Giáo án khối lớp 2 - Đặng Thị Ánh Nguyệt - Tuần 32

Giáo án khối lớp 2 - Đặng Thị Ánh Nguyệt - Tuần 32

Tập đọc: (Tiết 94,95)

CHUYỆN QUẢ BẦU

Thời gian:40;-42/tiết

I. Mục đích – yêu cầu:

- Hiểu các từ ngữ mới: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.

- Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.

- Đọc lưu loát cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện lời đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn truyện.

- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương quý trọng nòi giống cho học sinh.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.

 

doc 29 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối lớp 2 - Đặng Thị Ánh Nguyệt - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 20 tháng 04 năm 2009
Tập đọc: (Tiết 94,95)
CHUYỆN QUẢ BẦU
Thời gian:40’;-42’/tiết
I. Mục đích – yêu cầu:
Hiểu các từ ngữ mới: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.
Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.
Đọc lưu loát cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Biết thể hiện lời đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn truyện.
Bồi dưỡng tình cảm yêu thương quý trọng nòi giống cho học sinh. 
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động:	
Tiết 1
1. Hoạt động đầu tiên:
 Bài cũ (5’):
Gọi học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Bảo vệ như thế là rất tốt.
Nhận xét, cho điểm học sinh. 
2. Hoạt động dạy bài mới:
Giới thiệu (1’):
Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
Tại sao quả bầu bé mà lại có rất nhiều người ở trong? Câu chuyện mở đầu chủ đề Nhân dân hôm nay sẽ cho các em biết nguồn gốc các dân tộc Việt Nam.
* Hoạt động 1: Luyện đọc
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu đoạn toàn bài. Chú ý giọng đọc:
- Theo dõi và đọc thầm theo.
Đoạn 1: giọng chậm rãi.
Đoạn 2: giọng nhanh, hồi hộp, căng thẳng.
Đoạn 3: ngạc nhiên.
b. Luyện phát âm:
- Yêu cầu học sinh đọc bài theo hình thức tiếp nối, mỗi học sinh đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các học sinh.
- Đọc bài.
- Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe học sinh trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp).
- Từ: lạy van, ngập lụt, gió lớn; chết chìm, biển nước, sinh ra, đi làm nương, lấy làm lạ, lao xao, lần lượt,... (MB); khúc gỗ to, khoét rỗng, mênh mông, biển, vắng tanh, giàn bếp, nhẹ nhàng, nhảy ra, nhanh nhảu,... (MN).
- Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu học sinh đọc bài.
- Một số học sinh đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh, nêu có.
- Đọc bài tiếp nối, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi học sinh chỉ đọc một câu.
c. Luyện đọc đoan
- Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Câu chuyện được chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn như thế nào?
- Câu chuyện được chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Ngày xửa ngày xưa ... hãy chui ra.
+ Đoạn 2: Hai vợ chồng ... không còn một bóng người.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Tổ chức cho học sinh tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp. (Cách tổ chức tương tự như các tiết tập đọc trước đã thiết kế).
- Tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn.
Chú ý các câu sau:
hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng,/ mây đen mây đen ùn ùn kéo đến.// Mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.// Muôn loài đều chết chìm trong biển nước.// (giọng đọc dồn dập diễn tả sự mạnh mẽ của cơn mưa).
Lạ thay,/ từ trong quả bầu,/ những con người bé nhỏ nhảy ra.// Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước,/ dính than/ nên hơi đen. Tiếp đến,/ người Thái,/ người Mường,/ người Dao,/ người Hmông,/ người Ê-đê,/ người Ba-na,/ người Kinh,.../ lần lượt ra theo.// (Giọng đọc nhanh, tỏ sự ngạc nhiên).
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng).
- Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm.
- Lần lượt từng học sinh đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
d. Thi đọc
e. Cả lớp đọc đồng thanh
Tiết 2
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Con dúi là con vật gì?
- Là loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây, sống trong hang đất.
- Sáp ong là gì?
- Sáp ong là chất mền, dẻo do ong mật luyện để làm tổ.
- Con dúi làmgì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bằt được?
- Nó van lạy xin tha và hứa sẽ nói ra điều bí mật.
- Con dúi mách cho hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
- Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lút khắp miền và khuyên họ hãy chuẩn bị cách phòng lụt.
- Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?
- Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra.
- Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh và mạnh.
- Sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến, mưa to, gió l ớn, nước ngập mênh mông.
- Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật ra sao?
- Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người, cỏ cây vàng úa.
- Hai vợ chồng người đi rừng thoát chết, chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn 3.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 3.
- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
- Nương là vùng đất ở đâu?
- Là vùng đất ở trên đồi, núi.
- Con hiểu tổ tiên nghĩa là gì?
- Là những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc.
- Có chuyện lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
- Người vợ sinh ra một quả bầu. Khi đi làm về hai vợ chống nghe thấy tiếng nói lao xao. Người vợ lấy dùi dùi vào quả bầu thì có những người từ bên trong nhảy ra.
- Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào?
- Dân tộc Khơ-me, Thái, Mường, Dao, H’mông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
- Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà con biết?
- Tày, Hoa, Khơ-me, Nùng,...
- Giáo viên kể tên 54 dân tộc trên đất nước.
- Học sinh theo dõi đọc thầm, ghi nhớ.
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Các dân tộc cùng sinh ra từ quả bầu.
* Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
- Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam?
- Phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
- Cho điểm học sinh. 
3. Hoạt động cuối cùng:
Nhận xét tiết học.
Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
***
Toán: (Tiết 156) 
LUYỆN TẬP
Thời gian:35’-37’
I.MỤC TIÊU : 
Giúp HS 
Củng cố việc nhận biết và cách sử dụng 1 số loại giấy bạc : 200đồng, 500đồng và 1000đồng.
Rèn kỹ năng thực hiện tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng và kỹ năng giải toán có liên quan đến tiền tệ.
Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong mua bán.
 Có ý thức tiết kiệm tiền.
II.CHUẨN BỊ : 
GV : Một số tờ giấy bạc các loại 200đồng, 500đồng và 1000đồng.
 Bảng quay, giấy A3 có ghi nội dung BT, bảng nỉ, 4 hình tam giác.
HS : VBT, Bộ ĐDHT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Hoạt động đầu tiên:
 Bài cũ : (5’) Tiền Việt Nam.
GV yêu cầu HS kể tên một số loại giấy .
GV yêu cầu HS thực hànhphép tính trên bảng.
Hỏi : Khi thực hiện phép tính cộng, trừ có kèm theo đơn vị ta làm thế nào ?
GV chốt kiến thức.
2. Hoạt động dạy bài mới:
 Hoạt động của Thầy 
 Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1 : Thực hiện phép tính cộng, trừ các tờ giấy bạc cho trong túi.
MT : Giúp HS củng cố nhận biết các tờ giấy bạc – Rèn kỹ năng giải toán liên quan đến tiền tệ.
Cách tiến hành: 
Bài 1 :
GV chuẩn bị nội dung bài tập 1 (các tờ giấy bạc, yêu cầu a, b của BT) Vào tờ giấy A3, đính lên bảng.
Yêu cầu HS quan sát và nêu yêu cầu bài tập.
Hỏi : Muốn biết trong túi An có tất cả bao nhiêu tiền ta làm thế nào ?
Biết được số tiền An rồi sau đó An mua bút chì hết bao nhiêu ?
Ta làm thế nào để tìm số tiền An còn lại ?
Yêu cầu HS tự làm câu a,b vào vở à Lưu ý HS tên đơn vị là đồng.
GV chốt cách giải.
Thực hiện tính cộng giá trị các tờ giấy bạc có trong túi để tìm số tiền An có .
Thực hiện phép tính trừ để tìm số tiền An còn lại sau khi mua bút chì.
* Hoạt động 2 : Thực hành trả tiền và nhận lại tiền trong mua bán.
 MT : HS biết thực hành trả tiền và nhận tiền trong mua bán .
 Cách tiến hành: .
Bài 2 : Đính bảng nội dung bài tập.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Hỏi : Khi mua hàng, Trong trường hợp nào chúng ta được tiền còn lại ? 
GV nêu bài toán : Bình có 700đồng. Bình mua rau hết 600đồng. Hỏi bình còn lại bao nhiêu tiền ?
Muốn Biết Bình còn bao nhiêu tiền, chúng ta phải làm thế nào ?
Vậy số tiền Bình còn lại là bao nhiêu ?
Yêu cầu HS làm tiếp các bài còn lại.
GV nhận xét tuyên dương.
Chốt cách tìm số tiền còn lại.
3. Hoạt động cuối cùng:
Chia lớp làm 4 nhóm, tổ chức cho 4 nhóm trò chơi : Bán hàng ( có người bán, người mua)
VD : Một bạn mua hàng hết 800đồng. Bạn đó trả người bán hàng 2 tờ giấy bạc loại 100đồng, 200đồng. Hỏi bạn đó còn phải trả thêm người bán hàng mấy tờ giấy bạc loại 500đồng ?
GV theo dõi giúp đỡ.
Nhận xét , tuyên dương nhóm chơi tốt .
Dặn dò : Xem lại bài – Làm bài tập 3 (lớp 1 buổi)
Chuẩn bị : Luyện tập chung. 
Hoạt động lớp , cá nhân.
HS quan sát nêu
a) Hỏi trong túi An có tất cả bao nhiêu tiền ?
b) An mua bút chì hết 700đồng. Hỏi An còn lại bao nhiêu tiền ?
Ta lấy tờ bạc thứ nhất cộng tờ bạc thứ hai cộng tờ bạc thứ ba.
An mua tất cả hết 700đồng.
Thực hiện tính trừ : Lấy số tiền An có trừ số tiền An đã mua.
2 HS lên bảng quay làm bài (mỗi HS 1 câu), cả lớp làm vào VBT.
 Sửa bài : Lớp nhận xét bài làm trên bảng, Giơ thẻ Đ,S sửa vở.
Hoạt động lớp , nhóm.
Viết số tiền còn lại vào ô t ... hi nào?
+ Lúc trời tối.
- Hỏi: Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn có thay đổi không?
- Không thay đổi.
- Phương Mặt Trời mọc cố định, người ta gọi là phương gì?
- Trả lời theo hiểu biết
(Phương Đông và Phương Tây).
Phương Mặt Trời lặn không thay đổi, người ta gọi là phương gì?
- Ngoài 2 phương Đông - Tây, các em còn nghe nói tới phương nào?
- Học sinh trả lời theo hiểu biết: Nam, Bắc.
- Giới thiệu: 2 phương Đông - Tây và 2 phương Nam, Bắc. Đông - Tây - Nam - Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời.
* Hoạt động 2: Hợp tác nhóm về: Cách tìm phương hướng theo Mặt Trời
- Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ trang 67 SGK.
- Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
- Học sinh quay mặt vào nhau làm việc với tranh được giáo viên phát, trả lời các câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành xác định và giải thích.
+ Bạn gài làm thế nào để xác định phương hướng?
+ Đứng giang tay.
+ Phương Đông ở đâu?
+ Ở phía bên tay phải.
+ Phương Tây ở đâu?
+ Ở phía bên tay trái.
+ Phương Bắc ở đâu?
+ Ở phía trước mặt.
+ Phương Nam ở đâu?
+ Ở phía sau lưng.
- Thực hành tập xác định phương hướng: Đứng xác định phương và giải thích cách xác định.
- Sau 4’, gọi từng nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Từng nhóm cử đại diện lên trình bày.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Hoa tiêu giỏi nhất
- Giải thích: Hoa tiêu - là người chỉ phương hướng trên biển. Giả sử chúng ta đang ở trên biển, cần xác định phương hướng để tàu đi. Để xem ai là người lái tàu giỏi nhất, chúng ta sẽ chơi trò “Hoa tiêu giỏi nhất”.
- Phổ biến luật chơi:
+ Giải thích bức vẽ: Con tàu ở chính giữa, người hoa tiêu đã biết phương Tây, bây giờ cần tìm phương Bắc để đi.
+ Giáo viên cùng học sinh chơi.
+ Giáo viên phát bức vẽ.
+ Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh chơi.
+ Nhóm nào tìm phương hướng nhanh nhất thì lên trình bày trước lớp.
* Hoạt động 4: Trò chơi: Tìm đường trong rừng sâu
- Hỏi: Em nào cho cô biết, trong số các loài cây, loài vật mà chúng ta đã nêu tên, loài nào đang có nguy cơ bị tuyệt chủng?
(Giải thích: Tuyệt chủng)
- Cá nhân học sinh giơ tay trả lời.
(1 - 2 học sinh).
- Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi về các vấn đề sau:
- Học sinh thảo luận cặp đôi.
1.Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật.
2. Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật.
- Yêu cầu: Học sinh trình bày.
- Cá nhân học sinh trình bày.
3. Hoạt động cuối cùng:
Yêu cầu học sinh nhắc lại những nơi mà cây cối và loài vật có thể sống.
Yêu cầu học sinh về nhà dán các tranh đã sưu tầm được theo chủ đề và tìm hiểu thêm về chúng.
Thứ sáu ngày 24 tháng 04 năm 2009
Thể dục: (Tiết 64)
CHUYỀN CẦU-TRÒ CHƠI “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH”
Thời gian:35’-37'
I.MỤC TIÊU: -Tiếp tục ôn chuyền cầu theo nhóm hai người.Yêu cầu tiếp tuc5 nâng cao đón và chuyề cầu chính xác.
-Oân trò chơi “ném bóng trúng đích”.Yêu cầu biết ném vào đích.
II.ĐỊA ĐIỂM –PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm : Trên sân trường,và vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện : chuẩn bị như bài 61. 
III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP : 
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP
GÍAO VIÊN
HỌC SINH
1. Phân mở đầu : 
- Phổ biến ND & YC 
- Ô n lại các động tác tay, chân,lườn nhảy của bài thể dục phát triển chung: mỗi động tác 2x8 nhịp do cán sự lớp điều khiển
2. Phần cơ bản : 
- chuyền cầu 
- Ném bóng vào đích 
3. Phần kết thúc 
– Hệ thống lại bài học 
1 phút 
1-2 phút 
1 phút 
1phút
8-10 phút 
8-10phút
2 –3 phút
1 phút 
1 –2 phút 
-GV phổ biến nôi dung vàyêu cầu giờ học 
* Đứng vỗ tay và hát.
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên:80-100m.
-đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
*Trò chơi (do gv chọn)
* -Chuyền cầu theo nhóm 2 người 
- Chia tổ tập luyện,từng tổ thi để chọn đôi giỏi nhất,sau đó thi để chon vô địch lớp.
*Trò chơi “ Ném bóng trúng đích “ 
- gv nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi.Cho HS chơi dưới sự điều khiển thống nhất bằng khẩu lệnh của GV hoặc cán sự 
-Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát 
-Một số động tác thả lỏng người 
+ Hôm nay ta học bài gì ? Ô n lại những động tác nào trong bài TD ? Tâng cầu ta chú ý điều gì ? Tung bòng vào đích ta cần mục đích nào ? 
- Dặn dò : Về nhà tập lại các động tác bài TD và tập tung bóng . NXTH 
- HS khởi động 
- HS tập các động tác 
-Cho HS nêu mục đích ném bóng
- 2 HS ném bóng qua lại 
- HS nêu mục đích némbóng vào đích 
- Nhóm thi đua và tuyên dương 
- HS trả lời 
***
Tập làm văn: (Tiết 32)
ĐÁP LỜI TỪ CHỐI . ĐỌC SỔ LIÊN LẠC.
Thời gian:40’-42’
I. Mục tiêu:
Biết đáp lời từ chối của người khác trong các tình huống giao tiếp với thái độ lịch sự, nhã nhặn.
Biết kể lại chính xác nội dung một trang trong sổ liên lạc của mình.
II. Chuẩn bị:
Sổ liên lạc của từng học sinh. 
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
 Kiểm tra bài cũ 4’: 
Gọi học sinh đọc bài văn viết bề Bác Hồ.
Giáo viên nhận xét chấm điểm.
2. Hoạt động dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới 1’: 
Tuần trước các em đã biết đáp lại lời khen ngợi. Giờ học hôm nay các em sẽ học cách đáp lời từ chối sao cho lịch sự. Sau đó, các em sẽ kể lại một trang trong sổ liên lạc của mình.
* Hoạt động 1: Bài 1
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh?
- Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với!
- Bạn kia trả lời thế nào?
- Bạn trả lời: Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
- Lúc đó, bạn áo tím đáp lại thế nào?
- Bạn nói: Thế thì tờ mượn sau vậy.
- Khi bạn áo tímhỏi mượn bạn áo xanh quyển truyện thì bạn áo xanh nói Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
- Đây là một lời từ chối, bạn áo tím đã đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự Thế thì tớ mượn sau vậy.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn học sinh áo tím.
- Suy nghĩ và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Khi nào cậu đọc xong, tớ sẽ mượn vậy./ Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé./...
- Gọi học sinh thực hành đóng lại tình huống trên trước lớp.
- 3 cặp học sinh thực hành.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh nói tốt.
* Hoạt động 2: Bài 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu, 3 học sinh đọc tình huống.
- Gọi 2 học sinh lên làm mẫu với tình huống 1.
HS1: Cho mình mượn quyển truyện với.
HS2: Truyện này tớ cũng đi mượn.
HS1: Vậy à! Đọc xong cậu kể lại cho tớ nghe nhé.
- Với mỗi tình huống giáo viên gọi từ 3 đến 5 học sinh lên thực hành. Khuyến khích, tuyên dương các em nói bằng lời của mình.
Tình huống a:
Thật tiếc quá! Thế à? Đọc xong bạn kể cho tớ nghe nhé./ Không sao, cậu đọc xong cho tớ mượn nhé./...
Tình huống b:
Con sẽ cố gắng vậy./ Bố sẽ gợi ý cho con nhé./ Con sẽ vẽ cho thật đẹp./...
Tình huống c:
Vâng, con sẽ ở nhà./ Lần sau, mẹ cho con đi với nhé./...
* Hoạt động 3: Bài 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu học sinh tự tìm một trang sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung:
- Học sinh tự làm việc.
- 5 đến 7 học sinh được nói theo nội dung và suy nghĩa của mình.
+ Lời ghi nhận xét của thầy cô.
+ Ngày tháng ghi.
+ Suy nghĩ của con, việc con sẽ làm sau khi đọc xong tra sổ đó.
- Nhận xét, cho điểm học sinh. 
3. Hoạt động cuối cùng:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi tình huống giao tiếp và chuẩn bị bài sau.
***
Toán: (Tiết 160)
KIỂM TRA
Thời gian:35’-37’
I. MỤC TIÊU :
Kiểm tra HS về : 
Kiến thức về thứ tự các số .
So sánh các số có 3 chữ số .
Kỹ tính cộng, trừ các số có 3 chữ số .
Giáo dục tính chính xác, cẩn thận khi làm bài .
II.ĐỀ KIỂM TRA :
 GV : Cho HS làm trong VBT tiết : Tự kiểm tra
Bài 1 : Số ?
 355, .., 357,., ., 360,.,
Bài 2 : , = ?
 357 .400 301 .297
 601 .536 999 .1000
 238 259 823 .823.
Bài 3 : Đặt tính rồi tính :
 423 + 235 351 + 246
Bài 4 : Đặt tính rồi tính :
 972 – 320 656 – 234.
Bài 5 : Tính :
 62mm + 7 mm = 273 l + 12 l =
 93km - 10km = 480kg + 10kg = 
III. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ :
 Bài 1 : Số ? 2 điểm
 355, 356, 357, 358 , 359, 360, 361, 362.
Bài 2 : , = ? 2 điểm
 357 297
 601 > 536 999 < 1000
 238 < 259 823 = 823.
Bài 3 : Đặt tính rồi tính : 2 điểm
 423 + 235 351 + 246
 351
+ 246 
658 597
Bài 4 : Đặt tính rồi tính : 2 điểm
 972 – 320 656 – 234.
656
 - 320 - 234 
 652 422 
Bài 5 : Tính : 2 điểm
 62mm + 7 mm = 69mm 273 l + 12 l = 285 l
 93km - 10km = 83mm 480kg + 10kg = 490 kg.
***
Âm nhạc: (Tiết 32)
ÔN CHIM CHÍCH BÔNG, CHÚ ẾCH CON, NGHE NHẠC.
(GV chuyên nhạc dạy)
***
SINH HOẠT TẬP THỂ:
1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ:
 Lớp tổng kết :
Học tập: HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, chuyên cần.Trật tự:
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Giữa giờ hát văn nghệ tốt. Giờ học nghiêm túc.
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
 - Phong trào: Tham gia tốt các phong trào của trường, lớp.
 Công tác tuần tới:
Khắc phục hạn chế tuần qua.
Thực hiện thi đua giữa các tổ.
Học bài và làm bài đầy đủ.
Đảm bảo sĩ số chuyên cần.
Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ hai hàng tuần.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan32.doc