài chữa bài
Bài 4:- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp.
- Muốn điền đúng các em phải ước lượng số đo của các vật, của người.
- HS quan sát, tập ước lượng.
- 2 HS ngồi cạnh thảo luận nhau.
- Độ dài 1 gang tay của mẹ là 2 dm.
- Độ dài 1 bước chân của Khoa là 30cm.
4. Củng cố – dặn dò.
d. Bé Phương cao 12dm
- Nếu còn thời gian cho HS đo chiều dài của cạnh bàn, cạnh ghế, quyển vở
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài chuẩn bị bài sau.
Tập đọc :
 tiết 3+4: phần thưởng.
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn cả bài. Chú ý các từ nói. Đọc đúng các từ khó: Trực nhật, lặng yên, trao
 - Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
 - Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: Bí mật, sáng kiến, lặng lẽ
 - Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đề cao lòng tốt khuyến khích học sinh làm việc tốt.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết những câu, đoạn văn cần học sinh đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
Tiết 1:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi. Bài thơ muốn nói với em điều gì?
2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
2. Bài mới.
(1) Giới thiệu bài.
(2)Bài mới.
2.1. Giáo viên đọc mẫu
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc
- GV theo dõi hướng dẫn HS đọc các từ khó: Thưởng, sáng kiến.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn học sinh nghỉ hơi đúng.
- 1 HS đọc trên bảng phụ.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn 1, 2
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ở cuối bài và từ HS chưa hiểu.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm.
- Các nhóm thi đọc (Chia nhóm tập đọc từng đọc đoạn).
(3) Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1, 2.
Câu 1:Kể những việc làm tốt của Na ?
- Na sẵn sàng giúp đỡ bạn, san sẻ những gì mình có cho bạn.
Câu 2: 
- 1 HS đọc to cả lớp đọc thầm.
Theo em điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì ?
- Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người.
Tiết 2
(4) Luyện đọc đoạn 3.
a. Đọc từng câu.
- GV theo dõi HS đọc, uốn nắn tư thế độc, hướng dẫn độc đúng các từ khó.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi đúng.
- 1 HS đọc thêm bảng phụ.
- 1 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- GV giúp HS giải nghĩa các từ ngữ ở phần cuối bài.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Từng HS trong nhóm đọc.
- GV hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
- Các nhóm thi đọc từng đoạn, cả bài ( ĐT – CN).
- Cả lớp nhận xét.
e. Cả lớp đồng T đoạn 3 ( Đoạn 3, 4)
(5)Tìm hiểu đoạn 3.
- GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng đọc thầm từng đoạn văn.
- HS đọc thầm từng đoạn văn.
Câu 3:
- 1 HS đọc câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm lại câu 3
Bà cụ giảng giải như thế nào ?
Em suy nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không ? vì sao ?
- Na xứng đáng được thưởng. Vì người tốt cần được thưởng.
Câu 4: Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng ?
Na vui mừng đến mức tưởng như nghe nhầm.
- Cô giáo và các bạn vui mừng
- Mẹ vui mừng.
(6) Luyện đọc lại.
- Một số HS thi đọc lại câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò.
- Em học được điều gì ở bạn Na ?
- Tốt bụng hay giúp đỡ mọi người.
- Việc các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na có tác dụng gì ?
- Biểu dương người tốt khuyến khích HS làm việc tốt.
 Về nhà xem lại câu chuyện Phần Thưởng bằng cách quan sát trước các tranh minh hoạ.
Buổi chiều: toán.
 tiết 5: Luyện tập.
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về: Phép cộng không nhớ tính nhẩm và tính viết (đặt tính rồi tính); tên gọi thành phần kết quả của phép cộng
- Giải toán có lời văn.
II. Các HĐ dạy học.
1. ổn định tổ chức: hát
2. Kiểm tra bài cũ.
- Cả lớp làm bảng con 2 HS lên bảng 
56 31
- Nhận xét bài làm của HS
22 28
77 59
3. Bài mới.
Bài 1:
1- 1HS nêu yêu cầu của bài 
- Củng cố cách đặt tính và tính.
- Cả lớp làm bảng con 
- Củng cố về tên gọi thành phần trong phép tính.
- 2HS lên bảng làm 
 25 53 29 62
 42 24 60 7
 67 7 7 89 69
Trong phép cộng 25 gọi là gì ?
- 25 là số hạng 
- 42 gọi là gì ?
- 42 là số hạng 
- 67 gọi là gì ?
- 67 là tổng
Bài 2: - Bài yêu cầu gì?
2- Tính nhẩm 
- Nêu cách tính nhẩm ?
- 6 chục cộng 1 chục bằng 7 chục, 7 chục cộng 2 chục bằng chín chục
Vậy 50 +10 + 20 = 90
- GV nhận xét chữa bài 
- Cả lớp tính nhẩm và nêu miệng
Bài 3: 
3-1 HS nêu yêu cầu 
- Đặt tính rồi tính tổng 
- Cả lớp làm bảng con 
- 1 HS lên bảng làm 
62 20 8
35 58 21
97 78 29
Bài 4
4- 1HS đọc đề bài 
Nêu tóm tắt đề toán 
Tóm tắt:
Trai: 17 HS
Gái: 22 HS
Tất cả: .HS?
Bài giải:
Số học sinh đang ở thư viện là:
 17 + 22 = 39 (học sinh)
 Đáp số: 39 học sinh
Bài 5: Điền chữ số thích hợp vào ô trống 
5- 1HS đọc yêu cầu
- Trò chơi: Thi điền nhanh điền đúng 
32 36 58 43
45 21 20 52
- Đại diện 3 em ở 3 tổ lên điền. Tổ nào điền nhanh đúng tổ đó thắng
77 57 78 95
4. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
Tập đọc :
 Tiết 2: LUYện đọc: phần thưởng.
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc:
 - Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
 - Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đề cao lòng tốt khuyến khích học sinh làm việc tốt.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới.
(1) Giới thiệu bài.
(2)Bài mới.
2.1. Giáo viên đọc mẫu
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Các nhóm thi đọc (Chia nhóm tập đọc từng đọc đoạn).
(3) Hướng dẫn tìm hiểu bai.
Câu 1: Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng ?
- 1 HS đọc câu hỏi.
- Na vui mừng đến mức tưởng như nghe nhầm.
Câu 2: Em suy nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không ? vì sao ?
- Na xứng đáng được thưởng. Vì người tốt cần được thưởng.
Câu 3: Nọi dung của bài khuyên em điều gì?
- Cô giáo và các bạn vui mừng
(6) Luyện đọc lại.
- Một số HS thi đọc lại câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò.
- Em học được điều gì ở bạn Na ?
- Tốt bụng hay giúp đỡ mọi người.
- Việc các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na có tác dụng gì ?
- Biểu dương người tốt khuyến khích HS làm việc tốt.
Thủ công:
Tiết 2: Gấp tên lửa ( Tiết 2).
I. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp tên lửa.
- Gấp được tên lửa.
- Học sinh hứng thú yêu thích gấp hình.
II. chuẩn bị:
- Mẫu tên lửa, Quy trình gấp tên lửa, Giấy thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- Nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp tên lửa đã học ở tiết 1 ?
Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng.
- Tổ chức thực hành gấp tên lửa ?
- HS thực hành gấp tên lửa.
- Gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn những sản phẩm đẹp tuyên dương.
- Gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn những sản phẩm đẹp tuyên dương.
- Đánh giá sản phẩm của HS 
- Cuối tiết học cho HS thi phóng tên lửa.
- HS thi phóng tên lửa.
- Nhắc HS giữ trật tự vệ sinh an toàn khi phóng tên lửa.
4. Nhận xét, dăn dò.
- Nhận xét tinh thần thái độ kết quả, học tập.
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
Thứ tư ngày 24 tháng 8 năm 2011.
Buổi sáng: Tập đọc.
 Tiết 6: Làm việc thật là vui.
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn: Làm vịêc quanh ta, tích tắc, bận rộn các từ mới: sắc xuân, rực rỡ
 - Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm giữa các cụm từ
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
 - Nắm được nghĩa và biết đặt câu với các từ mới.
 - Biết được lợi ích công việc của mỗi vật, người, con vật.
 - Nắm được ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc, làm việc mang lại niềm vui.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết câu hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Phần thưởng.
- 3 HS đọc 3 đoạn.
- Qua bài em học được điều gì ở Na?
- Tốt bụng hay giúp đỡ mọi người.
2. Bài mới:
(1). Giới thiệu bài:
(2) Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu toàn bài:
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- GV theo dõi hướng dẫn đọc các từ khó: Làm việc, quanh ta.
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi.
- 1 HS đọc trên bảng phụ.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài. 
- Sắc xuân rực rỡ, tưng bừng.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
- HS đọc theo nhóm.
- GV theo dõi các nhóm đọc.
d. Thi đọc giữa các nhóm:
- Các nhóm thi đọc từng đoạn cả bài, ĐT, CN.
 c. Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn bài):
(3) Tìm hiểu bài:
Câu 1:
- Cả lớp đọc thầm 01 HS đọc to.
Các vật và con vật xu ... số trong phép trừ đó.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- Yêu cầu HS quan sát bài mẫu và đọc phép trừ của mẫu. 
- 19 trừ 6 bằng 13
- Số bị trừ và số trừ trong phép tính trên là những số nào ?
- SBT là 19, số từ là 6 
- Muốn tìm hiệu ta phải làm như thế nào ?
- Lấy số bị trừ, trừ đi số trừ.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- HS làm bài sau đó đổi vở kiểm tra.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu
Bài toán cho biết gì ?
- Cho biết số bị trừ và số trừ của phép tính.
- Bài toán yêu cầu tìm gì ? 
- Tìm hiệu của các phép trừ.
- Bài toán còn yêu cầu gì ?
- Đặt tính theo cột dọc.
- GV hướng dẫn mẫu: 79
25
54
- HS nêu cách đặt tính và tính của phép tính.
Cả lớp làm bài vào bảng con.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết những gì ?
- Sợi dây dài 8dm, cắt đi 3dm.
- Hỏi độ dài đoạn dây còn là.
- Muốn biết độ dài đoạn dây còn lại ta phải làm như thế nào ?
- Lấy 8dm trừ 3dm
- HS làm bài:
 Tóm tắt:
Bài giải:
Có : 8dm
Cắt đi : 3dm
Còn lại: dm ?
Độ dài đoạn dây còn lại:
8 – 3 = 5 (dm)
 ĐS: 5dm
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Tập viết
Tiết :
Chữ hoa 
I. Mục tiêu, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng viết chữ:
- Biết viết các chữ hoa Ă, Â theo cỡ vừa, nhỏ chữ viết đúng mẫu, đều nét đúng qui định.
- Viết đúng cụm từ ứng dụng: Ăn chậm nhai kỹ theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ:
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ trên dòng kẻ li.
III. các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Viết chữ A
Cả lớp viết bảng con.
- Nhắc câu ứng dụng đã viết ở giờ trước ?
- Anh em thuận hoà.
- Cả lớp viết bảng con.
- Kiểm tra vở tập viết ở nhà.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
2.1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét các chữ 
- GV đưa chữ mẫu 
- HS quan sát nhận xét
- Chữ Ă, Â có điểm gì giống và khác nhau.
- Viết như viết chữ A nhưng có thêm dấu phụ.
- Các dấu phụ trông như thế nào ?
- Dấu phụ trên chữ Ă là 1 nét cong dưới, nằm chính giữa đỉnh chữ
- Dấu phụ trên chữ Â gồm 2 nét thẳng xiên nối nhau. Có thể gọi là dấu mũ.
- GV vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
2.2. Hướng dân HS viết bảng con.
- HS tập viết bảng con 
- GV nhận xét uốn nắn, nhắc lại quy trình viết.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
3.1. Giới thiệu cụm từ.
- HS đọc cụm từ ứng dụng.
- Khuyên ăn châm nhai kĩ để dạ dày tiêu hoá thức ăn dễ dàng.
3.2. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- Những chữ nào có độ cao 2,5 li ?
Ă, Â, H, K
- Những chữ còn lại cao mấy li ? là những chữ nào ?
- Cao 1li: l, â, c, m, i, a, n
- Khoảng cách giữa các chữ ?
- Cách nhau một khoảng bằng khoảng cách viết 1 chữ O.
- GV viết mẫu chữ Ă, Â trên bảng. 
- HS quan sát.
3.3. Hướng dẫn HS viết chữ Ăn vào bảng con.
- HS tập viết chữ Ăn trên bảng con.
4. Hướng dẫn HS viết vào vở.
- HS viết bài theo yêu cầu của GV. 
5. Chấm chữa bài.
Chấm khoảng 5 - 7 bài.
6. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Hoàn thành nốt phần luyện tập.
Tiết :
Tập đọc
Mít làm thơ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: Làm thơ nổi tiếng, đi đi lại lại
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi, dấu gạch ngang.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật ( Mít, Hoa Giấy).
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: Nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu
- Nắm được diễn biến của câu chuyện.
- Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua ngôn ngữ hành động ngộ nghĩnh của Mít.
- Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: "Làm việc thật là vui"
- 2 học sinh đọc.
- Bài văn giúp em hiểu điều gì ?
- Xung quanh em mọi vật, mọi người, đều làm việc
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc
 2.1. GV đọc mẫu toàn bài.
- HS nghe.
 2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- GV theo dõi HS đọc.
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó ?
- Nối tiếng, thi sĩ
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Bài này có thể chia thành mấy đoạn ?
- 3 đoạn.
- Đoạn 1: 2 câu đầu.
- Đoạn 2: Tiếp đến vần thì vần nhưng phải có nghĩa.
- Đoạn 3: Còn lại.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn cách ngắt, nghỉ hơi.
- 1 HS đọc câu trên bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải ở cuối bài.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
(Các nhóm thi đọc từng đoạn, cả bài, ĐT-CN).
e. Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn, bài).
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
3.1. Đoạn 1:
- HS đọc 2 câu đầu.
- Vì sao cậu bé có tên là Mít.
- Vì cậu chẳng biết gì Mít có nghĩa là chẳng biết gì. 
3.2 Đoạn 2:
- HS đọc đoạn 2:
- Dạo này Mít cho gì thay đổi ?
- Ham học hỏi.
- Ai dạy Mít làm thơ ?
- Thi sĩ Hoa Giấy.
- Trước hết thi sĩ Hoa Giấy dạy Mít điều gì ?
- Dạy cho Mít hiểu thế nào là vần thơ.
- Mít gieo vần thế nào ?
- Bé – phé
- Vì sao gieo vần như thế rất buồn cười ?
- Vì tiếng phé không có nghĩa gì cả.
- Hãy tìm một từ (tiếng) cùng vần với tên em.
*VD: Loan – Ngoan
4. Luyện đọc lại:
- Trong bài có những vai nào ?
- Người dẫn chuyện, Mít, Thi sĩ, Hoa Giấy
5. Củng cố dặn dò.
- HS đọc phân vai.
- Em thấy nhân vật Mít thế nào ?
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
Tiết :
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về đọc viết các số có 2 chữ số, số chục, số liền trước và số liến sau của một số.
- Thực hiện phép cộng phép trừ (không nhớ) và giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính hiệu biết.
- HS làm bảng con.
- 2 HS lên bảng.
- Số bị trừ là 79, số trừ là 25.
- Số bị trừ là 55, số trừ là 22.
79 55
25 22
54 33
- Nhận xét chữa bài.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Viết các số.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Yêu cầu HS lần lượt đọc các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
a. 40, 41, 42, 43,, 50.
b. 68, 69, 70, 71, 72, 73, ,74.
c. 10, 20, 30, 40, 50.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài
- Số liền sau của 59 là 60
- Số liền sau của 99 là 100
- Số liền trước của 89 là 88
- Số liền trước của 1 là 0
- Số 0 có số liền trước không ?
- Số 0 không có số liền trước.
Bài 3:
- 1 HS lên bảng
- Cả lớp làm bảng con.
32 87 21
43 35 57
75 52 76
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- 3 HS nêu cách làm.
- GV chỉ vào từng số yêu cầu HS nêu cách gọi từng số đó trong phép cộng hoặc trừ.
Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài yêu cầu HS nêu tóm tắt rồi giải:
- 1 HS đọc đề bài.
Tóm tắt:
Bài giải:
2A : 18 học sinh 
2B : 21 học sinh 
Cả hai lớp: học sinh ?
Số HS đang tập hát của hai lớp là:
18 + 21= 39 (HS)
ĐS: 39 HS
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết :
Âm nhạc
Học hát bài: thật là hay
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu lời ca.
- Hát đều giọng, hát êm ái, nhẹ nhàng.
- Biết bài hát, thật là hay của nhạc sĩ Hoàng Lân.
II. giáo viên chuẩn bị:
- Hát thuộc đúng lời bài hát.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Hoạt động 1:
Dạy bài hát: "Thật là hay"
b. Giáo viên hát mẫu 2 lần:
- Lần 2 có động tác phụ hoạ.
- HS nghe
- Em nào cho cô biết trong bài hát có những loài chim nào ?
- HS trả lời.
c. Đọc lời ca:
- GV treo bảng phụ đọc mẫu toàn bài. 
- HS nghe.
- Hướng dẫn HS đọc từng câu (2 lần).
- HS đọc theo dãy.
- HS thực hiện.
d. Dạy hát từng câu.
- GV hát mẫu câu (2 lần)
- Lần lượt đến câu 4.
- Cho HS hát liên kết với các câu sau đó hát toàn bài.
- HS thực hiện.
- GV tổng kết hoạt động 1.
- Hoạt động 2: Hát hết nhịp vỗ tay theo từng nhịp phách.
a. Giáo viên hát mẫu và vỗ tay theo nhịp phách.
- HS nghe
- Giáo viên cho từng tổ hát vỗ tay theo nhịp, phách
- HS thực hiện
- Giáo viên cho 1 dãy hát lời ca.
- 2 dãy vỗ tay theo hai cách trên 
- Học sinh thực hiện
Tổng kết hoạt động 2
- Khi hát gõ đệm theo nhịp phách, tiết tấu làm cho bài hát thêm sinh động
4. Củng cố, dặn dò
 - Cho cả lớp hát lại toàn bài.
5. Về nhà tập hát thuộc lời ca.
Tiết :
Tập làm văn
Chào hỏi – tự giới thiệu
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu.
- Có khả năng tập trung nghe bạn phát biểu và nhận xét ý kiến của mình.
2. Rèn kĩ năng viết.
- Biết viết một bản tự thuật ngắn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ BT2.
III. các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng.
- Yêu cầu HS trả lời: Tên em là gì ? Quê em ở đâu ? Em học trường nào ? Lớp nào ? Em thích môn học gì nhất ? Em thích làm việc gì nhất ?
- 2 HS lần lượt trả lời.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- Đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc.
- Gọi HS lần lượt thực hiện từng yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau nói lời chào.
- Con chào mẹ, con đi học ạ ! Mẹ ơi con đi học đây ạ ! Thưa bố con đi học ạ !
- Chào thầy, cô khi đến trường.
- Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
- Em chào thầy (cô) ạ !
- Chào cậu ! Chào bạn !
* Khi chào người lớn tuổi em chú ý chào cho lễ phép, lịch sự, chào bạn thân cởi mở.
Bài 2: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi.
- Tranh vẽ gì ?
- Bóng nhựa, Bút thép và Mít.
- Mít đã chào và tự giới thiệu về mình như thế nào ?
- Chào hai cậu tớ là Mít tớ ở thành phố Tí Hon.
- Bóng nhựa và bút thép chào Mít và tự giải thích như thế nào ?
- Chào cậu: Chúng tớ là Bóng nhựa và Bút thép chúng tớ là HS lớp 2.
- Ba bạn chào nhau tự giới thiệu với nhau như thế nào ?
- Ba bạn chào hỏi nhau rất thân.
- Ngoài lời chào hỏi và tự giới thiệu, ba bạn còn làm gì ?
- Bắt tay nhau rất thân.
- Yêu cầu HS tạo thành 1 nhóm đóng lại lời chào và giới thiệu của 3 bạn.
- HS thực hành.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu.
- Viết bản tự thuật theo mẫu.
- HS tự viết vào vở.
- GV theo dõi uốn nắn
- Nhiều HS đọc bài tự thuật.
- GV nhận xét – cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét, tiết học.
- Thực hành những điều đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tong hop tuan Lop 2.doc