Giáo án khối lớp 2 môn Toán học Tuần 24, 25

Giáo án khối lớp 2 môn Toán học  Tuần 24, 25

A – MỤC TIÊU

Giúp HS :

- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập “Tìm một thừa số chưa biết”.

- Rèn luyện kĩ năng giải toán có phép chia.

B – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bảng con .

 - Vở Bài Tập Toán

B – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Ổn định

 - Hát

 2.Bài cũ :Tìm một thừa số của phép nhân

 - Cho HS sửa bài tiết 111.

 - GV cho hs nhận xét

- GV nhận xét.

3. Dạy bài mới :

 

doc 22 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 925Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối lớp 2 môn Toán học Tuần 24, 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
24
Ngày
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN : TOÁN 
BÀI : LUYỆN TẬP
A – MỤC TIÊU
Giúp HS : 
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập “Tìm một thừa số chưa biết”.
Rèn luyện kĩ năng giải toán có phép chia.
B – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bảng con .
 - Vở Bài Tập Toán 
B – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	 1. Ổn định
	- Hát 
	2.Bài cũ :Tìm một thừa số của phép nhân
	- Cho HS sửa bài tiết 111.
	- GV cho hs nhận xét
- GV nhận xét.
3. Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a/ Giới thiệu bài mới
- GV giới thiệu bài mới
- GV ghi tựa bài lên bảng
b/ Giảng bài mới
 * Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
 - Trước hoặc trong quá trình HS làm bài, GV có thể kiểm tra việc ghi nhớ cách tìm một thừa số chưa biết.
- GV cho bài trên bảng
- GV cho lớp nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết
- GV cho lớp nhận xét
- GV nhận xét
 * Hoạt động 2: Rèn kĩ năng tính - Giải toán đơn về phép trừ
 + Bài 1: 
- GV cho 3 HS thực hiện bảng lớp. 
- GV cho lớp nhận xét
- GV nhận xét 
 + Bài 2 : 
- GV cho HS phân biệt bài tập “Tìm một số hạng của tổng” vàø bài tập “Tìm một thừa số của tích”.
a) y + 2 = 10 
 y = 10 - 2 
 y = 8 
b) y x 2 = 10 
 y = 10 : 2 
 y = 5 
- GV cho hs nhận xét 
- GV nhận xét
 + Bài 3 : 
- GV cho HS thực hiện phép tính để tìm số ở ô trống. Ở mỗi ô trống GV cho HS nêu số phải tìm.
 + Cột thứ nhất : Tìm tích.
 + Cột thứ hai : Tìm thừa số 
- GV cho lớp thực hiện vào VBT.
 * Hoạt động 3: Thi đua tìm nhanh
 + Bài 4 :
- GV cho 1 HS đọc đề toán - nêu tóm tắt - Nêu cách giải. Cho HS thực hiện bảng.
- GV nhận xét bài làm 
 + Bài 5 :
- GV cho 1 HS đọc đề toán - nêu tóm tắt - Nêu cách giải. 
- GV cho cả lớp thi đua làm nhanh.
- GV tuyên dương 3 HS làm nhanh nhất.
- GV nhận xét
- HS lắng nghe
- 1, 2 hs nhắc lại
- HS thực hiện 
- HS nhắc lại : Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết 
- Lớp làm vào bảng con.
- HS nhắc lại : 
 + Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
 + Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết 
- 3HS làm bảng lớp
- Lớp làm vào VBT. 
- 3HS làm bảng lớp
- Lớp làm vào VBT.
-1HS làm bảng lớp
-Lớp làm vào VBT.
Bài giải
Số kilogam gạo trong mỗi túi là :
12 : 3 = 4 (kg)
 Đáp số: 4kg gạo
- HS thực hiện.
 -HS làm vào VBT.
Bài giải
Số lọ hoa là:
15 : 3 = 5 (lo hoa)
 Đáp số : 5 lọ hoa.
5. Dặn dò
- BT nhà, chuẩn bị bài 112. Chuẩn bị bài mới thật tốt
- Nhận xét tiết học.
	* NHẬN XÉT :
..
TUẦN
24
Ngày
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN : TOÁN 
BÀI : BẢNG CHIA 4
A – MỤC TIÊU
	Giúp HS :
Lập bảng chia 4 và học thuộc bảng chia này.
Thực hành chia 4.
B – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-	Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn.
- Sách giáo khoa
- Vở bài tập tóan
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định
	- HS hát
	2. Bài cũ: Luyện tập
	- Cho HS sửa bài tiết 112.
- HS thực hiện.
 - GV nhận xét.
	3. Dạy bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 a/ Giới thiệu bài mới
- GV giới thiệu bài mới
- GV ghi tựa bài lên bảng
 b/ Giảng bài mới : Bảng chia 4.
 * Hoạt động 1:Tìm hiểu bài (Động não)
 + Giơí thiệu phép chia 4
 a) Ôn tập phép nhân 4
- GV gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm vẽ 4 chấm tròn (như SGK).
- GV hỏi : Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn ; 3 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn ?
- GV hướng dẫn HS trả lời và viết phép nhân : 
 4 x 3 = 12
- GV cho lớp nhận xét
- GV nhận xét
 * Hoạt động 2: Xây dựng kiến thức
 b) Hình thành phép chia 4
- GV đưa hình và hỏi : Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 4 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ?
- GV cho HS trả lời và viết phép chia 12 : 4 = 3 rồi trả lời : Có 3 tấm bìa. 
- GV cho hs nhận xét 
- GV nhận xét 
 c) Nhận xét
- GV cho hs rút ra nhận xét 
- GV chốt : Từ phép nhân 4 là 4 x 3 = 12, ta có phép chia 4 là 12 : 4 = 3.
- GV cho hs lập lại 
 d/ Lập bảng chia 4 
- GV hình thành một vài phép chia như trong SGK bằng các tấm bìa có 4 chấm tròn như trên ; sau đó cho HS tự lập bảng chia 4.
 - GV cho hs tìm từ kết quả của phép nhân tìm được phép chia tương ứng.
VD: Từ 4 x 1 = 4 có 4 : 4 = 1
 Từ 4 x 2 = 8 có 8 : 4 = 2
- GV tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 4 bằng các hình thức thích hợp.
 * Hoạt động 3: Rèn kĩ năng tính – Giải toán đơn 
 + Bài 1:
- GV cho HS làm miệng theo cách truyền điện. Vì đã học bảng chia 4 nên HS phải ghi nhớ công thức trong bảng để làm bài.
- GV nhận xét 
 + Bài 2: 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài : Tóm tắt – phân tích – nêu cách giải.
 + Bài 3:
- GV cho HS làm vào VBT. Cho lớp thi đua coi ai làm nhanh nhất. 
- GV tuyên dương 3 HS làm nhanh nhất.
- hs lắng nghe 
- 1, 2 hs nhắc lại
- HS quan sát, trả lời.
 + Có 12 chấm tròn.
- 1HS lên bảng viết.
- HS trả lời.
-1HS lên bảng viết.
-HS nêu nhận xét.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe
- HS tìm các phép tính tương ứng
-HS học thuộc.
- HS thực hiện.
-1HS đọc - tóm tắt - nêu cách giải.
 -1 HS lên làm bảng – Lớp làm vào VBT.
Bài giải
Số học sinh trong mỗi hàng là :
32 : 4 = 8 (học sinh)
 Đáp số : 8 học sinh
- HS thi đua.
Bài giải
Số hàng xếp được là :
32 : 4 = 8 (hàng)
 Đáp số : 8 hàng.
 4/ Củng cố 
- BT nhà, chuẩn bị bài 113.
- Chuẩn bị bài mới 
- Nhận xét tiết học.
* NHẬN XÉT :
..
TUẦN
24
Ngày
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN : TOÁN 
BÀI : MỘT PHẦN TƯ
A – MỤC TIÊU
	Giúp HS nhận biết “Một phần tư ” ; biết viết và đọc 1 .
	 4	
B – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Các mảnh bìa hình vuông, hình tròn.
	- Vở bài tập
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định
- HS hát
2. Bài cũ: Bảng chia4
 	- Cho HS sửa bài tiết 113.
- HS thực hiện.
- GV nhận xét.
3. Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 a/ Giới thiệu bài mới
- GV giới thiệu bài mới
- Gv ghi tựa bài lên bảng 
 b/ Giảng bài mới : Một phần tư.
 * Hoạt động 1:Tìm hiểu bài (Động não)
 + Giơí thiệu “Một phần tư”
- GV giới thiệu hình vuông. 
 Hình vuông được chia thành 4 phần bằng nhau, trong đó có 1 phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần bốn hình vuông (một phần bốn còn gọi là một phần tư).
 * Hoạt động 2: Xây dựng kiến thức
- GV hướng dẫn cách viết và đọc
- Hướng dẫn HS viết : 1 ; đọc là : Một phần tư.
 4
- GV kết luận : Chia hình vuông thành bốn phần bằng nhau, lấy đi 1 phần được 1 hình vuông.
 4
 * Hoạt động 3: Rèn kĩ năng tính
 + Bài 1: 
- GV cho HS làm miệng theo cách truyền điện. 
 + Đã tô màu 1 phần 4 hình vuông (hình A)
 + Đã tô màu 1 phần 4 hình tròn (hình B).
 + Đã tô màu 1 phần 4 hình tam giác (hình C).
- GV có thể hỏi : Ở hình D đã tô màu một phần mấy hình chữ nhật ?
 + Bài 2: 
- GV cho HS làm miệng theo cách giơ tay xung phong. 
- HS quan sát các hình vẽ rồi trả lời 
 + Hình A được tô màu 1 số ô vuông của hình đó. 4
 + Hình B được tô màu 1 số ô vuông của hình đó. 4
 + Hình D được tô màu 1 số ô vuông của hình đó. 4
 + Bài 3: 
- GV cho lớp thi đua coi ai tìm nhanh nhất.
- GV cho HS thi đua với hình thức xung phong.
-GV tuyên dương HS tìm nhanh nhất.
- Hs lắng nghe
- 1, 2 hs nhắc lại
- HS quan sát, trả lời.
- 1HS lên bảng viết.
- HS đọc
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thi đua.
- Lớp nhận xét, tuyên dương.
4 / Củng cố :
- Chuẩn bị bài mới
- BT nhà
- Nhận xét tiết học.
* NHẬN XÉT :
..
TUẦN
24
Ngày
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN : TOÁN 
BÀI : LUYỆN TẬP 2
A – MỤC TIÊU
 Giúp HS :
Học thuộc bảng chia 4 và rèn kĩ năng vận dụng bảng chia đã học.
Nhận biết 1 phần 4
B - CHUẨN BỊ 
 - Bảng con 
 - Vở bài tập Tóan 
C – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định
	HS hát
	2. Bài cũ : Một phần tư
	- Cho HS sửa bài tiết 114.
	- HS sửa bài.
- GV nhận xét.
	3. Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 a/ Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài mới
- GV ghi tựa bài lên bảng 
 b/ Giảng bài mới : Luyện tập
 * Hoạt động 1: Củng cố kiến thức 
- Trước hoặc trong quá trình HS làm bài, GV có thể kiểm tra việc ghi nhớ bảng chia 4 đã học.
- GV cho lớp nhận xét
- Gv nhận xét
 * Hoạt động 2: Rèn kĩ năng tính - Giải toán đơn về phép trừ
 + Bài 1: 
- GV cho HS tính miệng theo cách truyền điện. Vì đã học bảng chia 4 nên HS phải ghi nhớ công thức trong bảng để làm bài. 
- GV cho lớp nhận xét 
- GV nhận xét
 + Bài 2 : 
- GV cho HS thực hiện mỗi lần một phép nhân và hai phép chia trong một cột. Cho HS tính miệng theo cách xung phong.
 Chẳng hạn : 4 x 3 = 12
 12 : 4 = 3
 12 : 3 = 4
- GV cho nhận xét
- GV nhận xét
 + Bài 3 : 
- GV cho 1 HS đọc đề toán - nêu tóm tắt - Nêu cách giải. 
- GV cho HS thực hiện bảng.
- GV nhận xét 
 + Bài 4 : 
-GV cho 1 HS đọc đề toán - nêu tóm tắt - Nêu cách giải. 
- GV cho cả lớp thi đua làm nhanh.
- GV có thể cho HS thi đua theo hình thức xung phong. HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời.
 - GV tuyên dương HS tìm nhanh nhất.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- HS thực hiện theo cách truyền điện.
- HS thực hiện theo cách xung phong.
- HS thực hiện.
-1HS làm bảng lớp
- Lớp làm vào VBT.
-HS thực hiện.
-1HS lên bảng làm – Lớp làm vào VBT..
Bài giải
Số học sinh trong mỗi tổ là:
 40 : 4 = 10 (học sinh)
 Đáp số: 10 học sinh.
Ø HS làm vào VBT.
-Lớp nhận xét, tuyên dương.
Ba ...  rèn kĩ năng vận dụng bảng chia đã học.
Nhận biết 1 .
 5
B – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng con
	- Vở bài tập Toán
C – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định
	- HS hát
	2. Bài cũ : Một phần năm
	- Cho HS sửa bài tiết117.
	- HS sửa bài.
- GV nhận xét.
	3. Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 a/ Giới thiệu bài mới
- GV giới thiệu bài mới
- GV ghi tựa bài lên bảng
 b/ Giảng bài mới : Luyện tập
 * Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức
- Trước hoặc trong quá trình HS làm bài, GV có thể kiểm tra việc ghi nhớ bảng chia 5 đã học.
- GV cho lớp nhận xét
- GV nhận xét
 * Hoạt động 2: Rèn kĩ năng tính - Giải toán đơn về phép trừ
 + Bài 1: 
- Cho HS tính miệng theo cách truyền điện. Vì đã học bảng chia 5 nên HS phải ghi nhớ công thức trong bảng để làm bài. 
- GV nhận xét 
 + Bài 2 : 
- GV cho HS thực hiện mỗi lần một phép nhân và hai phép chia trong một cột. Cho HS tính miệng theo cách xung phong.
 Chẳng hạn : 5 x 2 = 10
 10 : 2 = 5
 10 : 5 = 2
- GV nhận xét
 + Bài 3 : 
- Cho 1 HS đọc đề toán - nêu tóm tắt - Nêu cách giải.
- GV cho HS thực hiện bảng.
- GV cho lớp nhận xét
- GV nhận xét
 + Bài 4 : 
- Cho 1 HS đọc đề toán - nêu tóm tắt - Nêu cách giải.
- Cho cả lớp thi đua làm nhanh.
- GV nhận xét
 4. Củng cố :
 + Bài 5: 
- Cho HS thi đua theo hình thức xung phong. HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời.
 - GV tuyên dương HS tìm nhanh nhất.
- BT nhà. Chuẩn bị bài mới thật tốt
-Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- 1, 2 hs nhắc lại tựa bài
- HS thực hiện theo cách truyền điện.
- HS thực hiện theo cách xung phong.
-HS thực hiện.
-1HS làm bảng lớp
- Lớp làm vào VBT.
-HS thực hiện.
-1HS lên bảng làm – Lớp làm vào VBT.
Bài giải
 Số vở của mỗi bạn là:
 35 : 5 = 7 (quyển)
 Đáp số: 7 quyển vở.
- HS thực hiện.
Bài giải
Số đĩa cam là:
 25 : 5 = 5 (đĩa)
 Đáp số : 5 đĩa cam.
-Lớp nhận xét, tuyên dương.
* NHẬN XÉT :
..
TUẦN
25
Ngày
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN : TOÁN 
BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG
A – MỤC TIÊU
 Giúp HS rèn luyện kĩ năng :
Thực hiện các phép tính (từ trái sang phải) trong một biểu thức có hai phép tính (nhân và chia hoặc chia và nhân).
Nhận biết một phần mấy.
Giải bài toán có phép nhân.
B – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng con
	- Vở bài tập Toán
C – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định
	- HS hát
	2. Bài cũ : Luyện tập
	- Cho HS sửa bài tiết tiết 118.
	- HS sửa bài.
- GV nhận xét.
	3. Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 a/ Giới thiệu bài mới
- GV giới thiệu bài
- Gv ghi tựa bài lên bảng 
 b/ Giảng bài mới : Luyện tập chung.
 * Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
 + Bài 1: 
- GV hướng dẫn HS tính theo mẫu :
Tính: 3 x 4 = 12 Viết : 3 x 4 : 2 = 12 : 2
 12 : 2 = 6 = 6
- GV củng cố lại cách tính :
 + Bài toán có mấy phép tính ? (2 phép tính).
 + Thực hiện phép tính mấy bước ? (2 bước)
 + Thực hiện phép tính như thế nào ? (từ trái sang phải)
- GV cho 3 HS lên bảng làm – Lớp làm bảng con.
- GV cho lớp nhận xét
- GV nhận xét 
 * Hoạt động 2: Rèn kĩ năng tính - Giải toán đơn về phép trừ
 + Bài 2 : 
- GV cho HS làm bảng. 
- GV lưu ý HS cần phân biệt tìm một số hạng trong một tổng và tìm một thừa số trong một tích.Trong khi thực hiện GV hỏi lại cách tìm một số hạng và một thừa số.
 + Bài 3 : 
- Cho HS làm miệng theo cách truyền điện. 
 + Đã tô màu 1phần 2 hình vuông là hình C.
 + Đã tô màu 1phần 3 hình vuông là hình A.
 + Đã tô màu 1 phần 4 hìnhvuông là hình D.
 + Đã tô màu 1 phần 5 hình vuông là hình B.
- GV có thể hỏi : Ở hình C đã tô màu một phần mấy hình vuông ?
- GV nhận xét 
 + Bài 4 : 
- Cho 1 HS đọc đề toán - nêu tóm tắt - Nêu cách giải. 
- Cho cả lớp thi đua làm nhanh.
- GV nhận xét
 4. Củng cố :
- Cho HS thi đua giữa các tổ. Đại diện các tổ lên bảng thi đua : Xếp 4 hình tam giác thành hình chữ nhật.
- GV tuyên dương HS xếp nhanh nhất.
- BT nhà, chuẩn bị bài tiết 119. Chuẩn bị bài mới thật tốt
-Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại
- HS trả lời.
-HS thực hiện.
- 3 HS làm bảng lớp –lớp làm bảng con. 
-HS thực hiện.
-Lớp làm vào VBT.
-HS thực hiện.
-1HS lên bảng làm 
– Lớp làm vào VBT.
Bài giải
Số con thỏ có tất cả là:
 5 x 4 = 20 (con)
 Đáp số : 20 con thỏ
- Mỗi tổ cử 1HS lên bảng thi đua.
-Lớp nhận xét, tuyên dương.
* NHẬN XÉT :
..
TUẦN
25
Ngày
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN : TOÁN 
BÀI : GIỜ , PHÚT
A – MỤC TIÊU
	Giúp HS :
Nhận biết được 1 giờ có 60 phút ; cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6.
Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian : giờ, phút.
Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm và các khoảng thời gian 15 phút và 30 phút) và việc sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày.
B – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mô hình đồng hồ.
Đồng hồ để bàn và đồng hồ điện tử nếu có.
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định
	- HS hát
	2. Bài cũ: Luyện tập chung
	- Cho HS sửa bài tiết119.
	- HS thực hiện.
 - GV nhận xét.
	3. Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 a/ Giới thiệu bài mới
- GV giới thiệu bài mới
- GV ghi tựa bài 
 b/ Giảng bài mới : Giờ, phút
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu bài (Động não)
 + Giơí thiệu cách xem giờ ( khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6)
- GV nói :
 ”Ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác, đó là phút. Một giờ có 60 phút”.
- GV viết : 1 giờ = 60 phút.
- GV sử dụng mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vào 8 giờ. 
- GV hỏi HS :”Đồng hồ đang chỉ mấy giờ ?”
- GV quay tiếp các kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói :”Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút” rồi ghi : 8 giờ 15 phút.
- Sau đó tiếp tục quay kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 6 và nói :”Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi.
- GV có thể cho hs tự thực hành trên đồng hồ 
- GV nhận xét
 * Hoạt động 2: Xây dựng kiến thức
- GV gọi HS lên bảng làm lại các công việc như nêu trên để cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV yêu cầu HS tự làm trên các mô hình đồng hồ của từng cá nhân, lần lượt theo các lệnh của GV :
 + Đặt đồng chỉ 10 giờ; 
 + Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ 15 phút
 + Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ 30 phút.
- GV nhận xét
 * Hoạt động 3: Rèn kĩ năng tính
 + Bài 1: 
- GV cho HS làm miệng theo cách truyền điện. 
- GV có thể hướng dẫn HS trước hết quan sát kim giờ (để biết đồng hồ đang chỉ mấy giờ) sau đó quan sát kim phút (để biết đồng hồ đang chỉ bao nhiêu phút) rồi trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
 + Bài 2: 
- GV cho HS làm miệng theo cách giơ tay xung phong 
 -GV treo tranh và cho HS xem tranh, hiểu các sự việc và hoạt động được mô tả qua tranh vẽ.
-GV yêu cầu hs xem đồng hồ. Rồi lựa chọn giờ thích hợp cho từng bức tranh.
- GV cho lớp nhận xét
- GV nhận xét
 4. Củng cố
- GV cho thi đua bài 3
- GV gọi 2 HS lên bảng kèm theo mô hình đồng hồ cá nhân và yêu cầu : “Đặt đồng chỉ 10 giờ; 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút.”.
- GV tuyên dương HS làm đúng, nhanh nhất.
- BT nhà, chuẩn bị bài tiết 120.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- HS quan sát, trả lời.
-HS đọc
- HS trả lời
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS làm miệng
- HS xem tranh
-HS thi đua.
-Lớp nhận xét, tuyên dương.
- Cho 2 HS lên bảng làm 
– Lớp làm vào VBT.
- HS thi đua đặt đúng kim đồng hồ.
* NHẬN XÉT :
TUẦN
25
Ngày
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN : TOÁN 
BÀI : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
A – MỤC TIÊU
	Giúp HS :
Ren kĩ năng xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6).
Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian : giờ, phút ; phát triển biểu tượng và các khoảng thời gian 15 phút và 30 phút.
B – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mô hình đồng hồ.
Vở bài tập Toán 
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1/ Oån định 
	- HS hát
	2/ Bài cũ ; Giờ, phút 
	- GV kiểm tra cách chỉnh kim đồng hồ
- HS nhận xét
- GV nhận xét
3/ Dạy bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 a/ Giới thiệu bài mới 
- GV giới thiệu bài mới
- GV ghi tựa bài lên bảng
 b/ Giảng bài mới :
 * Hoạt động 1 : Củng cố về kỹ năng xem đồng hồ 
 + Bài 1 :
- GV cho hs đọc yêu cầu 
- GV cho hs quan sát từng đồng hồ và đọc giờ
- GV cho hs nêu lên vị trí của các kim đồng hồ
 + Vì sao em biết đồng hồ đang chỉ 4 giờ 15 phút ?
- GV cho lớp nhận xét
- GV kết luận 
 + Bài 2 :
- GV cho hoạt động nhóm đôi
- GV hướng dẫn cho hs cần chú ý xem câu đó nói về hoạt động nào, hoạt động đó diễn ra vào thơì gian nào , sau đó mới đem so sánh và đối chiếu với các đồng hồ có trong bài 
- GV có thể hỏi thêm : 
 + 5 giờ 30 phút chiều còn gọi là mấy giờ ?
 + Tại sao em lại chọn đồng hồ G ứng với câu “ An ăn cơm lúc 7 giờ tối “ ?
- GV nhận xét
 * Hoạt động 2 : Trò chơi 
- GV hướng dẫn trò chơi : Thi quay kim đồng hồ 
- GV cho hs tham gia 
- GV nhận xét và tuyên dương 
 4/ Củng cố 
- Chuẩn bị bài mới
- Bài tập về nhà 
- Nhận xét tiết học 
- Hs lắng nghe
- 1, 2 hs nhắc lại
- HS đọc
- HS đọc giờ trên từng đồng hồ 
- HS giải thích :
 + Vì kim giờ chỉ qua số 4, kim phút đang chỉ vào số 3 .
- HS làm việc 
 1/ a - A
 2/ b - D
 3/ c - B
 4/ d - E
 5/ e - C
 6/ g - G
- HS thi đua 
	* NHẬN XÉT :

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 24 - 25 (IN).doc