Giáo án khối lớp 2 - Đặng Thị Ánh Nguyệt - Tuần 25

Giáo án khối lớp 2 - Đặng Thị Ánh Nguyệt - Tuần 25

Tập đọc: (Tiết 73,74)

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Thời gian:40-42

I. Mục đích – yêu cầu:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật (Vua Hùng).

- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài đọc: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp,.

- Hiểu nội dung truyện: Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra; đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài đọc.

- Bảng phụ viết các câu hỏi nhỏ (câu hỏi 3):

 + Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì?

 + Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh bằng cách gì?

 + Cuối cùng ai thắng?

 + Người thua đã làm gì?

 

doc 35 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối lớp 2 - Đặng Thị Ánh Nguyệt - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 02 tháng 03 năm 2009
Tập đọc: (Tiết 73,74)
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Thời gian:40’-42’
I. Mục đích – yêu cầu:
Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật (Vua Hùng).
Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài đọc: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp,...
Hiểu nội dung truyện: Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra; đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài đọc.
Bảng phụ viết các câu hỏi nhỏ (câu hỏi 3):
	+ Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì?
	+ Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh bằng cách gì?
	+ Cuối cùng ai thắng?
	+ Người thua đã làm gì?
III. Các hoạt động 35’:	
Tiết 1
1. Hoạt động đầu tiên:
Bài cũ (4’): Voi nhà
2 học sinh đọc bài “Voi nhà”, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Nhận xét.
2. Hoạt động dạy bài mới: Giới thiệu (1’): Sơn Tinh, Thủy Tinh
* Hoạt động 1: Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài. Giọng đọc:
Đoạn 1: Thong thả, trang trọng; lời vua Hùng - dõng dạc; đoạn tả cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh - hào hùng. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh (trang 60), nói về cuộc chiến tranh giữa Thủy Tinh (dưới nước) và Sơn Tinh (trên núi): Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, cùng quân sĩ dâng nước lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, Sơn Tinh cùng nhân dân và các loài vật trên núi ném đá xuống sông, đánh lại Thủy Tinh, ngăn nước lũ.
* Hoạt động 2: Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
a. Đọc từng câu:
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu. Chú ý các từ: tuyệt trần, cuồn cuộn, đuối sức, ván, dàng, lũ...
- Học sinh luyện đọc từ.
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Giáo viên hướng dẫn cách đọc một số câu.
+ Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp,/ hai trăm nệp bánh chưng,/ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.//
- Học sinh luyện đọc câu.
+ Thủy Tinh đến sau,/ không lấy được Mị Nương,/ đùng đùng tức giận cho quân đuổi đánh Sơn Tinh.//
- Học sinh đọc các từ được chú giải cuối bài. Giáo viên giải nghĩa thêm từ “kén”.
- Học sinh nêu.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm
e. Cả lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
Câu 1:
- Sơn Tinh - chúa miền non cao. Thủy Tinh - vua vùng nước thẳm.
- Hỏi thêm: Em hiểu chúa miền non cao là thần gì? Vua vùng nước thẳm là thần gì?
- Thần núi và thần nước.
Câu 2:
- Vua giao hẹn: Ai mang đủ lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương.
- Hỏi thêm: Lễ vật gồm những gì?
- Học sinh nêu ra.
Câu 3:
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các câu hỏi nhỏ:
- Học sinh trả lời.
+ Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì?
+ Thần hô mưa, gọi gió, dâng nước lên ngập nhà cửa, ruộng vườn.
+ Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh bằng cách gì?
+ Thần bốc từng quả đồi, dời từng quả núi chặn dòng nước lũ, nâng đồi núi lên cao.
+ Cuối cùng ai thắng?
+ Sơn Tinh thắng.
+ Người thua đã làm gì?
+ Hằng năm, Thủy Tinh dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt ở khắp nơi.
Câu 4:
- Học sinh thảo luận để tìm ra câu trả lời đúng.
- Giáo viên kết luận: Câu chuyện nói lên một điều có thật: Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường.
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- Giáo viên hướng dẫn 3, 4 học sinh thi đọc lại truyện.
- Học sinh thi đọc truyện.
3. Hoạt động cuối cùng (3’):
Nhận xét tiết học.
Về nhà đọc lại truyện.
***
Toán: (Tiết 121)
Một phần năm 
SGK:122 Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu được “Một phần năm”.
Nhận biết,viết và đọc 1/5.
II. Chuẩn bị:
Các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
 Bài cũ (4’): 
3 học sinh đọc bảng chia 5.
2 HS sửa bài 1, 1 HS sửa bài 3.
Nhận xét.
2. Hoạt động dạy bài mới: 
Giới thiệu (1’): Một phần năm.
* Hoạt động 1: Giới thiệu Một phần năm
- Giáo viên gắn hình vuông lên bảng.
 1/5
- Học sinh quan sát và nhận xét: hình vuông được chia thành 5 phần bằng nhau, trong đó có một phần được tô màu.
- Giáo viên khẳng định: Như thế là đã tô màu “Một phần năm”: hình vuông.
- Hướng dẫn học sinh viết: 1/5; đọc: Một phần năm,
- Kết luận: Chia hình vuông thành năm phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được 1/5 hình vuông.
- Vài học sinh nhắc lại.
 * Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
- Học sinh tự kẻ thêm các đoạn thẳng để chia mỗi hình thành 5 phần bằng nhau rồi tô màu 1/5 hình đó 
- Đại diện 3 dãy thi đua sửa bài.
Bài 2:
- Giáo viên hỏi ý nghĩa của 1/5 số ô vuông ở hình thứ nhất.
- Học sinh tự làm bài.
- Vài học sinh lên bảng sửa bài.
Bài 3:
- HS tự khoanh vào 1/5 số con vật ở mỗi bức tranh.
- Vài học sinh lên bảng thi đua sửa bài.
- Nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò (3’):
Giáo viên hỏi ý nghĩa của 1/5 số quả xoài (Giáo viên treo hình lên bảng).
Nhận xét tiết học.
Về nhà: làm bài 2, 3.
***
Mĩ thuật: (Tiết25)
VẼ TRANG TRÍ :VẼ HOẠ TIẾT DẠNG HÌNH VUÔNG , HÌNH TRÒN 
Thời gian:35’-37’
I .Mục tiêu: 
 -HS nhận biết được một số hoạ tiết dạng hình vuông , hình tròn .
 - Biết cách vẽ hoạ tiết .
 - Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý .
 II .Đồ dùng dạy học : 
 -Một số đồ vật hình vuông có hoạ tiết hình vuông , hình tròn .
 - Vẽ to hoạ tiết hình vuông , hình tròn .
 - Một số bài vẽ hình vuông , hình tròn đẹp .
 - Vở tập vẽ, bút chì , màu vẽ .
III.Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động đầu tiên: Hỏi tựa 
 -Kiểm tra đồ dùng học tập của HS .
 -GV nhận xét bài vẽ trước của HS .
 -GV nhận xét chung . 
2. Hoạt động dạy bài mới :
Giới thiệu bài ghi tựa . 
* Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét .
 - GV giới thiệu 1 số đồ vật có hoạ tiết hình vuông, hình tròn và hỏi :
 + Hoạ tiết được trang trí ở đâu ?
+ Hoạ tiết có dạng hình gì ?
 + Màu sắc và độ dài các hoạ tiết như thế nào ? 
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tiếp hoạ tiết hình vuông , hình tròn .
 - Vẽ hình vuông, hình tròn .
 - Kẻ trục chia hình thành nhiều phần để vẽ hoạ tiết cho đều .
Có thể vẽ được nhiều hoạ tiết khác nhau ở hình vuông, hình tròn 
 - Vẽ màu theo ý thích( các hình giống nhau thì vẽ cùng 1 màu và có cùng độ đậm nhạt ) . Có thể vẽ hai màu xen kẽ nhau ở một hoạ tiết .
* Hoạt động 3 : Thực hành .
 -GV nêu yêu cầu :
 -Vẽ hoạ tiết dạng hình tròn vào cái túi và vẽ màu theo ý thích . Chú ý vẽ màu của cả túi, quai xách hoặc dây đeo .
 -GV nhắc HS không nên dùng quá nhiều màu. 
Màu nền đậm thì màu hoạ tiết sáng, nhạt và ngược lại .
3.Hoạt động cuối cùng : 
 -Nhận xét đánh giá sản phẩm .
 - Giới thiệu một số bài vẽ đã hoàn thành cho lớp cùng quan sát .
 -Yêu cầu HS nhận xét một số bài và tìm ra bài vẽ đẹp theo ý thích .
 -Nhận xét, tuyên dương .
 Nhận xét dặn dò :
 -Về nhà hoàn thiện bài vẽ .
 -GV nhận xét đánh giá tiết học . 
 -Vẽ theo mẫu : Vẽ con vật .
 -HS quan sát và nhận xét .
 - Hoạ tiết được trang trí ở đĩa, bát, áo, túi ... 
 -Có dạng hình vuông, hình tròn .
 -HS quan sát và trả lời .
	“
 - HS mở vở tập vẽ thực hành vẽ các hoạ tiết vào vở . 
 - Tự tìm màu cho mỗi hoạ tiết thích hợp .
- HS giới thiệu bài vẽ .
***
Thứ ba ngày 03 tháng 03 năm 2009
Thể dục: (Tiết 49)
ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB
- TRÒ CHƠI : NHẢY ĐÚNG , NHẢY NHANH
Thời gian:35’-37’
I. MỤC TIÊU : 
- Tiếp tục ôn tập một số bài tập RLTTCB . Yêu cầu thực hiện đúng động tác và tương đối chính xác . 
- Oân trò chơi “ Nhảy đúng , Nhảy nhanh “ . Yêu cầu HS biết cách chơi và chơi tương đối chủ động . 
II. ĐẠI ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 
- D9ịa điểm : Trên san và vệ sinh an toàn nơi tập . 
- Phương tiện : Kẻ sẵn các vạch RLTTCB và kẻ ô chơi trò chơi Nhảy đúng và nhảy nhanh . 
III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP : 
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Phần mở đầu :
- Phổ biến nội dung và yâu cầu bài học 
- Oân lại bài thể dục 
2. Phần cơ bản :
- RLTTCB 
+ Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông , dang ngang , đi nhanh chuyển sang chạy 
- Trò chơi : Nhảy đúng , nhảy nhanh 
3.phần kết thúc: 
- Hệ thống lại bài 
- Dặn dó và nhận xét 
1 phút 
4phút 
8 –10 phút 
6- 8 phút 
5-7 phút 
- GV phổ biến nội dung và yêu cầu bài học 
- Cho cả lớp dàng hàng theo một dang tay và sau đó khởi động các khớp tay , chân , hông , bụng và hít thở sâu vài lần . 
* Oân lại bài thể dục phát triển chung : Cho lớp trưởng điều khiển ( mỗi động tác 2 x 8 nhịp ) 
- GV theo dõi và uốn nắn những em chưa đúng tư thế của động tác , sau đó cho các em đó tập lại những động tác sai ( mỗi động tác 8 nhịp ) .
* RLTTCB : GV cho lớp chuyển thành hai hàng dọc 
+GV gọi vài em làm mẫu lại cách đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông , sau đó cho cả lớp đi lần lượt từng em 
- GV cùng các em còn lại quan sát và bắt những em đi mắt lỗi , sau đó cho các em đó đi lại ( mỗi em đi 2 lần ) 
+ Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang : Cho vài em đi mẫu và sau đó cho ả lớp lần lượt đi 
- GV cùng các em khác quan sát và bắt những em đi sai , sau đó cho đi lại ( Mỗi em đi 2 lần ) 
+ Đi nhanh chuyển sang chạy ... mấy giờ?
- Yêu cầu học sinh quan sát từng đồng hồ và đọc giờ. (Giáo viên có thể sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đến các vị trí như trong bài tập hoặc ngoài bài tập và yêu cầu học sinh đọc giờ).
- Đọc giờ ghi trên từng đồng hồ.
- Yêu cầu học sinh nêu vị trí của kim đồng hồ trong từng trường hợp. Ví dụ: Vì sao em biết đồng hồ thứ nhất đang chỉ 4 giờ 15 phút.
- Giải thích: Vì kim giờ chỉ qua số 4, kim phút đang chỉ vào số 3.
- Kết luận: Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút; nếu kim phút chỉ vào số 6, em đọc là 30 phút.
* Hoạt động 2: Bài 2
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Mỗi câu sau đây ứng với đồng hồ nào?
- Hướng dẫn: Để làm đúng yêu cầu của bài tập này, trước hết em cần đọc từng câu trong bài, khi đọc xong 1 câu em cần chú ý xem câu đó nói về hoạt động nào, hoạt động đó diễn ra vào thời điểm nào, sau đó đối chiếu với các đồng hồ trong bài để tìm đồng hồ chỉ thời điểm đó.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau làm bài theo cặp, một em đọc từng câu cho em kia tìm đồng hồ. Sau đó, một số cặp trình bày trước lớp.
Lời giải:
a – A; b – D; c – B; d – E; e – C; g – G.
- Hỏi: 5 giờ 30 phút chiều còn được gọi là mấy giờ?
- Là 17 giờ 30 phút.
- Tại sao các em lại chọn đồng hồ G tương ứng với câu An ăn cơm lúc 7 giờ tối?
- Vì 7 giờ tối chính là 19 giờ, đồng hồ G chỉ 19 giờ.
* Hoạt động 3: Bài 3
- Trò chơi: Thi quay kim đồng hồ.
- Giáo viên chia lớp thành các đội, phát cho mỗi đội 1 mô hình đồng hồ và hướng dẫn cách chơi: Khi giáo viên hô một giờ nào đó, các em đang cầm mặt đồng hồ của các đội phải lập tức quay kim đồng hồ đến vị trí đó. Em nào quay xong cuối cùng hoặc quay sai sẽ bị loại. Sau mỗi lần quay, các đội lại cho bạn khác lên thay. Hết thời gian chơi, đội nào còn nhiều thành viên nhất là đội thắng cuộc.
- Thi quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 3. Hoạt động cuối cùng (3’)
Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6.
Nhận xét tiết học và yêu cầu học sinh thực hành xem giờ trên đồng hồ hằng ngày.
***
Âm nhạc: (Tiết 25) 
Ôn: Trên con đường đến trường – Hoa lá mùa xuân.
(Giáo viên chuyên nhạc dạy)
***
Sinh hoạt tập thể:
Tuần 25
1/ Nhận xét đánh giá tuần 25:
+ Hạnh kiểm: 
- Các em thực hiện tốt nội qui nhà trường, đi học đúng giờ, lớp học yên lặng, cĩ ý thức bảo vệ của cơng, tài sản chung của nhà trường .
+Học tập: Lớp cĩ nhiều cố gắng trong học tập, cĩ chuẩn bị bài chu đáo khi đến lớp.
- Cịn một số em viết chính tả sai, chưa thuộc bảng chia, đọc chậm nhỏ như: Khải, Quy, Ly. 
- Kết điểm 10 cuối tuần.
- Tuyên dương vài em sơi nổi trong giờ học như: Việt, Sang, Kim, 
	2/ Phương hướng tuần 26
-Duy trì tốt sĩ số và nề nếp trên lớp.
- Thực hiện tốt nội qui nhà trường.
- Phụ đạo học sinh yếu vào các buổi chiều.
Chính tả
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Nghe và viết đúng một đoạn: “Gần tối ... ven đường” trong bài Voi nhà.
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d, uc/ut.
Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp; Làm bài tập chính xác.
II. Nội dung:
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết và trình bày đúng đoạn “Gần tối ... ven đường” trong bài Voi nhà.
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
	a) Phân biệt r/d.
	- Nêu những tiếng bắt đầu bằng r: (rừng, rú, rét).
	- Giáo viên cho học sinh rèn viết bảng con.
	- Giáo viên cho học sinh phân biệt: rừng/ dừng (cho học sinh đặt câu).
	b) Điền ut hay uc:
	l..., lội, l... lọi, l’... lắc, s. ... cân.
* Trò chơi: Giáo viên cho học sinh thi đua tìm tiếng bắt đầu bằng d hay r.
Thứ tư ngày 03 tháng 03 năm 2004
Tập đọc
Tiết 
Dự báo thời tiết
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch bản dự báo thời tiết, biết ngắt nghỉ hơi đúng.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc.
Biết tên các vùng khí tượng trong bài và tên một số tỉnh.
Hiểu: Dự báo thời tiết giúp con người biết trước tình hình mưa, nắng, nóng, lạnh,  để biết cách ăn mặc, bố trí công việc hợp với thời tiết và phòng tránh thiên tai (những rủi ro mà thiên nhiên gây ra).
II. Chuẩn bị:
Bảng đồ Việt Nam cở to có phân chia khu vực bằng các màu khác nhau (theo nội dung bài).
Một vài đồ vật như: nón mũ, áo mưa, ô (dù), 
Bảng phụ viết 3 câu hỏi gợi ý để học sinh trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi 4.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động (1’): Hát
2. Kiểm tra bài cũ 3’:
3 học sinh đọc 3 đoạn truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và trả lời câu hỏi về nội dung mỗi đoạn.
Nhận xét chấm điểm.
3. Giới thiệu bài mới (1’): 
Giới thiệu bài Dự báo thời tiết. (Nêu sơ lược ý nghĩa, lợi ích của bản tin dự báo thời tiết).
4. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu giọng chậm rãi, rành mạch, nhấn giọng ở các từ chỉ khu vực và hiện tượng thời tiết. Đọc cả phần cuối: Theo bản tin của đài truyền hình Việt Nam ngày 29/9/2002.
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
 Chú ý từ khó đọc: mưa rào rải rác, nắng, nóng.
- Học sinh luyện đọc từ khó.
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- Giúp học sinh giải nghĩa từ dự báo, thời tiết, gió tây, 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS luyện đọc trong nhóm.
+ Thi đọc.
- Các nhóm cử đại diện thi đua đọc từng đoạn
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1: Kể tên các vùng được dự báo thời tiết trong bản tin giáo viên kết hợp chỉ bản đồ giới thiệu vùng đó.
- Học sinh nêu tên từng vùng.
- Lớp theo dõi.
 - Vài học sinh lên bảng tìm lại các vùng trên bản đồ.
Lưu ý:
- Giáo viên giải thích về các vùng khí tượng trong Dự báo thời tiết (SGV trang 119) một cách chừng mực vừa với sức học sinh, nói rõ tỉnh các em đang ở thuộc vùng nào trên bản đồ.
- Lớp tìm các vùng trên bản đồ (SGK).
Câu 2: Nơi em ở thuộc vùng nào?
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Bản tin nói về thời tiết vùng này ra sao?
- Và tìm tỉnh của mình trên bản đồ, cho biết tỉnh của mình thuộc vùng địa lý nào?
- 2, 3 học sinh đọc lại tình hình thời tiết của vùng đó trong bản tin.
Câu 3: Em sẽ làm gì nếu biết trước:
	a/ Ngày mai trời nắng?
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
	b/ Ngày mai trời mưa?
Giáo viên có thể gợi ý:
- Nếu biết ngày mai trời mưa, em sẽ :
+ Mang theo gì khi đi học?
+ Làm gì để mưa khỏi gây hại?
- Nếu biết ngày mai trời nắng, em sẽ :
+ Mặc quần áo loại gì?
+ Làm gì để cho người luôn sạch sẽ, mát mẻ?
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi:
- Lớp hô -> 2 nhóm làm: Mỗi dãy cử 3 học sinh thi đua xem đội nào làm nhanh chính xác.
Hô 	Mưa nhỏ	->	giương ô
	Mưa rào	->	mặc áo mưa
	Nắng	-> 	đội nón
Câu 4: Theo em dự bào thời tiết có ích lợi gì?
Giáo viên treo bảng phụ.
- Dự báo thời tiết có ích gì với học sinh?
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Dự báo thời tiết có ích gì với cô bác nông dân, công nhân làm việc ngoài trời?
- Các nhóm trình bày.
- Dự báo thời tiết có ích gì với người đi biển.
- Nhận xét bổ sung.
-> Giáo viên chốt lại ý kiến đúng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Yêu cầu vài học sinh đọc lại bài.
- 3, 4 học sinh đọc lại bài.
- Tuyên dương học sinh đọc tốt nhất.
- Nhận xét.
5. Tổng kết (2’):
Hằng ngày, em có nghe hoặc đọc bản tin dự báo thời tiết không?
Em thường nghe (hoặc đọc) bản tin dự báo thời tiết ở đâu?
Về nhà nghe bản tin dự báo thời tiết ngày mai để nói lại trong tiết Tập đọc sau.
Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Ôn tập
I. Mục tiêu: 
Củng cố lại cho học sinh kiến thức: Biết đáp lại lời khẳng định của người khác trong những tình huống giao tiếp hàng ngày.
Biết nhìn tranh và nói về bãi biển.
Giáo dục học sinh tính lịch sự và lòng yêu thiên nhiên.
II. Nội dung:
Giáo viên cho học sinh nêu câu đáp trong các tình huống sau:
Thảo luận nhóm đôi:
Em: Con chào cô. Thưa cô cho con mượn cái rổ.
Cô: Cô treo ở góc bếp ấy. Cháu vào lấy đi.
Em đáp:
Giáo viên cho học sinh sắm vai để giải quyết tình huống:
- Hương cho tớ mượn cái bút này nhé.
- Ừ.
- Em đáp:
Giáo viên treo tranh cảnh bãi biển.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra. (Học sinh thảo luận theo nhóm: 2 bàn 1 nhóm).
Tranh vẽ cảnh gì?
Trên bãi biển, cảnh vật như thế nào?
Mọi người đang làm gì?
Giáo viên cho học sinh đọc một số bài. Giáo viên sửa bài cho học sinh.
Toán
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Củng cố lại cho học sinh cách nhận biết, viết và đọc “Một phần năm”.
Rèn kỹ năng vận dụng bảng chia đã học.
Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Nội dung:
1. Giáo viên cho học sinh nêu tên các hình đã tô màu 1/5 hình đó.
2. Giáo viên cho học sinh lên bảng tô màu 1/5 số ô vuông hoặc con vật ở mỗi hình (giáo viên chuẩn bị hình).
3. Lớp trồng được 25 cây thành các hàng, mỗi hàng có 5 cây. Hỏi có mấy hàng cây được trồng?
4. Điền số thích hợp vào ô trống:
	Nhân
5 x 5 = ...
5 x 6 = ...
5 x 2 = ...
Chia
20 : 5 = ...
30 : 5 = ...
10 : 5 = ...
Trừ
20 - 5 = ...
30 - 5 = ...
10 - 5 = ...

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 25.doc