Giáo án khối lớp 2 môn học Tập đọc

Giáo án khối lớp 2 môn học Tập đọc

Bài1: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM.

I. Mục đích yêu cầu: - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài, nguệch ngoạc, quyển, quay.

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ mới :ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót.

- Hiểu nghĩa đen , nghĩa bóng của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

- Rút ra lời khuyên từ câu chuyện:Làm việc gì phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

II. Chuẩn bị:- GV:Tranh minh hoạ SGK,bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn.

- HS: sách giáo khoa .

 

doc 232 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 845Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối lớp 2 môn học Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 	
	Bài1: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM.
Mục đích yêu cầu: - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài, nguệch ngoạc, quyển, quay.
Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
Hiểu nghĩa các từ mới :ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót.
Hiểu nghĩa đen , nghĩa bóng của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Rút ra lời khuyên từ câu chuyện:Làm việc gì phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
Chuẩn bị:- GV:Tranh minh hoạ SGK,bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn.
- HS: sách giáo khoa .
Các hoạt động dạy học:
	Tiết 1:
Ổn định:
Giới thiệu 8 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2/ tập 1. Gọi 2 HS đọc tên 8 chủ điểm.
Bài mới:Giới thiệu bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
-GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
-GV hướng dẫn HS luyện đọc từng câu
-GV hướng dẫn HS đọc đúng:quyển, nguệch ngoạc, bỏ dở, chán, tảng.
-GV hướng dẫn HS đọc đọan, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giải nghĩa từ ngữ mới:ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.
GV nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1+2.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi.
Câu 1:Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?
 - Gọi 1 HS đọc câu 2.
Câu 2:Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
Câu 3:Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
Câu 4:Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài thành chiếc kim nhỏ không?
Câu 5: Những câu nào cho thấy cậu bé không tin?
4) Củng cố:Gọi HS đọc thi đua từng đoạn và trả lời câu hỏi.
_ Nhận xét, ghi điểm.
TIẾT 2: 
_Gọi 3 HS đọc đoạn 1+2, ghi điểm.
Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 3+4, hướng dẫn đọc từng câu.Luyện đọc từ khó:hiểu, giảng giải, sắt.
Hướng dẫn đọc đoạn, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
Hoạt động2:Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 3+4. hướng dẫn trả lời câu hỏi.
-Bà cụ giảng gỉai như thế nào?
-Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không?
-Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
-Câu chuyện này khuyên em điều gì?
-Em nói lại câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”bằng lời của em.
Hoạt động 3:luyện đọc lại.GV chia nhóm đọc theo vai
4) Củng cố, dặn dò:-Em thích ai trong câu chuyện?Vì sao?-GV nhận xét.
- đọc lại bài để chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
-Nhận xét tiết học.
-HS dò bài
-HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
-HS đọc từ khó.
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Đọc từng đoạn trong nhóm, đọc đồng thanh, cá nhân.
HS nhắc lại.
- HS đọc đồng thanh đoạn 1+2.
-HS đoc.ï thầm từng đoạn.
-HS trả lời.
-Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc được vài dòng là chán, bỏ đi chơi.viết thì nắn nót được mấy chữ đầu rồi nguệch ngoạc cho xong.
Cả lớp đọc thầm đoạn 2.
-Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.
- Để làm thành một cái kim khâu.
Không tin.
Thái độ của cậu bé ngạc nhiên hỏi?Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài được thành kim?
HS đọc từng đoạn, đồng thanh, cá nhân.
- họcsinh đọc
-HS tiếp nối nhau đọc hết đoạn.
Học sinh đọc.
- HS đọc từng đoạn trong bài.Thi đọc từng đoạn giữa các nhóm, đồng thanh, cá nhân.
Cả lớp đồng thanh đoạn 3+4.
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kimthành tài
-Cậu bé tin lời bà cụ.
-Cậu bé hiểu ra quay về nhà học bài.
* HS thảo luận nhóm:- nhẫn nại, kiên trì, làm việc chăm chỉ, cần cù, chịu khó, không ngại khổ.
-Ai chăm chỉ, chịu khó thì làm việc gì cũng thành công.việc khó đến đâu nhẫn nại kiên trì cũng làm được.
-HS thi đọc phân vai(người dẫn chuyện ,cậu bé ,bà cụ)
-Tuỳ ý HS trả lời.(Có lý gỉai)
 TẬP ĐỌC : 	TIẾT 3: 	TỰ THUẬT.
Mục đích yêu cầu: Giúp HS đọc đúng các từ có vần khó:Quê quán, quận, trường, tỉnh.
Biết nghỉ hơi đúng các dẫu phẩy, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và trả lời ở mỗi dòng.
Biết đọc một văn bản tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch.
Nắm được nghiã và biết cách dùng từ mới : tự thuật, quê quán.
Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật.
Chuẩn bị: Bảng phụ ghi hdẫn cách đọc.
Các hoạt động dạy học:
Ổn định : 
Bài cũ: 2 em đọc bài “Có công mài sắt..nên kim”, trả lời câu hỏi.
Bài mới:Giới thiệu bài: “Tự thuật”
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1:GV đọc mẫu lần 1.
Hdẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ: huyện, tỉnh., xã. Hdẫn chia đoạn.
Từ mới: Tự thuật, quê quán. Nơi ở hiện nay. GV chia nhóm.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
-GV treo câu hỏi lên bảng, hdẫn trả lời.
Câu 1: Em biết những gì về bạn Thanh Hà?
Câu 2: Nhờ đâu mà em biết rõ về bạn Thanh Hà?
Câu 3:Hãy cho biết họ và tên em.
Câu 4: Hãy cho biết tên địa phương em đang ở.
* Hoạt động 3; Luyện đọc lại. GV nhắc HS đọc bài với gịong rõ ràng, rành mạch. Nhận xét ghi điểm.
4) Củng cố, dặn dò- GDTT: Bản tự thuật rất có ích khi làm lý lịch bản thân, khi xin việc làm, cho cơ quan.
Dặn về nhà tập viết tự thuật về bản thân em.
Xem trước bài “ Ngày hôm qua đâu rồi?”.
Nhân xét tiết học.
HS tiếp nối đọc từng câu
2 đoạn, 2 em tiếp nối đọc đoạn
- HS tự giải nghĩa từ khó, nhắc lại.
HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
-Tên, ngày sinh, nơi sinh quê quán, nơi ở.
-Nhờ bản tự thuật của bạn Thanh Hà.
HS nêu
HS đóng vai chú công an để phỏng vấn các bạn khác .
5,6 em nói tên địa phương em đang ở.
HS thi đọc bài.
HS nêu lại nội dung bài, cần nhớ: Viết tự thuật phải chính xác.
- HS về viết tự thuật vào VBT.
TIẾT 4: 	NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
I.Mục đích yêu cầu: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó:ngoài, xoa, toả, vườn, vàng .
Biết nhỉ hơi đúng sau dấu phẩy, giữa các dòng thơ, các cụm từ.
Nắm nghĩa các cụm từ, các câu thơ.
Nắm được ý toàn bài: Thời gian rất đáng quý, cần làm việc, học hành chăm chỉ để không phí thời gian.
Học thuộc lòng bài thơ.
II. Chuẩn bị: Tranh SGK., Một quyển lịch, bảng phụ.
Các hoạt động dạy học:
Ổn định:
KTBC: HS đọc bài” Tự thuật”, TLCHỏi.
Bài mới: Giới thiệu bài: dùng tranh giới thiệu bài: “ Ngày hôm qua đâu rồi?”
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc.
GV đọc mẫu lần 1 bài thơ, giọng chậm rãi, tình cảm , trìu mến.
HD HS luyện đọc.
Đọc từng dòng thơ.
-Đọc từng khổ thơ trước lớp. Gv hướng dẫn ngắt nghỉ đúng chỗ.
Giải nghĩa từ: - tờ lịch: Tờ giấy, tập giấy ghi ngày tháng trong năm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1: bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
Câu 2:Nói tiếp ý của mỗi khổ thơ sau cho thành câu. 
Tai sao nói:” Ngày hôm qua ở lại, trên cành hoa, trong hạt lúa, trong vở hồng?”
Câu 3: em cần làm gì để không lãng phí thời gian?
-Câu 4: bài thơ muốn nói với em điều gì?.
hoạt động 3: HDẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ , cả bài bằng cách xoá dần. GV nhận xét, ghi điểm.
4) Củng cố, dặn dò:Thi hát những bài nói về thời gian. Dặn về nhà học thuộc lòng bài thơ, xem trước bài” Phần thưởng” Nhận xét tiết học.
2 em khá đọc bài.
-HS tiếp nối đọc 2 dòng thơ. Rút ra từ 
khó: ngoài, xoa, hoa, hương , vàng.
-HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.-HS giải nghĩa từ : toả hương: mùi thơm bay lan rộng ra.
-ước mong : muốn một điều tốt đẹp.
-HS lần lượt đọc trong nhóm, thi đọc giữa các nhóm, từng đọan, cả bài.
Đồng thanh toàn bài.
HS đọc thầm khổ thơ 1.
Ngày hôm qua đâu rồi?
HS đọc thầm khổ thơ 2,3,4.
a)Ngày hôm qua ở lại, trên cành hoa trong vườn.
b) Ngày hôm qua ở lại, trong hạt lúa mẹ trồng.
c) ngày hôm qua ở lại trong vở hồng của con
Nếu một ngày ta không làm được gì, không học được điều gì thì ngày ấy mất đi không để lại gì cả. Nhưng nếu ta làm việc, học hành có kết quả thì thời gian ất sẽ không mất đi.
Hs thảo luận nhóm. Đại diện trả lời: chăm học, chăm làm, giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà.
Thời gian rất quý, đừng lãng phí thời gian.
HS thi học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài.
-HS nêu lại nội dung bài.
 	TUẦN 2: 
 TIẾT 5: 	PHẦN THƯỞNG.
I. Mục đích yêu cầu: đọc trơn cả bài. Chú ý các từ mới: trực nhật, điểm, bàn tán.
biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, phẩy, giữa các cụm từ.
Hiểu nghĩa các từ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng , tấm lòng.
Nắm được đặc điểm nhân vật Na và diễn biến câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm điều tốt.
Chuẩn bị: Tranh SGK, bảng phụ: viết câu cần đọc đúng.
Các hoạt động dạy học:
Ổn đinh: Tiết 1:
Bài cũ: 3 em đọc bài Ngày hôm qua đâu rồi? TLCH.
Bài mới : Giới thiệu bài: Phần thưởng.
Giáo viên
Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1,2
GV đọc mẫu toàn bài
HDẫn Hs đọc từng câu.
HDẫn phát âm từ khó.
HDẫn Hs đọc đoạn. 
Hdẫn HS đọc đúng: Một buổi sáng / vào giờ ra chơi / các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì / có vẻ bí mật lắm//.
HDẫn giải nghĩa từ: bí mật.
Sáng kiến:
GV chia nhóm. Nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 2: HDẫn tìm hiểu đọan 1,2.
Câu 1: Câu chuyện này nói về ai?
Câu 2: Bạn ấy có đức tính gì?
Câu 3: Hãy kể những việc làm tốt của Na? GV nói thêm: Na sẵn sàng giúp đỡ bạn, san sẻ những gì mình có cho bạn.
Câu 4: Theo em điều ... ài.
- 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Yêu cầu học sinh nêu lại tình huống a.
- Em xin anh cho đi xem lớp anh đá bóng. Anh nói: “Em ở nhà làm cho hết bài tập đi”.
- Nếu em ở trong tình huống trên, em sẽ nói gì với anh trai?
- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến:
Vâng, em sẽ ở nhà làm hết bài tập./ Nhưng em đã làm hết bài tập rồi, anh cho em đi nhé?/ Tiếc quá, lần sau nếu em làm hết bài tập thì anh cho em đi nhé./...
- Nhận xét, sau đó yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm các phần còn lại của bài.
b) Thế thì bọn mình cùng đi cho vui nhé./ Tiếc thật, nếu ngày mai bạn không chơi bóng thì cho tớ mượn nhé./ Không sao, tớ đi mượn bạn khác vậy./...
- Gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
- Một số học sinh trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- Nhận xét và cho điểm học sinh. 
* Hoạt động 3: Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì?
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tìm bộ phận của mỗi câu sau trả lời câu hỏi để làm gì?
- Yêu cầu học sinh đọc các câu văn trong bài.
- 1 học sinh đọc bài thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Yêu cầu học sinh đọc lại câu a.
- Để người khác qua suối không bị ngã nữa, anh chiến sĩ kê lại hòn đá bị kênh.
- Anh chiến sĩ kê lại hòn đá để làm gì?
- Để người khác qua suối không bị ngã nữa.
- Đâu là bộ phận trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì trong câu văn trên?
- Đó là: Để người khác qua suối không bị ngã nữa.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài. Sau đó, một số học sinh trình bày trước lớp.
b) Để an ủi sơn ca.
c) Để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng.
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh. 
* Hoạt động 4: Ôn luyện cách dùng dấu chấm than, dấu phẩy
- Nêu yêu cầu của bài làm, sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
- Làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Gọi 1 học sinh đọc bài làm, đọc cả dấu câu.
Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen.
- Yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét sau đó kết luận về lời giải đúng và cho điểm học sinh.
Một hôm ở trường, thầy giáo nói với Dũng:
- Ồ! Dạo này con chóng lớn quá!
Dũng trả lời:
- Thưa thầy, đó là vì ngày nào bố mẹ con cũng tưới cho con đấy ạ.
4. Củng cố - dặn dò (3’):
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà tập kể về con vật mà con biết cho người thân nghe.
Ôn tập cuối kì II
I. Mục tiêu:
Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
Ôn luyện cách đáp lời an ủi.
Ôn luyện kĩ năng kể chuyện theo tranh minh họa.
II. Chuẩn bị:
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Giới thiệu 1’: 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
3. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
* Hoạt động 2: Ôn luyện cách đáp lời an ủi của người khác
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta: Nói lời đáp cho lời an ủi của người khác trong một số tình huống.
- Hãy đọc các tình huống được đưa ra trong bài.
- 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Yêu cầu học sinh nêu lại tình huống a.
- Con bị ngã đau. Bạn chạy đến đỡ con dậy, vừa xoa chỗ đau cho con, vừa nói: “Bạn đau lắm phải không?”
- Nếu con ở trong tình huống trên, con sẽ nói gì với bạn?
- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến:
Cảm ơn bạn. Chắc một lúc nữa là hết đau thôi./ Cảm ơn bạn. Mình hơi đau một chút thôi./ Mình không nghĩ là nó lại đau thế./ Cảm ơn bạn. Bạn tốt quá!/...
- Nhận xét, sau đó yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm các phần còn lại của bài.
b) Cháu cảm ơn ông. Lần sau cháu sẽ cẩn thận hơn./ Cháu cảm ơn ông. Cháu đánh vỡ ấm mà ông vẫn an ủi cháu./ Cảm ơn ông ạ. Nhưng cháu tiếc chiếc ấm ấy lắm. Không biết là có tìm được chiếc nào đẹp như thế nữa không./...
- Gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
- Một số học sinh trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- Nhận xét và cho điểm học sinh. 
* Hoạt động 3: Ôn luyện về cách kể chuyện theo tranh
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Kể chuyện theo tranh rồi đặt tên cho câu chuyện.
- Yêu cầu học sinh quan sát từng bức tranh.
- Quan sát tranh minh họa.
- Bức tranh 1 vẽ cảnh gì?
- Một bạn trai đang trên đường đi học. Đi phía trước bạn là một bé gái mặc chiếc váy hồng thật xinh xắn.
- Chuyện gì đã xảy ra sau đó? Hãy quan sát và tìm câu trả lời ở bức tranh thứ 2.
- Bỗn gnhiên, bé gái bị vấp ngã xóng xoài trên hè phố. Nhìn thấy vậy, bạn nam vội vàng chạy đến nâng bế lên.
- Bức tranh thứ 3 cho ta biết điều gì?
- Ngã đau quá nên bé gái cứ khóc hoài. Bạn trai nhẹ nhàng phủi đất cát trên người bé và an ủi: “Em ngoan, nín đi nào. Một lát nữa là em sẽ hết đau thôi”
- Bức tranh thứ 3 cho thấy thái độ gì của hai anh con sau khi bạn trai giúp đỡ con gái?
- Hai anh em vui vẻ dắt nhau cùng đi đến trường.
- Yêu cầu học sinh chia nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh cùng tập kể lại truyện trong nhóm, sau đó gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
- Kể chuyện theo nhóm.
- Kể chuyện trước lớp, cả lớp nghe và nhận xét lời kể của các bạn.
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh.
- Dựa vào nội dung câu chuyện, hãy suy nghĩ và đặt tên cho truyện.
- Suy nghĩ, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Giúp đỡ con nhỏ, Cậu bé tốt bụng,...
4. Củng cố, dặn dò:
- Khi đáp lại lời an ủi của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?
- Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.
- Dặn dò học sinh về nhà ôn lại kiến thức và chuẩn bị bài sau.
Tiết 8
I. Mục tiêu:
Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
Ôn luyện về từ trái nghĩa.
Ôn luyện về cách dùng dấu câu trong một đoạn văn.
Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về con bé.
II. Chuẩn bị:
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 24.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Giới thiệu 1’:
Tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
* Hoạt động 2: Củng cố vốn từ về các từ trái nghĩa
Bài 2
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bảng từ như SGK, 1 bút dạ màu, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài.
- Nghe các nhóm trình bày và tuyên dương nhóm tìm đúng, làm bài nhanh.
- Các nhóm học sinh cùng thảo luận để tìm từ. Đại diện các nhóm trình bày trước lớp:
	đen >< trái
	sáng >< tốt
	hiền >< nhiều
	gầy >< béo
Bài 3
- Bài tập yêu cầu các con làm gì?
- Bài tập yêu cầu chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ trống.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tự làm bài trong Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Làm bài theo yêu cầu:
Bé Sơn rất xinh. Da bé trắng hồng, má phinh phính, môi đỏ, tóc hoe vàng. Khi bé cười, cái miệng không răng toét rộng, trông yêu ơi là yêu!
- Gọi học sinh chữa bài.
- Cả lớp theo dõi bài bạn và nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm học sinh. 
* Hoạt động 3: Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về con bé
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- Em bé mà con định tả là em bé nào?
- Là con gái (trai) của em./ Là con nhà dì em./...
- Tên của em bé là gì?
- Tên em bé là Hồng./...
- Hình dáng của em bé có gì nổi bật? (Đôi mắt, khuôn mặt, mái tóc, dáng đi,...)
- Đôi mắt: to, tròn, đen lay láy, nhanh nhẹn,...
- Khuôn mặt: bầu bĩnh, sáng sủa, thông minh, xinh xinh,...
- Mái tóc: đen nhánh, hơi nâu, nhàn nhạt, hoe vàng,...
- Dàng đi: chập chững, lon ton, lẫm chẫm,...
- Tính tình của bé có gì đáng yêu?
- ngoan ngoãn, biết vâng lời, hay cười, hay làm nũng,...
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và viết bài.
- Viết bài, sau đó một số học sinh đọc bài trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- Nhận xét và cho điểm học sinh. 
4. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài để kiểm tra lấy điểm viết.
Tiết 9
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản.
Ôn tập về câu hỏi: Làm gì?; Để làm gì?
II. Cách tiến hành:
1. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học.
2. Yêu cầu học sinh mở SGK và đọc thầm văn bản Bác Hồ rèn luyện thân thể.
3. Yêu cầu học sinh mở Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai và làm bài cá nhân.
4. Chữa bài.
5. Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét kết quả làm bài của học sinh. 
	Tiết 10
Bài luyện tập
I. Mục tiêu:
Luyện kĩ năng viết chính tả.
Luyện kĩ năng viết đoạn văn ngắn về một loài cây mà con yêu thích.
II. Cách tiến hành:
Nêu nội dung và yêu cầu tiết học.
Đọc bài Hoa mai vàng.
Yêu cầu 1 học sinh đọc lại, sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh.
Yêu cầu học sinh nêu cách trình bày bài thơ.
Đọc bài thong thả cho học sinh viết.
Đọc bài cho học sinh soát lỗi.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài trong Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Chấm và nhận xét bài làm của học sinh. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc du.doc