Giáo án Lớp 2 tuần 13 - Trường tiểu học Đức Yên

Giáo án Lớp 2 tuần 13 - Trường tiểu học Đức Yên

 Tâp đọc

TIẾT 37: BÔNG HOA NIỀM VUI

I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện.

- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1- Kiểm tra bài cũ:

- HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ “Mẹ” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét, cho điểm.

 

doc 19 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 13 - Trường tiểu học Đức Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
 Tâp đọc
Tiết 37: bông hoa niềm vui
I- Yêu cầu cần đạt
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện.
- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
II - Đồ dùng dạy học
-Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
III Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ “Mẹ” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới 
HĐ1: Giới thiệu bài. 
 HĐ2:Luyện đọc :
- GV đọc mẫu toàn bài 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ. 
+ Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
 Đọc đúng các từ: sáng tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ, hai bông nữa, đẹp mê hồn...
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- Kết hợp giải nghĩa các từ có chú giải sau bài đọc.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Thi đọc giữa các nhóm.
+ Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1 và 2 .
tiết 2
HĐ3:Tìm hiểu bài.
 - GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng , đọc thầm từng đoạn cả bài, trả lời các câu hỏi 
Câu 1: Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì? (Tìm bông hoa Niềm Vui để đem vào cho bố, làm dịu cơn đau của bố).
Câu 2:( HS đọc đoạn 2). Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui?
(.. Theo nội quy trường không được ngắt hoa trong vườn).
Câu 3: ( HS đọc đoạn 3). Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào?( ...Em hãy hái thêm hai bông hoa nữa...).
- GV hỏi: Câu nói trên cho thấy thái độ của cô giáo như thế nào?( Cô cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Chi, khen ngợi Chi.)
Câu 4: ( HS đọc thầm cả bài). Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quý? (Thương bố, thật thà, tôn trọng nội quy...).
HĐ4:Luyện đọc lại:
- Các nhóm tự phân vai đọc ( Người dẫn chuyện, Chi, cô giáo).
- Thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung câu chuyện.
- Về nhà đọc lại chuyện, chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Toán
Tiết 61: 14 trừ đi một số : 14 - 8
I.Yêu cầu cần đạt
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 – 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 – 8.
- HS cả lớp làm được BT1 (cột 1, 2), BT2 (3 phép tính đầu), BT3 (a, b), BT4.
- HS khá giỏi làm thêm được các bài tập còn lại .
II.Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ, bộ đồ dùng học toán.
III.Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ . 
 - Học sinh nhắc lại bảng trừ 14 trừ đi 1 số.
 - Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới . Giới thiệu bài ghi bảng. 
HĐ1. Giới thiệu phép trừ. 14 - 8
B1: Nêu bài toán. Phân tích và tóm tắt bài toán.
Học sinh thao tác trên que tính .
B2:Thảo luậnN2 tìm kết quả
 GV: Còn lại bao nhiêu que tính ? Làm thế nào?
 - Học sinh nêu cách tính: 14 - 8 = ?
B3. Đặt tính và tính 
 - 1 học sinh lên bảng đặt tính,cả lớp làm vào bảng con .
 - Nêu cách thực hiện- GV ghi bảng.
 - Học sinh nhắc lại cách đặt tính và tính( nối tiếp).
 - HS lập bảng công thức 14 trừ đi một số.1 HS lên bảng làm ở bảng lớp.
GV xoá dần cho HS đọc thuộc - Thi đua đọc thuộc tại lớp.
HĐ3 : Hướng dẫn làm bài tập
 - HS đọc bài ở SGK - GV gợi ý, dẫn dắt.
 - HS làm BT vào vở BT - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
Bài 1.Học sinh nêu yêu cầu(làm miệng).
Bài 2. Gọi học sinh nêu yêu cầu.Đặt tính và tính(bài toán có dạng gì)
 Cho học sinh làm vào vở.
Bài 3. Gọi học sinh nêu yêu cầu.
 - Bài toán có dạng gì? Tìm hiệu- muốn tìm hiệu ta làm tính gì?
Bài 4. Gọi học sinh đọc bài toán . Phân tích bài toán.
Bài toán cho biết gì ?Có: 14 quạt điện. Bán: 6 quạt điện
Bài toán hỏi gì? Còn...quạt điện?
Học sinh tóm tắt và giải bài toán vào vở.
Chữa bài: HS nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
 - Trò chơi: Thi đua đọc nhanh bảng trừ 14.
 - Nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2009
Toán
Tiết 62: phép trừ dạng : 34 – 8
I- Yêu cầu cần đạt
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 – 8.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng, tìm số bị trừ.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
- HS cả lớp làm được BT1 (cột 1,2,3), BT3, BT4.
- HS khá giỏi làm thêm được các BT còn lại.
II-Đồ dùng dạy học
- 3 bó 1 chục và 4 que tính rời.
III- Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc thuộc bảng trừ(14 trừ đi một số), chữa một số bài tập còn lại
2- Dạy học bài mới :
 - GV tổ chức cho HS tự tìm kết qủa của phép trừ 34 -8.
- GV nêu bài toán có 34 que tính lấy đi 8 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính?
- HS tự nêu cách lấy
GV: Làm thế nào để lấy được 8 que tính? 
- HS thảo luận nhiều cách khác nhau. Nhận xét bổ sung. 
KL: Ta tháo bó chục lấy bốn que tính rời và bốn que nữa. HS đếm và trả lời còn lại mấy que tính? (26 que tính) .
- GV viết phép tính và kết quả: 34 – 8 = 26.
- HD HS đặt phép tính: 34 - 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6 
 8 nhớ 1.
 26 - 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
 Lưu ý HS đặt thẳng cột, khi tính ta tính từ phải sang trái
3-Thực hành:
- GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập ở SGK .
Bài 1: Tính. Yêu cầu HS viết kết quả thẳng cột.
Bài 2: Đặt tính rồi tính. 
- 1 HS làm vào bảng phụ.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài 3: Một HS đọc bài toán cả lớp đọc thầm. Nêu tóm tắt bài toán rồi giải.
Bài 4: Tìm x: 1 HS nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết và số bị trừ.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- GV theo dõi.
4- Chấm bài chữa lỗi :
5 - Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS làm bài tốt, trình bày đẹp.
- Dặn HS học thuộc bảng trừ.
Chính tả
Tiết 25: tập chép: bông hoa niềm vui
I- yêu cầu cần đạt
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn lời nói của nhân vật.
- Làm được BT2, BT3 a/b.
II- Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết nội dung cần chép, viết bài tập 2. VBT
III Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng, còn lại viết vào bảng con những từ ngữ sau:Lặng yên tiếng nói,đêm khuya, ngọn gió, lời ru.
B Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn tập chép
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn chính tả, gọi 2 HS đọc .
Trả lời các câu hỏi sau:
- Cô giáo cho phép Chi hái thêm 2 bông nữa cho những ai? Vì sao? 
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa?
- HS viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai : hăng hái, trái tim, dạy dỗ...
 b- Hướng dẫn HS chép vào vở
- GV theo dõi, uốn nắn(tư thế ngồi viết, tay cầm bút)
c- Chấm bài, chữa lỗi
3- Hướng dãn HS làm bài tập, chính tả :
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Tìm từ chứa tiếng có iê, yê. HS viết vào bảng con. 
- GV kiểm tra.
Bai 2b: Điền r hay d vào chỗ chấm.
 - 1 HS làm vào bảng phụ .- Cả lớp làm vào VBT.
 - GV nhận xét , cho điểm
4- Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen những HS chép bài chính tả sạch đẹp
Kể chuyện
 Tiết 13: bông hoa niềm vui
I- yêu cầu cần đạt
- Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện theo 2 cách: Theo trình tự và thay đổi trình tự câu chuyện (BT1).
- Dựa theo tranh, kể lại được nội dung đoạn 2, 3 (BT2); kể được đoạn cuối của câu chuyện (BT3).
II-Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ trong SGK
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “Sự tích cây vú sữa”.
- GV nhận xét cho điểm.
B- Dạy bài mới 
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn kể chuyện 
 Kể đoạn 1 bằng lời của em theo 2 cách :
Cách 1: Kể đúng trình tự câu chuyện. Yêu cầu HS kể đúng thứ tự các chi tiết, đủ ý không nhất thiết phải đúng từng câu, từng chữ.
Cách 2( Đảo vị trí các ý của đoạn)
- Kể trong nhóm, kể trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Dựa vào tranh kể lại đoạn 2, 3 bằng lời của mình.
- HS tập kể trong nhóm( mỗi em kể 1 ý).
- Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp.
- GV và HS nhận xét, bình chọn người kể hay nhất.
+ Kể đoạn cuối tưởng tượng thêm lời cảm ơn của bố Chi.
- HS tập kể trong nhóm sau đó thi kể trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- GV và HS chọn người kể hay nhất.
- HS xung phong thi kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
3- Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
Đạo đức 
Tiết 13: quan tâm giúp đỡ bạn (Tiết 2)
I-Yêu cầu cần đạt
- Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
II- Đồ dùng dạy học
- Bài hát “ Tìm bạn thân”. Nhạc và lời của Việt Anh.
- Câu chuyện “ Trong giờ ra chơi”
- VBT đạo đức
III- Các hoạt động dạy học
A- Khởi động : Cho cả lớp hát “ Tìm bạn thân”
B - Các hoạt động :
 Hoạt động 1: Đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
 - Hướng dãn HS quan sát tranh, nêu nội dung của tranh.
 ( Cảnh trong giờ kiểm tra Toán, Hà không làm được bài đang đề nghị với bạn Nam ngồi bên cạnh. “ Nam ơi cho tớ chép bài với”.)
- HS đoán cách ứng xử của Nam theo 3 cách ứng xử sau:
Nam không cho Hà xem bài.
Nam khuyên Hả tự làm bài.
Nam cho Hà xem bài.
- HS thảo luận nhóm 4 về 3 cách ứng xử trêntheo các câu hỏi sau:
Em có ý kiến gì về việc làm của bạn Nam?
Nếu là Nam em sẽ làm gì giúp bạn?
- Các nhóm trình bày .- Nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ và không vi phạm nội quy của nhà trường.
Hoạt động 2: Tự liên hệ ( Làm bài tập 4 ở VBT.)
 - HS tự làm bài tập - Trình bày- Nhận xét - Bổ sung.	 	
- GV kết luận: Cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Hoạt động 3: Hái hoa dân chủ
- GV viết câu hỏi vào thăm HS lên bốc và trả lời.
- Nhận xét – Bổ sung. – GV kết luận.
- GVKL: Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết cũa mỗi HS. Khi quan tâm đến bạn , em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn càng thêm thân thiết, gắn bó.
C-Củng cố dặn dò: 
Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ ở VBT, GV nhận xét tiết học.
 Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2009
Tập đọc
Tiết 39: quà của bố
I-Yêu cầu cần đạt:
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở những câu văn có nhiều dấu câu.
- Hiểu ND: Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho con ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
II- Đồ dùng dạy học :
-Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
III- Các hoạt ... nhóm đọc phân vai- HS nhận xét, GV nhận xét tuyên dương những em đọc tốt
- Đọc toàn bộ câu chuyện.
 - Các tổ thi đọc. Lớp theo dõi, nhận xét.
HĐ3: Giới thiệu bài luyện ghi bảng.
 - Gọi 2 học sinh đọc bài Bông hoa niềm vui
 - Học sinh nhắc lại nội dung bài.
* Học sinh luyện viết 
 - Viết từ khó vào bảng con - nhận xét, sữa chữa: cánh, kẹt, nhân hậu, thành, dạy dỗ, hiếu thảo, lòng.
 - Cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
 - Giáo viên đọc chậm từng câu, học sinh lắng nghe viết bài vào vở.
 - GV đọc học sinh khảo bài - HS dùng bút chì khảo lỗi.
* Trò chơi:Thi viết nhanh tiếng có r/d, g/gh đứng đầu.
 - Giáo viên chấm bài 
Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học
- Tuyên dương bài viết đúng, đẹp, những bạn đọc tốt.
Luyện Toán (2 tiết)
 luyện: 14 trừ đi một số: 14 - 8
i. yêu cầu cần đạt
 - Giúp HS biết tự lập bảng trừ 14 trừ đi một số
- Vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải bài toán. 
II- Chuẩn bị một số bài tập 
III- Hướng dẫn ôn tập 
HĐ1:Ôn tập một số kiến thức đã học :
- Gọi HS lần lượt đọc bảng trừ.
- Cả lớp viết bảng trừ vào nháp
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ2: Luyện tập
- GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập VBT- Bài 59 Trang 63.
- HS nêu yêu cầu các bài tập VBT
- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng bài tập.
- GV theo dõi hướng dẫn chung kèm cặp HS yếu - chấm một số bài, chữa bài.
- HS yếu cố gắng hoàn thành bài 1, 2, 3 dựa vào ghi nhớ bảng trừ và sự giúp đỡ của GV, các bài còn lại yêu cầu các em nhận biết một phần qua chữa bài.
- HS TB tự hoàn thành 4 bài tập trong vở (vì bài tương tự SGK), có sự giúp đỡ của GV ở bài 4.
 Luyện thêm: (Dành cho HS khá giỏi)
Bài 1: Đặt tính và tính hiệu, Biết số bị trừ và số trừ lần lượt là :
 14 và 8 14 và 6 14 và3 14 và 9
Bài 2 : tính nhẩm :
 11 – 5 12 – 7 13 – 8 14 – 6
 11 – 3 12 – 4 13 – 7 14 – 9
Bài 3 : Bố 52 tuổi. Mẹ 44 tuổi. Hỏi mẹ hơn bố bao nhiêu tuổi?
HĐ3: Chấm chữa bài 
IV-Dặn dò 
- Về nhà hoàn thành các bài tập. 
- Xem trước bài sau.
Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2009
Thủ công
Tiết 13: gấp, cắt, dán hình tròn ( tiết1 )
I- Yêu cầu cần đạt: 
- Biết cách gấp, cắt, dán hình tròn.
- Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tùy thích. Đường cắt có thể mấp mô.
- Với HS khéo tay: + Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình tương đối tròn. Đường cắt ít mấp mô. Hình dán phẳng.
- Có thể gấp, cắt, dán được thêm hình tròn có kích thước khác.
II- Đồ dùng dạy học :
- Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông.
- Quy trình gấp, cắt, dán hình tròn có hình vẽ minh hoạ .
- Giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, thước.
III- Các hoạt động dạy học: 
Tiết 1
HĐ1:- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát hình tròn mẫu, yêu cầu HS nhận xét.
HĐ2- Hướng dẫn mẫu: 
Bước 1: Gấp hình
- Cắt hình vuông có cạnh 6 ô.( hình 1)
- Gấp tư hình vuông theo đường chéo được hình 2a. Gấp đôi hình 2a để lấy đường dấu giữa mở ra được hình 2b.
- Gấp hình 2b theo đường dấu sao cho 2 cạnh bên sát vào nhau được hình 3.
Bước 2: Cắt hình tròn
- Lật mặt sau hình 3 được hình 4. Cắt theo đường dấu , mở ra được hình 5a, cát theo đường cong được hình 5b. Mở ra được hình tròn.
Bước 3: Dán hình tròn
- Dán hình tròn vào vở.
HĐ3-HS thực hành trên giấy nháp:
HĐ4- Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS tiết sau mang giấy thủ công đi để thực hành.
Thứ tư ngày 3 tháng 12 năm 2009
Luyện Toán
Luyện: 34 – 8; 54 – 18
I- yêu cầu cần đạt
- Giúp HS vận dụng bảng trừ đã học để thực hiện các phép trừ có dạng 34 – 8, 54 -18.
- HS thực hiện thành thạo phép trừ dạng: 34 - 8.
- Củng cố cách tìm số hạng chưa biết.
- Giúp HS vận dụng bảng trừ đã học để thực hiện các phép trừ có dạng 54-18.
- Củng cố cách vẽ hình tam giác khi biết ba đỉnh.
- Vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán. 
II- Hoạt động trên lớp 
HĐ1- Kiểm tra :
- Gọi HS đọc thuộc bảng trừ 14 trừ đi một số .
HĐ2- Luyện tập :
- GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập VBT trang 64, 65.
- GV tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập VBT trang 64.
Bài 1: Tính. Yêu cầu HS viết kết quả thẳng cột.
Bài 2: Đặt tính rồi tính. – 1 HS làm vào bảng phụ.- Cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài 3: Một HS đọc bài toán cả lớp đọc thầm. Nêu tóm tắt bài toán rồi giải.
Bài 4: Tìm x: 1 HS nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết và số bị trừ.
 - Cả lớp làm vào vở bài tập.- GV theo dõi.
Bài 5: HS tô màu và làm theo yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập VBT.
Bài 1: Tính . HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Đặt tính rồi tính: Nhắc HS viết thẳng cột, trình 
Bài 3: 1 HS đọc to bài toán cả lớp đọc thầm, tóm tắt bài toán rồi trình bày bài giải vào VBT.
Bài 4: Vẽ hình theo mẫu rồi tô màu vào các hình đó.
Bài 5: Điền số? HS làm bài rồi chữa bài. 
- Bài tập dành cho HS khá giỏi
Bài 1 : Đặt tính và tính :
24 – 6 34 – 7 54 - 19 64 – 25 74 – 58
Bài 2 : Tìm x :
 x + 9 = 14 x + 18 = 54 x - 13 = 27 
Bài 3: Tính theo cách hợp lý nhất:
 a) 26 – 3 - 6 + 23 b)9 – 8 + 7 – 6 + 5 – 4 + 3 – 2 + 1 - 0
Bài 4: Lan có nhiều hơn Mai 9 bông hoa, Nga có ít hơn Mai 6 bông hoa. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu bông hoa.
HĐ3: Chấm chữa bài 
 HĐ4: Cũng cố dặn dò
- Dặn HS về tiếp tục luyện thuộc bảng trừ.
Luyện Tiếng Việt
 Luyện viết: quà của bố
I-yêu cầu cần đạt 
Luyện cho học sinh viết đúng và đẹp bài: “Qùa của bố”
Giáo dục HS giữ vở sạch ,viét chữ đẹp.
II-Hoạt động dạy học 
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện viết :
 -GV đọc mẫu bài viết.
 - 1 HS khá đọc lại
 - Gv yêu cầu HS tìm những chữ khó viết và luyện bảng con
 - GV nhận xét sữa lỗi cho HS 
HĐ2: Luyện viết vào vở 
- GV hướng dẫn HS luyện viết lần lượt từng câu từng đoạn trong bài : Qùa của bố.
- GV đọc HS viết, đọc rõ ràng mạch từng câu ngắn, từng cụm từ.
- HS luyện viết bài vào vở “ Luyện viết ”
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
HĐ3: Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS viết chưa tốt về luyện viết thêm ở nhà
Luyện Tự nhiên và xã hội
giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
I- yêu cầu cần đạt
HS Kể tên và nêu những công việc cần làm để giữ sạch sân, vườn, khu vệ sinh, chuồng gia súc.
- Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
- HS có ý thức: Thực hiện giữ vệ sinh xung quanh nhà ở sạch sẽ.
II- Đồ dùng dạy học
- Các hình vẽ trong SGK trang 28, 29. VBT.
III- Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp . 
- HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 28. 29 và trả lời các câu hỏi :
- Mọi người trong từng hình đang làm gì để môi trường x q nhà ở sạch sẽ?
- Những hình nào cho biết mọi người trong nhà đều tham gia làm vệ sinh xung quanh nhà ở?
- Giữ vệ sinh môi trường xung quanh có lợi gì?
- Một số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận:( SGK ).
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS làm bài tập
HS làm bài tập 1, 2 VBT
Hoạt động 3-Chấm chữa bài
Hoạt động 4- Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS ghi nhớ nội dung bài học
Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
Luyện Tiếng Việt
từ ngữ về công việc gia đình - câu kiểu ai làm gì ?
I- yêu cầu cần đạt
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ hoạt đọng ( công việc trong gia đình).
- Rèn kĩ năng trình bày trước lớp.
- Luyện tập về câu kiểu: Ai làm gì?
II- Hoạt động trên lớp 
HĐ1: GV hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập SGK
- HS trình bày nhận xét chữa bài .
 HĐ2: Luyện thêm :
Bài 1 : Hãy kể những công việc em đã làm ở nhà để giúp đỡ bố mẹ .
Bài 2 : Hãy gạch chân dưới câu có kiểu ai? Làm gì? Trong đoạn văn sau :
 Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường. Em đến tìm những bông hoa cúc màu xanh, được cả lớp gọi là hoa Niềm vui .Bố của Chi đang nằm bệnh viện. Em muốn đem tặng bố một bông hoa Niềm vui để bố dịu cơn đau.
HĐ3 : Chấm chữa bài 
HS chữa bài
HĐ4- Củng cố- dặn dò:
GV nhận xét tiết học và dặn HS tìm thêm các từ chỉ các việc làm trong nhà
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập làm văn : kể về gia đình
i.yêu cầu cần đạt
1- Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý.
- Biết nghe bạn kể để nhận xét bạn.
2- Rèn kĩ năng viết:
- Dựa vào những điều đã nói viết được một đoạn 3 đén 5 câu kể về gia đình, viết rõ ý, dùng từ đặt câu đúng.
II. Hoạt động trên lớp
HĐ1: Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập SGK.
- HS hoàn thành các bài tập SGK – HS trình bày bài.
- HS nhận xét, GV kết luận chốt kiến thức .
- Đối với HS yếu yêu cầu dựa vào gợi ý trả lời ngắn gọn các câu hỏi.
- Chấm một số bài ,chữa bài .
HĐ2 : Luỵện thêm : ( dành cho HS N3;N4)
Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về người bạn thân nhất của em.
Gợi ý : Bạn em tên là gì ? bạn sống ở đâu? Bạn em có những sở thích gì ?
 Em và bạn có chung những sở thích gì ? Em quí bạn vì đức tính gì ? Bạn đối với em ntn?
- Dựa trên bài TLV đã học viết về gia đình, GV giúp HS mở rộng cách nhìn viết về những người thân quanh em .
- GV hướng dẫn HS làm bài, GV theo dõi HD thêm những chổ HS chưa rõ.
HĐ3: Chấm chữa bài
HĐ4. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, bài viết của HS.
Luyện Toán
Luyện : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số
I- yêu cầu cần đạt
- Giúp HS biết cách thực hiện các phép tính trừ để lập bảng trừ: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Biết thực hiện các phép tính trừ đặt theo cột dọc.
II- Hoạt động trên lớp
HĐ1: kiểm tra:
- GV kiểm tra bài tập SGK.
- Kiểm tra bảng trừ một số HS.
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ2: Luyện tập: GV hướng dẫn HS làm bài tập VBT: bài 63, trang 67.
- GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập :
Bài 1 : Đặt tính rồi tính : GV gọi 1 HS lên bảng tính một bài- HS nhận xét, GV nhận xét củng cố cách đặt tính và tính – HS luyện tập vào vở.
Bài 2 : HS tính nối kết quả thích hợp.
Bài 3 : GV vẽ hình vào bảng phụ, HD HS nhận dạng hình và tô màu.
- HS luyện tập cá nhân .
- GV theo dõi kèm cặp HS , sửa chữa uốn nắn.
* Đối với HS yếu yêu cầu tự hoàn thành bài 1 , bài 2,3 hoàn thành dưới sự giúp đỡ của GV.
Luyện thêm (dành cho HS khá, giỏi)
Bài 1 : Đặt tính và tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là :
 35 và 18 57 và 29 68 và 39 76 và 37 
 Bài 2 : Tìm x :
 x – 27 = 48 x + 29 = 68
Bài 3 : Hai số có tổng bằng 66 . nếu bớt ở một số hạng 18 đơn vị thì tổng mới bằng bao nhiêu?
HĐ3:Chấm chữa bài
HĐ4:Cũng cố dặn dò
Nhận xét tiết học. Dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 2(1).doc