Giáo án khối 2 - Đặng Thị Anh Nguyệt - Tuần 10

Giáo án khối 2 - Đặng Thị Anh Nguyệt - Tuần 10

Tập đọc: (Tiết 28,29)

Sáng kiến của bé hà

SGK:78 Thời gian:40-42

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với các lời các nhân vật (Hà, ông, bà).

- Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.

- Hiểu nộidung, ý nghĩa câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Tranh, bảng phụ viết sẵn các câu cần hướng dẫn, SGK.

2. Học sinh: SGK.

III. Các hoạt động: Tiết 1

1. Hoạt động đầu tiên:

Bài cũ (5): Kiểm tra

- Giáo viên nhận xét phần bài đọc kiểm tra của học sinh.

- Giáo viên đọc thống kê điểm.

 

doc 32 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 2 - Đặng Thị Anh Nguyệt - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2008
Tập đọc: (Tiết 28,29)
Sáng kiến của bé hà
SGK:78 Thời gian:40’-42’
I. Mục đích yêu cầu:
Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với các lời các nhân vật (Hà, ông, bà).
Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
Hiểu nộidung, ý nghĩa câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh, bảng phụ viết sẵn các câu cần hướng dẫn, SGK.
Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động: Tiết 1
1. Hoạt động đầu tiên:
Bài cũ (5’): Kiểm tra
Giáo viên nhận xét phần bài đọc kiểm tra của học sinh.
Giáo viên đọc thống kê điểm.
2.Hoạt động dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’):
Hôm nay, các em tập đọc bài: Sáng kiến của bé Hà.
b. Phát triển các hoạt động (30’):
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng câu.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
- HS nêu từ khó đọc: sáng kiến,ngạc nhiên 
- Giáo viên nghi lại các từ khó và hướng dẫn học sinh đọc lại cho đúng.
- GV cho học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
a) Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 1
- Hướng dẫn câu:
+ Bố ơi,/ sao không có ngày của ông bà,/ bố nhỉ?// (giọng thắc mắc)
+ Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hằng năm/ làm “ngày ông bà”,/ vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo cho sức khỏe/ các cụ già.//
- Giải thích từ khó: sáng kiến, lập đông.
- Học sinh đọc phần chú thích.
b) Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 2
- Học sinh đọc.
c) Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 3
+ Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy.//
+ Giải nghĩa từ: chúc thọ.
- Học sinh đọc phần chú thích và đặt câu.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm 
- Học sinh đọc trong nhóm.
- Giáo viên cho các nhóm lên thi đọc.
- Học sinh các nhóm thi đọc phân vai.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên cho lớp đọc đồng thanh.
- Lớp đọc đồng thanh.
- Giáo viên tổng kết phần luyện đọc
Tiết 2
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 1.
- Học sinh đọc.
Câu 1: Bé Hà có sáng kiến gì?
- Tổ chức ngày lễ cho ông bà.
- 2, 3 học sinh trả lời lại.
Câu 2: Hai bố con Hà chọn ngày náo làm “ngày ông bà”? Vì sao? 
- Hai bố con chọn ngày lập đông làm ngày lễ cho ông bà.
 Vì ngày đó là ngày trời bắt đầu trở rét, mọi người cần chăm lo sức khoẻ cho các cụ già 
- Hiện nay trên thế giới, người ta đã lấy ngày 1/10 làm ngày Quốc tế người cao tuổi.
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 2.
Câu 3: Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì?
- Bé Hà băn khoăn chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà.
+ Ai đã gỡ bí giúp bé?
-Bố thì thầm vào tai bé mách nước. Bé hứa sẽ cố gắng làm theo lời khuyên của bố.
- Giáo viên cho đọc đoạn 3.
- Học sinh đọc.
Câu 4: Hà đã tặng ông bà món quà gì?
- Chùm điểm 10.
+ Ông bà nghĩ sao về món quà của bé Hà?
- Ông bà thích nhất món quà của Hà.
Câu 5: Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào?
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức “Ngày ông bà”?
- Vì Hà rất yêu ông bà.
- Vì Hà phát hiện chỉ có người già chưa có ngày lễ.
- GV chốt ý và giáo dục học sinh: Muốn cho ông bà vui lòng, các em nên làm gì?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV cho HS các nhóm thi đọc phân vai.
- Các nhóm thi đọc.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
3. Hoạt động cuối cùng (3’): 
Giáo viên cho 1 học sinh đọc lại cả câu chuyện
VN: Rèn đọc lại
Toán : (Tiết 46)
Luyện tập
SGK:46 Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
Củng cố cách tìm “một số hạng trong một tổng”.
Ôn lại phép trừ đã học và giải toán đơn về phép trừ.
Rèn cho học sinh làm đúng, làm nhanh.
- Giáo dục học sinh làm tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ, bảng thi đua và một số bông hoa, quả táo.
Học sinh: VBT; bảng a, b, c.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
Bài cũ (3’): Tìm 1 số hạng trong 1 tổng
2 học sinh sửa bài 1 (e, g).1 học sinh sửa bài 3.
Giáo viên chấm điểm và nhận xét.
2. Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu (1’):
- Hôm nay các em học bài: Luyện tập.
b. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm BT1
- Giáo viên ghi:
a) x + 1 = 10
- Nêu tên gọi các thành phần trong phép cộng trên?
- Học sinh nêu.
- Giáo viên cho học sinh lựa chọn câu đúng.
- Học sinh giơ bảng a, b, c.
Muốn tìm một số hạng trong 1 tổng:
a. Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
b. Lấy tổng cộng với số hạng kia.
c. Cả a, b đều đúng.
- Giáo viên nhận xét 2 dãy thi đua.
- Giáo viên yêu cầu lớp làm bài.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 3 học sinh xung phong làm bảng.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài 2, 3
BT2: GV hướng dẫn học sinh làm cột 1 
	6 + 4 = ?
	4 + 6 = ?
	10
	10
- Có nhận xét gì về 2 phép tính cộng trên.
- Các số hạng giống nhau, tổng bằng nhau.
- Nêu tính chất của phép cộng?
- Học sinh nêu.
- Dựa vào 2 phép tính cộng trên tìm kết quả 2 phép tính trừ còn lại.
- Học sinh nêu:
 10 – 4 = 6
 10 – 6 = 4
- Làm thế nào tìm kết quả nhanh.
- Lấy tổng trừ số hạng kia.
- Giáo viên cho học sinh làm vở.
- Học sinh làm bài.
- 2 đội thi đua gắn quả táo vào bài.
- Giáo viên nhận xét, gắn hoa.
- Học sinh nhận xét.
Bài 3: Giáo viên hướng dẫn cột 1
17 – 4 – 3 được ?
- 10
- 4 – 3 tất cả là trừ mấy?
- Trừ 7.
- Vậy17 -7 chính là17 - 4 - 3,17 -7 bằng mấy? 
- Tương tự làm các bài còn lại.
- Học sinh làm vở.
- 2 học sinh 2 đội thi đua làm bảng.
- Giáo viên nhận xét, gắn hoa.
- Học sinh nhận xét.
 * Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài 4
Bài 4: Giáo viên dán băng giấy có đề bài.
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh thảo luận đặt câu hỏi vào bài.
- 2 dãy thi đua đọc.
- Giáo viên nhận xét, gắn hoa.
- Học sinh nhận xét.
- Lớp viết câu hỏi vào vở.
- Vài học sinh đọc lại.
- Giáo viên dán câu hỏi lên bảng.
- 1 học sinh đọc lại cả đề bài.
- Giáo viên tóm tắt:
Có : 28 học sinh.
Học sinh gái: 16 học sinh.
Hỏi :  học sinh trai?
- Học sinh nêu các dữ kiện của bài toán.
- Muốn tìm số học sinh trai làm thế nào?
- Số học sinh lớp có – số học sinh gái.
- Dựa vào đâu làm lời giải?
- Câu hỏi.
- Đơn vị?
- Học sinh trai.
- Lớp làm bài vào vở.
- 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét.
3. Hoạt động cuối cùng (3’):
- Trò chơi: Hái hoa tặng cô.
- Giáo viên nêu luật chơi:
- 2 đội thi đua tiếp sức, mỗi đội 4 bạn.
- GVnhận xét, tổng kết thi đua, tuyên dương.
- Học sinh nhận xét.
- Về nhà: bài 5, 1, 3 SGK.
- CBB: Số tròn chục trừ đi 1 số.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Mĩ thuật: (Tiết 10)
 VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TRANH CHÂN DUNG
Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
- Hs tập quan sát, nhận xét đặc điểm khuơn mặt con người
- Làm quen với cách vẽ chân dung
- Vẽ được bức chân dung then ý thích
II. Chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh chân dung khác nhau
- Một số bài vẽ chân dung của hs
III. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động đầu tiên:
 Giới thiệu bài:Vẽ đề tài về chân dung người rất phong phú, sinh động. Ở tiết học các em sẽ được hướng dẫn vẽ tranh theo đề tài vẽ chân dung người
2. Hoạt động dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tìn hiểu về tranh chân dung
- GV gt một số tranh chân dung và gợi ý hs thấy được :
	+ Tranh chân dung vẽ khuơn mặt người là chủ yếu, cĩ thể vẽ bán thân.
	+ Tranh chân dung nhằm diễn tả đặc điểm của người được vẽ
- Gv gợi ý hs tìm hiểu khuơn mặt người:
	+ Hình khuơn mặt người (hình trái xoan, lưỡi cày, vuơng chữ điền )
	+ Những phần chính trên khuơn mặt (mắt, mũi , miệng )
- Gv cho hs quan sát để nhận ra:
	+ Cĩ người mắt to, nhỏ, miệng rộng, hẹp .
- Câu hỏi: Mắt, mũi, miệng người cĩ giống nhau khơng?
- Vẽ tranh chân dung, ngồi vẽ mặt ta cĩ thể vẽ thêm gì nữa? (cỗ, vai, một phần thân)
- Em hãy tả khuơn mặt của Ơng, bà, cha, mẹ .Tuỳ theo lời kể của hs, Gv gợi ý thêm về sự phong phú của khuơn mặt người (tranh chuẩn bị) vẽ các dạng khuơn mặt
Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung
GV hướng dẫn:
- Vẽ hình khuơn mặt người vừa cân đốivới phần giấy
- Vẽ cổ, vai, Vẽ tĩc, mắt, mũi, miệng, tai, và các chi tiết
- Vẽ màu: màu tĩc, màu da, màu áo, màu nền 
- Gv vẽ mầu theo SGK 2 khuơn mặt: mặt tría xoan và mặt vuơng
Hoạt động 3: Thực hành
- Gv gợi ý hs chọn nhân vật để vẽ - Gv hướng dẫn hs cách vẽ
	+ Vẽ phác hình khuơn mặt, cổ, vai
	+ Vẽ chi tiết, vẽ màu
- Gv quan sát và gợi ý cho hs vẽ theo ý thích của mình
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Gv chọn và hướng dẫn cho hs nhận xét một số bài vẽ đẹp, chưa đẹp
	+ Hình vẽ, bố cục
	+ Màu sắc
- Gv khen ngợi hs cĩ bài vẽ đẹp và gợi ý cho hs chưa hồn thành bài về nhà vẽ tiếp
- Dặn dị: Vẽ chân dung người thân.
Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2008
Thể dục: (Tiết 19)
KIỂM TRA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
–ĐIỂM SỐ 1-2,1-2 THEO ĐỘI HÌNH HÀNG NGANG.
Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
-Kiểm tra bài thể dục phát triển chung yêu cầu thuộc bài ,động tác tương đối chính xác 
II. Địa điểm – phương tiện:
-Địa điểm:Trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập .
- phương tiện :Chuẩn bị một còi ,cùng hs chuẩn bị bàn ghe ... h.
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài.
- Học sinh sửa bài tiếp sức.
-> Nhận xét, kiểm tra lớp. 
-> Nhận xét.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Nối các điểm để tạo thành hình.
- Học sinh làm.
- 2 học sinh sửa bài trên bảng phụ.
-> Nhận xét, kiểm tra cả lớp.
-> Nhận xét. 
 3. Hoạt động cuối cùng(4’):
Học sinh 2 dãy thi đua thực hiện nhanh, chính xác: 
	63 - ... = 50
	... - 28 = 20
	72 + 18 = ...
Về làm bài 3, 5/50.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
GV nhận xét tiết học.
***
Tập viết:(Tiết 10)
H – Hai sương một nắng
I. Mục tiêu:
Học sinh viết đúng con chữ H, từ và câu ứng dụng. Nắm nghĩa của từ và câu ứng dụng.
Rèn học sinh viết đúng, đẹp.
Học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: chữ mẫu.
Học sinh: vở tập viết, bảng con.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
- Bài cũ (4’): Tiết 9
Giáo viên cho 1 số học sinh lên bảng viết chữ G và từ ứng dụng.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
2. Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’): H – Hai sương một nắng
b. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ H
- GV treo chữ mẫu H (cỡ nhỏ)vàhướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo và cách viết.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nêu cấu tạo.
- Cao 5 li.
- Gồm 3 nét.
+ Nét 1: Kết hợp 2 nét cơ bản cong trái và lượn ngang.
+ Nét 2: Kết hợp của 3 nét cơ bản: khuyết ngược, khuyết xuôi và móc phải.
+ Nét 3: Nét thẳng đứng.
- Giáo viên viết mẫu.
- Học sinh nêu cách viết.
- Giáo viên nêu lại cách viết.
- Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con.
- Học sinh rèn viết bảng con.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn câu ứng dụng
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và cách viết cụm từ: Hai sương một nắng.
- Học sinh đọc cụm từ.
- Giáo viên: câu trên ý nói về sự vất vả, đức tính chịu khó, chăm chỉ của người lao động.
- Học sinh nêu nhận xét.
+ Cao 2, 5 li: H, g
+ Cao 1,5 li: t
+ Cao 1,25 li: s
+ Các chữ còn lại cao 1li.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết cụm từ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vở
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vở với nội dung:
- 1 dòng chữ H, cỡ vừa.
- 1 dòng chữ H, cỡ nhỏ.
- 1 dòng chữ Hai, cỡ vừa.
- 1 dòng chữ Hai, cỡ nhỏ.
- 2 dòng từ ứng dụng: Hai sương một nắng, cỡ chữ nhỏ.
- Giáo viên thu vở chấm (5cm).
- Giáo viên nhận xét.
3. Hoạt động cuối cùng(3’):
2 dãy học sinh thi đua viết tên bạn bắt đầu bằng chữ H.
Về rèn viết lại cho đẹp hơn.
Chuẩn bị bài: I
Giáo viên nhận xét tiết học.
***
Tự nhiên xã hội: (Tiết 10)
Ôn tập
Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
Sau khi ôn tập, học sinh có thể:
Nhớ lại và khắc sâu một số kiến thức về vệ sinh ăn uống đã được học để hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
Nhớ lại và khắc sâu các hoạt động của cơ quan vận động và tiêu hóa.
Củng cố hành vi vệ sinh cá nhân.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh 10, tranh hệ tiêu hóa.
Học sinh: Bảng Đ, S, phiếu luyện tập, quả táo.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
 Bài cũ (5’): 3 HS trả lời câu hỏi:
Giun thường sống ở đâu trong cơ thể? Người ta thường bị nhiễm giun qua đường nào?
Chúng gây ra tác hại gì?
Để đề phòng bệnh giun, ta cần làm gì?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2 . Hoạt động dạy bài mới:
 a. Giới thiệu (1’):
Hôm nay các em học bài: Ôn tập.
b. Phát triển các hoạt động (30’):
* Hoạt động 1: Nói tên cơ, xương và khớp xương
+ Mục tiêu: Học sinh nhớ lại các cơ quan vận động.
- GV cho HS thực hành động tác TD.
- Mỗi động tác 2 học sinh.
- Động tác: tay.
- Học sinh quan sát và viết ra giấy tên các cơ, xương và khớp xương.
+ Cơ tay, cơ chân, cơ ngực.
+ Xương tay, xương chân.
+ Khớp bả vai, khớp khuỷu tay.
- 2 học sinh 2 đội đọc tờ giấy mình viết.
- Động tác: chân.
- Học sinh nhận xét.
+ Cơ tay, cơ chân, cơ ngực.
- 2 học sinh làm động tác TD chốt lại.
+ Xương tay, xương chân.
+ Khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối.
- Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Giáo viên cho lớp hát múa bài “Cô dạy em”.
- Lớp thực hiện.
- Giáo viên liên hệ thực tế giáo dục học sinh không mang vác nặng, đeo cặp trên vai, ngồi học đúng tư thế.
- Năng tập thể dục.
- Luôn ngồi học ngay ngắn.
- Không mang, xách vật nặng.
- Đeo cặp trên hai vai khi đi.
- Ngồi học ở bàn ghề vừa tầm vóc.
* Hoạt động 2: Hệ tiêu hóa
+ Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cơ quan tiêu hóa.
- Giáo viên phát phiếu luyện tập.
- Học sinh thảo luận theo bàn.
- GV cho HS gắn tên cơ quan tiêu hóa vào tranh.
- Học sinh thi đua, mỗi đội 2 em.
- Giáo viên nhận xét, gắn hoa.
- Học sinh nhận xét.
- GV cho 1 học sinh nói lại đường đi của thức ăn.
- Giáo viên liên hệ thực tế giáo dục học sinh: ăn chậm nhai kĩ giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng, không chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa.
* Hoạt động 2: Vệ sinh ăn, uống
+ Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức về vệ sinh ăn uống.
- Giáo viên dán bảng và đọc câu hỏi TN:
- Chúng ta cần ăn uống và vận động thế nào để cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh?
a. Chỉ cần ăn nhiều.
- Học sinh giơ bảng Đ, S và giải thích S.
b. Aên uống đầy đủ và năng tập thể dục.
c. Chơi những trò chơi lành mạnh.
- Để cơ thể khoẻ mạnh và chóng lớn ngoài việc ăn uống đầy đủ, năng tập TD chúng ta cần phải ăn uống sạch sẽ.
- Tại sao phải ăn uống sạch sẽ?
- Học sinh nêu không bị đau bụng tiêu chảy, cơ thể khỏe mạnh học tập tốt, không bị bệnh giun.
- Bệnh giun có tác hai như thế nào? 
- Giáo dục HS không ăn quà trước công trường.
- Giáo viên dán tranh và chốt ý: Vậy cơ thể khỏe mạnh và chóng lớn ta cần làm gì?
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh nêu:
+ Aên uống đầy đủ.
+ Năng tập TD.
+ Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Vui chơi, sinh hoạt lành mạnh.
3. Hoạt động cuối cùng (3’):
- Giáo viên tổng kết thi đua.
- Lớp hát bài “hoan hô”.
- VN: Xem lại bài.
- CBB: Chủ đề xã hội – Bài: Gia đình.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Rèn học sinh kĩ năng nghe và nói: Biết kể về một người thân của mình.
Tậpviết lại những điều vừa kể.
II. Nội dung:
Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kể về người thân của mình dựa vào các câu hỏi gợi ý của bài văn tiết 10 dưới nhiều hình thức.
	+ Cá nhân.
	+ Nhóm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày 1 đoạn văn và cho học sinh tập viết lại đoạn văn mình vừa kể.
Giáo viên chấm và sửa bài cho học sinh. 
* Rút kinh nghiệm: 	
Tập đọc
Tiết 10
Thương ông
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Ngắt nhịp đúng các câu thơ.
Biết đọc bài với giọng vui, phân biệt lời kể với lời nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
Hiểu từ: thủ thỉ, thử xem, thích chí.
Bài thơ khen ngợi bé Việt còn nhỏ đã biết thương ông, biết an ủi, giúp đỡ ông khi ông đau.
3. Học thuộc lòng 1 khổ thơ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh, bảng phụ.
Học sinh: Sách Tiếng Việt.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1’): Hát
2. Bài cũ (4’): Bưu thiếp
Gọi 2, 3 học sinh đọc bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông bà.
Đọc cả phong bì thư ghi địa chỉ ông bà.
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài (1’): Thương ông
4. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- PP: Thực hành - giảng giải.
- GV đọc mẫu bài thơ.
- HS lắng nghe.
- GV hướng dẫn HS đọc và giải nghĩa từ:
a) Đọc từng dòng thơ:
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ.
+ GV cho HS nêu từ khó và hướng dẫn HS luyện đọc.
- HS nêu: lon ton, sáng trong, thủ thỉ, nghiệm.
b) Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
Lưu ý HS đọc gợi cảm, gợi tả các từ ngữ sau:
	Khi nào ông đau/
	Ông nói mấy câu/
	Không đau!// Không đau!//
	Dù đau đến đâu
	Khỏi ngay lập tức.
- HS rèn đọc theo sự hướng dẫn của GV.
+ GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ khó: thủ thỉ, thử xem có nghiệm, thích thú.
- HS đọc chú giải.
c) GV cho HS đọc theo nhóm từng khổ thơ.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau trong nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên cho 1 số nhóm lên đọc trước lớp.
-> Nhận xét, tuyên dương cá nhân đọc hay.
-> Nhận xét.
e) Lớp đọc đồng thanh lại bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- PP: Hỏi đáp, giảng giải.
- Giáo viên chohs đọc khổ 1, 2 .
- 1 học sinh đọc.
Câu 1: Chân ông đau thế nào?
- Chân ông bị đâu sưng tấy, ông phải chống gậy mới đi được.
Câu 2: Bé Việt đã làm những gì để giúp đỡ và an ủi ông?
- Việt đỡ ông lên thềm.
- Việt bầy cho ông câu thần chú để khỏi đau.
- Việt biếu ông cái kẹo.
Câu 3: Tìm những câu thơ cho thấy nhờ bé Việt ông quên cả đau?
- Ông nói theo béViệt và ông gật đầu:
Khỏi rồi! Tài nhỉ!
-> Giáo viên giáo dục học sinh: yêu kính, chăm sóc ông bà.
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng
- PP: Thực hành.
- Giáo viên dùng bảng phụ có ghi sẵn bài thơ để hướng dẫn học sinh học thuộc lòng ít nhất một khổ thơ.
- Học sinh học bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
5. Củng cố, dặn dò (3’):
- 2 học sinh đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thuộc. 
- Về học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài: Bà cháu.
- Giáo viên nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docnguyet-tuan 10.doc