Giáo án lớp 2 môn học Tập đọc - Câu chuyện bó đũa

Giáo án lớp 2 môn học Tập đọc - Câu chuyện bó đũa

Tập đọc

Câu chuyện bó đũa

I. Mục tiêu:

- Giúp các em biết đọc trơn, đánh vần toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài. - Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : chia lẻ, hợp lại, đùm bọc,

- Hiểu được nội dung câu chuyện : đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh em trong một nhà phải biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa như SGK

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 môn học Tập đọc - Câu chuyện bó đũa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2008
 Tập đọc
Câu chuyện bó đũa
I. Mục tiêu:
- Giúp các em biết đọc trơn, đánh vần toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài. - Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : chia lẻ, hợp lại, đùm bọc,
- Hiểu được nội dung câu chuyện : đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh em trong một nhà phải biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa như SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : kiểm tra bài : Quà của bố
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Dùng tranh giới thiệu
b.Luyện đọc: Tiết 1 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn cách đọc toàn bài .
- Cho HS đọc câu , kết hợp luyện từ khó 
- Cho HS luyện đọc đoạn , kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài 
- Giảng từ : chia lẻ, hợp lại, đùm bọc, 
 - Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm 
- Nhận xét , tuyên dương
c. Tìm hiểu bài : Tiết 2
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hói SGK
+ Câu 1 trang 113 cho HS trả lời cá nhân
- Thấy các con không thương yêu nhau , ông cụ làm gì ?
+ Câu 2,3 HS trả lời cá nhân
+ Câu 4 tổ chức HS thảo luận nhóm 
+ Câu 5 cho HS trả lời cá nhân
b. Luyện đọc lại: 
- Cho HS thi đọc toàn bài phân vai
- Nhận xét , tuyên dương
3.Củng cố, dặn dò: - Chốt lại bài 
- Liên hệ giáo dục
- về đọc bài , chuẩn bị bài học sau.
- 2 em lên bảng đọc thuộc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
-Theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
( HS yếu đọc đoạn 1)
-Đọc theo nhóm 3
-Thi đọc giữa các nhóm.
- HS trung bình, yếu trả lời 
 - HS khá , giỏi trả lời
+ Ông cụ rất buồn phiền , bèn tìm cách dạy bảo các con : ông đặt một túi tiền , một bó đũa lên bàn, gọi các con lại và nói sẽ thưởng túi tiền cho ai bẻ được bó đũa. 
- HS trả lời 
- Thảo luận nhóm 2 , trả lời
+ Một bó đũa ngầm so sánh với bốn người con; một chiếc đũa ngầm so sánh với từng người con
- HS trả lời 
+ Anh em phải đoàn kết , thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu.
- HS tự phân vai theo nhóm 7
- Thi đọc trước lớp 
 Môn : Toán
Bài : 55 – 8 , 56 -7 , 37 – 8 , 68 – 9
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết cách thực hiện phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số, bằng cách vận dụng bảng trừ 15,16,17,18 để tính.
- Rèn cho học sinh làm thành thạo toán trừ có nhớ và tìm số hạng chưa biết.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: Gọi HS đọc thuộc bảng trừ: 15,16,17,18
- Nhận xét , sửa sai
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : trực tiếp
b. Tìm hiểu bài : 
* Giới thiệu phép tính 55 – 8
- Trong phép trừ 55 gọi là gì ? 8 gọi là 
gì ?
- Em có nhận xét gì về phép tính trên.
- Gọi 1 em lên bảng đặt tính rồi tính, lớp làm bảng con
- Một số em nêu cách đặt tính và tính 
* Tương tự cho HS làm các phép tính : 56 – 7 , 37 – 8 , 68 – 9
- Theo dõi , sửa sai
- Chốt lại cách làm 
c. Luyện tập:
* Bài 1: Tính 
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu
- Cho HS làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu
- Gọi một số em đọc bài làm và nêu cách làm 
* Bài 2: Tìm x
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu
- Cho HS làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu
- Gọi một số em đọc bài làm và nêu cách làm 
* Bài 3: Vẽ hình theo mẫu
- Cho HS nhìn hình mẫu tự vẽ vào VBT
- Theo dõi , nhắc nhở
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài 
- Về học thuộc các bảng trừ, ôn lại dạng toán trừ có nhớ trong phạm vi 1000, chuẩn bị bài học sau.
- 4 em lên bảng đọc
- 3 em đọc : 55 - 8
- 55 gọi là SBT, 8 gọi là ST
- Là phép tính số có hai chữ số trừ cho số có một chữ số.
- Làm bài và nêu cách đặt tính và tính
 55
 8
 47
- Làm và nêu kết quả
 56 37 68
 7 8 9
 43 29 59
- Đọc đề , nêu yêu cầu 
- 3 em lên bảng , lớp làm vào vở
Đọc đề , nêu yêu cầu 
- 3 em lên bảng , lớp làm vào vở
 x = 18 x = 28 x = 38
- Thực hành vẽ vào VBT
Đạo đức
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm được một số biểu hiện của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp và giúp các em hiểu vì sao cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Rèn cho các em có thói quen làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Các em có thói quen đồng tình với bạn có việc làm đúng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tiểu phẩm : Bạn Hùng thật đáng khen
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : : Quan tâm giúp đỡ bạn
+ Em phải đối xử với bạn như thế nào ?
+ Em đã làm gì để giúp đỡ bạn ?
- Nhận xét đánh giá
2. Bài mới:a. Giới thiệu bài : trực tiếp
b. Tìm hiểu bài :
* HĐ1: Tiểu phẩm Bạn Hùng thật khen.
- Yêu cầu HS đọc tiểu phẩm “ Bạn Hùng thật đáng khen” 
- Cho HS dựng lại nội dung câu chuyện
- Gọi một số nhóm trình bày
- Theo dõi, tuyên dương
+ Hùng làm gì trong buổi sinh nhật ?
+ Vì sao Hùng làm như vậy ?
+ Kết luận: Vứt giấy rác vào đúng nơi qui định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* HĐ2: Bày tỏ ý kiến
- Cho HS quan sát bộ tranh ( SGK ) và thảo luận các câu hỏi
+ Em có đồng ý với việc làm của bạn trong tranh không ? Vì sao ?
+ Nếu em là bạn trong tranh, em sẽ làm gì ? 
+ Kết luận: Để giữ trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm trực nhật hằng ngày, không bôi bẩn , vẽ bậy lên bàn ghế; không vứt rác bừa bãi ; đi vệ sinh đúng nơi qui định
* HĐ3: Bày tỏ ý kiến.
- Phát phiếu cho HS làm việc cá nhân ( VBT )
- Theo dõi , kèm HS yếu
- Gọi một số em đọc bài làm 
+ Kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS, điều đó thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp và giúp các em được sinh hoạt, học tập trong một môi trường trong lành.
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài học
- Liên hệ giáo dục
- Về thực hành tốt bài học
- Chuẩn bị bài học sau.
- 2 em lên trả lời 
- 2 em đọc , lớp đọc thầm
- Phân vai dựng lại câu chuyện theo nhóm 6
- Một số nhóm trình bày
- Chuẩn bị hộp giấy để các bạn ăn bánh kẹo bỏ giấy vào
- Nhiều em trả lời
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
( Trình bày theo nội dung từng tranh )
- Làm bài vào phiếu
- Một số em đọc bài làm 
Môn : Toán
65 – 38 , 46 – 17 , 57 – 28 , 78 – 29
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong đó có số bị trừ và số trừ là số có hai chữ số .
- Rèn cho các em biết cách thực hiện các phép trừ có nhớ.
- Giáo dục các em viết bài rõ ràng, sạch đẹp.
II. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: 1. Bài cũ: Kiểm tra bài : 55 – 8 , 56 -7 , 37 – 8 , 68 – 9
- Nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : trực tiếp
b. Tìm hiểu bài : 
* Giới thiệu phép tính 65 – 38
- Trong phép trừ 65 gọi là gì ? 38 gọi là 
gì ?
- Em có nhận xét gì về phép tính trên.
- Gọi 1 em lên bảng đặt tính rồi tính, lớp làm bảng con
- Một số em nêu cách đặt tính và tính 
* Tương tự cho HS làm các phép tính : 46 – 17 , 57 – 28 , 78 – 29
- Theo dõi , sửa sai
- Chốt lại cách làm 
c. Luyện tập:
* Bài 1: Tính 
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu
- Cho HS làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu
- Gọi một số em đọc bài làm và nêu cách làm 
* Bài 2: Số ?
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu
- Cho HS làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu
- Gọi một số em đọc bài làm và nêu cách làm 
* Bài 3: Gọi HS đọc đề, nêu dự kiện của bài
- Cho HS tự suy nghĩ làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài 
- Về học thuộc các bảng trừ, chuẩn bị bài học sau.
- 4 em lên bảng đọc
- 3 em đọc : 65 - 38
- 65 gọi là SBT, 38 gọi là ST
- Là phép tính số có hai chữ số trừ cho số có hai một chữ số.
- Làm bài và nêu cách đặt tính và tính
 65
 38
 27
- Làm và nêu kết quả
 46 57 78
 17 28 29
 37 29 29
- Đọc đề , nêu yêu cầu 
- 3 em lên bảng , lớp làm vào vở
Đọc đề , nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
- Đọc đề, nêu dự kiện của bài
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
Đáp số : 38 tuổi
 Chính tả
Câu chuyện bó đũa
I. Mục tiêu :
- Học sinh nghe viết chính xác , trình bày đúng một đoạn trong bài :Câu chuyện bó đũa
- Rèn cho các em viết chữ đều nét , đúng chính tả và đúng độ cao.
- Các em có ý thức rèn chữ viết .
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : Gọi HS lên bảng viết , lớp viết bảng con
- Nhận xét , ghi điểm 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Hướng dẫn nghe , viết:
- Đọc đoạn viết
- Tìm lời người cha trong đoạn viết.
- Lời người cha được viết sau dấu gì ?
- Cho HS viết từ khó 
- Nhận xét ,sửa sai
c.Viết bài : 
- Đọc từng câu cho HS viết 
- Theo dõi chỉnh sửa HS 
- Thu vở 7 em chấm , nhận xét 
d. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
* Bài 2: Điền vào chỗ trống l hay n ? I hay iê ? ăc hayăt ?
- Gọi HS đọc đề
- Cho HS làm VBT
- Theo dõi kèm HS yếu
* Bài 3: Tìm các từ chứa tiếng có âm l hay âm n; vần in hay vần iên; vần ăt hay vần ăc.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi từ chữ. Nếu tổ nào tìm đúng và đúng thời gian thì tổ đó thắng cuộc
3. Củng cố , dặn dò : 
- Tuyên dương em viết đẹp
- Nhận xét tiết học. Về chuẩn bị bài sau
- Viết : lũy tre, chạy q ... t 
- Nhiều em nêu 
- Viết bảng con chữ L hoa 
- Nêu cách viết 
- Viết nháp 
- Viết bài 
Môn : Toán
Bài : Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Củng cố ôn luyện cho học sinh vận dụng thành thạo bảng trừ 15,16,17, 18 trừ đi một số. Củng cố về cách giải toán và thực hành xếp hàng.
- Rèn cho học sinh thành thạo phép trừ có nhớ
- Các em vận dụng thành thạo các công thức trừ vào làm toán
II. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: Kiểm tra bài : 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 - 29
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : trực tiếp
b. Hướng dẫn làm bài : Tiết 1
* Bài 1: Tính nhẩm
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ xì điện”
- Theo dõi tuyên dương
* Bài 2: Tính nhẩm 
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu 
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu
- Cho HS nhận xét cặp phép tính
15 – 5- 1 = 9
15 – 6 = 9
* Bài 3: Đặt tính rồi tính
- Cho HS làm bảng con
- Theo dõi , sửa sai
- Gọi một số em nêu cách đặt tính và tính của một số phép tính 
* Bài 4: Gọi HS đọc đề , nêu dự kiện của bài
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu
- Gọi một số em đọc bài làm
- Nhận xét sửa sai
- Chốt lại bài 
* Tiết 2
1. Ổn định:
2. Hướng dẫn ôn:
* Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Cho HS làm bài vào vở
- Theo dõi , sửa sai
- Gọi một số em nêu cách đặt tính và tính của một số phép tính 
* Bài 2: Tính nhẩm
- Cho HS làm bài vào vở
- Theo dõi , sửa sai
* Bài 3: Lan 18 tuổi , em kém Lan 9 tuổi . Hỏi em bao nhiêu tuổi ?
- Gọi HS đọc đề, nêu dự kiện của bài
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu
- Gọi một số em đọc bài làm 
- Nhận xét , sửa sai
3. Củng cố , dặn dò:
- Gọi một số em đọc lại các bảng trừ đã học
- Về ôn lại các bảng trừ đã học
- chuẩn bị bài học sau
- 3 em lên bảng làm bài 1
- Nắm yêu cầu 
- Tổ chức chơi thi đua nhau
- Đọc đề, nắm yêu cầu 
- 3 em lên bảng , lớp làm vào vở
- Phép tính trên là bước nhẩm của phép tính dưới 
- Đọc đề, nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng, lớp làm bảng con
- Đọc đề, nêu dự kiện của bài
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
- Đọc bài làm
+ Đáp số : 32 lít
- Nắm yêu cầu
- 3 em lên bảng, lớp làm vào vở
45 – 7 83 – 8 36 - 9 
- Nắm yêu cầu
- 2 em lên bảng, lớp làm vào vở
 14 – 4 – 1 = 9 13 – 3 –2 = 8
 14 – 5 = 9 13 –5 = 8
- Đọc đề, nêu dự kiện của bài
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
- Một số em đọc bài làm
+ Đáp số : 9 tuổi
Môn : Tập đọc
Ôn bài : Tiếng võng kêu
I. Mục tiêu:
- Các em đọc trơn toàn bài.Ngắt nhịp đúng các câu thơ 4 chữ 
- Biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng , êm ái
- Hiểu các từ mới : gian, phơ phất, vương vương.
- Hiểu ý chung của bài : Tình cảm yêu thương của nhà thơ nhỏ với em gái của mình và quê hương.
- Thuộc lòng một , hai khổ thơ. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài SGK .
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : Kiểm tra bài “ Nhắn tin ”
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: Dùng tranh
b. Luyện đọc : 
GV đọc mẫu , nêu cách đọc toàn bài 
- Tổ chức cho học sinh luyện từng dòng thơ , kết hợp luyện đọc từ khó 
- Cho học sinh đọc đoạn trước lớp , kết hợp hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng 
- Giải nghĩa từ: gian, phơ phất, vương vương.
 -Tổ chức cho học sinh đọc đoạn trong nhóm
- Nhận xét tuyên dương
c. Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong bài , suy nghĩ trả lời câu hỏi trong SGK .
+ Câu 1,2 trang 117 cho học sinh trả lời cá nhân
+ Câu 3 cho học sinh trả lời cá nhân
d. Thuộc lòng bài thơ:
- Cho HS đọc thuộc bài thơ ( GV xóa dần bảng )
- Nhận xét , ghi điểm 
3. Củng cố dặn dò :
- Nội dung bài nói gì ?
- Chốt lại cách đọc toàn bài .Dặn HS về nhà đọc bài, chuẩn bị bài sau
- 2 em đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc trong SGK 
- Theo dõi
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ
- Đọc nối tiếp đoạn
- Luyện đọc nhóm 3
- Thi đọc trước lớp
- Học sinh trả lời
 ( HS khá , giỏi trả lời mẫu, HS trung bình,yếu trả lời sau )
- HS khá , giỏi trả lời 
- Đọc đồng thanh, tổ , cá nhân
- HS khá giỏi đọc thuộc cả bài ; HS trung bình , yếu đọc thuộc 1,2 khổ thơ
- Tình cảm yêu thương của nhà thơ nhỏ với em gái của mình và với quê hương.
Chiều thứ 5 ngày 29 tháng 11 năm 2007
Môn : Toán
Bài : Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Ôn luyện cho học sinh dạng toán trừ có nhớ, tìm số hạng, số bị trừ chưa biết , giải toán có lời văn nâng cao hơn.
- Rèn các em làm thành thạo dạng toán trên.
- Các em có ý thức tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : kết hợp khi ôn
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Hướng dẫn làm bài :
* Bài : Đặt tính rồi tính 
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu 
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi , kèm HS yếu 
* Bài 2: Tìm x
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu 
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi , kèm HS yếu 
* Bài 3: An may quần hết 17000 đồng , may áo hết 38000 đồng . Hỏi an may cả quần và áo hết bao nhiêu đồng ?
* Bài 4: Một cửa hàng có 98 hộp bánh , buổi sáng bán được 48 hộp bánh , buổi chiều bán được 43 hộp bánh . Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu hộp bánh ?
 - Gọi HS đọc đề , nêu dự kiện của bài 
- Cho HS suy nghĩ tự làm 
- Theo dõi kèm HS yếu 
- Thu vở chấm , nhận xét 
 3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài 
- Về làm lại bài sai. Học thuộc các bảng trừ đã học.
- Hát 
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
 64 và 29 58 và 29 57 và 28 33 và 16
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
- Một số em nêu qui tắc tìm một số hạng chưa biết.
X + 27 = 39 – 4 29 + x = 55 – 8
 X + 27 = 35 29 + x = 47
 X = 35 – 27 x = 47 - 29
 X = 8 x = 18
X – 18 = 34 41- x = 59
 X = 34 + 18 x = 59 + 41
 X = 52 x = 100
- Đọc đề , nêu dự kiện của bài 
- 4 em lên bảng , lớp làm vào vở
+ Bài 3: Đáp số : 55000 đồng
+ Bài 4: Bài giải
 Số hộp bánh cả ngày bán được là:
 48 + 43 = 91 ( hộp bánh )
Số hộp bánh cửa hàng còn lại là :
 98 – 91 = 7 ( hộp bánh )
 Đáp số : 7 hộp bánh 
- HS khá , giỏi làm bài 1,2,3,4.
- HS trung bình , yếu làm bài 1,2,3. 
Môn : Chính tả
Bài : Ôn tập
I. Mục tiêu :
- Hướng dẫn học sinh viết đúng , chính xác đoạn 2 trong bài : Câu chuyện bó đũa
- Làm thành thạo dạng bài tập điền từ.
- Các em trình bày bài sạch đẹp .
II. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con 
- Nhận xét , ghi điểm 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Hướng dẫn nhận xét :
- Đọc bài viết 
- Thấy các con không yêu thương nhau người cha đã là gì ?
- Cho HS viết từ khó 
- Nhận xét sửa sai
c. Viết bài :
- Đọc từng câu 
- Thu chấm , nhận xét 
d. Luyện tập:
* Bài 1: Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống 
+ ( nấp , lấp ) : ẩn
+ ( lặng , nặng ) : sâu
+ ( tìm , tiềm ) : .tàng
+ ( tín , tiến ) : .nhiệm
+ ( tin , tiên ) : tiến
+ ( tắc , tắt ) : .nghẽn
+( mặc , mặt ) : ăn
- Cho HS suy nghĩ tự làm 
- Theo dõi giúp nhóm HS yếu
3. Củng cố , dặn dò :
- Chốt lại bài 
- Tuyên dương em viết đẹp 
- Nhận xét giờ học 
- Viết : câu chuyện , tiên tiến, nhãn , ngoan ngoãn,.
- 2 em đọc lại 
- Cầm bó đũa ra và ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền
- Viết bảng con
+ buồn phiền, thưởng , gãy , dễ dàng.
- Nghe viết bài vào vở
- Nêu yêu cầu 
- Làm bài vào vở
+ ( nấp , lấp ) : ẩn nấp 
+ ( lặng , nặng ) : sâu lặng
+ ( tìm , tiềm ) :tiềm tàng
+ ( tín , tiến ) : tín nhiệm
+ ( tin , tiên ) : tiên tiến
+ ( tắc , tắt ) : tắc nghẽn
+( mặc , mặt ) : ăn mặc
Môn : Luyện từ và câu
Bài : Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố ôn lại cho các em mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.
- Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai làm gì và cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
- Các em có ý thức sử dụng vốn từ đúng chủ đề.
II. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : kết hợp khi ôn
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : trực tiếp
b. Hướng dẫn ôn :
* Bài 1: Ghép các iếng sau với nhau để tạo các từ chỉ tình cảm giữa anh chị em trong nhà : thương , yêu , quý , mến , kính , trọng .
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu 
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm học sinh yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm 
- Nhận xét , sửa sai
* Bài 2: Chọn 2 từ ghép ở BT1 để đặt 2 câu nói về tình cảm anh em trong một nhà.
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu 
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm học sinh yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm 
- Nhận xét , sửa sai
* Bài 3: Điền dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào ô trống.
Bé Hà nhìn nhanh về phía tay anh Tuấn chỉ □ Ngôi sao Chổi như một vệt sáng dài trên sân trời mênh mông □
Bé Hà thắc mắc:
- Thế trời cũng quét sân hả anh □
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu 
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm học sinh yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm 
- Nhận xét , sửa sai
- Thu vở chấm , nhận xét 
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài học
- Về ôn lại dạng bài trên
- Hát 
- Đọc đê , nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
+ Thương yêu, thương mến, yêu quý , yêu mến, kính yêu , kính trọng.
- Đọc đê , nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
+ Anh em trong một nhà phải biết thương yêu nhau.
+ Anh luôn luôn yêu quý em của mình.
- Đọc đê , nêu yêu cầu 
- 1em lên bảng , lớp làm vào vở
+ Chỗ trống thứ nhất: dấu chấm.
+ Chỗ trống thứ hai : dấu chấm.
+ Chỗ trống thứ ba : dấu chấm hỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctap tuan 14.doc