Giáo án khối lớp 2 môn Tự nhiên xã hội - Bài: Đường giao thông

Giáo án khối lớp 2 môn Tự nhiên xã hội - Bài: Đường giao thông

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 - Học sinh kể được tên các loại đường giao thông : đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không .

 - Học sinh kể được tên các phương tiện đi trên từng loại đường giao thông.

 - Nhận biết được một số biển báo trên đường bộ và tại khu vực có đường sắt chạy qua.

 - Học sinh có ý thức chấp hành luật lệ giao thông .

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi.

- Nội dung của bài tập, giấy A 4 .

- Tranh ảnh trong sách giáo khoa

- Năm tấm bìa có ghi tên các phương tiện giao thông

 

doc 14 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1276Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối lớp 2 môn Tự nhiên xã hội - Bài: Đường giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
19
Ngày 
KẾ HOẠCH GIẢNG DAY
Tiết : 19
Môn : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài : ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Học sinh kể được tên các loại đường giao thông : đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không .
 - Học sinh kể được tên các phương tiện đi trên từng loại đường giao thông.
 - Nhận biết được một số biển báo trên đường bộ và tại khu vực có đường sắt chạy qua.
 - Học sinh có ý thức chấp hành luật lệ giao thông .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi.
Nội dung của bài tập, giấy A 4 .
Tranh ảnh trong sách giáo khoa
Năm tấm bìa có ghi tên các phương tiện giao thông 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
	1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV cho học sinh lên bảng nhắc lại nội dung bài học tuần trước 
- Học sinh dưới lớp nhận xét .
- GV nhận xét và cho điểm .
2/ Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ .
 1/ Giới thiệu bài :
 Trong tiết tự nhiên hôm nay chúng ta cô sẽ hướng dẫn cho các con nhận biết cá loại đường giao thông và các phương tiện di chuyển trên đó qua bài Đường giao thông 
- GV ghi tựa bài
 2/ Bài mới :
 a/ Hoạt động 1 : Nhận biết các loại đường giao thông 
- Hs lắng nghe .
- Hs nhắc lại bài
 - GV treo tranh
 - GV cho hs xem tranh 
 + Hãy cho biết bức tranh thứ nhất vẽ gì ?
 + Bức tranh thứ hai vẽ gì ?
 + Tranh thứ ba vẽ cảnh gì ?
 + Bức tranh thứ tư vẽ gì ?
 + Tranh thứ năm vẽ cảnh gì ?
- GV phát cho hs các tấm bìa và yêu cầu hs gắn các tấm bìa vào tranh cho phù hợp .
- GV nhận xét 
- GV kết luận : 
 Trên đây là bốn loại đường giao thông : đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không .
 b/ Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm để nhận biết các phương tiện giao thông
- GV cho hs quan sát tranh
- GV đưa ra các câu hỏi phụ :
 + Tranh 1 chụp phương tiện giao thông gì ?
 + Ô tô là phương tiện dành cho loại đường nào ?
 + Phương tiện nào đi trên đường sắt ?
 + Kể tên các phương tiện đi trên đường bộ ?
 + Các phương tiện nào đi trên đường không ?
 + Kể tên các loại thuyền đi trên sông hay trên biển mà em biết ?
- GV cho lớp nhận xét .
 + Ngoài các phương tiện giao thông vừa kể ở trên hãy kể tên các phương tiện mà em biết ?
 + Hãy kể tên các loại đường giao thông có ở địa phương ?
- GV nhận xét và kết luận .
 Các phương tiện giao thông : đường bộ là đường dành cho người đi bộ, xe đạp ,; đường sắt dành cho tàu hỏa; đường thủy dành cho tàu, thuyền ,; đường hàng không dành cho máy bay .
 c/ Hoạt động 3 : Nhận biết một số loại biển báo 
- GV cho hs quan sát 5 biển báo trong SGK
- GV yêu cầu hs chỉ và nói đúng tên các biển báo đó 
- GV đạt các câu hỏi phân biệt các loại biển báo 
- GV cho hs nhận xét 
- GV nhận xét và kết luận 
- GV cho hs liên hệ thực tế 
- GV kết luận 
 Có rất nhiều các loại biển báo khác nhau nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông . Vì vậy chúng ta cần phải tuân theo luật lệ giao thông
3/ Củng cố .
- Tham gia trò chơi : Đối đáp nhanh nói về các phương tiện giao thông 
- Nhận xét, dặn dò .
- Nhận xét tiết học 
- Hs quan sát tranh theo gợi ý 
 + Cảnh bầu trời trong xanh,  
 + Vẽ một con sông
 + Vẽ biển 
 + Vẽ đường ray
 + Môt ngã tư đường phố
- HS tự giải quyết theo ý kiến cá nhân .
- HS thảo luận nhóm 
- HS đưa ra các yêu cầu phù hợp 
 + Ô tô
 + Đường bộ
 + Tàu hỏa
 + Xe máy, xe đạp , xe ô tô, 
 + Máy bay, tên lửa .
 + Thuyền, bè , 
- HS nêu 
- Hs nhận xét 
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS tham gia theo nhóm 
NHẬN XÉT :
Tuần
20
Ngày 
KẾ HOẠCH GIẢNG DAY
Tiết : 20
Môn : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài : AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Học sinh nhận biết được một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông .
 Học sinh biết đươc một số quy định khi đi các phương tiện giao thông .
Học sinh có ý thức chấp hành tốt những quy định về an toàn giao thông.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các tranh ảnh trong sách giáo khoa
Nội dung của bài tập, giấy A 4 .
- Chuẩn bị một số tình huống cụ thể có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông ở địa phương mình .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
	1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV cho học sinh lên bảng nhắc lại nội dung bài học tuần trước 
- Học sinh dưới lớp nhận xét .
- GV nhận xét và cho điểm .
2/ Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ .
 1/ Giới thiệu bài :
 Trong tiết tự nhiên hôm nay chúng ta cô sẽ hướng dẫn cho các con nhận biết và cách xử lý một số tình huống nguy hiểm khi đi các phương tiện giao thông ở ngay tai khu vực mình ở .
- GV ghi tựa bài 
 2/ Bài mới :
 a/ Hoạt động 1 : Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi 
- Hs lắng nghe .
- HS nhắc lại
 đi các phương tiện giao thông .
 - GV cho hs xem tranh 
 + Hãy cho biết những hoạt động của bức tranh thứ nhất ?
 + Hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra ?
 + Đã có khi nào em có những hành động giống như trong tình huống đó không ?
 + Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào ?
- GV cho các nhóm trả lời
- GV nhận xét
- GV kết luận : 
 Để đảm bảo an toàn khi đi các phương tiện giao thông ta phải : ngồi sau xe đạp, xe máy phải giữ chắc người phía trước, không đi lại nô đùa hay thò đầu ra ngoài cửa sổ của các phương tiện giao thông .
 b/ Hoạt động 2 : Nhận biết được một số quy định khi đi các phương tiện giao thông .
- GV treo tranh 43
- GV hướng dẫn hs quan sát từng tranh 
 + Tranh 1 : Người hành khách đang làm gì ? Họ đang đứng ở đâu,gần hay xa mép đường ?
 + Tranh 2 : Hành khách đang làm gì ? Họ lên xe ô tô khi nào ?
 + Tranh 3 : Hành khách đang làm gì ? Theo em thì hành khách phải làm gì khi ở trên xe ô tô ?
 + Tranh 4 : Hành khách đang làm gì ? Họ xuống xe ở bên phải hay bên trái của xe ?
 - GV cho lớp đánh giá kết quả 
- GV nhận xét và kết luận .
 Khi đi xe buýt phải đứng chờ ở bến xe, không đứng sát mép đường . Khi xe đến , xe phải dừng hẳn mới được lên xe . Không đi lại , thò đầu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy . Khi xe dừng hẳn mới được xuống xe và xuống bên cửa tay phải .
3/ Củng cố .
- GV củng cố bài : Cho hs vẽ các phương tiện giao thông 
- Nhận xét, dặn dò .
- Nhận xét tiết học 
 - Hs quan sát tranh theo gợi ý 
- HS thảo luận theo nhóm để tìm các tình huống được vẽ trong tranh 
.
- Các nhóm trả lời 
- HS quan sát
- HS làm việc nhóm đôi
 + Họ đang đứng đợi ở trạm xe buýt và đứng xa mép đường .
 + Hành khách đang lên xe ô tô khi xe đã dừng hẳn .
 + Hành khách đang ngồi ngay ngắn trong xe . Khi ở trên ô tô không nên đi lại, nô đùa , không thò đầu hau thò đầu ra khỏi cửa sổ .
 + Hành khách đang xuống xe và xuống ở cửa bên phải của xe .
- HS đưa ra các nhận xét
- HS nhắc lại
- HS ngồi cạnh nhau xem và nói về tên phương tiện giao thông mà bạn vẽ, nói được phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào và những điều cần lưu ý khi đi phương tiện giao thông đó .
NHẬN XÉT :
Tuần
21
Ngày 
KẾ HOẠCH GIẢNG DAY
Tiết : 21
Môn : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài : CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Học sinh biết kể tên một số nghề nghiệp và nói được những hoạt động sinh sống của người dân địa phương mình đang ở .
 Học sinh có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các tranh ảnh trong sách giáo khoa
Nội dung của bài tập, giấy A 4 .
- Chuẩn bị một số tranh ảnh về các nghề nghiệp khác nhau.
- Một số các tấm thẻ ghi tên các nghề nghiệp
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
	1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV cho học sinh lên bảng nhắc lại nội dung bài học tuần trước 
- Học sinh dưới lớp nhận xét .
- GV nhận xét và cho điểm .
2/ Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ .
 1/ Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài mới .
- GV ghi tựa bài 
 2/ Bài mới :
 a/ Hoạt động 1 : Kể tên một số ngành nghề ở vùng nông thôn và thành thị .
- GV đặt câu hỏi 
 + Bố mẹ em và những người trong họ hàng nhà em làm những nghề gì ?
 + Trong bức tranh 44 và 45 trong SGK đang vẽ cuộc sống ở đâu ?
 + Tại sao con biết ?
 + Các bức tranh 46 và 47 vẽ cuộc sống ở đâu ? Tại sao con biết ?
- GV cho nhận xét 
- GV chốt ý 
 b/ Hoạt động 2 : Nói về cuộc sống địa phương .
- Gv treo tranh
- GV cho hs quan sát
- GV cho hs thảo luận nhóm để kể lại những gì nhìn thấy trong hình 
 + Hình 1,2
 + Hình 3,4 
 + Hình 5,6 
 + Hình 7 
- GV cho các nhóm trình bày 
- GV nhận xét 
- GV kết luận :
 Mỗi người dân ở mỗi vùng khác nhau sẽ sống bằng các nghề khác nhau .
 c/ Hoạt động 3 : Thi nói về ngành nghề 
- Gv cho hs trình bày các tranh ảnh đã được chuẩn bị sẵn ở nhà .
- GV chia nhóm 
- GV hướng dẫn trò chơi :
 + Nhìn vào tranh của các nhóm khác đưa ra và nói đúng về ngành nghề 
 + Nói đúng về nơi ở và làm việc của mỗi búc tranh 
 + Nêu lên được ích lợi của ngành nghề đó .
- GV cho các nhóm thi đua
- GV nhận xét 
 3/ Củng cố 
- GV củng cố lại bài học
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài mới 
- Hs lắng nghe .
- HS nhắc lại
- HS trả lời 
 + Bố em là công nhân, 
 + Vẽ cuộc sống , nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân nông thôn .
+ Vẽ cuộc sống , nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân thành thị 
- Các hs nhận xét 
- HS quan sát
- HS thảo luận nhóm
 + Hình 1,2 : Người dân sống ở miền núi , làm nghề dệt vải
 + Hình 3,4 :Người dân sống ở vùng trung du ; sống bằng nghề hái chè 
 + Hình 5,6 : Người dân sống ở đồng bằng, sống bằng nghề trồng lúa
 + Hình 7 ; Người dân sống ở miền biển ; sống bằng nghề đánh baắt cá .
- HS trình bày
- Các nhóm nhận xét 
- Các nhóm trình bày tranh ảnh 
- Lớp chia nhóm 
- HS lắng nghe và tham gia trò chơi
- Các nhóm nhận xét 
- HS trả lời
NHẬN XÉT :
Tuần
22
Ngày 
KẾ HOẠCH GIẢNG DAY
Tiết : 22
Môn : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài : CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TIẾT 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Học sinh biết kể tên một số nghề nghiệp và nói được những hoạt động sinh sống của người dân địa phương mình đang ở .
 Học sinh có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các tranh ảnh trong sách giáo khoa
Nội dung của bài tập, giấy A 4 .
- Chuẩn bị một số tranh ảnh về các nghề nghiệp khác nhau.
- Một số các tấm thẻ ghi tên các nghề nghiệp
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
	1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV cho học sinh lên bảng nhắc lại nội dung bài học tuần trước 
- Học sinh dưới lớp nhận xét .
- GV nhận xét và cho điểm .
2/ Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ .
 1/ Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài mới .
- GV ghi tựa bài 
 2/ Bài mới :
 a/ Hoạt động 1 : Kể tên một số ngành nghề ở thành phố mà em biết 
- GV đặt câu hỏi 
 + Bố mẹ em và những người trong họ hàng nhà em làm những nghề gì ?
 + Từ các kết quả thảo luận trên em rút ra được kết luận gì ?
- GV cho nhận xét 
- GV chốt ý :
 Cũng như ở các vùng nông thôn, thành phố cũng có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau .
 b/ Hoạt động 2 : Nói về cuộc sống địa phương .
- Gv treo tranh
- GV cho hs quan sát
- GV cho hs thảo luận nhóm để kể lại những gì nhìn thấy trong hình 
 + Hình 1,2
 + Hình 3,4 
 + Hình 5
 + Hình 6 
- GV cho các nhóm trình bày 
- GV nhận xét 
- GV kết luận :
 Mỗi người dân ở mỗi nơi khác nhau sẽ sống bằng các nghề khác nhau .
 c/ Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế 
- GV cho hs trình bày các nghề nghiệp mà khu phố các em thường làm 
 - GV cho hs trình bày qua các câu hỏi :
 + Nơi em sống mọi người làm ngề gì ?
 + Em có thể mô tả lại các ngành nghề đó cho các bạn trong lớp cùng biết ?
 + Ngành nghề đó có ích lợi gì không ?
- GV cho các nhóm thi đua
- GV nhận xét 
 3/ Củng cố 
- GV củng cố lại bài học
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài mới 
- Hs lắng nghe .
- HS nhắc lại
- HS trả lời 
 + Bố em là công nhân
 + Mẹ em là công an 
 + Ở thành phố có rất nhiều nghề khác nhau
- Các hs nhận xét 
- HS quan sát
- HS thảo luận nhóm
 + Hình 1,2 : Người dân sống ở bến cảng, có nhiều nghề như ; lái xe, lái tàu, bốc vác, hải quan,
 + Hình 3,4 :Người dân sống ở khu chợ, người dân ở đó có thể sống bằng nghề bán hàng 
 + Hình 5 : Tranh vẽ cảnh nhà máy . Mọi người trong đó có thể là công nhân , quản đốc, 
+ Hình 6 : Tranh vẽ khu nhà . Những người trong đó có thể là cô giáo, bảo vệ, bán hàng ,  
- HS trình bày
- Các nhóm nhận xét 
- HS trình bày - Lớp chia nhóm 
- HS lắng nghe và tham gia trò chơi
- HS trả lời
NHẬN XÉT :
TUẦN 25
Tự nhiên và Xã hội
Một số loài cây sống trên cạn
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống trên cạn.
- Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
II. Đồ dùng dạy học
Hình vẽ SGK / 52, 53
Các cây có ở sân trường, vườn trường.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định
2. KTBC
Cây có thể sống ở đâu ?
Kể tên
- GV cho điểm, nhận xét chung.
3. Dạy bài mới
Hoạt động 1
Quan sát cây cối ở sân trường, vườn trường và xung quanh trường
* Mục tiêu: hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
* Cách tiến hành
B1: làm việc theo nhóm nhỏ
- GV thông báo hết thời gian
B2: Làm việc cả lớp
- GV nhận xét
Hoạt động 2
Làm việc với SGK
* Mục tiêu: nhận biết 1 số cây sống trên cạn và ích lợi của chúng.
* Cách tiến hành:
B1: Làm việc theo cặp
B2: Làm việc cả lớp
- GV gọi vài HS trả lời.
- GV mở rộng kiến thức: cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực...
	Kết luận
	Có nhiều loại cây sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật và nhiều lợi ích khác.
4. Củng cố dặn dò
- Xem lại các bài tập
- Nhận xét tiết học
- CBB: Một số loài cây sống dưới nước.
HS ở ngoài trời
Nhóm 1: quan sát cây cối ở sân trường
Nhóm 2: quan sát cây cối ở vườn trường
HS các nhóm điền vào phiếu:
1. Tên cây
2. Đó là cây bóng mát hay cây hoa, cây cỏ.
3. Thân cây, cành lá có gì đặc biệt ?
4. Cây đó có hoa hay không ?
5. Có nhìn thấy phần rễ không ? Rễ có vai trò gì đặc biệt ?
6. Vẽ lại cây đã quan sát.
Đại diện các nhóm trình bày, dán hình.
Từng đôi bạn quan sát tranh SGK, trả lời:
Nói tên và nêu ích lợi của những cây có trong hình.

Tài liệu đính kèm:

  • doctnxh19-22(IN).doc