Giáo án Lớp 2 tuần 13 (7)

Giáo án Lớp 2 tuần 13 (7)

Toán

Tiết 61: 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 - 8

I. Mục đích, yêu cầu

- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 – 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.

- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 – 8.

* BT cần làm: Bài 1(cột 1, 2); Bài 2(3 phép tính đầu); Bài 3(a, b); Bài 4.

 HS K, G làm các BT còn lại.

II. Đồ dùng dạy- học

- GV: Que tính

- HS: Vở bài tập, bảng con, que tính.

 

doc 38 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 13 (7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Nội dung điều chỉnh
Cách điều chỉnh
Thời lượng
Hai
15/11
Toán
61
14 trừ đi một số: 14 - 8
Bài 1(cột cuối câu a, b)
Luyện thêm ở nhà
35’- 40’
Tập đọc
37- 38
Bông hoa Niềm Vui
ND phù hợp
Không có
70’- 80’
Ba
16/11
Toán
62
34 - 8
Bài 1 (cột 4, 5 cả 2 câu); Bài 2
Luyện thêm ở nhà
35’- 40’
Chính tả
25
(TC) Bông hoa Niềm Vui
Bài 3a
Luyện thêm ở nhà
35’- 40’
Kể chuyện
13
Sự tích cây vú sữa
ND phù hợp
Không có
30’- 35’
BDPĐ
Luyện ñoïc
35’- 40’
Tư
17/11
Tập đọc
39
Quà của bố
ND phù hợp
Không có
35’- 40’
Toán
63
54 - 18
Bài 1 b
Luyện thêm ở nhà
35’- 40’
Luyện từ- Câu
13
Từ ngữ về công việc gia đình. Câu kiểuAi làm gì?
ND phù hợp
Không có
35’- 40’
Thủ công
13
Ôn tập chủ đề: Gấp hình (tiết 2)
ND phù hợp
Không có
30’- 35’
Năm
18/11
Toán
64
Luyện tập
Bài 2 cột giữa
Luyện thêm ở nhà
35’- 40’
Chính tả
26
(NV) Qùa của bố
Bài 3a
Luyện thêm ở nhà
35’- 40’
Tập viết
13
Chữ hoa L
1 dòng cỡ vừa, 1
dòng cỡ nhỏ.
1 dòng cỡ nhỏ,
1 dòng câu ứng
dụng
Luyện viết ở nhà
30’- 35’
Đạo đức
13
Quan tâm, giúp đỡ bạn bè (tiết 2)
ND phù hợp
Không có
35’- 40’
Sáu
19/11
Toán
65
15, 16, 17, 18 trừ đi một số
Bài 2
Luyện thêm ở nhà
35’- 40’
Tập làm văn
13
Kể về gia đình
ND phù hợp
Không có
35’- 40’
TNXH
13
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
ND phù hợp
Không có
30’- 35’
SHL
13
Tổng kết tuần 13
20’
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 61: 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 - 8
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 – 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 – 8. 
* BT cần làm: Bài 1(cột 1, 2); Bài 2(3 phép tính đầu); Bài 3(a, b); Bài 4. 
 HS K, G làm các BT còn lại. 
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: Que tính
- HS: Vở bài tập, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’) Luyện tập.
- Đặt tính rồi tính:
63 – 35 73 – 29 33 – 8 43 – 14 
- GV nhận xét.
3. Dạy- học bài mới (32’)
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
v Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ 14 – 8
 ĐDDH: Que tính
 Bước 1: Nêu vấn đề
- Đưa ra bài toán: Có 14 que tính (cầm que tính), bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu HS nhắc lại bài. (Có thể đặt từng câu hỏi gợi ý: Có bao nhiêu que tính? Cô muốn bớt đi bao nhiêu que?)
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì ?
- Viết lên bảng: 14 – 8.
Bước 2: Tìm kết quả
- Yêu cầu HS lấy 14 que tính, suy nghĩ và tìm cách bớt 8 que tính, sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que?
- Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình. Hướng dẫn cho HS cách bớt hợp lý nhất.
- Có bao nhiêu que tính tất cả ?
- Đầu tiên cô bớt 4 que tính rời trước.
- Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa ?
- Vì sao ?
- Để bớt được 4 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que tính rời. Bớt 4 que còn lại 6 que.
- Vậy 14 que tính bớt 8 que tính còn mấy que tính?
- Vậy 14 - 8 bằng mấy ?
- Viết lên bảng: 14 – 8 = 6
 Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
- Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ.
 v Hoạt động 2:Bảng công thức 14 trừ đi một số
ĐDDH: Bảng phụ.
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 14 trừ đi một số như phần bài học.
- Yêu cầu HS thông báo kết quả. Khi HS thông báo thì ghi lại lên bảng.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó xoá dần các phép tính cho HS học thuộc.
v Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành
Bài 1: Yêu cầu HS tự nhẩm và nêu kết quả – GV ghi các kết quả lên bảng.
- Khi tính nhẩm 14 – 9 và 14 – 5 ta có cần phải nhẩm cả hai phép tính hay không ?
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:Yêu cầu HS nêu đề bài. Thực hiện bài tập vào bảng con.
- GV nhận xét.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của 3 phép tính trên.
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi: Bán đi nghĩa là thế nào?
- Yêu cầu HS tự giải bài tập.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng công thức 14 trừ đi một số. Ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 14 trừ đi một số.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: 34 – 8
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- Nghe và phân tích đề.
- Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Thực hiện phép trừ 14 – 8.
- Thao tác trên que tính. Trả lời: Còn 6 que tính.
- HS trả lời.
- Có 14 que tính (có 1 bó que tính và 4 que tính rời)
- Bớt 4 que nữa
- Vì 4 + 4 = 8.
- Còn 6 que tính.
- 14 trừ 8 bằng 6.
14 Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới
- 8 thẳng cột với 4. Viết dấu – và kẻ
 vạch ngang.
 Trừ từ phải sang trái. 
* 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0.
- Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi kết quả tìm được vào bài học.
- Nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ) thông báo kết quả của các phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính.
- HS học thuộc bảng công thức.
- Từng HS nêu các kết quả. 
- Nhận xét bài bạn làm đúng/sai. 
- Không cần. Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.
- Có thể ghi ngay: 14 – 5 = 9 và 14 – 9 = 5 vì 5 và 9 là số hạng trong phép cộng 9 + 5 = 14. Khi lấy tổng số trừ số hạng này sẽ được số hạng kia.
- HS Làm vào bảng con
 8 5 7
- Đọc đề bài.
- Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- HS làm bài theo hướng dẫn.
- HS trả lời:
+ Bán đi nghĩa là bớt đi.
- Giải bài tập và trình bày lời giải.
- 2 dãy HS thi đua đọc.
ZZZZZZZZ
Tập đọc
	Tiết 37- 38: BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài
- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện. (trả lời được các CH trong SGK).
* Đối với HSY: Đọc còn nhỏ với tốc độ còn chậm. Rèn kĩ năng nói trước lớp.
* HSKG: Đọc lưu loát và thể hiện được giọng đọc của nhân vật.
* GDBVMT (khai thác trực tiếp): GD tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Tranh (ảnh) hoa cúc đại đoá hoặc hoa thật. Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy- học bài mới (70’)
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
a/ Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu đoạn 1, 2.
b/ GVHD luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu
- GV theo dõi và ghi các từ HS đọc sai lên bảng
* Đọc theo đoạn.
 + Hướng dẫn ngắt giọng
- Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt câu dài.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- Chia nhóm và yêu cầu HS đọc theo nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm.
- Tổ chức HS thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh.
- Nhận xét, cho điểm.
* Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2
- 1 HS đọc toàn bài.
Tiết 2
v Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
- GV đọc mẫu lần 2.
* Đọc thầm đoạn 1
- Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
* Đọc thầm đoạn 2
- Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui?
* Đọc thầm đoạn 3
- Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào ? Bạn Chi có đức tính gì đáng quý?
v Hoạt động 3: Thi đọc truyện theo vai
- Gọi 3 HS đọc theo vai. Chú ý đọc theo yêu cầu.
4. Củng cố – Dặn dò (4’)
- Gọi 2 HS đọc đoạn em thích và nói rõ vì sao ?
* GDBVMT.
- Dặn HS phải luôn học tập bạn Chi.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Quà của bố.
- 3 HS đọc bài, mỗi HS trả lời 1 câu hỏi 
- Theo dõi SGK và đọc thầm theo.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
-HS đọc các trên bảng (cá nhân, đồng thanh)
Em muốn đem tặng bố/ 1 bông hoa Niềm Vui/ để bố dịu cơn đau.// Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.//
 - Nối tiếp nhau đọc các đoạn.
- Từng HS đọc theo nhóm. Các HS khác bổ sung.
- Thi đọc.
- Tìm bông hoa Niền Vui để đem vào bệnh viện cho bố, làm dịu cơn đau cho bố.
- Theo quy định của trường, không ai được ngắt hoa trong vườn.
- Ôm Chi vào lòng và nói:Em hãy..hiếu thảo.
- Thương bố, tôn trọng nội qui, thật thà. 
- HS đóng vai: người dẫn chuyện, cô giáo và Chi.
- Đọc và trả lời:
- Đoạn 1: Tấm lòng hiếu thảo của Chi.
- Đoạn 2: Ý thức về nội qui của Chi
- Đoạn 3: Tình cảm thân thiết của cô và trò.
- Đoạn 4: Tình cảm của bố con Chi đối với cô giáo và nhà trường.
- HS thi đọc toàn truyện
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Toán
 Tiết 62: 34 - 8
I. Mục đích, yêu cầu 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 – 8.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng, tìm số bị trừ.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
* BT cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3); Bài 3, Bài 4. (HS KG làm được các bài tập còn lại.)
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: Que tính, bảng gài.
- HS:Vở, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) 14 trừ đi một số: 14 - 8
- Yêu cầu HS lên bảng đọc thuộc lòng công thức 14 trừ đi một số.
Nhận xét và ghi điểm HS.
2. Bài mới (34’)
a.Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
v Hoạt động 1: Phép trừ 34- 8
Bước 1: Nêu vấn đề
- Có 34 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
+ Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì ?
- Viết lên bảng 34 – 8.
Bước 2: Tìm kết quả
- Yêu cầu HS lấy 3 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời, tìm cách để bớt đi 8 que rồi thông báo lại kết quả.
- 34 que tính, bớt đi 8 que, còn lại bao nhiêu que ?
- Vậy 34 – 8 bằng bao nhiêu ?
- Viết lên bảng 34 – 8 = 26
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính
Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính. Nếu HS đặt tính và tính đúng thì yêu cầu nêu rõ cách đặt tính và cho một vài HS nhắc lại. Nếu chưa đúng gọi HS khác thực hiện hoặc hướng dẫn trực tiếp bằng các câu hỏi:
+ Tính từ đâu sang ?
+ 4 có trừ được 8 không ?
- Mượn 1 chục ở hàng chục, 1 chục là 10, 10 với 4 là 14, 14 trừ 8 bằng 6, viết 6. 3 chục cho mượn 1, hay 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
- Nhắc  ... : Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- HS nêu.
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện 5 nhóm nhanh nhất sẽ lên trình bày kết quả theo lần lượt 5 hình.
+ Các bạn đang quét rác trên hè phố, trước cửa nhà.
 Các bạn quét dọn rác cho hè phố sạch sẽ ,thoáng mát .
+ Mọi người đang chặt bớt cành cây, phát quang bụi rậm.
 Mọi người làm thế để ruồi, muỗi không có chỗ ẩn nấp để gây bệnh .
+ Chị phụ nữ đang dọn sạch chuồng nuôi lợn.
 Làm thế để giữ vệ sinh môi trường xung quanh, ruồi không có chỗ đậu.
+ Anh thanh niên đang dọn rửa nhà vệ sinh. 
 Làm thế để giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
+ Anh thanh niên đang dùng cuốc để dọn sạch cỏ xung quanh khu vực giếng. Làm thế để cho giếng sạch sẽ, không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sạch.
+ Sống ở thành phố.
+ Sống ở nông thôn.
+ Sống ở miền núi.
+ Sống ở miền núi.
+ Sống ở nông thôn.
- HS đọc ghi nhớ.
- 1, 2 HS nhắc lại ý chính.
- Các nhóm HS thảo luận :
Hình thức thảo luận: Mỗi nhóm chuẩn bị trước 1 tờ giấy A3, các thành viên lần lượt ghi vào giấy một việc làm để giữ sạch môi trường xung quanh .
- Các nhóm HS cử đại diện trình bày kết quả thảo luận .
- HS nghe và ghi nhớ .
¯˜{™¯
Sinh hoạt
SINH HOẠT TUẦN 13
I. Mục đích, yêu cầu
 - Giúp HS hiểu được ưu khuyết điểm trong tuần. Phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm để cùng nhau tiến bộ.
- Nắm được kế hoạch tuần 14.
II. Sinh hoạt:
 1/ Sơ kết các hoạt động trong tuần:
{ Ưu điểm:
- Trong tuần đa số các em ngoan, lễ phép, biết vâng lời cô giáo. 
- Các em đi học đúng giờ, chuẩn bị sách vở và dụng cụ học tập.
- Vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Tuyên dương một số HS học tốt trong tuần: 
- Tuyên dương một số HS yếu có tiến bộ: .
- Tích cực phát biểu trong giờ học.
{ Nhược điểm:
- Một vài HS còn hay nói chuyện, chưa nghiêm túc trong giờ học: ...
- Một vài em còn bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà: .
- Một vài em còn đánh nhau trong lớp: ..
 2/ Kế hoạch tuần 14:
- Giáo dục HS nề nếp học tập: 
 + Đi học giờ, nghỉ có xin phép;
 + Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 + Đóng tiền học phí và các khoản khác theo quy định.
 + Vệ sinh lớp sạch sẽ.
 + Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập.
- Tiếp tục tham gia phong trào thi đua học tốt chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Tham gia lễ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
 ¯¯¯¯¯¯
 Ký duyệt của Tổ trưởng
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
TUẦN 13
ZZZZZZ
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Toán
ÔN TẬP 14 trừ đi một số: 14 - 8
I. Mục tiêu
 * Mục tiêu chung
- Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ dạng 14 – 8. Biết giải bài toán có một phép trừ. 
* Mục tiêu riêng
Đối với HS yếu: Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ. Nêu được yêu cầu của các bài tập.
HSKG: Làm được tất cả các bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Củng cố kiến thức: (5’ )
- GV yêu cầu HS đọc lại bảng 14 trừ đi một số.
 - GV nhận xét .
2. Dạy bài ôn (30’)
Bài 1: Tính nhẩm
8 + 6 = 9 + 5 = 14 – 3 – 5= 14 – 3 – 6 =
6 + 8 = 5 + 9 = 14 – 8 = 14 – 9 =
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
14 - 8 14 - 6 14 - 7
14 – 9 14 – 5 14 - 4
Bài 3: Bạn Bình có 14 quyển truyện. Bình đã tặng bạn 7 quyển truyện. Hỏi Bình còn lại mấy quyển truyện ?
- Gọi HS đọc đề bài sau đó mời HS khá tóm tắt bài toán.
Bài 4: (hs K, G)
Hãy vẽ 15 chấm tròn trên hai đoạn thẳng cắt nhau, sao cho mỗi đoạn thẳng đều có 8 chấm tròn.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
3. Củng cố – Dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà luyện tập thêm về phép trừ.
- 2 HS nhắc lại.
- HS TB ,Y nhẩm cột 1, 2; HS KG nhẩm cột 3, 4.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài – HS yếu lên chữa bài
- HS làm bài – 1 HS khá lên bảng chữa bài.
 Bài giải
 Số quyển truyện Bình còn lại là:
 14 – 7 = 7 ( quyển )
 Đáp số: 7 quyển.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài.
ZZZZZZZ
TIẾNG VIỆT
Luyện đọc bài: Bông hoa Niềm Vui
I.Mục tiêu
* Mục tiêu chung
 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Đọc đúng, trôi chảy toàn bài
- Nắm vững nội dung bài (trả lời được CH 1,2,3)
* Mục tiêu riêng
 Đối với học sinh Y: Đọc trơn được 2 – 3 câu của bài.
 HSKG: Đọc rõ ràng trôi chảy bài văn, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, TL được các câu hỏi trong SGK và hiểu nội dung bài.
II. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Củng cố kiến thức (2’)
- GV hệ thống lại cách đọc toàn bài.
2. Dạy bài ôn (37’)
Luyện đọc
- GV yêu cầu HS khá tự đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GVHD học sinh yếu luyện đọc từng câu
GV theo giúp đỡ
- GV giúp đỡ HS yếu đọc xong sau đó giao nhiệm vụ các em tự đọc bài.
GV kiểm tra HS khá đọc và trả lời câu hỏi.
 - GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS khá trả lời
- GV cùng HS nhận xét.
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm
3. Củng cố – dặn dò (1’)
 Dặn HS về nhà luyện đọc.
- HS khá tự đọc bài và tự tìm hiểu câu hỏi
- HS yếu rèn đọc nối tiếp câu trước lớp
- HS khá thi đọc trước lớp.
- HS khá đọc nối tiếp từng đoạn và toàn bài
- HS khá thi trả lời câu hỏi
- Các nhóm thi đọc phân vai
- HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
ZZZZZ
Tập đọc
Tăng cường rèn đọc bài: Há miệng chờ sung
I.Mục tiêu.
* Mục tiêu chung
 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Đọc đúng, trôi chảy toàn bài
- Hiểu nội dung (trả lời được CH 1,2,3)
* Mục tiêu riêng
 Đối với học sinh yếu: Đọc trơn được 2 – 3 câu của bài
HSKG: Đọc rõ ràng trôi chảy bài văn, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, TL được các câu hỏi trong SGK và hiểu nội bài.
II. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài ôn (37’)
v Hoạt động 1: HD cách đọc.
- GV đọc mẫu.
- GV nhắc lại cách đọc toàn bài.
 * Hoạt động 2: Luyện đọc
- GV yêu cầu HS khá tự đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GVHD học sinh yếu luyện đọc từng câu
GV theo giúp đỡ
- GV giúp đỡ HS yếu đọc xong sau đó giao nhiệm vụ các em tự đọc bài.
GV kiểm tra HS khá đọc và trả lời câu hỏi.
 - GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS khá trả lời
- GV cùng HS nhận xét.
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm
3. Củng cố – dặn dò: 
Dặn HS về nhà luyện đọc.
- HS chú ý nghe gv đọc 
- HS khá tự đọc bài và tự tìm hiểu câu hỏi.
- HS yếu rèn đọc nối tiếp câu trước lớp.
- HS khá thi đọc trước lớp.
- HS khá đọc nối tiếp từng đoạn và toàn bài
- HS khá thi trả lời câu hỏi
- Cả lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm 2 em và luyện đọc trong nhóm
- HS thi đọc trong nhóm
ZZZZZ
Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2010
Toán
	 ÔN TẬP
I. Mục tiêu
* Mục tiêu chung
- Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ. Biết giải bài toán có một phép trừ. Tìm số bị trừ và số hạngø chưa biết. 
* Mục tiêu riêng
Đối với HS yếu: Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ, làm được BT1,2. Nêu được yêu cầu của các BT.
HSKG: Làm được tất cả các bài tập.
II. Chuẩn bị
- HS: Vở BT, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Củng cố kiến thức: (5’ )
- GV nêu vd: 44 - 35
 - GV nhận xét.
2. Dạy bài ôn (30’)
Bài 1: Tính nhẩm
14 – 7 14 – 8 14 – 0 14 – 10
14 – 9 14- 6 14 – 5 14 - 4 
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: 
84 và 37 64 và 9 54 và 15 24 và 16
74 và 18 54 và 7 44 và 9 34 và 19
Bài 3: Tìm x
 x + 26 = 54 x – 34 = 12
 x + 7 = 54 x – 9 = 35
Bài 4: Mảnh vải màu trắng dài 54dm, mảnh vải màu xanh ngắn hơn mảnh vải màu trắng 27dm. a)Hỏi mảnh vải màu xanh dài bao nhiêu đêximet ?
b)Hỏi cả hai mảnh vải dài bao nhiêu đêximet ?
- Gọi HS đọc đề bài sau đó mời HS khá tóm tắt bài toán.
3. Củng cố – Dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà xem lại bài.
- HS nêu cách thực hiện.
- HS thực hiện bảng con.
- HS tự làm bài
2 HS yếu nêu kết quả
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài – 2 HS yếu lên chữa bài.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài – HSTB lên chữa bài
- HS TB-Y làm câu a, HS K-G làm cả bài.
 Bài giải
 a) Mảnh vải màu xanh dài là:
 54 – 17 = 37 (dm )
 b) Cả hai mảnh vải dài là :
 54 + 37 = 91 (dm)
 Đáp số: a) 37dm; 
 b) 91dm.
ZZZZZ
Luyện từ và câu
 ÔN: TỪ NGỮ VỀ CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH
CÂU KIỂU : AI LÀM GÌ ?
I. Mục tiêu
* Mục tiêu chung
- HS biết kể tên các công việc gia đình.
- Tìm được các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai?, Làm gì? Biết đặt câu kiểu Ai làm gì? 
* Mục tiêu riêng
HSKG: Biết đặt câu kiểu Ai làm gì?
HSY: Kể được vài công việc gia đình..
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Củng cố kiến thức (3’) 
GV hệ thống lại kiến thức đã học buổi sáng.
2. Dạy bài ôn (34’)
 Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ.
- GV yêu cầu HS kể cho nhau nghe về việc làm của mình ở nhà sau đó gọi HS kể trước lớp.
- Nhận xét từng cặp.
Bài 2: Tìm các bộ phận trả lời cho từng câu hỏi Ai? Làm gì?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS gạch 1 gạch trước bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? Gạch 2 gạch trước bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
- GV nhận xét.
Bài 3: Chọn và xếp các từ ở ba nhóm sau thành câu:
 1 2 3
em, Trang, sửa chữa, lau chùi, bàn ghế, sách vở 
anh em,ba em xếp, rửa bát đĩa, máy quạt
Ø GV hướng dẫn làm bài- chữa bài.
3. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Hôm nay chúng ta ôn kiến thức gì?
-Dặn về nhà mỗi HS đặt 2 câu theo mẫu Ai làm gì?
- HS nêu.
- HS kể theo cặp
- Một số cặp lên kể trước lớp.
- VD: quét nhà, trông em, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, tưới cây, cho gà ăn, rửa cốc
- 4 HS khá lên bảng chữa bài.
a/ Nam đến tìm bông hồng màu đỏ.
b/ Cây xoà cành ôm cậu bé. 
c/ Em viết được đoạn thơ.
d/ Em làm toán đố.
- Em xếp sách vở.
- Trang rửa bát đĩa.
- Anh em lau chùi bàn ghế.
- Ba em sửa chữa máy quạt.
* Ôn mẫu câu Ai làm gì? và các từ ngữ chỉ hoạt động.
ZZZZZZZ
GDNGLL
GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM
I. Mục tiêu
 Giúp HS nhận thức được quyền và bổn phận của mình, có ý thức tự bảo vệ, tự khẳng định mình.
II. Hoạt động (20’)
* GV đọc cho HS nghe Công ước về quyền và bổn phận của trẻ em, giúp HS nắm được các quyền mình được phép thực hiện, đồng thời thấy được trách nhiệm của bản thân.
- HS lắng nghe.
- Gọi HS nhắc lại.
- Dẫn ra câu nói của Hồ Chủ tịch: “...Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình...”
* Tổ chức cho HS thi hỏi đáp về nội dung mới được học.
- Hình thức: 1 em hỏi, 1 em trả lời
VD: Trẻ em có quyền gì? 
 Trẻ em có bổn phận gì ?
* Nhận xét tiết học.
 *************
Ký duyệt của Tổ trưởng
Ký duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 2 TUAN 13.doc