Giáo án Lớp 2 tuần 19 (Ngô Thị Hải)

Giáo án Lớp 2 tuần 19 (Ngô Thị Hải)

TẬP ĐỌC

CHUYÊN BỐN MÙA

 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau dấu câu, giữa cụm từ.

 - Biết đọc truyện giọng kể nhẹ nhàng,tình cảm phù hợp với giọng của từng nhân vật: bà đất, 4 nàng Xuân, Hạ , Thu , Đông.

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ mới : đâm chồi, nảy lộc, đơm , bập bùng, tựu trường.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông- mỗi mùa đều có mỗi vẻ riêng, đều có ích cho cuộc sống.

 

doc 44 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 19 (Ngô Thị Hải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần19
	 Thứ hai ngày 12 tháng 1 năm 2009
Tập đọc
Chuyên bốn mùa
 I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
	1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau dấu câu, giữa cụm từ. 
 - Biết đọc truyện giọng kể nhẹ nhàng,tình cảm phù hợp với giọng của từng nhân vật: bà đất, 4 nàng Xuân, Hạ , Thu , Đông.
	2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ mới : đâm chồi, nảy lộc, đơm , bập bùng, tựu trường.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông- mỗi mùa đều có mỗi vẻ riêng, đều có ích cho cuộc sống.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
	- Bảng phụ ghi câu văn dài
	- Tranh minh hoạ BTĐ - SGK
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
Tiết 1:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
B. Bài mới:
 Giới thiệu và ghi đầu bài (Dùng tranh giới thiệu). 
* HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- GV đọc mẫu toàn bài: Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
- Luyện đọc từng câu: Cho HS đọc nối tiếp GV kết hợp sửa từ khó.
- Luyện đọc đoạn trước lớp : 3 đoạn
 GV hướng dẫn đọc câu dài.
GV cho HS đọc nối tiếp nhau đoạn trước lớp 3 lượt.
 Giúp HS hiểu nghĩa các từ phần chú giải. 
- Luyện đọc đoạn trong nhóm. 
 GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm luyện đọc.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cho HS đọc đồng thanh đoạn 1.
Tiết 2:
*HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV tổ chức cho HS đọc thầm và đọc thành tiếng rồi trả lời câu hỏi.
Câu 1: Bốn nàng tiên trong chuyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
Câu 2: Theo lời của nàng Đông thì mùa xuân có gì hấp dẫn?
- Các em có biết vì sao Xuân về cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không?
- Mùa xuân có gì hay theo lời của bà Đất?
- Theo em lời của bà Đất và lời nàng Đông có gì khác nhau?
Câu 3 Mùa hạ, mùa xuân, mùa thu có gì khác nhau?
 Câu 4: Em thích nhất mùa nào? Vì sao?
*Gợi ý HS nêu nội dung bà : Bài văn ca ngợi điều gì?
* GV chốt nội dung bài.
* HĐ3: Luyện đọc lại: 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Cho HS thi đọc nhóm.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
- Dặn HS về tập kể chuyện chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- HS trưng bày đồ dùng học tập.
- HS quan sát tranh, nêu bài học
- HS theo dõi bài đọc để nắm được giọng đọc, cách ngắt nghỉ câu.
- HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó: vườn, bưởi, rước, tựu trường...
- HS luyện đọc câu dài: Có em/ ...săn,/ Có... chăn. Cháu... sống/ để... về/ .... lộc.//
- HS nêu nghĩa phần chú giải.
- HS luyện đọc theo nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi, sửa sai
- 3 nhóm thi đọc bài, các bạn lớp theo dõi bình chọn bạn đọc tốt.
- HS đọc đồng thanh đoạn 1.
- HS đọc thầm SGK, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong năm. HS quan sát tranh bốn nàng tiên và nói rõ đặc điểm của từng nàng.
- Xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
- Vào mùa xuân thời tiết có mưa xuân, thời tiết ấm áp cho nên mọi cây cối đều đâm chồi nảy lộc.
- Xuân làm cho cây lá tốt tươi.
- Không khác nhau, đều khen nàng Xuân.
+ Mùa hạ nắng ấm...
+ Mùa thu vườn bửơi nắng vàng...
+ Mùa đông ấp ủ mầm sống. 
- HS trả lời và nêu lí do thích.
- Bài văn ca ngợi bốn mùa: xuân, hạ, thu , đông . Mỗi mùa đề có một vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống .
- HS luyện đọc trong nhóm.
-Thi đọc nhóm.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện yêu cầu VN.
Toán
Tổng của nhiều số
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
	- Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.
 - Chuẩn bị cho học phép nhân.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
	- SGK, VBT.
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
B. Bài mới:
* Giới thiệu, ghi đầu bài.
* HĐ1. Giới thiệu tổng của nhiều số 
- GV viết: 2 + 3 + 4 = ... và giới thiệu đây là tổng của các số 2, 3, 4 ta đọc là 2 cộng 3 cộng 4.
- GV yêu cầu HS tính tổng rồi nêu cách làm.
- GV hướng dẫn HS đặt tính theo cột dọc.
- GV nêu ví dụ rồi yêu cầu HS thực hiện tính theo cột dọc:
 12 + 34 + 40
HĐ2. Thực hành 
Bài1. Củng cố cách tính tổng của nhiều số hạng theo hàng ngang.
- Em có nhận xét gì về kết quả phép tính 6 + 6 + 6 + 6 ? 
Bài 2: Củng cố cách tính tổng các số hạng theo cột dọc.
- Trong các phép tính đó có những phép tính nào có các số hạng bằng nhau?
- GV củng cố cách tính tổng các số hạng theo cột dọc.
- GV nhận xét và kết luận .
Bài 3: Điền số .
 - GV hướng dẫn HS điền kết quả đúng.
VD: 5lít + 5lít + 5lít + 5lít = 20lít
- GV kết hợp chấm, chữa bài, nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, nhắc lại nội dung bài.
- HS tự kiểm tra đồ dùng học tập của mình và báo cáo.
- HS theo dõi mở SGK.
- HS theo dõi cách đọc của GV , lớp đọc đồng thanh lại phép tính.
- HS tính vào nháp rồi nêu: 2 cộng 3 bằng 5; 5 cộng 4 bằng 9.
- Một số HS nêu lại cách làm.
- HS theo dõi và nêu cách làm.
- HS nêu: đặt tính, tính.
- HS chữa bài, nhận xét.
- HS thực hành tính tổng của nhiều số hạng theo cột dọc.
 86
- HS làm vào VBT, chữa bài, nhận xét.
- Tổng có các số hạng đều bằng 6.
 3+6+5=14 8+7+5=20
 7+3+8=18 6+6+6+6=24
- HS tìm hiểu yêu cầu và làm bài độc lập rồi chữa bài, nhận xét bài trên bảng.
- HS nêu các phép tính có các số hạng bằng nhau.
 68 65 15 24
 60 96
- HS theo dõi.
- HS làm bài vào vở. Nhìn hình vẽ để viết tổng và các số hạng còn thiếu vào chỗ trống rồi chữa bài, nhận xét.
a. 12kg+12kg+12kg=36kg
b. 5l+5l+5l+5l=20l
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau: Phép nhân. 
Đạo đức
 Trả lại của rơi (Tiết 1) 
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
1. HS hiểu:
- Vì sao phải trả lại của rơi cho người mất.
- Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quí trọng.
 2. HS biết trả lại của rơi khi nhặt được.
 3. Tỏ thái độ tôn trọng những những người thật thà, không tham của rơi.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Tranh minh hoạ, đồ dùng chuẩn bị trò chơi sắm vai.
- Bài hát "Bà còng".
- Vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học:
 Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập Đạo đức, đồ dùng học kì 2.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 HĐ1: Thảo luận, phân tích tình huống 
MT: Giúp biết ra quyết định đúng khi nhặt được của rơi.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 và nêu nội dung tranh:
+ Theo em hai bạn nhỏ đó sẽ có cách giải quyết như thế nào với số tiền nhặt được?
HĐ2: Xử lý tình huống:
MT: HS thảo luận tìm ra cách xử lý tình huống đúng nhất.
+ Nếu em là bạn nhỏ trong tình huống đó em sẽ xử lí như thế nào?
- GV kết luận: Khi nhặt được của rơi chúng ta cần tìm cách trả lại người mất. Điều đó sẽ đem lại niềm vui cho người mất và chính bản thân mình.
- HS nêu: Tranh vẽ hai bạn nhặt được tờ 20.00 dưới đất trên đường đi học.
- HS phán đoán tình huống có thể xảy ra:
+ Tranh giành nhau.
+ Chia đôi số tiền.
+ Tìm người trả lại....
- HS thảo luận, chọn cách giải quyết đúng và giải thích.
- Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung cách xử lý của bạn..
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2 VBT.
- GV hướng dẫn HS đánh dấu x vào ô trống trước ý kiến mà em cho là đúng.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và giải thích vì sao đúng, vì sao sai.
- GV kết luận: Các ý kiến a,c là đúng. Các ý kiến còn lại là sai.
* Củng cố :
- GV yêu cầu HS hát lại bài hát " Bà còng".
- Bạn Tôm, bạn Tép trong bài có ngoan không? Vì sao?
- GV kết luận: Bạn Tôm, bạn Tép trong bài nhặt được của rơi trả lại cho người mất là thật thà, được mọi người quí trọng.
3. Tổng kết bài học:
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày13 tháng 1 năm 2009
Toán
Phép nhân
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
 - Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với 1 tổng các số hạng bằng nhau.
 - Biết đọc, viết và tính kết quả của phép nhân.
 II. Chuẩn bị đồ dùng: 
 - VBT, SGK.
 II. Hoạt động dạy - học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Bài cũ GV yêu cầu HS làm bài: 12 + 12 + 12; 28 + 10 + 16.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
* Giới thiệu, ghi đầu bài.
*HĐ1. Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân 
- GV đính lên bảng tấm bìa có hai chấm tròn.
- Tấm bìa có mấy chấm tròn?
- GV lần lượt đính lên bảng cả 5 chấm tròn trong tấm bìa.
- Có tất cả mấy tấm bìa? Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?
 ( 2 chấm tròn được lấy mấy lần?)
- Muốn biết có mấy chấm tròn ta làm như thế nào?
- Em có nhận xét gì về tổng của phép tính: 2 + 2 + 2 + 2 + 2
+ GV giới thiệu 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2, ta chuyển thành phép nhân và viết như sau: 2 x 5 = 10
 GV ghi bảng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
 2 x 5 = 10
- GV giới thiệu cách đọc phép nhân 
2 x5 được chuyển từ phép cộng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10. Vì 2 là 1 số hạng của tổng, viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần GV: chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân.
HĐ2: Thực hành:
Bài 1: Chuyển tổng nhiều số hạng thành phép nhân( Theo mẫu).
- GV hướng dẫn HS theo mẫu làm vào VBT.
- GV cho HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
- GV củng cố về cách cộng, trừ nhẩm. 
.Bài 2: Viết phép nhân theo mẫu.
- GV cho HS nêu các bước tính.
- GV cho HS làm , GVtheo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV củng cố cách chuyển phép cộng có số hạng giống nhau thành phép nhân.
Bài 3 : Đã giảm tải.
 C. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS ôn lại bài
- 2 HS lên bảng và làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
 - HS theo dõi mở SGK.
- HS theo dõi.
- Tấm bìa có 2 chấm tròn.
- HS theo dõi.
- Có tất cả 5 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn.
- 2 chấm tròn được lấy 5 lần.
- Ta phải tính tổng biểu thức:
 2 + 2 + 2 + 2 + 2=10 chấm tròn
- Trong phép tính có các số hạng đều là 2.
- HS theo dõi.
- HS chú ý cách viết dấu nhân 
- HS thực hành đọc.
- HS thực hành viết phép nhân 2 x5 = 10 vào bảng con.
- HS tìm ví dụ 
- HS làm VBT, lần lượt nêu miệng kết quả, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
 a. 4+4=8 b.5+5+5=15 c.3+3+3+3=12
 4x2=8 5x3=15 3x4=12
- HS làm bài trên bảng.
- lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- HS nêu.
- HS nêu cách chuyển phép cộng có các số hạng bằng nhau thành phép nhân.
a.4+4+4+4+4=20 4 x 5 = 20
b.9+9+9= 27 9 x 3 = 27
c.10+10+10+10+10=50 10x5=50
 - Về nhà làm bài tập trong SGK.
Chính tả
tuần 19( Tiết 1)
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
 1. Chép chính xác, trình bày đúng một đoạn chuyện trong bài “Truyện bốn mùa”. Biết viết hoa đúng tên riêng. ... ướng dẫn HS luyện đọc.
- GV đọc mẫu - hướng dẫn đọc: Giọng vui đầm ấm.
a) Đọc từng câu.
- GV theo dõi phát hiện từ HS đọc sai ghi bảng, hướng dẫn đọc đúng.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Hướng dẫn HS ngắt nhịp ở cuối mỗi dòng thơ.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ: Trung thu, thi đua, hành, kháng chiến, hoà bình.
c) Luyện đọc trong nhóm. 
-Theo dõi nhận xét.
- HS đọc đồng thanh.
 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
? Mỗi tết trung thu Bác Hồ nhớ tới ai?
? Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?
- Theo Bác,các cháu thiếu niên , nhi đồng là những người như thế nào ?
- GV GT tranh ảnh Bác Hồ với thiếu nhi
? Bác khuyên các em làm những điều gì?
? Qua bài thơ em thấy Bác Hồ là người như thế nào?
* GV gợi ý HS rút ra nội dung bài, GV ghi lên bảng.
 HĐ3: Học thuộc lòng đoạn thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ
C. Củng cố và dặn dò: 
- Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi , vậy còn tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ ra sao ? Để tỏ lòng kính yêu và biết ơn Bác em phải làm gì?
-Nhận xét giờ học.
- 2 HS đọc bài TL câu hỏi nd của bài.
- Quan sát, lắng nghe.
- 2 HS khá đọc lại bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết
- HS luyện đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- HS luyện ngắt nhịp.
- HS đọc chú giải SGK
- Chia nhóm đôi luyện đọc.
- Đại diện nhóm thi đọc trước lớp. Lớp theo dõi, chọn bạn đọc hay nhất.
- HS đọc thầm, TL câu hỏi.
- Bác Hồ nhớ tới các cháu thiếu niên nhi đồng.
- Ai yêu nhi đồng . Bằng Bác Hồ Chí Minh ?
- Bác thấy các cháu đều ngoan ngoãn , xinh xắn .
- HS quan sát.
 - Thi đua học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình
- Rất yêu thương thiếu niên nhi đồng, luôn quan tâm đến các em từ những việc nhỏ nhất........
- HS nêu nội dung bài: Như mục tiêu
- HS luyện đọc học thuộc lòng.
- Học thuộc lòng bài thơ sau đó thi đọc thuộc lòng .
- Thiếu nhi cũng rất yêu quý BH . Phải cố gắng học.........................
- VN luyện đọc bài.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 1năm2009
Luyện toán
Luyện tập - Giải toán
	I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
 - Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện các phép tính nhân trong bảng nhân2 đã học.
 - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn có phép nhân.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
GV : Hệ thống bài tập.
HS :Vở luyện toán.
 III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập:
GV đưa hệ thống bài tập, ghi lên bảng
Gọi HS đọc nội dung, nêu yêu cầu của từng bài tập
HS nêu những điểm cần được gợi ý
GV gợi ý theo yêu cầu của HS
HS tự hoàn thành bài tập vào vở
HĐ2: Chữa bài, củng cố kiến thức:
 Bài 1: Tính.
Lần lượt từng HS lên bảng chữa bài( mỗi em một bài) . Lớp nhận xét, bổ sung.
 2 kg x 4 = 8 kg 2 dm x 5 = 10 dm 2 cm x 6 = 12 cm
 2 kg x 8 = 16 kg 2 dm x 7 = 14 dm 2 cm x 3 = 6 cm 
 2kg x 1 = 2 kg 2 dm x 9 = 18 dm 2 cm x 10 = 20 cm
GV củng cố phép nhân trong bảng nhân 2 có kèm theo tên đơn vị
 Bài 2: Viết phép nhân ?
1 HS chữa bài trên bảng. Lớp nhận xét, bổ sung.
 Hai thừa số và tích
 Viết phép nhân
 2 , 3 , 6
 2 x 3 = 6
 2 , 14 , 7
 2 x 7 = 14
 2 ,10 ,5
 2 x 5 = 10
 16 , 8 , 2
 2 x 8 = 16
 Bài 3: Một con ngỗng có 2 chân. Hỏi 8 con ngỗng có bao nhiêu chân?
1 HS lên bảng chữa . Lần lượt từng HS đọc kết quả bài giải của mình trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
 Bài giải
8 con ngỗng có số chân là
2 x 8 = 16 ( chân)
Đáp số : 16 chân
Bài 4: ( Dành cho HS khá giỏi làm thêm)
Tìm số chân của 5 con vịt? 
HS tự làm bài, nêu cách làm rồi chữa bài HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
 Bài giải
 Một con vịt có 2 chân. Vậy 5 con vịt có số chân là
 2 x 5 = 10 (chân)
 Đáp số: 10 chân
* Củng cố dặn dò: GV củng cố bài, nhận xét đánh giá, dặn dò bài sau.
 Luyện Tập làm văn 	
Đáp lời chào, lời tự giới thiệu
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
	- Biết cách đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu.
II. Hoạt động dạy học:
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Theo em bạn HS sẽ đáp lại thế nào, khi giờ sinh hoạt chị phụ trách vào lớp đưa 1 quyển báo cho em đọc trong giời sinh hoạt.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài thảo luận nhóm 2.
- Cho từng cặp thực hành đối đáp trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, GV bổ sung – HS viết bài vào vở.
Bài 2: Có người quen đến nhà em gõ cửa và nói: Chú cần gặp bố cháu có tí việc. Em sẽ nói thế nào?
 a . Nếu bố em có nhà.
 b . Nếu bố em đi vắng.
- HS đọc kĩ đề, đáp lại lời giới thiệu với thái độ lịch sự, lễ phép với người lớn và đề phòng những kẻ lừa đảo.
 a . Chào chú! Chú tìm bố cháu ạ. Bố cháu đang có nhà. Mời chú vào nhà ạ.
 b. Chào chú! Bố mẹ cháu đi vắng cả . Trưa (chiều) chú quay lại chú nhé! 
 -Thưa chú , chú tên là gì chú cho cháu biết, để cháu về nói lại với bố mẹ cháu, có chú đến thăm ạ.
Bài 3: Viết lời đáp của Hà vào chỗ chấm:
- Chào cháu.
 - .
- Cháu cho cô hỏi đây có phải là nhà cô Hoa không?
- ..
- Cô là bạn cô Hoa ở quê mới lên.
- ..
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- Gọi nhiều HS đọc bài viết khi chữa bài.
- Theo dõi nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- VN thực hành chào hỏi khi gặp khách, người quen.
1.Rèn kĩ năng nghe nói : HS biết đáp lại lời chào, lời giới thiệu của người khác.
 2. Rèn kĩ năng viết: Viết được câu trả lời theo tình huống.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
	- HS : Vở bài tập tiếng Việt .
	III. Các hoạt động dạy học:
 HĐ1:Hướng dẫn HS làm BT.
GV đưa bài tập , ghi lên bảng
HS đọc nội dung, nêu yêu cầu của từng bài tập
HS nêu những điểm cần được gợi ý
GV gợi ý theo yêu cầu của HS
HS tự hoàn thành bài tập vào vở
HĐ2: Chữa bài, củng cố kiến thức
 Bài 1: Đáp lại lời của người khác trong các tình huống sau:
 a/ Khi một người hỏi thăm đường.
 b/ Khi có người lạ đến nhà mà bố mẹ đi vắng.
 c/ Khi một người đến nhà em mua hàng.
 - HS trao đổi và nói theo cặp.
 - HS nói trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.GV chốt câu trả lời đúng nhất.
 Bài 2: Viết câu trả lời của em:
 - Chào em. 
 + ........
 - Em cho anh hỏi: Đây có phải là nhà chú Tùng không?
 + ........
 - Tốt quá! Anh cảm ơn em!
 + .....
 * GV cho HS nối tiếp nhau nêu câu hỏi và câu trả lời trước lớp .
 - GV cùng lớp nhận xét và chọn bạn có câu trả lời hay và đúng nhất.
 Bài3: Em đến nhà bạn chơi mà bạn đi vắng, gia đình bạn lại không biết em là ai. Em hãy tự giới thiệu về mình cho gia đình bạn biết.
 - HS thảo luận rồi lên đóng vai trước lớp( Đóng vai theo nhóm).
 Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, chọn nhóm đóng hay nhất.
* Củng cố dặn dò: GV củng cố bài, nhận xét, đánh giá, dặn dò bài sau.
Hoạt động ngoài giờ
Chủ đề: Ngày thành lập Đảng
 I. Mục tiêu:
 - Đánh giá kết quả học tập và thực hiện nề nếp của lớp trong tháng 1và2.
 - HS đưa ra hướng phấn đấu trong nhóm về thực hiện nề nếp, thực hiện học tập của từng các nhân trong nhóm của mình.
 - Giúp HS rút ra được những ưu và nhược điểm của bản thân để rút kinh nghiệm cho tháng 3.
 II. Chuẩn bị:
 - GV cùng lớp trưởng, nhóm trưởng chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
III. Hoạt động chính:
 HĐ1 : Nhận xét chung hoạt động tháng 1và2:
 - Lớp trưởng điều khiển lớp nhận xét hoạt động tháng 1và2:
 - Các tổ bình xét thi đua tháng 1và2.
 - Lớp trưởng tập hợp ý kiến và báo cáo trước cô giáo.
 - GV tổng hợp và nhận xét.
* Ưu điểm:
 - Thực hiện tốt các nề nếp do nhà trường quy định.
 - Làm bài đầy đủ ở nhà trước khi đến lớp.
 - Có một số bạn đã có sự tiến bộ rõ rệt.
 - Sách vở đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
*Tồn tại: 
 - Vẫn còn một số bạn chậm tiến bộ.
 - Một số bạn chữ viết vẫn còn xấu.
 - Vẫn còn một vài bạn hay nghỉ học, đặc biệt là nghỉ các buổi học tăng buổi.
* Tuyên dương: Trong tháng tuyên dương em Hoài; Lan Anh.
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tháng 3:
Chủ đề hoạt động tháng 3: 
Ngày Quốc tế phụ nữ.
Tiếp tục thực hiện tốt mọi nề nếp do nhà trường, lớp quy định.
Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng.
 Cụ thể: 
Giành nhiều điểm cao trong học tập.
- Bình xét thi đua tháng.
HĐ3: Múa hát tập thể
Cho HS múa hát tập thể chủ đề Đảng, Bác Hồ kính yêu. 
 Tiết 2: hoạt động tập thể: 	yêu đất nớc.
I. Mục tiêu: 
- Giáo dục học sinh ý thức hoạt động tập thể, yêu thích hoạt động tập thể qua hđ múa hát.
II. Hoạt động dạy học:
1. GTB: Trực tiếp.
2. Hớng dẫn sinh hoạt: (30’)
- HS thảo luận chuẩn bi tiết mục hát múa bài hát về quê hơng, đất nớc.
- Lần lợt các nhóm lên trình diễn trớc lớp.
- Cả lớp theo dõi bình chọn nhóm biểu diễn hay.
3. củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- VN tập hát bài ca ngợi quê hơng, đất nớc.
Thứ 6 ngày.......tháng........năm 200...
Tiếng việt:	 ôn tập làm văn
I. Mục tiêu: giúp HS.
- Biết cách đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu.
II. Hoạt động dạy học:
A. KTBC: (3’): Gọi HS trả lời BT1 tiết trớc.
B. bài mới:
* GTB: Nêu mục tiêu bài học
HOạT đôNG1 (30’): Hớng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Theo em bạn HS sẽ đáp lại thế nào, khi giờ sinh hoạt chị phụ trách vào lớp đa 1 quyển báo cho em đọc trong giời sinh hoạt.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài thảo luận nhóm 2.
- Cho từng cặp thực hành đối đáp trớc lớp.
- Cả lớp nhận xét – HS viết bài vào vở.
Bài 2: Có ngời quen đến nhà em gõ cửa và nói: Chú cần gặp bố cháu có tí việc. Em sẽ nói thế nào?
a) Nếu bố em có nhà.
b) Nếu bố em đi vắng.
- HS đọc kĩ đề, đáp lại lời giới thiệu với thái độ lịch sự, lễ phép với ngời lớn và đề phòng những kẻ lừa đảo.
a) Chào chú! Chú tìm bố cháu ạ. Bố cháu đang có nhà. Mời chú vào nhà ạ.
b) Chào chú! Bố mẹ cháu đi vắng cả . Tra (chiều) chú quay lại chú nhé! Tha chú , chú tên là gì chú cho cháu biết, để cháu về nói lại với bố mẹ cháu, có chú đến thăm.
Bài 3: Viết lời đáp của Hà vào chỗ chấm:
- Chào cháu.
.
- Cháu cho cô hỏi đây có phải là nhà cô Hoa không?
..
- Cô là bạn cô Hoa ở quê mới lên.
..
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- Gọi nhiều HS đọc bài viết khi chữa bài.
- Theo dõi nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Nhận xét giờ học.
- VN thực hành chào hỏi khi gặp khách, ngời quen.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc