Giáo án Lớp 2 tuần 10 đến 18 - Trường Tiểu học Bắc Hưng

Giáo án Lớp 2 tuần 10 đến 18 - Trường Tiểu học Bắc Hưng

Tiết 1: TOÁN

TIẾT 46: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu

Giúp HS: - Củng cố cách tìm “Một số hạng trong 1 tổng “

- Ôn lại phép trừ đã học và giải toán đơn về phép trừ.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5)

- Cả lớp làm bảng con: x + 3 = 14

- X là thành phần nào chưa biết của phép cộng?

2. Hoạt động 2: Luyện tập (30)

Bài 1:- HS đọc yêu cầu - thực hiện tìm x vào bảng con ( Từng phần)

 - Nhận xét – nêu lại cách thực hiện.

=> Chốt : Muốn tìm số chưa biết trong 1 tổng ta làm như thế nào?

Bài 2: 6-7: - HS đọc yêu cầu - Làm SGK

 

doc 135 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1073Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 10 đến 18 - Trường Tiểu học Bắc Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 10
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: Toán 
Tiết 46: Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS: - Củng cố cách tìm “Một số hạng trong 1 tổng “
Ôn lại phép trừ đã học và giải toán đơn về phép trừ.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Cả lớp làm bảng con: x + 3 = 14
- X là thành phần nào chưa biết của phép cộng?
2. Hoạt động 2: Luyện tập (30’)
Bài 1:- HS đọc yêu cầu - thực hiện tìm x vào bảng con ( Từng phần)
 - Nhận xét – nêu lại cách thực hiện.
=> Chốt : Muốn tìm số chưa biết trong 1 tổng ta làm như thế nào?
Bài 2: 6-7’: - HS đọc yêu cầu - Làm SGK
- Nêu kết quả từng cột – nhận xét
- Em có nhận xét gì về mối quan hệ của phép cộng và phép trừ trong một cột tính.
=> Chốt : Như vậy chúng ta thấy được rằng lấy tổng trừ đi 1 số hạng thì ra kết quả là số hạng kia.
Các cột còn lại tương tự 
Bài 4: 7-8’- HS đọc yêu cầu.
 - Làm bài vào vở.
 - Chữa bài chung toàn lớp
 - Nêu lại cách làm
=> Chốt: Muốn tìm được số quả quýt em làm thế nào ?
 Câu trả lời của bài giải em dựa vào đâu?
Bài 5: 5-7’- HS nêu yêu cầu.
 - Dùng bút chì khoang vào sách.
 - Nêu lại cách làm
 => Chốt: Muốn tìm đúng đáp án thì em làm NTN? ?
Bài 3: 4-5’
- Làm sách.
HS nêu yêu cầu bài - Dùng bút chì điền vào sách 
Chữa miệng 
- Nêu lại cách làm
=> Chốt: Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính trong một cột ?
* Dự kiến sai lầm:
 - HS lúng túng khi trừ và trình bày bài giải.
* KP: - Cho HS quan sát bài mẫu, quan tâm thêm cho HS yếu
3. Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò (5’)
 - Hôm nay chúng ta được luyện tập về kiến thức gì ?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
_____________________________________ 
Tiết 2,3: Tập đọc
Tiết 28-29 : sáng kiến của bé hà 
I. Mục đích - yêu cầu : 
1. Rèn kĩ năng đọc : 
- Đọc trơn được cả bài 
- Đọc đúng các từ ngữ : ngày lễ, lập đông, nên, nói
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
- Biết phân biệt lời kể và lời các nhân vật 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
- Hiểu nghĩa các từ : Cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Bé Hà rất yêu quý, kính trọng ông bà. Để thể hiện tình cảm của mình bé Hà có sáng kiến chọn 1 ngày làm ngày ông bà. Câu chuyện khuyên học sinh phải biết kính trọng, yêu thương ông bà mình. 
II. Đồ dùng dạy học : 
- Sử dụng tranh trong SGK 
III. Các hoạt động dạy học : 
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc bài “Bàn tay dịu dàng”
 - Trả lời câu hỏi 3 trong SGK
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2’)
2. Luyện đọc đúng (33-35’)
a. Giáo viên đọc mẫu - HS theo dõi - chia đoạn.
b. Luyện đọc câu - đoạn 
* Đoạn 1 : 
Câu 1 : nhấn giọng : từ: sáng kiến. 
Câu 3 : Giọng đọc : cao giọng câu hỏi 
Câu 5 : Đọc đúng từ ngày lễ và hướng dẫn HS đọc chon lời của nhân vật.
Câu 6 : Đọc đúng câu dài : Hai bố con bàn nhau/ lấy........ông bà/ ........rét/.....sức khoẻ/ cho các cụ già. 
+ Giải nghĩa từ : cây sáng kiến, lập đông 
+ Hướng dẫn đọcđoạn 1 
- Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc 
* Đoạn 2 : 
C1 : Câu dài: Hà suy nghĩ mãi/ .......
C2+3+4+5: HS tự đọc
- Hướng dẫn đọc đoạn 2 
- Giáo viên đọc mẫu - học sinh đọc đoạn 2 
* Đoạn 3 : 
Câu 1 : Chú ý ngắt đúng dấu
Câu 2: HS tự đọc
Câu 3: Giọng bà trầm ấm, vui, ngắt hơi đúng dấu, đọc chậm 
Câu 4 : HS tự đọc 
Câu 5 : Giọng ông vui, chậm 
- Giải nghĩa : Chúc thọ 
- Hướng dẫn đọc đoạn 3 : Chú ý ngắt đúng dấu câu, giọng phân biệt rõ các nhân vật. 
- Giáo viên đọc mẫu - học sinh đọc 
- Đọc cả bài: GV hướng dẫn – HS đọc 1-2 em 
Tiết 2
 Luyện đọc tiếp (7-10’)
- Đọc nối đoạn
- Đọc cả bài 
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (17-20’)
- Đọc đoạn 
- Bé Hà có sáng kiên gì ? 
- Hai bố con bé Hà quyết định chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà? Vì sao ?
Đọc đoạn 2,3 : 
- Bé Hà băng khoăn điều gì ? 
- Nếu là em em sẽ tặng ông bà cá gì ? 
- Bé Hà đã tặngông, bà điều gì ? 
- Ông bà nghĩ sao về món quà của bé Hà. 
- Muốn cho ông, bà vui lòng các em nên làm gì ? 
Qua câu chuyện em thấy bé Hà như thế nào ? 
- Cần biết kính trọng, yêu quý ông, bà. 
d. Luyện đọc lại(5-7’) : 
- Luyện đọc phân vai theo nhóm 
- Các nhóm thể hiện 
3. Củng cố, dặn dò (4-6’): 
- Trong câu chuyện này bé Hà là một cô bé NTN? 
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà tập kể chuyện Sáng kiến của bé Hà. 
_____________________________________ 
Tiết 4: hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
1. GV nhận xét tình hình lớp tuần qua: 
- Nề nếp : Đi học đúng giờ, mặc đúng đồng phục. 
- Học tập : Đạt kết quả cao trong học tập. Hăng hái phát biểu xây dựng bài. Học bài và làm bài ở nhà đầy đủ. Tiêu biểu là các em: 
2. Phương hướng tuần tới : 
- Duy trì tốt nền nếp đã quy định
- Thi đua học tốt giành nhiều điểm 9 - 10 để chào mừng ngày 20/10
_______________________________________________________________ 
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: Toán 
Tiết 47: số tròn chục trừ đi một số
I. Mục tiêu.
Giúp HS: - Biết thực hiện phép trừ có SBT là số tròn chục, ST là số có 1 hoặc 2 chữ số : Vận dụng giải toán có lời văn.
- Củng cố cách tìm một số hạng chưa biết, khi biết tổng và số hạng kia.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động1: Dạy bài mới. ( 13-> 15’)
a. Giới thiệu cách thực hiện phép trừ 40 – 8 và tổ chứ thực hành 
GV cùng HS thao tác 
Lấy 4 que tính mỗi bó 1 chục que . Cần lấy bớt đi 8 que em làm như thế nào ?
40 que tính trừ đi 8 que tính bằng bao nhiêu que tính 
40 – 8 bằng bao nhiêu 
=> Vì sao 40 que tính không có que tính rời nào nên chúng ta phải lấy ra 1 chục que tính để bớt đi 8 que tính, còn 2 que tính . 30 que tính và 2 que tính tất cả 32 que tính
Yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con 
Chú ý HS cách diễn đạt: 0 không trừ được cho 8 lấy 10 que tính trừ 8 bằng 2 viết 2 ở hàng đơn vị, 4 lấy 1 là 3 viiết 3 ở hàng chục.....
Cho vài HS nêu bài 
Hoạt động 2: Thực hành (17-> 20’)
Bài 1: : 6-7’ - GV đọc phép tính – HS đặt tính và tính vào bảng con.
Nêu cách đặt tính và tính ?
=> Chốt: Khi hàng đơn vị của SBT ( ĐV của ST thì ta phải lấy 1 chục ở hàng chục...)
Bài 2, 3 : 6-7’- Nêu yêu cầu 
Làm bài vào vở 
 - Nêu lại cách làm
=> Chốt : - Nêu cách tìm phép tính chưa biết ?
Các phép trừ em vừa thực hiện ở dạng nào? 
Bài 3: 6-7’
 - Nêu yêu cầu 
Làm bài vào vở 
 - Nêu lại cách làm
=> Chốt : - Nêu cách tìm phép tính chưa biết ?
Các phép trừ em vừa thực hiện ở dạng nào? 
* Dự kiến sai lầm của HS 
Không bớt 1 ở hàng chục của SBT 
 * KP: - Cho HS quan sát bài mẫu, quan tâm thêm cho HS yếu
Hoạt động 3: Củng cố dăn dò (5’)
Nêu 1 bài toán đơn ở dạng phép trừ vừa học?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
_____________________________________ 
Tiết 2: Kể chuyện
Tiết 10 : sáng kiến của bé hà 
I. Mục đích - yêu cầu : 
- Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện. 
- Biết phối hợp lời kể với giọng điệu, điệu bộ 
- Biết nghe và nhận xét lời bạn kể
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý 
III. Các hoạt động dạy học : 
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Dạy học bài mới 
a. Kể lại từng đoạn truyện (28-10’)
* Đoạn 1 : 
- Bé Hà đã có sáng kiến gì ? Vì sao ? 
- Hai bố con bàn nhau điều gì ? 
- Nội dung đoạn 1 nói gì ? Bé Hà nảy ra sáng kiến có ngày lễ của ông, bà. Hai bố con quyết định chọn ngày lập đông
- Kể lại đoạn 1 giọng như thế nào ? 
- 3, 4 học sinh kể 
* Đoạn 2 : 
- Ngày lập đông đến bá Hà đã chọn được quà chưa ? 
- Ai giúp bé Hà chọn quà cho ông, bà. 
* Nội dung đoạn 2 : 
- Bé Hà suy nghĩ mãi chưa biết chọn quà gì ? Bố giúp Hà chọn quà. 
- Giọng kể đoạn 2 như thế nào ? 
* Đoạn 3 : 
- Đến ngày lập đông ai đã về thăm ông, bà. 
- Bé Hà đã tặng gì cho ông bà? Ông bà cảm thấy thế nào đối với món quà này.
- Em thể hiện giọng của ông, bà như thế nào ?
- Kể đoạn 3 
* Kể toàn bộ nội dung câu truyện
- Kể theo nhóm từng đoạn 
- Kể nối tiếp đoạn 
- Kể phân vai : 2 nhóm 
- 1 học sinh kể toàn bộ truyện 
3. Củng cố, dặn dò(3-5’) : 
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
_____________________________________ 
Tiết 3: âm nhạc 
Giáo viên bộ môn dạy
_____________________________________
Tiết 4: Chính tả (tập chép) 
Tiết 19 : ngày lễ 
I. Mục đích - yêu cầu : 
- Chép lại chính xác đoạn văn : Ngày lễ
- Biết viết và viết đúng tên các ngày lễ lớn
- Làm đúng các bài tập chính tả, củng cố quy tắc chính tả với c/k, phân biệt âm đầu l/n, thanh hỏi, ngã.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Ghi sẵn bài viết trên bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học : 
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Dạy học bài mới 
a. Hướng dẫn viết chính tả(10-12’)
- Đọc đoạn chép - HS đọc thầm theo
- Đoạn văn nói về điều gì ? 
- Đó là những ngày lễ nào ? 
- Hướng dẫn viết từ khó: Hằng năm, thiếu nhi, lao động 
- Học sinh đọc lại từ khó
- Viết bảng 
- Trong bài cần chú ý viết hoa chữ nào ? 
b. Chép bài (15-17’)
c. Chấm, chữa bài (3-5’)
- GV đọc cho HS soát lỗi - chữa lỗi.
- GV chấm bài 7-9 bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập (5-7’)
Bài 2 : Đọc yêu cầu 
- Làm bài - Chữa miệng - Khi nào em viết c/k . 
Bài 3a : Đọc yêu cầu - Làm vở - Nhận xét 
3. Củng cố - dặn dò (1-2’): 
- Nhận xét giờ học - nhận xét vở chấm 
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
_____________________________________________________________________ 
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: Toán 
Tiết 48: 11 trừ đi một số : 11 – 5
I. Mục tiêu.
Giúp HS: - Tự lập được bảngtrừ có dạng 11 – 5 . Bước đầu HS học thuộc bảng đó .
Biết vận dụng bảng trừ đ ... đoạn văn 
- H nêu - Cả lớp KT bằng đánh giá Đ-S - NX bổ sung 
- G NX - H đọc lại các từ chỉ H 
4. Ôn luyện về các dấu chấm câu (5-6')
- H đọc yêu cầu - H nêu 
? Dấu phẩy được dùng khi nào ?
? Em viết dấu chấm ở đâu 
? Dấu ngoặc kép, 2 chấm, chẩm cảm, ba châm được đặt ở đâu trong câu văn.
5. Ôn luyện về cách nói lời an ủi và tự giới thiệu (10-12')
- H đọc tình huống 
- Thảo luận nhóm 2
- H nêu ý kiến - NX bổ sung 
- NX cho điểm 
6. Củng cố - dặn dò (1-2')
- NX tiết học 
- CB bài T5
___________________________________
Tiết 4: âm nhạc 
Giáo viên bộ môn dạy
__________________________________________________________________
Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2010
Tiết 1: Toán
Tiết 88: Luyện tập chung
I Mục tiêu :
Giúp HS củng cố về ;
Cộng , trừ có nhớ 
Tính giá trị biểu thức số đơn giản
Tìm 1 thành phần chưa biết của phép cộng , phép trừ.
Giải toán và vẽ độ dài đoạn thẳng.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. GV hướng dẫn HS làm bài 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập 
Làm bảng con 
Chữa bài : Nêu cách tính ?
Bài 2: - HS nêu yêu cầu .
Dùng bút chì ghi kết quả tính vào sách?
Chữa : Nêu cách thực hiện tính và kết quả?
=> Chốt : Khi thực hiện dãy tính có phép cộng , trừ em TH ntn?
Bài 3: - HS xác định yêu cầu 
Dùng bút chì điền vào sách.
=> Chốt : x là những TP nào của phép tính?
Nêu cách tìm từng ô trống?
Bài 4: 
HS nêu yêu cầu
Làm bài vào vở
=> Chữa Chốt : - Bài toán em giải thuộc dạng toán nào?
Em phải kéo dài đường thẳng đó bao nhiêu để được đường thẳng 1 dm?
1 số hạng thì ra số hạng kia
Bài 5: 
HS nêu yêu cầu
Làm bài vào vở
=> Chữa Chốt : - Bài toán em giải thuộc dạng toán nào?
trừ đi Em phải kéo dài đường thẳng đó bao nhiêu để được đường thẳng 1 dm?
* Dự kiến sai lầm HS thường mắc
Bài4: Có thể có 1 số em vẫn máy móc tính kết quả của 1 vế sau đó lấy kết quả 2: Củng cố, dặn dò
Lấy 1 VD bài toán ở dạng ít hơn
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:. .
..
___________________________________
Tiết 2,3 :Tiếng việt 
Ôn tập cuối học kỳ I
Tiết 5
I. Mục đích yêu cầu
- Ôn luyện tập đọc - học thuộc lòng chủ điểm Anh - em
- Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ chỉ hoạt động
- Ôn luyện kỹ năng nói lời mời, lời đề nghị.
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu ghi tên bài tập đọc - học thuộc lòng chủ điểm anh chị và câu hỏi nội dung.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1- Giáo viên trả bài
2- Ôn luyện tập đọc - học thuộc lòng. Tương tự tiết 1 (12 - 15' )
3- Ôn luyện từ chỉ hoạt động (10-12')
- Đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm nội dung bài 2
- Các nhóm nêu từ tranh - nhận xét bổ xung. Giáo viên ghi từ lên bảng
- Học sinh nối tiếp đặt câu với mỗi từ tìm được
Câu em đặt thuộc kiểu câu gì ? Vì sao ?
4- Ôn luyện kỹ năng nói lời mời, đề nghị (10-5')
- Học sinh đọc yêu cầu. Đọc tình huống
Giáo viên đưa tình huống 1. Học thuộc lòng - nhận xét
Tương tự học sinh thảo luận các tình huống
- nêu lần lượt theo nhóm - nhận xét
- Học sinh ghi lại bài vào vở bài tập
- Giáo viên chấm - nhận xét bài
5- Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về nhà chuẩn bị tiết sau
Tiết 6
I. Mục đích yêu cầu
Ôn luyện tập đọc - học thuộc lòng chủ điểm Anh - em
- Ôn luyện kỹ năng kể chuyện theo tranh và sắp xếp các câu văn thành bài.
- Ôn luyện kỹ năng viết tin nhắn
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc - học thuộc lòng và câu hỏi chủ điểm Anh - em
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1- Giới thiệu bài (1')
2- Ôn luyện tập đọc - học thuộc lòng (10-15')
Tương tự tiết 1
3- Kể chuyện theo tranh và đặt tên cho truyện (12-15')
- Học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh quan sá tranh 1 ? Bức tranh vẽ gì ?
Nội dung tranh 1 ?
Kể lại nội dung tranh 1 ? Nhận xét giọng kể
Tranh 2 ? Quan sát tranh 2: Lúc đó ai xuất hiện ?
Theo em cậu bé sẽ làm gì và nói gì với bà cụ ?
bà cụ trả lời như thế nào ?
2 học sinh đối đáp: Giọng 2 nhân vật như thế nào ?
- Tương tự học sinh thảo luận nhóm 2 săp vai bà cụ và bạn nhỏ
- Các nhóm thực hiện kể nhận xét
Tranh 3: Quan sát và nêu nội dung tranh 3
Học sinh kể theo tranh 3. Nhận xét
- Kể theo nhóm nội dung câu chuyện
- Kể toàn câu chuyện nhận xét cho điểm
- Suy nghĩ đặt tên cho câu chuyện (Lưu ý tên truyện phải sát với nội dung)
=> Nhận xét - tuyên dương
4- Viết tin nhắn (10-11')
- Đọc yêu cầu
Vì sao em phải viết tin nhắn ?
Nội dung tin nhắn cần những gì để bạn có thể dự tết trung thu
- Học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên chấm. Gọi một số học sinh đọc bài. Nhận xét
5- Củng cố - dặn dò (1-2')
- Nhận xét giờ học
- về nhà chuẩn cị bàu tiết 7
___________________________________
Tiết 4: Thể dục
Tiết 35: Trò chơi "Vòng tròn" và "Nhanh lên bạn ơi"
I. Mục tiêu 
Ôn 2 trò chơi "Vòng tròn" và "Nhanh lên bạn ơi". Yêu cầu biết và tham gia chơi chủ động. 
II. Địa điểm phương tiện 
Sân trường - còi, vòng tròn. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
A. Phần mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên 
- Đi theo vòng tròn hít thở sâu. 
- Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể dục 
- Trò chơi "Diệt các con vật có hại". 
B. Phần cơ bản 
- Ôn trò chơi "Vòng tròn": 4 -> 5' 
- Ôn trò chơi "Nhanh lên bạn ơi": 
C. Phần kết thúc 
- Đi đều theo 4 hàng dọc 
- Giáo viên hệ thống bài 
- Nhận xét giờ học 
_____________________________________________________________________
Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2010
Tiết 1: Toán
Tiết 89: Luyện tập chung
I Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
+ Đặt tính và thực hiện phép tính cộng trừ có nhớ.
+ Tính giá trị biểu thức số .
+ Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
+ Giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.
+ Ngày trong tuần và ngày trong tháng.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: - Xác định yêu cầu.
Đặt tính và tính vào bảng con.
=> Chốt : Nêu cách đặt tính và tính đúng.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu.
Làm bài vào vở.
Chữa, chốt: Em thực hiện dãy tính theo thứ tự nào?
Bài toàn em giải thuộc dạng toán nào?
Bài 3: - HS nêu yêu cầu.
Làm bài vào vở.
Chữa, chốt: Em thực hiện dãy tính theo thứ tự nào?
Bài toàn em giải thuộc dạng toán nào?
Bài 4: - Xác định yêu cầu.
Dùng bút chì điền vào SGK.
Chữa , chốt: Làm thế nào em điền được số vào ô trống?
Khi đổi chỗ các số hạng trong tổng như thế nào?
Bài 5: - GV nêu câu hỏi – HS trả lời.
* Dự kiến sai lầm HS thường mắc:
Bài 4có thể có 1 số em máy móc tính kết quả của 1 vế sau đó lấy kết quả trừ đi 1 số hạng thì ra số hạng kia.
2. Hoạt đông 2: Củng cố , dặn dò:
Lấy 1 VD bài toán ở dạng ít hơn.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ..
.
___________________________________
Tiết 3: Tự nhiên xã hội
Tiết 18 : Thực hành giữ trường học sạch đẹp
I. Mục tiêu 
Sau bài học, học sinh có thể: 
- Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp 
- Biết được tác dụng của vịêc giữ trường học sạch đẹp 
- Làm một số công việc đơn giản để giữ trường học sạch đẹp 
- Có ý thức giữ trường học sạch đẹp 
II. Đồ dùng dạy học 
Một số dụng cụ như: Khẩu trang, chổi.... 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Quan sát theo cặp 
Mục tiêu: Biết nhận xét thế nào là trường học sạch đẹp 
Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- Quan sát hình vẽ trang 38.39 và trả lời các câu hỏi 
Các bạn đang làm gì? Các bạn sử dụng những dụng cụ gì? 
Việc làm đó có tác dụng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi trước lớp 
- Nhận xét về tình trạng vệ sinh ở trường ta? 
- Theo em làm thế nào để giữ trường học sạch, đẹp? 
- Em đã làm gì để giữ trường lớp sạch đẹp? 
-> Kết luận: Để trường học sạch đẹp mỗi học sinh luôn có ý thức... 
2. Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh lớp học 
Mục tiêu: Biết sử dụng một số dụng cụ làm vệ sinh lớp học 
Cách tiến hành 
Bước 1: Làm vệ sinh theo nhóm 
Bước 2: Tiến hành 
Bước 3: Tổ chức các nhóm đi xem thành quả làm việc của các nhóm 
-> Kết luận: Trường lớp sạch đẹp sẽ giúp chúng ta khỏep mạnh và học tập tốt hơn.
3. Hoạt động 3: Tổng kết dặn dò 
- Tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt 
- Nhận xét tiết học 
__________________________
Tiết 4: Đạo đức
Kiểm tra học kỳ I
(Đề chung toàn khối thống nhất)
_______________________________________________________________
Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2010
Tiết 1: Toán
Tiết 90: kiểm tra định kỳ
___________________________________
Tiết 2: Tiếng việt
Tiết 90: kiểm tra định kỳ
Tiết 8
I. Mục đích - yêu cầu
- Ôn luyện kiểm tra tập đọc - học thuộc lòng chủ điểm: Bạn trong nhà
- Ôn luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý
- Ôn luyện cách viết đoạn văn ngắn (5-6)câu theo chủ đề.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi tên bài tập đọc - học thuộc lòng và nội dung câu hỏi
III. Các hoạt động dạy học
1- Giáo viên trả bài (1-2')
2- Ôn luyện tập đọc - học thuộc lòng (10-15')
Tương tự tiết 1
3- Ôn luyện cách nói đồng ý - không đồng ý (8-10')
- Học sinh đọc yêu cầu
- 2 học sinh làm mẫu tình huống 1
- Tương tự học sinh khác thực hiện tình huống 1. Nhận xét
- Thảo 1 nhóm - sắm vai tình huống 1, 3, 4
- Các nhóm trình bày, nhận xét, cho điểm
4- Viết đoạn văn nói về bạn ở lớp em: 12-13'
- Đọc yêu cầu - xác định yêu cầu
- Em cần nói gì về bạn em ?
- bài yêu cầu viết mấy cau ?
- Học sinh làm bài - Đọc bài nhận xét cho điểm
5- Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
___________________________________
Tiết 3: Thể dục
Tiết 36: ôn tập học kỳ I
I. Mục tiêu 
- Hệ thống những nội dung chính đã học ở học kỳo I 
II. Địa điểm, phương tiện 
Sân trường - kẻ sẵn 2 vòng tròn 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
1. Phần mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 1 -> 2' 
- Đi đều và hát: 2 -> 3' 
- Trò chơi "Diệt các con vật có hại" 
2. Phần cơ bản 
- Sơ kết học kỳ I: 8 -> 10'
Giáo viên tổng kết lại những nội dung đã học ở học kỳ I những gì đã làm được những gì chưa làm được cần rút kinh nghiệm ở học kỳ 2. 
- Trò chơi "Bịt mắt bắt dê" 
3. Phần kết thúc 
- Cúi người thả lỏng: 6 lần 
- Nhảy thả lỏng: 5 -> 6 lần 
- Đứng vỗ tay và hát 
___________________________________
Tiết 4: Mỹ thuật
Giáo viên bộ môn dạy
______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docNgoan T 10-18.doc