Giáo án Lớp 2 tuần 1 đến 9 - Trường Tiểu học Bắc Hưng

Giáo án Lớp 2 tuần 1 đến 9 - Trường Tiểu học Bắc Hưng

Tiết 1: SINH HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

1. GV nhận xét tình hình lớp tuần qua:

- Nề nếp : Đi học đúng giờ, mặc đúng đồng phục.

- Học tập : Đạt kết quả cao trong học tập. Hăng hái phát biểu xây dựng bài. Học bài và làm bài ở nhà đầy đủ.

2. Phương hướng tuần tới :

 - Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho năm học mới

- Duy trì tốt nền nếp đã quy định

- Thi đua học tốt giành nhiều điểm 9 - 10

 

doc 159 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1096Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 1 đến 9 - Trường Tiểu học Bắc Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Từ ngày 16/8-20/8/2010
Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010
Tiết 1: Sinh Hoạt động tập thể
1. GV nhận xét tình hình lớp tuần qua: 
- Nề nếp : Đi học đúng giờ, mặc đúng đồng phục. 
- Học tập : Đạt kết quả cao trong học tập. Hăng hái phát biểu xây dựng bài. Học bài và làm bài ở nhà đầy đủ.
2. Phương hướng tuần tới : 
 - Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho năm học mới
- Duy trì tốt nền nếp đã quy định
- Thi đua học tốt giành nhiều điểm 9 - 10
___________________________________
Tiết 2: Toán 
Tiết 1: Ôn tập các số đến 100
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: 
Viết các số từ 0 đến 100, thứ tự của các số 
Số có 1 chữ số, hai chữ số, số liền trước, số liền sau của một số
II. Đồ dùng dạy và học:
HS: bảng con 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (1 – 2’)
Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh 
Hoạt động 2: Dạy học bài mới (13-15’)
a. Ôn các số từ 0 đến 100, thứ tự các số
	- Học sinh đọc, viết các số 
	- Đếm ngược, đếm xuôi
b. Ôn các số có một, hai chữ số, số liền trước, số liền sau
	- Bảng con : Viết các số có một chữ số 
	- Nêu các số có 2 chữ số, hàng chục là 3
	- So sánh số với số liền trước, số liền sau của số đó
Hoạt động 3 : Thực hành – Luyện tập (18’)
Bài 1 : Kiến thức củng cố về số có một chữ số - Làm miệng 
Bài 2 : Kiến thức củng cố về số có hai chữ số 
- Trực quan : phần a - Bảng con : phần b,c
Bài 3: Kiến thức củng cố về số liền trước, số liền sau – Làm vở
Bài 3 : Học sinh có thể tìm sai số liền trước của số 90, số liền sau của 99
* Dự kiến sai lầm: Học sinh còn lúng túng khi tìm số liền trước, liền sau của một số.
Hoạt động 4 : Củng cố (5’)
Chữa Bài 3 
Thi đếm nối tiếp từ 0 đến 100
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
...............................................................................................
...............................................................................................
_____________________________
Tiết 3,4: Tập đọc
Tiết 1 + 2 : Có công mài sắt, có ngày nên kim
I. Mục đích, yêu cầu : 
Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trơn toàn bài : Đọc đúng từ mới : Nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài, từ có vần khó : quyển, nguệch ngoạc, quay . 
Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, phẩy, cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật. 
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Hiểu nghĩa từ mới 
Hiểu nghĩa câu tục ngữ : Công công mài sắt, có ngày nên kim 
Rút được lời khuyên từ câu chuyện làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. 
II. Đồ dùng dạy - học : 
G : Tranh minh họa bài S/14
III. Các hoạt động dạy học : 
Tiết 1
Mở đầu : GV giới thiệu 18 chủ điểm kì 1
Dạy bài mới : 
Giới thiệu bài : (1-2’)
GV yêu cầu học sinh quan sát tranh và cho biết bức tranh vẽ gì ? 
Cậu bé đã nhận được lời khuyên như thế nào, học bài "Có côngkim". Đây là câu chuyện ngụ ngôn mở đầu chủ điểm có tên gọi : Em là học sinh. 
Luyện đọc đúng (37 - 40)
+ GV đọc mẫu - Giao NV: Nghe đọc bài tập đọc có mấy câu? (10) 
+ Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ 
Đoạn 1 : 
+ Câu 1: Đọc đúng: làm - luyện phát âm “ l ”
+ Câu 2 : Đọc đúng và nhấn giọng: ngáp ngắn ngáp dài; nghỉ hơi sau dấu “ ,”
+ Câu 3 : Đọc đúng : nắn nót, nguệch ngoạc; nghỉ hơi sau dấu phẩy, nhấn giọng: nguệch ngoạc.
Đọc chú giải hiểu nghĩa : Ngáp ngắn, ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc.
+ GV hướng dẫn đọc đoạn 1.Đọc chậm., chú ý ngắt đúng dấu câu, nhấn giọng ở những từ gợi tả.
Đoạn 2 : 
+ Câu 1: Đọc đúng: lúc. Nhấn giọng: mải miết mài.
+ Câu 3: Câu này nên đọc với giọng như thế nào? 
+ Câu 5: Đọc đúng: này; đọc giọng bà nhẹ nhàng, thong thả.
+ Câu 7: giọng cậu bé chúng ta đọc cao giọng ở cuối câu hỏi.
+ GV giải nghĩa từ : mải miết.
GV hướng dẫn đọc đoạn 2: giọng của cậu bé ngây thơ, ngạc nhiên; giọng bà cụ ôn tồn, thong thả. Ngắt giọng đúng dấu câu. Giáo viên đọc mẫu.
Đoạn 3 + 4 : 
+ Câu 2,3:ngắt hơi sau dấu câu; đọc giọng ôn tồn, thong thả.
+ HS đọc chú giải: ôn tồn, thành tài. 
+ GV hướng dẫn đọc đoạn 3,4. Giọng bà nhẹ nhàng giảng giải.
Đọc toàn bài : 
Giáo viên hướng dẫn cách đọc.
Nhận xét cho điểm .
Tiết 2
Luyện đọc tiếp ( 7- 10')
Đọc nối đoạn - bài 
Nhận xét cho điểm 
c. Tìm hiểu bài (17 - 20')
+ HS đọc câu hỏi 1
+ GV giao nhiệm vụ: đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi 1. 
+ Lúc đầu cậu bé học hành thế nào? ( cậu bé rất lười học)
+ HS đọc thầm đoạn 2.
+ GV: Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? ( bà cụ đang mài thỏi sắt vào một tảng đá)
+ Thái độ cậu bé lúc đó ra sao? ( ngạc nhiên)
+ HS đọc câu hỏi 3.
+ GV : đọc thầm đoạn 3,4để trả lời câu hỏi 3.
+ Bà cụ giảng giải như thế nào? ( mỗi ngày mài ..)
+ GV: Nghe lời giảng giải của bà cụ cậu bé đã làm gì? ( cậu quay về nhà học bài ).
+ Câu chuyện này khuyên em điều gì ? em hiểu "có côngkim" như thế nào? Thảo luận. 
Chốt : Việc gì khó đến đâu nếu kiên trì, nhẫn lại sẽ làm được. Đó là bài học cho tất cả chúng ta. 
d. Luyện đọc lại (3 - 5) : 
Các em đã nắm được nội dung bài, để đọc hay hơn cần chú ý giọng của bà cụ ôn tồn chậm rãi, giọng cậu bé ngạc nhiên, giọng người dẫn chuyện chậm, nhấn giọng từ ngữ, miêu tả. 
Đọc phân vai theo nhóm 3 : 3'
Các nhóm thể hiện 
Ai đọc hay nhất? Vì sao?
Đọc lại toàn Bài 1 - 2 học sinh 
Củng cố - dặn dò (4 - 6)
Em thích nhân vật nào trong câu chuyện, vì sao?
VN: đọc thật hay, to câu chuyện, ghi nhớ nội dung từng đoạn để có thể học tốt kể chuyện tiết sau . 
_____________________________
Tiết 5: Tự nhiên xã hội
Tiết 1: cơ quan vận động
I Mục tiêu
Giúp HS:
Biết được xương, cơ là cơ quan vận động của cơ thể.
Hiểu được nhờ có hoạt động của cơ và xương mà cơ thể cử động.
Năng vận động để cơ và xương phát triển tốt.
II. Đồ dùng học tập
Tranh vẽ cơ quan vận động
VBTTNXH.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Khởi động (1 – 2)
Cả lớp vừa làm động tác vừa hát bài “Con công”
Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được
* Hoạt động 1: Làm một số cử động (8- 9)
Mục tiêu: HS biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện một số động tác như giơ tay, quay cổ, nghiêng người
Cách tiến hành:
+ Làm việc nhóm đôi: Quan sát H1, 2, 3, 4 SGK/4 làm 1 số động tác như bạn. Sau đó gọi 
một vài HS lên thực hiện.
+ Cả lớp: Cả lớp làm theo lời hô của lớp trưởng.
Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể đã cử động?
ị Chốt: Để thực hiện được các động tác trên thì đầu, mình, tay, chân phải cử động.
* Hoạt động 2: Quan sát để biết cơ quan vận động (7 – 8)
Mục tiêu:
+ Biết xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.
+ HS nêu được vai trò của xương và cơ.
- Cách tiến hành:
+ GV hướng dẫn HS thực hành: Tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình
Hỏi: Dưới lớp da của cơ thể có gì?
+ Cho HS thực hành cử động ngón tay, chân, 
Hỏi: Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?
ị Chốt: Như vậy nhờ có xương và cơ mà cơ thể cử động được.
+ Quan sát hình 5, 6 SGK – GV treo tranh: Chỉ và nêu các cơ quan vận động của cơ thể?
ị Chốt: Xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.
* Hoạt động 3: Trò chơi vật tay (5 – 7)
- Mục tiêu: HS hiểu được và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.
- Cách tiến hành: 
+ GV hướng dẫn cách chơi
+ Gọi 2 HS lên làm mẫu
+ Tổ chức cho HS chơi
ị Chốt: Đội nào thắng chứng tỏ đội đó khoẻ. Khoẻ là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khoẻ.
Củng cố: (5)
- Muốn cho cơ quan vận động khoẻ chúng ta cần làm gì?
- VN làm bài tập 1, 2 VBT/1.
__________________________________________________________
Thứ ba ngày 17 tháng 8 năm 2010
Tiết 1: Toán 
Tiết 2: ôn tập các số đến 100 ( Tiếp)
I. Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố về:
- Đọc viết, so sánh số có hai chữ số.
- Phân tích số có hai chữ số thành hàng chục và hàng đơn vị 
II. Đồ dùng dạy và học:
- Bảng phụ
III .Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Bảng con
- Viết các số có hai chữ số mà hàng chục là 4.
2.Hoạt động 2: Thực hành - Luyện tập (28-30’)
Bài 1: Đọc yêu cầu - Đọc mẫu
- HS làm bài
- Chốt: Cấu tạo, cách đọc, cách viết các số có hai chữ số.
Bài 2: Đọc yêu cầu - Đọc mẫu - Làm bảng con
Chốt: Phân tích số có hai chữ số Thứ tự các số từ 
Bài 3: Đọc yêu cầu - Làm vở - Chấm chữa
Chốt: So sánh số có haichữ số
Bài 4,5: Đọc yêu cầu - Làm miệng 
Chốt: Củng cố về thứ tự các số
* Dự kiến sai lầm: Học sinh chưa nắm chắc về thứ tự các số trong phạm vi 100
3. Hoạt động 3 : Củng cố (5’)
- Đọc viết số có 2 chữ số
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
...............................................................................................
...............................................................................................
_____________________________
Tiết 2: Kể chuyện 
Tiết 1: Có công mài sắt, có ngày nên kim
I. Mục đích, yêu cầu : 
1. Rèn kỹ năng nói : 
- Dựa vào từ nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý dưới 
mỗi tranh kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện. 
- Biết kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể. 
- Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. 
II. Đồ dùng dạy - học : 
 - Tranh minh hoạ 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Mở đầu : Giới thiệu phân môn kể chuyện trong TV2
a. Giới thiệu bài : 1-2’
b. Hướng dẫn kể chuyện .28-30’
+ HS đọc yêu cầu Bài 1 trong SGK.
+ GV; Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì ?
- Tranh 1: Nội dung bức tranh tương ứng với đoạn mấy của câu chuyện. 
 Nêu ý chính của đoạn 1 - GV ghi bảng .
 - Giáo viên kể : giọng kể chậm, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả cậu bé. 
- Tranh 2: Bà cụ đang làm gì? Đó là đoạn mấy của câu chuyện
 - Nêu nội dung chính của đoạn 2. GV ghi bảng. 
 - Hướng dẫn kể đoạn 2: kể đúng giọng của nhân vật. 
 - Gọi HS kể - nhận xét. 
- Tranh 3, 4: Tương ứng với đoạn mấy trong bài? 
- Nêu ý chính của đoạn - GV ghi bảng. 
- Theo em giọng kể của đoạn này như thế nào? 
 - HS kể đoạn 3, 4 - HS lắng nghe - nhận xét .
 - GV NX, cho điểm.
* Kể theo nhóm : Giao NV : 2 bạn cùng bàn kể cho nhau nghe toàn bộ câu chuyện trong thời gian 4'. 
- Các nhóm kể nối đoạn : 3 nhóm 
+ Đọc yêu cầu Bài 2.
- HS kể toàn bộ câu chuyện : 3 - 4H
- Học sinh kể phân vai : 1 nhóm 
3. Củng cố - dặn dò :  ...  Ôn luyện cách nói lời cảm ơn, xin lỗi
- Ôn luyện kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy ? 
II. Đồ dùng dạy học : 
- Phiếu ghi yêu cầu bài đọc tập đọc - học thuộc lòng và trả lời câu hỏi chủ điểm nhà trường.
III. Các hoạt động dạy - học : 
1. Giới thiệu bài : 
2. Ôn luyện tập đọc - học thuộc lòng
- Tiến hành tương tự tiết 5 
3. Ôn luyện cách nói lời cảm ơn - xin lỗi 
Bài 2 : Đọc yêu cầu - Đọc tình huống 
- 2 học sinh thành nhóm : 1 học sinh đưa tình huống, 1 học sinh giải quyết TH. 
- Thi đua nói giữa các nhóm. 
- Nhận xét - cho điểm 
- Bài tập 2 giúp em ghi nhớ lại cách nói cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng phù hợp với từng tình huống giao tiếp. 
4. Ôn luyện cách sử dụg dấu chấm, dấu phẩy. 
- Đọc yêu cầu - Đọc đoạn văn 
- Học sinh làm vở BT
- Chữa chung ? khi nào ghi dấu (,), (.)
4. Củng cố - dặn dò : 
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà ôn các bài tập đọc - học thuộc lòng đã học. 
___________________________________ 
Tiết 4: Thể dục
Tiết 17: ôn bài thể dục phát triển chung. Điểm số 1-2, 1-2 
theo đội hình hàng dọc
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu bước đầu hoàn thiện bài tập, động tác tương đối chính xác và đẹp
- Học điểm số 1-2, 1-2  theo đội hình hàng dọc. Yêu cầu biết và điểm số đúng, rõ ràng
II. Địa điểm, phương tiện
Sân trường, còi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Phần mở đầu (5 – 7)
HS tập hợp 4 hàng dọc
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
*Khởi động:
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Giậm chân tại chỗ và đếm theo nhịp
Phần cơ bản (23 – 25)
*Học điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng dọc 5 lần
Khẩu lệnh: Theo 1-2, 1-2 đến hết - điểm số.
GV chọn 6 HS lên làm mẫu
Lần 1, 2: GV điều khiển cả lớp tập
Lần 3, 4: Cán sự điều khiển
*Bài thể dục phát triển chung: 4 lần
Lần 1: GV tập mẫu
Lần 2, 3: Cán sự điều khiển
Lần 4: Thi đua theo tổ
*TC “Nhanh lên bạn ơi”
GV nêu tên TC – Gọi 5 em lên chơi mẫu
Cả lớp chơi
Phần kết thúc (5)
HS thả lỏng
NX giờ học
______________________________________________________________________ 
Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: Toán 
Tiết 44: Kiểm tra định kì
(đề chung của phòng GD huyện)
_____________________________________
Tiết 2: tiếng việt 
Tiết 1: Ôn tập giữa học kì I
Tiết 7 
I. Mục đích - yêu cầu 
- Ôn luyện tập đọc - học thuộc lòng
- Ôn luyện tra mục lục sách 
- Ôn luyện cách nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. 
II. Đồ dùng dạy học : 
- Phiếu ghi yêu cầu bài tập đọc - học thuộc lòng và nội dung câu hỏi chủ đề thầy cô
III. Các hoạt động dạy học : 
1. Giới thiệu bài : 
2. Ôn tập kiến thức tập đọc - học thuộc lòng 
- Tiến hành tương tự T1 với nội dung bài tập đọc - học thuộc lòng về thầy cô 
3. Ôn luyện cách tra mục lục sách 
Bài 2 : Đọc yêu cầu bài tập 2 
- Yêu cầu học sinh mở mục lục sách tuần 8 tra tìm bài tập đọc và nêu trong nhóm
- 3 - 5 nhóm nêu nối tiếp tên bài tập đọc trong tuần. 
4. Ôn luyện cách nói lời mời, nhờ, đề nghị, yêu cầu. 
Bài 3 : Đọc yêu cầu 
- Học sinh thảo luận nhóm 4 : Tự nêu tình huống và đưa ra lời mời nhờ, đề nghị khác nhau. 
- Học sinh nói theo từng tình huống trước lớp. 
- Nhận xét tuyên dương học sinh làm được việc tốt, có những câu nói hay 
5. Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học. 
___________________________________ 
Tiết 3: Tự nhiên xã hội
 Đề phòng bệnh giun
I. Mục tiêu
Sau bài học HS có thể hiểu:
Giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể gây nhiều tác hại đến sức khoẻ
Người ta bị nhiễm giun qua đường thức ăn nước uống
Để đề phòng bệnh giun cần thực hiện 3 điều vệ sinh: Ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
II. Đồ dùng dạy học
Hình vẽ to trong SGK trang 20, 21.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
* Khởi động: Cả lớp hát bài “Bàn tay sạch” (5)
*: Thảo luận về bệnh giun (5 – 7)
Mục tiêu: 
Nhận ra được triệu chứng của người bị nhiễm giun
HS biết nơi giun sống trong cơ thể người
Nêu tác hại của bệnh giun
Cách tiến hành:
Trong lớp ta bạn nào đã bị đau bụng  chưa?
Như vậy các em đã bị nhiễm giun.
HS thảo luận theo câu hỏi:
Giun sống ở đâu?
Giun sống bằng gì?
Nêu tác hại của giun gây ra?
HS thảo luận 5 phút – trình bày trước lớp
ị Chốt: Giun và ấu trùng có thể sống nhiều nơi trong cơ thể như ruột, dạ dày Giun hút chất bổ dưỡng Người bị nhiễm giun thường gầy gò
* Hoạt động 2: Nguyên nhân nhiễm giun (7 – 10)
Mục tiêu: HS phát hiện ra nguyên nhân và các cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể
Cách tiến hành: HS quan sát H1 SGK và thảo luận nhóm 2
Trứng giun và giun từ ruột người bị bệnh giun ra ngoài bằng cách nào?
Trứng giun xâm nhập vào cơ thể bằng cách nào?
HS trình bày, các nhóm khác bổ sung
ị Chốt: Trứng giun có ở
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp: “Làm thế nào để không bị mắc bệnh giun” (7 – 10)
Mục tiêu:
Kể các biện pháp phòng tránh bệnh giun
Có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thường xuyên đi guốc dép,
Cách tiến hành:
GV phát phiếu bài tập
HS làm phiếu bài tập và chữa bài
ị GV chốt: Để không nhiễm giun theo em nên tẩy giun mấy tháng 1 lần?
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (5)
Em đã làm gì để phòng tránh bệnh giun?
__________________________________ 
Tiết 4: Đạo đức
Tiết 9: chăm chỉ học tập (tiết 1)
I. Mục tiêu
HS hiểu:
Như thế nào là chăm chỉ học tập
Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì?
II. Tài liệu và phương tiện
Phiếu thảo luận
III. Các hoạt động dạy – chủ yếu
Hoạt động 1: Xử lý tình huống (10 - 12)
Mục tiêu: HS hiểu được một biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập
Cách tiến hành: GV nêu tình huống, yêu cầu các cặp HS thảo luận về cách ứng xử, sau đó thể hiện qua trò chơi “Sắm vai”
Tình huống: Bạn Hà đang làm BTVN thì bạn đến rủ đi chơi. Bạn Hà phải làm gì?
HS thảo luận
1 vài cặp diễn vai
ị GV kết luận: Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (13 - 15)
Mục tiêu: Giúp HS biết được một số biểu hiện và ích lợi của việc chăm chỉ học tập
Cách tiến hành: 
GV yêu cầu các nhóm thảo luận ND trong phiếu thảo luận (VBT)
HS đọc từng tình huống trong vở bàu tập
Thảo luận nhóm 2
HS trình bày
ị GV kết luận: Chăm chỉ học tập có ích lợi gì?
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (10)
Mục tiêu: Giúp HS bày tỏ thái độ với các ý kiến liên quan đến các chuẩn mực đạo đức
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS tự liên hệ về việc học tập của mình
Em đã chăm chỉ học tập chưa? Hãy kể các việc làm cụ thể
Kết quả đạt được ra sao?
HS trao đổi theo cặp
HS tự liên hệ trước lớp
Khen ngợi những em đã thực hiện tốt, nhắc nhở 1 số em chưa chăm
_______________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010 
Tiết 1: Toán 
Tiết 45: Tìm một số hạng trong 1 tổng
I. mục tiêu.
Giúp HS: - Biết cách tìm 1 số hạng khi biết tổng và số hạng kia
Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Dạy bài mới (13-15’)
a. Giới thiệu bài (5-> 7’)
GV yêu cầu HS : Tính tổng của 6 và 4 ? HS nêu - GV ghi bảng 
	6 + 4 = 10
Muốn tìm tổng 2 số em làm như thế nào? 
Nêu thành phần kết quả của phép tính ?
 - GV chốt
b. Giới thiệu kí hiệu chữ và cách tìm 1 số hạng trong 1 tổng
GV đưa 2 phép tính 
....... + 4 = 10 6 + .......=10
Nêu cách tìm ......?
....... là TP nào trong phép tính? Muốn tìm nó em làm như thế nào?
Thay ô trống bằng chữ cái viết thường ? 
=> Để dễ làm , dễ thực hiện ta thay số hạng chưa biết bằng chữ cái viết thường...
Em có nhận xét gì về cách trình bày 1 bài tìm số hạng chưa biết ? 
Muốn tìm số hạng chưa biết em làm như thế nào?
Hoạt động 2: Thực hành (15-17’)
Bài 1: - HS yêu cầu 
GV ghi từng phép tính - HS làm vào bảng con
KT: tìm 1 số hạng khi biết tổng và số hạng kia
=>Chốt : Nêu cách tìm x
Bài 2: - GV đưa bảng phụ - HS nêu yêu cầu
...... là những thành phần nào trong phép tính?
Làm bài vào vở 
KT: tìm 1 số hạng khi biết tổng và số hạng kia
=> Chốt: Nêu cách tìm số ?
Bài 3: - HS nêu yêu cầu 
Giải bài vào vở 
KT: tìm 1 số hạng khi biết tổng và số hạng kia
=> Chốt: Bài 2 : - Nêu cách tìm số trong ô trống
Bài 3: - Theo em bài toán ở dạng toán nào ? Đâu là tổng ? Đâu là số hạng đã biết?
* Dự kiến sai lầm: - HS lúng túng thực hiện cách tìm 1 số hạng khi biết tổng và số hạng kia
* KP: GV quan sát - hướng dẫn thêm cho HS yếu - Cho HS trình bày bài mẫu
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (2-4’)
Muốn tìm TP chưa biết phép cộng em làm ntn?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
___________________________________ 
Tiết 2,3: tiếng việt 
Ôn tập giữa học kì I
Tiết 9 
Kiểm tra giữa kỳ I
(Đề chung của phòng GD)
___________________________________ 
Tiết 4: Thể dục
Tiết 18: ôn bài thể dục phát triển chung 
 điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng ngang
I. Mục tiêu
Tiếp tục ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu hoàn thiện để chuẩn bị kiểm tra
Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng ngang. Yêu cầu điểm số đúng số, rõ ràng có thực hiện động tác quay đầu sang trái.
II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi, khăn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Phần mở đầu (5’):HS tập hợp 4 hàng dọc
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
*Khởi động: Xoay khớp cổ tay, cổ chân, gối, hông, Giậm chân tại chhõ, vỗ tay theo nhịp
Phần cơ bản (25)
Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng dọc 2 lần. Cán sự điều khiển, cả lớp tập
Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng ngang 3 lần.
Lần 1: GV làm mẫu và giải thích động tác.
Lần 2: GV điều khiển cả lớp tập
Lần 3: Cán sự điều khiển cả lớp tập
*Bài thể dục P. T. C 4 lần 2 ´ 8 nhịp
Lần 1, 2: Cán sự điều khiển, cả lớp tập, GV quan sát sửa động tác sai
Lần 3: Tập theo tổ
Lần 4: Thi đua giữa các tổ
*Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”
HS nhắc lại cách chơi - HS chơi
Phần kết thúc (5)
HS thả lỏng - nhận xét giờ học
VN ôn bài TD P. T. C.
___________________________________ 
Tiết 4: mỹ thuật 
Giáo viên bộ môn dạy 
__________________________________________________________________________ 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 2 ngoan TuÇn 1,9.doc