Giáo án Lớp 2 tuần 11 (7)

Giáo án Lớp 2 tuần 11 (7)

Toán

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU:

- HS thuộc bảng 11 trừ đi một số.

- Thực hiện được phép trừ dạng 51 – 15.

- Biết tìm số hạng của một tổng.

- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 - 5

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ, bút dạ.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ: 4

- Gọi 2 HS lên bảng làm: x + 16 = 41 x + 34 = 81

- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.

 

doc 20 trang Người đăng duongtran Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 11 (7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày soạn: 29.10.2010.
Thứ hai, ngày 1 tháng 11 năm 2010
 Chào cờ
 Tập trung toàn trường GV trực ban soạn giảng
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
- HS thuộc bảng 11 trừ đi một số.
- Thực hiện được phép trừ dạng 51 – 15.
- Biết tìm số hạng của một tổng.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 - 5
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2 HS lên bảng làm: x + 16 = 41 x + 34 = 81
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2.Bài mới: 30’ 
a. Giới thiệu bài.
b. HDHS luyện tập.
Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu.
- HS nhẩm – tiếp nối nhau nêu miệng kết quả.
- Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố bảng trừ 11 trừ đi một số.
Bài 2: Gọi 2 hs nêu yêu cầu
- HS làm bảng con. 1 hs làm bảng phụ đọc bài. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách đặt tính, thực hiện phép trừ dạng 51 - 15.
Bài 3: Gọi hs nêu yêu cầu.
- HS làm vở. 1 HS làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách tìm một số hạng trong một tổng.
Bài 4: Gọi hs đọc đầu bài
- HS làm vở. 1 HS làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán có một phép trừ.
4. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về nhà đọc thuộc bảng trừ 11.
Tâp đọc
Bà cháu
I.Mục tiêu:
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng. 
- Hiểu nội dung:Ca ngợi tình cảm bà và cháu quí giá hơn vàng bạc, châu báu. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5).
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.
- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc. 
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi HS lên lđọc bài Bưu thiếp, trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới : 36’ 
a. Giới thiệu bài.
b. HDHS luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài 1 lượt.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Chú ý các từ ngữ: Làng, vất vả, giàu sang, nảy mầm
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- GV hướng dấn ngắt giọng câu dài. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau. /tuy vất vả/ nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.
- Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm,/ ra lá,/ đơm hoa, kết bao nhiêu là trái vàng, / trái bạc.
- Bà hiện ra,/ móm mém,/ hiền từ,/ dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.
- HS đọc chú gải sau bài: đầm ấm, màu nhiệm.
- GV yêu cầu hs đọc đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Lớp đọc đòng thanh.
Tiết 2
c. HD tìm hiểu nội dung: 15’
- HS đọc thầm, đọc thành tiếng + trả lời câu hỏi.
- HS trung bình trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 5. HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.
- Hỏi: Gia đình em bé có những ai? (Bà và hai anh em).
- Trước khi gặp bà tiên cuộc sống của ba bà cháu thế nào? (Sống nghè khổ).
- Cô tiên cho hạt đào và nói gì? (khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà , hai anh em sẽ được sung sướng, giàu sang).
- Sau đó cuộc sống của hai anh em sau khi bà mất như thế nào? (Trở nên giàu có vì có nhiều vàng bạc).
- Thái độ của hai anh em như thế nào? (Cảm thấy ngày càng buồn bã).
- Vì sao sống giàu sang sung sướng mà hai anh em lại không vui? (Vì nhớ bà.Vì tiền bạc không thay bà được).
- Hai anh em xin bà tiên điều gì? (Xin cho bà sống lại).
- Hai anh em cần gì và không cần gì?(Cần bà sống lại)
- Câu chuyện kết thúc ra sao? (Bà sống lại, hiền lành, móm mém, dang rộng hai tay ôm các cháu còn ruộng vườn, lâu đài biến mất).
- GV liên hệ bài học đến các em? 
d. Luyện đọc lại: 23’
- 2, 3 nhóm tự phân các vai thi đọc toàn truyện.
- Cả lớp + GV nhận xét bình chọn cá nhân , nhóm đọc bài tốt nhất.
3.Củng cố- dặn dò: 2’
- Qua câu chuyện này em hiểu điều gì? (Tình bà cháu quý hơn vàng bạc, quý hơn mọi của cải trên đời).
- Tình cảm của em đối với ông bà như thế nào? ( HS trả lời).
- Tổng kết giờ học.
- HS về nhà ôn bài + chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn : 31. 10. 2010
Thứ ba, ngày 2 tháng 11 năm 2010
Chính tả
Bà cháu
I.Mục tiêu:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn trích trong bài Bà cháu.
- Làm được BT2, BT3, BT4(a).
ii.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép.
- Bảng phụ ghi nội dung các bài tập chính tả.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 3 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con :Long lanh, nức nở, lảnh lót.
- GV nhận xét, sửa.
2. Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học.
b. HD tập chép.
- GV treo bảng phụ đã viết đoạn chính tả. 2, 3 hs nhìn bảng đọc.
- HDHS nhận xét:
- Đoạn văn ở phần nào của câu chuyện? (Phần cuối).
- Câu chuyện kết thúc ra sao? (Bà móm mém, hiền từ sống lại còn nhà cửa, lâu đài)
- Tìm lời nói của hai anh em trong đoạn? (“Chúng cháu chỉ cần bà sống lại’’)
- Đoạn văn có mấy câu? (5 câu).
- Lời nói của hai anh em viết với dấu câu nào? (Đặt trong ngoặc kép sau giấu hai chấm).
- Hướng dẫn viết từ khó: Sống lại, mầu nhiệm, ruộng vườn,
- GV nhận xét, sửa sai.
- GV cho hs chép bài vào vở. GV quan sát HDHS viết yếu.
- HS đổi vở soát lỗi.
- GV thu một số bài chấm, chữa lỗi.
c. HD làm bài tập chính tả.
Bài 2: Gọi hs yêu cầu.
- HS làm bảng nhóm. GV giúp nhóm hs trung bình, yếu.
- Đại diện nhóm trình bày bảng. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3:Gọi 1 hs đọc yêu cầu.
- Trước những chữ cái nào, em chỉ viết gh mà không viết g? (Trước các chữ cái i, ê, e)
- Trước những chữ cái nào, em chỉ viết g mà không viết gh? (Trước các chữ cái a, ă, â, o)
- GV nêu qui tắc chính tả: gh + i, ê, e / g + các chữ cái còn lại.
Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu.
- Gọi hs lên bảng làm - nhận xét. a)Nước sôi, ăn xôi, cây xoan, siêng năng.
- HS khá giỏi làm cả phần b) Vươn vai, vương vãi, bay lượn, số lượng.
- GV nhận xét sửa sai. 
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. HS về nhà ghi nhớ quy tắc chính tả g/gh.
Ôn : Toán
12 trừ đI một số
I.Mục tiêu:
 - Học sinh biết thực hiện phép trừ dạng 12 – 8.
 - áp dụng kiến thức về phép trừ để làm toán dạng bài tập trắc nghiệm.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1.
III.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS tiếp nối nhau đọc bảng trừ 12. Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2. HDHS luyện tập: 30’ 
Bài 1. (Tr 32) VBT: HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bảng nhóm. GV giúp các nhóm hs trung bình, yếu.
- Đại diện nhóm trình bày bảng. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố phép trừ 12 trừ đi một số.
Bài 2. (Tr 32) VBT: HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs . Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách thực hiện phép trừ 12 trừ đi một số dạng bài tập trắc nghiệm.
Bài 3. (Tr 32) VBT: HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách lập phép trừ 12 trừ đi một số dạng BT trắc nghiệm. 
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + chuẩn bị bài sau.
Ôn: Luyện từ và câu.
từ ngữ về họ hàng. dấu chấm, dấu chấm hỏi
I. Mục tiêu:
- Củng cố vốn từ từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng (BT11); xếp đúng từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết vào hai nhóm họ nội, họ ngoại (BT12).
- Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào cuối câu văn (BT13).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy hoc:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2HS đặt câu theo mẫu Ai( cái gì, con gì) là gì?
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2. Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài.
b. HD làm bài tập.
Bài 11: (Tr 35) VBT: HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- HS tiếp nối nhau đọc bài làm đúng.
Lời giải: Đáp án C.Bé, con, bố, mẹ, ông, bà, cô, chú, cụ.
- Củng cố vốn từ ngữ về gia đình, họ hàng.
Bài 12: (Tr 35) VBT: HS đọc yêu cầu
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- HS tiếp nối nhau đọc bài làm đúng.
Lời giải: a. Họ nội: ông nội, bà nội, bác, chú, thím, cô
 b. Họ ngoại: ông ngoại, bà ngoại, bác, cậu, mợ, dì
- Củng cố từ ngữ chỉ người thuộc họ hàng trong gia đình.
Bài 13: (Tr 22) VBT: HS đọc yêu cầu
- HS làm vở. 3 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- HS tiếp nối nhau đọc bài làm đúng.
Lời giải: a. Hằng ngày, em thường hỏi ông rất nhiều chuyện.
 b. Ông cho cháu đi cùng được không?
 c. Ông em thường hỏi em bài có khó không.
 d. Ông hỏi em: Bài hôm nay có không?
- Củng cố cách điền dấu chấm, dấu chấm hỏi vào cuối câu.
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. 
- HS về thực hành tìm từ chỉ người thuộc họ hàng trong gia đình.
Ngày soạn: 1.11.2010
Thứ tư, ngày 3 tháng 11 năm 2010
Toán:
32 - 8
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 32 - 8
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 32 - 8
- Biết tìm số hạng của một tổng.
II.Đồ dùng dạy học:
- 2 que tính – bảng con.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS tiếp nối nhau đọc bảng trừ 12 trừ đi một số.
- GV nhận xét, sửa.
2.Bài mới: 30’ 
a.Giới thiệu bài:
b. HS tìm kết quả của phép trừ: 32 - 8 
- GV cho hs nêu yêu cầu 32 - 8
- HS thao tác que tính, nêu cách bớt: 32 – 8 = 24.
- GVHD hs đặt tính rồi tính
- HS thực hiện cột dọc. HS trừ từ phải sang trái.
 32 - 2 không trừ được 8 lấy 12 trừ 8 bằng 4 viết 4 nhớ 1.
 - 8 - 3 trừ 1 bằng 2 viết 2.
 24
c. HDHS thực hành.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bảng con. 2 hs làm bảng phụ đọc bài. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách thực hiện phép trừ dạng 32 - 8.
Bài 4: Gọi hs nêu yêu cầu.
- HS làm bảng con. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách tìm một số hạng trong một tổng
Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu.
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách thự ... nở trắng cành, chùm quả to đu đưa theo gió mùa hè, quả chín vàng).
- Mẹ làm gì khi đến mùa xoài chín? (Mẹ chọn những quả thơm ngon nhất bày lên bàn thờ ông).
- Đoạn trích này có mấy câu? (4 câu).
- Yêu cầu hs tìm từ dễ lẫn và khó viết: Trồng, lẫm chẫm, nở, quả, những.
- Yêu cầu hs viết những từ vừa tìm. 2 hs lên bảng viết,dưới lớp viết vào nháp. 
- GV nhận xét, sửa sai. 
- GV đọc bài. HS viết bài vào vở. GV quan sát HDHS viết yếu.
- Thu và chấm một số bài. GV nhận xét, sửa sai.
c. HDHS làm bài tập chính tả.
Bài 2: Gọi 1 hs đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ và yêu cầu hs tự làm. Điền vào chỗ trống g/gh.
- 2 hs lên bảng, dưới lớp làm Vở bài tập.
- Chữa bài cho hs: Ghênh, gà, gạo, ghi.
Bài 3: Gọi 1 hs đọc yêu cầu.
- Cử 2 nhóm lên điền từ trên bảng lớp.
- Chữa bài,nhận xét và cho điểm hs.
- Khen hs tiến bộ. 2 nhóm làm bài tập 3a,2nhóm làm bài tập 3b.
- Đáp án:a. Sạch, sạch, xanh, xanh,
 b. thương, thương, ươn, đường.
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- Tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ qui tắc chính tả ,nhắc HS viết xấu về nhà chép lại bài.
Ngày soạn: 3.11.2010
Thứ sáu, ngày 5 tháng 11 năm 2010
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
- HS thuộc bảng 12 trừ đi một số.
- Thực hiện được phép trừ dạng 52 - 28.
- Biết tìm số hạng của một tổng.
- Giải bài toán có một phép trừ dạng 52 - 28.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng con - phấn mầu.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS làm BT2 tr 54. 2 hs làm bảng lớp, lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài. 
b. HDHS luyện tập.
Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu.
- HS nhẩm - tiếp nối nhau nêu miệng kết quả.
- Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố bảng trừ 12 trừ đi một số.
Bài 2: Gọi 2 hs nêu yêu cầu
- HS làm bảng con. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách đặt tính, thực hiện phép trừ dạng 52 - 28.
Bài 3: Gọi hs nêu yêu cầu.
- HS làm vở. 1 HS làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách tìm một số hạng trong một tổng.
Bài 4: Gọi hs đọc đầu bài
- HS làm vở. 1 HS làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán có một phép trừ dạng 52 - 28.
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về làm BT5. Chuẩn bị giờ sau. 
Tập làm văn
Chia buồn an ủi
I.Mục tiêu:
- HS biết nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông, bà trong những tình huống cụ thể(BT1, BT2).
- Viết được một bức bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão(BT3).
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ sgk.
- Mỗi hs một tờ giấy nhỏ để viết.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
 - Gọi hs đọc bài làm của bài tập 2,tuần 10. 3-5 hs đọc bài làm.
- GV nhận xét, cho điểm từng HS.
2.Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b.HDHS làm bài tập.
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
GV nhắc hs cần nói lời thăm hỏi sức khoẻ ông (bà) ân cần, thể hiện sự quan tâm và tình cảm thương yêu.
- Nhiêu HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp + GV nhận xét.
(VD: Ông ơi ông mệt thế nào ạ? / Bà ơi bà mệt lắm phải không ạ? Cháu lấy sữa cho bà uống nhé!)
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Hai bà cháu đứng cạnh cây non đã chết.
- Nếu em là em bé đó, em sẽ nói lời an ủi gì với bà? Bà đừng buồn. Mai bà cháu mình lại trồng cây khác. 
- Treo bức tranh và hỏi: Chuyện gì xảy ra với ông? Ông bị vỡ kính.
- Nếu là bé trai trong tranh em sẽ nói gì với ông? Ông ơi! Kính đã cũ rồi. Bố mẹ cháu sẽ tặng ông kính mới.
- GV nhận xét,tuyên dương hs nói tốt.
Bài 3: Gọi một hs đọc yêu cầu và yêu cầu hs tự làm.
- GV yêu cầu HS đọc bài Bưu thiếp, nhắc HS cần viết lời thăm hỏi ông bà ngắn gọn bằng 2, 3 câu thể hiện thái độ quan tâm lo lắng.
- HS viết bài trên bưu thiếp (hoặc những tờ giấy nhỏ).
- Gọi hs đọc bài làm của mình.
- GV chấm điểm một số bức thư hay.
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về thực hành viết bưu thiếp thăm người thân.
Đạo đức
Thực hành kĩ năng giữa học kì I
I.Mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống hóa các chuẩn mực đạo đức đã học.
- HS biết áp dụng thực tế: Học tập và sinh hoạt đúng giờ. Biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết cách sống gọn gàng ngăn nắp. Biết giúp bố mẹ làm một số công việc nhỏ trong gia đình. HS có ý thức chăm chỉ học tập tốt.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Em đã học tập sinh hoạt đúng giờ chưa? HS trả lời
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2. Bài mới: 30’
HDHS ôn tập.
- GV HDHS làm việc cá nhân bằng hệ thống câu hỏi.
- GV mời HS bày tỏ ý kiến trước lớp.
- Cả lớp + GV nhận xét, khen động viên hs.
+ Vì sao em cần phải học tập, sinh hoạt đúng giờ?
+ Hãy kể lại một tình huống em mắc lỗi đã biết nhận và sửa lỗi?
+ Em hãy tự đánh giá việc sắp xếp gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi của bản thân?
+ Kể những việc nhà mà em thường xuyên giúp đỡ gia đình?
+ Vì sao em cần chăm chỉ học tập? 
- HS tră lời câu hỏi. Cả lớp + GV nhận xét, bổ sung ý kiến cho hoàn chỉnh.
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét tiết học.
- HS về liên hệ thực hành cho tốt.
Ôn:Tập làm văn
Kể về người thân
I.Mục tiêu:
- HS biết dựa vào câu hỏi viết được một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về bà của em. 
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS làm bài tập làm văn tiết trước.
- Cả lớp + GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài.
b. HD làm bài tập.
Bài tập làm văn: Tr 37 (VBT) Gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Bà của em bao nhiêu tuổi? 
+ Bà của em làm nghề gì? 
+ Bà yêu quí chăm sóc em như thế nào? 
- HS dựa vào câu hỏi, thực hành nhóm đôi.
- HS thảo luận nhóm. Các nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
- GV tuyên dương nhóm làm tốt.
+ Viết lại câu trả lời trên thành một đoạn văn ngắn (từ 3 - 5 câu) kể về bà của em?
- HS làm vở. GV quan sát HDHS yếu.
- GV chấm một số bài, nhận xét, sửa.
- HS có bài viết tốt đọc bài làm của mình.
- Cả lớp + GV khen động viên hs.
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. 
- Em có yêu quí bà của mình không? ( HS trả lời).
Ôn: toán
luyện tập
I.Mục tiêu bài học 
- HS thuộc bảng 12 trừ đi một số.
- HS biết so sánh phép tính điền dấu đúng.
- Biết tìm số hạng của một tổng.
- Giải bài toán có hai phép tính dạng 52 - 28.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS nối tiếp nhau đọc bảng trừ 12 trừ đi một số.
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2.Bài mới: 30’
- HD hs luyện tập.
Bài 14 (tr 34) vbt. HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bảng nhóm. GV giúp các nhóm hs trung bình, yếu.
- Đại diện nhóm trình bày bảng. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cách tìm số hạng của một tổng.
Bài 13 (tr 34) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố so sánh điền dấu đúng. 
Bài 15 (Tr 31) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở - 1hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán nâng cao bằng hai phép tính.
3.Củng cố - dặn dò:1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về thực hành phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Luyện viết
Chữ hoa: I
i/ mục tiêu
- Biết viết chữ I hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng Im hơi lặng tiếng theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
ii/ đồ dùng dạy - học
- Chữ I hoa đặt trong khung chữ mẫu.
- Bảng viết sẵn cụm từ ứng dụng Im hơi lặng tiếng. 
- Vở Luyện viết 2, tập 1
III. Các hoạt động dạy, học 
A.Kiểm tra bài cũ: 3’
- HS viết bảng con. 1 hs viết bảng phụ.Chữ H ,Học
B.Dạy bài mới: 36’
1. Giới thiệu bài:
- GVnêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.HD viết chữ hoa I
 - GV cho HS quan sát mẫu chữ I hoa.
- Chữ I hoa gồm mấy nét là những nét nào?
- Nêu quy trình viết chữ I hoa. 
- GV hướng dẫn viết chữ I
- GV cho HS viết vào bảng. 2-3 lần. GV nhận xét sửa sai.
3.HD viết câu ứng dụng.
- Gới thiệu câu ứng dụng: Im hơi lặng tiếng. 
- Yêu cầu hs đọc cụm từ ứng dụng.
- Em hiểu cụm từ Im hơi lặng tiếng nghĩa là gì?
- HDHS quan sát, nhận xét:
- Độ cao,cách đặt dấu thanh.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? Bằng 1 con chữ o.
- GV viết mẫu chữ Im trên bảng.
- Yêu cầu HS viết chữ Im vào bảng con. GV nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
4.HD hs viết vào vở lyuện viết. 
- HS viết vở.GV quan sát giúp đỡ hs viết yếu.
5.Chấm chữa bài.
- GV thu và chấm 5 đến 7 bài.Chữa ,nhận xét. 
C. Củng cố dặn dò:1’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở luyện viết 2, tập 1.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu 
1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2.Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3.GD ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị 
GV: ND buổi sinh hoạt.
HS : ý kiến phát biểu. Tổ trưởng tổng hợp sổ theo dõi.
III.Tiến trình sinh hoạt 
1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
Các tổ thảo luận kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.Tổ trưởng tổng hợp báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại : Tổ1: Tốt Tổ2: Tốt Tổ3: Tốt 
GVnhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp.
Đạo đức: HS ngoan đoàn kết lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi.
Học tập: HS thi đua học tập tốt lấy thành tích chào mừng ngày 20 -.11
HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ. Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài: Anh, Huệ, Phương, Hải, Công, Linh.
Vệ sinh:Trường lớp sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ.
Tuyên dương tổ: 1- 2- 3.
2.Đề ra phương hướng nhiệm vụ trong tuần 12.
Duy trì nền nếp học tập tốt.
HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ.Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
Thực hiện tốt an toàn giao thông trong khi đi đường.
3. Củng cố dặn dò	
HS thực hiện tốt các nền nếp đã đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 2(13).doc