Giáo án lớp 2 - Trường TH Võ Thị Sáu - Tuần 25 (chiều)

Giáo án lớp 2 - Trường TH Võ Thị Sáu - Tuần 25 (chiều)

I. Mục tiêu:

 - Nhận biết được tên gọi các thành phần và kết quả trong phép chia . Củng cố kĩ năng thực hành chia trong bảng chia 2 , giải toán.

- Rèn kỹ năng giải toán đúng, nhanh, thành thạo.

- Biết vận dụng bảng chia 2 vào làm toán.

 II. Chuẩn bị: Bảng, phấn, vở, bút,.

 III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 8 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 2 - Trường TH Võ Thị Sáu - Tuần 25 (chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 25
 Ngày soạn 5 tháng 3 năm 2010
 Ngày dạy: Thứ 3 ngày 9 tháng 3 năm 2010
 Toán: LUYỆN GIẢI TOÁN
 I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được tên gọi các thành phần và kết quả trong phép chia . Củng cố kĩ năng thực hành chia trong bảng chia 2 , giải toán.
- Rèn kỹ năng giải toán đúng, nhanh, thành thạo.
- Biết vận dụng bảng chia 2 vào làm toán.
 II. Chuẩn bị: Bảng, phấn, vở, bút,...
 III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 1: Đọc đề toán
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 2:
Đọc đề toán
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3:
Đọc đề toán
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Chấm một số bài, nhận xét bài làm của học sinh + sửa lỗi
Củng cố dặn dò: Về nhà xem lại các dạng bài tập đã làm
Nhận xét tiết học
2 em đọc lại đề
Có 20 HS xếp thành các hàng
 Mỗi hàng : 2 bạn
 Tất cả: .................... hàng?
HS tự làm vào vở- 1 HS lên bảng giải- Nhận xét. Bài giải
20 HS xếp được số hàng là
20 : 2 = 10 ( hàng )
Đáp số: 10 hàng
2 em đọc lại đề
Có 35 quyển vở chia đều cho 5 bạn
 5 bạn: 35 quyển vở 
 1 bạn: ..... quyển vở? 
HS tự làm vào vở- 1 HS lên bảng giải- Nhận xét. Bài giải
 Số vở mỗi bạn có là
35 : 5 = 7 (quyển vở )
Đáp số: 7 quyển vở 
Học sinh đọc lại đề
Có 25 quả cam xếp vào các đĩa
 Mỗi đĩa: 5 qủa cam 
 Tất cả: .................... đĩa?
 HS tự làm vào vở- 1 HS lên bảng giải- Nhận xét. Bài giải
 Số đĩa cam có là
25 : 5 = 5 (đĩa cam )
Đáp số: 5 đĩa cam
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
 Thể dục: BÀI 49
 I. Mục tiêu : 
 -Tiếp tục ôn một số bài tập RLTTCB . Ôn trò chơi “ Nhảy đúng - nhảy nhanh “ 
 -Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác, biết cách chơi và tham gia chơi , tương đối chủ động .
 - Giáo dục học sinh luôn có ý thức luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ.
 II. Địa điểm :
- Một còi để tổ chức trò chơi , kẻ các ô vuông cho trò chơi mỗi ô vương có kích thước 0,6 - 0,8 m ( kẻ 2 - 4 nhóm ô để có thể tổ chức cho 2- 4 đội cùng chơi ). 
 III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Phần mở đầu :
-Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
- Đứng tại chỗ xoay đầu gối , xoay hông ,vai , xoay cổ chân .
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình 80 - 90 m
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu . 
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung mỗi động tác 
2 lần x 8 nhịp .
- Kiểm tra bài cũ , theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn .
 2.Phần cơ bản :
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông 1 - 2 lần 15m
- Đội hình tập như các bài trước đã học . GV điều khiển .
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang 2 lần 10 m
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông 2 lần 10 - 15 m
- Đi nhanh chuyển sang chạy 2 - 3 lần 18 - 20 m
-Cho học sinh tập thành nơi vạch xuất phát , mỗi đợt chạy xong vòng sang hai bên đi thường về tập hợp ở cuối hàng chờ lần tập tiếp theo . GV nhận xét , nếu cần Gv có thể làm mẫu và giải thích thêm để HS nắm được động tác sau đó cho HS chạy lần 2 .
-Trò chơi : “ Nhảy đúng - nhảy nhanh “2 - 3 lần
- GV nêu tên trò chơi vừa làm mẫu và nhắc lại cách chơi GV nhận xét giải thích thêm cho tất cả các em đều biết cách chơi . Tiếp theo cho cả lớp lần lượt chơi thử một lần Khi học sinh trước nhảy vào ô số 1 , thì học sinh tiếp theo từ vạch chuẩn bị vào vạch xuất phát , khi có lệnh mới được nhảy , nhảy xong đi thường về tập hợp ở cuối hàng . 
 3.Phần kết thúc:
- Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát : 2 phút do cán sự lớp điều khiển .
-Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần . Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần )
- Tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi : “ Tự chọn -Giáo viên hệ thống bài học 
 — — — 
 — — — 
 — — — 
 — — — 
 — — — 
 Giáo viên 
 GV
- Cán sự lớp điều khiển .
Lớp nhận xét
- Cho một số em thực hiện thử
-Từ lần 2 đến lần 3 GV cho thi đua giữa các tổ xem tổ nào nhảy đúng và nhanh hơn .
Học sinh thả lỏng
- Tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi : “ Tự chọn
 Tiếng Việt: LUYỆN VIẾT: TUẦN 25 
 I.Mục tiêu :
- Học sinh nắm và viết đúng chữ hoa: T, từ ứng dụng: Thẳng như ruột ngựa.
- Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp, rõ ràng.
- Giáo dục các em luôn có ý thức rèn chữ viết.
 II.Chuẩn bị : Mẫu chữ hoa T đặt trong khung chữ , cụm từ ứng dụng . Vở luyện viết
 III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu lớp viết vào bảng chữ S và từ Sáo
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: 
A.Hướng dẫn viết chữ hoa :
*Quan sát số nét quy trình viết chữ T
-Chữ T hoa cao mấy ô li ?
- Chữ T gồm mấy nét đó là những nét nào ?
- Nhắc lại qui trình viết 
-GV vừa giảng vừa viết mẫu vào khung chữ .
 T
*Học sinh viết bảng con 
- Yêu cầu viết chữ hoa T bảng con .
B.Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu một em đọc cụm từ .
- “ Thẳng như ruột ngựa“ nghĩa là gì ?
* Quan sát , nhận xét :
- Cụm từ :“Thẳng như ruột ngựa ” có mấy chữ ? Là những chữ nào ?
- Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ T hoa và cao mấy ô li ? Các chữ còn lại cao mấy ô li ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chùng nào ?
-GV viết mẫu:
 Thẳng như ruột ngựa
* Viết bảng : 
- Yêu cầu viết chữ Thẳng vào bảng
- Theo dõi sửa cho học sinh . 
C. Hướng dẫn viết vào vở :
-Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh .
 D. Chấm chữa bài 
-Chấm từ 5 - 7 bài học sinh .
-Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm . 
 3. Củng cố, dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà hoàn thành nốt bài viết trong vở .
- 2H lên bảng viết 
- Lớp thực hành viết vào bảng con .
-Học sinh quan sát .
- Chữ T, hoa cao 5 ô li .
-Chữ T gồm 1 nét : Nét 1 viết nét móc 2 đầu bên trái. N2 viết nét xiên lươn từ trái sang phải, từ dưới lên trên.N3 viết nét móc 2 đầu bên phải từ trên xuống dưới, cuối nét uốn vào trong.
- Lớp theo dõi và thực hiện viết vào không trung sau đó bảng con .
- Đọc : “Thẳng như ruột ngựa “ .
- Gồm 4 chữ 
- Chữ T, h ,gcao 2 ô li rưỡi , chữ t cao 1 li ruỡi , các chữ còn lại cao 1 ô li 
-Bằng một đơn vị chữ 
-Lớp quan sát.
- Viết bảng : Thẳng
- Thực hành viết vào bảng .
- Viết vào vở luyện viết :
-Nộp vở từ 5- 7 em để chấm điểm .
-Về nhà tập viết lại nhiều lần và xem trước bài mới
 Ngày soạn 8 tháng 3 năm 2010
 Ngày dạy: Thứ 5 ngày 11 tháng 3 năm 2010
 Tiếng Việt: LTVC: LUYỆN TUẦN 25
 I. Mục tiêu : 
 - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về sông biển .
 -Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ : Vì sao ? 
 - Giáo dục học sinh yêu quý và có ý thức giữ sạch sông biển góp phần bảo vệ môi trường.
 II. Chuẩn bị: : Một số tranh ảnh về sông, biển.
 III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: 
- Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau :
-Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
2. Luyện tập:
* Bài tập 1 : - Gọi học sinh đọc bài tập 1 - Yêu cầu lớp chia ra thành các nhóm nhỏ .
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớn và bút màu .
- Yêu cầu thảo luận trong nhóm tìm từ theo yêu cầu và ghi vào tờ giấy . 
- Gọi 4 em đại diện lên gắn tờ giấy của nhóm mình lên bảng .
 - GV nhận xét tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ .
*Bài 2 - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
-Yêu cầu trao đổi theo cặp .
- Mời một số em lên trình bày trước lớp .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
* Bài tập 3: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì - Treo bảng phụ : - Hãy đọc đoạn văn trong bài -Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài .
- Yêu cầu lớp làm vào vở .
* Kết luận : Trong câu văn trên thì phần được in đậm “ vì có nước xoáy “ là lí do cho việc “ Không được bơi ở đoạn sông này “ khi đặt câu hỏi cho lí do của một sự việc nào đó ta dùng cụm từ “ Vì sao ?”để đặt câu hỏi . Câu hỏi của bài tập này là : “ Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này ?”
* Bài tập 4: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
-Yêu cầu trao đổi theo cặp .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
3. Củng cố - Dặn dò
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài xem trước bài mới 
2 học sinh lên bảng làm bài. Lớp nhận xét
- Đọc yêu cầu .
- Các nhóm thảo luận tìm từ và ghi vào tờ giấy 
-4 em đại diện 4 nhóm lên bảng gắn : 
- tàu biển , cá biển , tôm biển ,chim biển , bão biển , sóng biển , lốc biển , mặt biển , rong biển bờ biển , biển cả , biển khơi , biển xanh , biển rộng ,...
- Nhận xét bổ sung bài bạn .
 - Tìm từ theo nghĩa tương ứng cho trước .
-Lớp chia thành các cặp thảo luận .
- Đại diện một số em lên trình bày :
- sông , suối , hồ .
- Lớp lắng nghe và nhận xét .
- Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau :
-Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
- Tự suy nghĩ làm bài cá nhân sau đó tiếp nối nhau phát biểu ý kiến .
- Lắng nghe hướng dẫn và đọc lại câu hỏi :
“ Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này ?”
- Dựa vào bài tập đọc “ Sơn Tinh Thuỷ Tinh” để trả lời câu hỏi 
-Lớp chia thành các cặp thảo luận .
- Đại diện một số em lên trình bày :
- a/ Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương ?
- Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì chàng mang lễ vật đến trước . 
b/ Vì sao Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh ?
- Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì chằng không lấy được Mị Nương .
c/ Vì sao nước ta có nạn lụt lội ?
- Vì hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước để đánh Sơn Tinh .
- Lớp lắng nghe và nhận xét .
-Hai em nêu lại nội dung vừa học 
-Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại
 Thủ công: ÔN CÁCH GẤP, CẮT, DÁN HÌNH
 I. Mục tiêu :
 -Học sinh ôn lại cách gấp, cắt, dán hình bằng giấy thủ công . Làm được các hình để trang trí . 
 - Rèn kỹ năng gấp, cắt, dán hình theo ý thích.
 - HS thích làm đồ chơi , yêu thích sản phẩm lao động của mình .
 II. Chuẩn bị : Mẫu các hình đã học bằng giấy bìa đủ lớn . Quy trình làm các hình có hình vẽ minh hoạ cho từng bước . Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4 , bút màu , kéo cắt , thước .
 III. Các hoạt động dạy và học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: 
*Hoạt động1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét . 
-Cho HS quan sát mẫu các hình đã học. 
-Đặt câu hỏi : - Kể tên các hình đã học gấp, cắt, dán? Các hình này có hình dáng , kích thước , màu sắc như thế nào ? 
Hoạt động 2 : Thực hành . 
-Gọi 1 em thao tác gấp,cắt ,dán hình đã học,lớp quan sát
-GV nhận xét uốn nắn các thao tác gấp , dán . 
-GV tổ chức cho các em tập gấp,cắt, dán
Hình theo ý thích của các em. 
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp .
 3. Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về chuẩn bị dụng cụ tiết sau gấp , dán xúc xích
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tựa bài học .
- Lớp quan sát và nêu nhận xét 
- Nêu theo suy nghĩ riêng của từng em .
- Quan sát để nắm được cách gấp , dán từng hình, nhận xét.
- Lớp thực hành gấp , cắt , dán hình theo ý thích của các em..
 -Hai em nhắc lại cách cắt gấp , cắt , dán từng hình .
-Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau Gấp , cắt dán xúc xích .
 Toán: LUYỆN: GIỜ, PHÚT
 I. Mục tiêu :
 - Luyện kĩ năng xem giờ đúng và giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. 
 - Củng cố biểu tượng thời gian và khoảng thời gian các đơn vị đo thời gian trong cuộc sống .
 - Giáo dục học sinh biết vận dụng cách xem giờ, phút vào thực tế cuộc sống.
 II. Chuẩn bị : - Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ chỉ phút theo ý muốn .
 III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
-Gọi 2 học sinh lên bảng thực hành quay đồng hồ theo yêu cầu : 5 giờ 10phút ; 7 giờ 15 phút .
-Nhận xét đánh giá ghi điểm .
 2. Hướng dẫn thực hành 
-Bài 1: - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài 
-Lưu ý học sinh để làm tốt bài này các em cần quan sát kĩ từng bức tranh đọc kĩ từng câu trong tranh , khi đọc xong 1 câu cần xem câu đó nói về hoạt động nào , hoạt động đó diễn ra vào thời điểm nào , sau đó mới đối chiếu với từng mặt đồng hồ trong tranh để có giờ thích hợp thời điểm đó .
- Mời lần lượt từng cặp lên trả lời liền mạch .
- Từ khi các bạn ở chuồng voi đến lúc các bạn ở chuồng hổ là bao lâu ?
+Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
Bài 2 : - Gọi một em nêu bài tập 2 a 
- Hà đến trường lúc mấy giờ ?
- Mời 1 em quay kim đồng hồ đến 7 giờ và GV gắn đồng hồ này lên bảng .
- Toàn đến trường lúc mấy giờ ?
- Mời 1 em quay kim đồng hồ đến 7 giờ 15 phút và GV gắn đồng hồ này lên bảng .
-Yêu cầu quan sát từng mặt đồng hồ và trả lời câu hỏi : -Ai đến trường sớm hơn ?
- Vậy bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn bao nhiêu phút ? 
-Yêu cầu học sinh nêu tương tự với câu b.
 -Giáo viên nhận xét đánh giá ghi điểm Bài 3 : - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài 
-Lưu ý học sinh để làm đúng bài này các em cần đọc kĩ công việc trong từng phần và ước lượng xem em cần bao nhiêu lâu để làm việc mà bài đưa ra , như vậy người làm việc trong bài cũng sẽ làm với khoảng thời gian gần như thế 
- Em điền giờ hay phút vào câu a ? Vì sao - Trong 8 phút em có thể làm được gì - Em điền giờ hay phút vào câu b ? Vì sao ?
- Vậy còn câu c em điền giờ hay phút , hãy giải thích cách điền của em ?
- Mời lần lượt một số em lên trả lời trước lớp .
-Gọi học sinh khác nhận xét . 
+Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
 3. Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
-2 học sinh lên bảng thực hành quay đồng hồ theo yêu cầu : 5 giờ 10 phút ; 7 giờ 15 phút .
-Hai học sinh khác nhận xét .
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Lớp làm việc theo cặp quan sát đồng hồ và cử một số cặp đại diện hỏi đáp trước lớp : 
- Lúc 8 giờ 30 phút Nam cùng các bạn đến vườn thú . Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi xem voi . 
- Vào lúc 9 giờ 15 phút , các bạn đếnchuồng hổ xem hổ . Đến 10 giờ 15 phút các bạn ngồi nghỉ và lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về .
- Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung ý bạn .
- Là 15 phút .
-Hà đến trường lúc 7 giờ . Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút . Ai đến trường sớm hơn - Hà đến trường lúc 7 giờ .
- Một học sinh lên quay kim đồng hồ đến 7 giờ 
- Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút.
- Một học sinh lên quay kim đồng hồ đến 7 giờ 15 phút.
-Lớp quan sát đọc giờ trên mặt từng đồng hồ trả lời : Bạn Hà đến trường sớm hơn .
- Bạn Hà sớm hơn bạn Toàn 15 phút .
- Các em khác quan sát và nhận xét bạn - Một em đọc đề .
- Suy nghĩ làm bài cá nhân .
- Điền giờ mỗi ngày Nam ngủ khoảng 8 giờ , không điền phút vì 8 phút là quá ít mà mỗi chúng ta cần ngủ suốt đêm đến sáng .
- Em có thể đánh răng , rửa mặt hay xếp sách vở vào cặp .
- Điền phút , Nam đi đến trường hết 15 phút , không điền giờ vì mỗi ngày chỉ có 24 giờ nêu đi từ nhà đến trường hết 15 giờ thì Nam không còn thời gian để làm các công việc khác .
- Điền phút , em làm bài kiểm tra hết 35 phút vì 35 giờ thì quá lâu , hơn cả một ngày -Một số em lên trả lời trước lớp .
- Nhận xét câu trả lời của bạn .
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
 Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docL2T25Chieu.doc