Giáo án giảng dạy lớp 2 - Tuần 29 năm 2010

Giáo án giảng dạy lớp 2 - Tuần 29 năm 2010

I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

- Biết các số từ 111 đến 200 gồm các trăm, chục, đơn vị

- Đọc và viết thành thạo các sờt 111 đến 200

- So sánh được các số từ 111 đến 200. Nắm được thứ tự các số từ 111 đến 200

- Đếm được các số trong phạm vi 200

- Học sinh yếu: bước đầu biết đọc, viết, so sánh các số từ 111-> 200

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bộ đồ dùng dạy học toán.

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5)

- Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn -> bé

 102 , 107 , 101 , 110 , 109 , 104

- Đọc lại các số vừa xếp

 

doc 21 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy lớp 2 - Tuần 29 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010
Tiết 1: Sinh hoạt tập thể
Chào cờ
Tiết 2: Toán
 Tiết 141: Các số từ 101 đến 200
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Biết các số từ 111 đến 200 gồm các trăm, chục, đơn vị
- Đọc và viết thành thạo các sờt 111 đến 200
- So sánh được các số từ 111 đến 200. Nắm được thứ tự các số từ 111 đến 200
- Đếm được các số trong phạm vi 200
- Học sinh yếu: bước đầu biết đọc, viết, so sánh các số từ 111-> 200
II. đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng dạy học toán.
II.Các hoạt động dạy học
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn -> bé
	102 , 107 , 101 , 110 , 109 , 104
Đọc lại các số vừa xếp 
2.Hoạt động 2: Dạy bài mới (13-15’)
*.Đọc viết các số từ 111 đến 200
+ Làm việc chung cả lớp 
Băng trực quan, Gv cho học sinh xác định số trăm, số chục, số đơn vị của số 111. (học sinh thực hành cá nhân- nêu cách đọc.)
Tương tự với các số 112,115,118 (học sinh làm SGK- GV xem xet, HD riêng học sinh yếu)
*GV đọc các số 142, 121, 173. Yêu cầu học sinh lấy các ô vuông tương ứng. (học sinh thực hành cá nhân)
Học sinh nối tiếp đếm các số từ 11 -> 200.
3. Hoạt động 3:Thực hành (17-19’)
Bài 1: SGK
HS xác định yêu cầu
Học sinh điền vào sách – GV HD học sinh yếu
Đọc lại các số vừa điền Học sinh yếu đọc
=>Chỉ ra số chỉ trăm ? chục ? ĐV ở từng số ? (học sinh khá giỏi nêu)
Bài 2: SGK
HS xác định yêu cầu
Dùng bút điền vào sách (học sinh yếu làm phần a)
Đổi bài KT.
HS đọc các sổ trên từng tia số
Tìm số liền trước, liền sau của 1 số 
Đọc các số từ 110 -> 200
Bài 3: Vở
- HS xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở (học sinh yếu làm cột 1)
=>Nêu cách so sánh số có 3 chữ số ?
* Dự kiến sai lầm: Điền số BT 3 sai. Đọc sai các số từ 121->199
4. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò (3’)
Đọc các số từ 110 -> 200
* Rút kinh nghiệm sau tiết học 
... .....................
Tiết 3 + 4: Tập đọc
Những quả đào
 I. Mục tiêu
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc trơn cả bài. Nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ
- Học sinh giỏi biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.
- Học sinh yếu biết theo dõi bạn đọc, đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu. 
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu
- Hiểu được ý nghĩa của các từ mới: vò, hài lòng, thơ dại, nhân hậu.
- Nội dung: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ (2-3’)
- 2 học sinh đọc bài: Cây dừa.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới 
1. GTB (1-2’)
Qua tranh minh họa.
2. Luyện đọc đúng (37 - 40’)
- G đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.
( Mỗi lần HD đọc câu giáo viên đọc mẫu và yêu cầu học sinh đọc nối tiếp. Khi HD đọc đoạn, GV đọc mẫu và yêu cầu 4-5 học sinh đọc, nhận xét, cho điểm.)
* Đoạn 1
- HD câu 2,3: Nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu hai chấm.
- HD câu 4: Đọc đúng thế nào, lên giọng cuối câu hỏi.
- HD đọc đoạn 1: Giọng khoan thai, rành mạch.
* Đoạn 2
- HD câu 1,2,3: Đọc đúng bao lâu
- Giảng: vò, hài lòng (1 học sinh đọc chú giải)
- HD đọc đoạn 2: Giọng hồn nhiên, nhanh nhảu.
* Đoạn 3
- HD câu 1,2: Giọng Vân hồn nhiên.
- Giảng: thơ dại (GV nêu)
- HD đọc đoạn 3: Đọc phân biệt lời nhân vật.
* Đoạn 4
- HD: Phân biệt lời nhân vật. Lời Việt đọc giọng lúng túng.
- Giảng thốt (học sinh nêu)
* Học sinh đọc nối tiếp đoạn: 2 Lượt
* HD đọc cả bài: Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu. Thay đổi giọng đọc phù hợp với từng đoạn chuyện.
- 2 học sinh đọc cả bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
Tiết 2
1. Luyện đọc tiếp 
- Đọc nối tiếp - cả bài 
- Gv nhận xét, cho điểm
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài (17 - 20')
* Đọc thầm đ1, câu hỏi 1
- Học sinh Hằng đọc câu1
- Người ông dành những quả đào cho ai?
- Cho vợ và các cháu.
* Học sinh đọc thầm đ2
- Cậu bé Xuân làm gì với quả đào?
- Nêu nhận xét của ông về Xuân? Vì sao?
- Xuân đem hạt trồng vào một cái vò.
- Cô bé Vân đã làm gì với quả đào?
- Ông đã nhận xét về Vân thế nào?Vì sao?
- Việt đã làm gì với quả đào?
- Ông đã nói gì với Việt?Vì sao?
=> GVnêu: Như vậy nhờ những quả đào mà ông đã biết được tính nết của từng cháu.
3. Luyện đọc lại (5-7’)
- Mai kia cháu sẽ làm vườn giỏi. Vì Xuân thích trồng cây.
* Đọc thầm Đ3
- Vân ăn hết rồi vất hạt đi, khen đào ngon quá, ăn xong vẫn thèm.
- Vân còn thơ dại quá. Ông nói vậy vì Vân háu ăn, ăn hết phần của mình vẫn thèm.
* Đọc thầm đoạn 4
- Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm
- Khen Việt có tấm lòng nhân hậu vì em biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn.
- HD đọc phân vai: người dẫn chuyện, ông và 3 cháu.
- GV nhắc nhở học sinh chú ý đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật như đã HD.
-GVcùng học sinh nhận xét, tuyên dương, bình cho CN, nhóm đọc hay nhất. 
- 1 Học sinh đọc cả bài.
- Học sinh thi đọc phân vai theo nhóm 5.
 4. Củng cố, dặn dò (4-6’)
- Em thích nhận vật nào? Vì sao?
- Gv khuyến khích học sinh nối tiếp phát biểu ý kiến.
...........................................................................................................................
Thứ 3 ngày 30 tháng 3 năm 2010
Tiết 1: Toán
Tiết 142: Các số có 3 chữ số
I. Mục tiêu 
Giúp HS 
- Đọc và viết thành thạo số có 3 chữ số 
- Củng cố về cấu tạo số 
- Học sinh yếu: Bước đầu biết đọc, viết số có 3 chữ số.
II.Đồ dùng dạy học
B.Đ.D.D.H
II. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
Viết các số sau 115 ;113 ; 118 ; 200 (b/c)
Chỉ ra các chữ số chỉ trăm , chục ? đơn vị trong mỗi số trên.
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới (13-15’)
a. Đọc và viết các số 243, 235
- Yêu cầu học sinh lấy ô vuông biểu diễn 2 trăm, 4 chục, 3 đơn vị. ( học sinh thực hành cá nhân – GV xem xét, thao tác lại )
- Yêu cầu học sinh viết số tương ứng ( học sinh viết B/c: 243 )
- Yêu cầu học sinh xác định số trăm, chục. đơn vị - đọc lại số 243
- Làm tương tự đối với số 235.
* Đọc viết các số 310, 240, 411, 205, 252
- Yêu cầu học sinh tự làm SGK/146 - đọc lại các số vừa tìm -> nhận xét các số đó.
=> Các số 243, 235.252 đều là các số có 3 chữ số.
3. Hoạt động 3: Thực hành (17-19’)
Bài 1: SGK
HS nêu yêu cầu bài tập 
Dùng bút nối vào sách .
=>Nêu cách đọc các số ?
Số 205 , 132 gồm mấy trăm ?Mấy chục và mấy đơn vị ?
Bài 2: SGK
HS xác định yêu cầu 
Nối số với cách đọc đúng 
=>HS đọc lại các số (học sinh yếu đọc)
Bài 3: Vở
HS nêu yêu cầu 
Làm bài vào vở .
* Dự kiến sai lầm: Đọc viết sai các số có hàng chục là 0.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nêu số có 3 chữ số: 205, 250, 232, 223 – học sinh viết b/c.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy 
 ..................................................
Tiết2: Chính tả( tập chép)
Những quả đào
I. Mục tiêu 
- Chép chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trích trong chuyện: Những quả đào.
- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm đầu dễ lẫn l/n
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ để chữa BT2a.
III. Các hoạt động chủ yếu
A. kiểm tra bài cũ (1-2’)
- B/c: giêng sâu, xâu kim/ xong việc,song cửa.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài (1-2')
2. Hướng dẫn tập chép (8-10')
- G đọc bài viết 
- Học sinh đọc thầm bài chính tả.
- HD nhận xét chính tả: 
+ Những chữ nào viết hoa? Vì sao?
- HD tập viết chữ ghi tiếng khó: xong, thèm, Việt, Vân, Xuân.
+ GV đọc , ghi bảng, hướng dẫn học sinh phân biệt rõ cách viết những chữ trên.
+ Học sinh đọc, phân tích, viết bảng con.
3. HS viết bài vào vở (13-15')
- HD tư thế ngồi viết, cầm bút.
- Học sinh nhìn SGK viết bài.
- GV theo dõi, uốn nắn.
4. Chấm- chữa (5')
- Học sinh tự soát lỗi, chữa lỗi.
- Chấm bài : 7 -> 9 bài 
- GV nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
5. Hướng dẫn làm bài tập chính tả (5-7')
Bài 2a: Vở
- H nêu yêu cầu 
- H làm BT
- GV chấm Đ/S, nhận xét, chốt lời giải đúng:
Cửa sổ, chú sáo, trước sân, xồ tới, cành xoan.
6. Củng cố - dặn dò (1-2')
- NX tiết học, dặn dò
Trò chơi “ con cóc là cậu ông trời” và
 “ chuyền bóng tiếp sức”
I. Mục tiêu
- Làm quen với trò chơi “ Con có là cậu ông trời”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
- Ôn trò chơi “ Chuyền bóng tiếp sức”. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm phương tiện
- Sân trường
- Còi, quả bóng cho học sinh chơi trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu
- Gv phổ biến yêu cầu, nội dung giờ học.
- Xoay khớp cố chân, xoay khớp đầu gối.
- Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
B. Phần cơ bản
- Trò chơi: Con có là cậu ông trời.
- Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức.
C. Phần kết thúc
- Cúi người thả lỏng
- Nhảy thả lỏng.
- GV hệ thống bài
- Nhận xét giờ học
1 - 2’
2-3’
80 -90m
1’
8-10’
5 - 6 lần
5 - 6 lần
1-2’
1-2’
- Lớp trưởng điều khiển 
 x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x
 Å x x x x x x x x x x
 Gv
- Cán sự điều khiển
- GV nêu tên trò chơi, cho học sinh tìm hiểuvề ích lợi, tác dụng và động tác nhảy của con có. Có thể tổ chức chơi theotừng hàng ngang. Mỗi H chỉ nhảy 3-5 đợt, mỗi đợt bật nhảy 2-3 lần, xen kẽ mỗi đợt nhảy có nghỉ.
- Tổ chức cho học sinh chơi theo đội hình hàng ngang.
- Gv điều khiển
...........................................................................................................................
 Thứ tư ngày 31 tháng 3 năm 2010
Tiết 1: Toán
Tiết 143: So sánh các số có 3 chữ số .
I. Mục tiêu 
Giúp HS 
- Biết so sánh các số có 3 chữ số 
- Nắm được thứ tự các số .
- Học sinh yếu bước đầu biết so sánh số có 3 chữ số, thứ tự các số.
II. Đồ dùng dạy học .
- Bộ Đ D D H
II. Các hoạt động dạy học 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- GV đọc số – HS viết số ra bảng con 
- Chỉ số chữ số chỉ trăm , chục và đơn vị mỗi số .
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới (13-15’)
a. Ôn lại cách đọc , viết số có 3 chữ số .
- GV treo bảng phụ ghi các số có 3 chữ số – Yêu cầu HS đọc các số đó 
- Cả lớp viết bảng con . Năm trăm hai mươi mốt , sáu trăm bốn mươi , sáu trăm ba mươi chín...
b. So sánh các số 
* So sánh số: 234 và 235
- GV gắn lên bảng hình biểu diễn số 234 , 235 -& ... .
=>Em dựa vào đâu để xắp xếp các số trên ?
Bài 5: thực hành
HS nêu yêu cầu
Sử dụng B.Đ.D để làm bài tập
*Dự kiến sai lầm: Điền sai số BT 2a,b.
3.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò (3’)
Nêu cách so sánh số có 3 chữ số 
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
 ..........................................................
Tiết 2: Luyện từ và câu
Từ ngữ về cây cối. đặt và trả lời câu hỏi: để làm gì? 
I. Mục tiêu 
- Mở rộng vốn từ về cây cối.
- Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: Để làm gì?
- Học sinh yếu: biết kể tên các bộ phận của cây ăn quả, biết đặt câu hỏi có cụm từ để làm gì? 
II. Đồ dùng dạy học 
- G:tranh vẽ 1 cây ăn quả.
- H: VBT
III. Các hoạt động dạy học 
A. KTBC 
- 2 học sinh hỏi đáp câu hỏi có cụm từ để làm gì?
B. Dạy bài mới 
1. GTB (1-2’)
2. Hướng dẫn bài tập (28-30’)
Bài : Miệng (5-7’)
- Đọc yêu cầu 
- BT yêu cầu gì? ( Kể tên các bộ phận của cây ăn quả )
- Gv treo tranh 1 cây ăn quả - học sinh quan sát, trả lời miệng.
=> Cây ăn quả có các bộ phận: gốc cây, ngọn cây, thân cây, cành cây, rẽ cây, hoa, quả, lá.
Bài 2: Miệng(13-14')
- H đọc yêu cầu, cả mẫu.
- trao đổi cặp 4’ – nêu miệng.
=> Nhận xét, ghi bảng từ đúng.
- H: Những từ đó là những từ chỉ gì? (chỉ đặc điểm)
- Đặt 1 câu với một từ chỉ đặc điểm mà em tìm được? ( 2-3 học sinh giỏi đặt câu)
Bài 3: Viết (10')
- Đọc thầm yêu cầu.
-H: Dùng cụm từ nào để hỏi? ( để làm gì? )
- học sinh nêu nội dung tranh.
- GVHD: Hãy đặt câu hỏi có cụm từ để làm gì? để hỏi về việc làm được vẽ trong 2 tranh và tự trả lời câu hỏi ấy.
- Học sinh làm vở.
- Gv chấm, chữa - yêu cầu vài học sinh đọc – học sinh khác nhận xét.
=> GV nhận xét, củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì?
 * Giáo dục môi trường : Chăm sóc và bảo vệ cây 
3. Củng cố, dặn dò (2-3’)
- NX tiết học, dặn dò.
 ..................................................................
Tiết 3: Chính tả (nghe viết)
Hoa phượng
I. Mục tiêu
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ 5 chữ: Hoa phượng
-Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm đầu s/x.
 II.Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ chữa BT2a
III.các hoạt động dạy học 
A. kiểm tra bài cũ (2-3')
- Viết bảng: xâu kim, chim sâu/cao su, đồng xu.
- GV nhận xét.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài (1-2')
2. Hướng dẫn nghe viết (8-10')
- G đọc bài viết 
- Học sinh đọc thầm bài chính tả.
- HD tập viết chữ ghi tiếng kho: lấm tấm, lửa thẫm, vàng rực
+ Gv đọc và hướng dẫn học sinh phân biệt rõ cách viết những chữ trên.
+ Học sinh đọc, phân tích, viết bảng con.
- Nhận xét chính tả:
+Tìm các dấu câu có trong bài chính tả?
(chấm, gạch ngang, chấm than, phẩy, hỏi)
3. HS viết bài vào vở (13-15')
- HD tư thế ngồi viết, cầm bút
- GV đọc cho học sinh viết.
- GV theo dõi, uốn nắn.
4. Chấm- chữa (5')
- GV đọc lại bài chính tả một lần cho học sinh soát và chữa lỗi.
- Chấm bài : 7 -> 9 bài 
- GV nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
5. Hướng dẫn làm bài tập chính tả (5-7')
Bài 2a: Vở
- Học sinh nêu yêu cầu - Học sinh làm vở.
- Chữa (Gv đưa bảng phụ để học sinh chữa bài), chốt lời giải đúng: 
Xám xịt, sà xuống, sát, xơ xác, sầm sập, loảng xoảng, sủi bọt.
6. Củng cố - dặn dò (1-2')
- NX tiết học, dặn dò. 
 ...............................................................
Tiết 4: Thể dục
Trò chơi: “ con cóc là cậu ông trời”- tâng cầu
I. Mục tiêu
- Tiếp tục học trò chơi: Con có là cậu ông trời. Yêu cầu học sinh biết cách chơi, biết đọc vần điệu và tham gia chơi có đọc vần điệu ở mức ban đầu.
- Ôn tâng cầu.Yêu cầu biết thực hiện động tác.
II. Địa điểm phương tiện
- Sân trường
- Còi, mỗi em một quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu
- Gv phổ biến yêu cầu, nội dung giờ học.
- Xoay khớp cổ chân, xoay khớp đầu gối
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc.
- Đi thường, hít sâu.
- Ôn bài thể dục phát triển chung
B. Phần cơ bản
- Trò chơi: Con có là cậu ông trời
- Trò chơi: Tâng cầu
C. Phần kết thúc
- Cúi người thả lỏng
- Nhảy thả lỏng.
- Rung đùi
- GV nhận xét giờ học, dặn dò
1 - 2’
1-2’
70-80m
1-2’
1 lần
8-10’
8-10’
5 - 6 lần
5 - 6 lần
30s
2 – 3’
- Lớp trưởng điều khiển 
 x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x
 Å x x x x x x x x x x
 Gv
- GV điều khiển
- Cách tổ chức trò chơi: Gv nêu tên trò chơi, cho học sinh đọc vần điệu.
- Học sinh chơi kết hợp đọc vần điệu.
- Gv nêu tên trò chơi, làm mẫu.
- Chia tổ để học sinh tập luyện.
- Học sinh tâng cầu bằng bảng.
- Gv điều khiển
...........................................................................................................................
Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010
Tiết 1: Toán
Tiết 145: Mét
I.Mục tiêu. Giúp HS : 
- Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị mét. Làm quen với thước mét.
- Nắm được quan hệ giữa dm, cm và m
- Biết làm các phép tính cộng trừ có nhớ trên số đo đơn vị là m
- Bước đầu tập đo độ dài và tập ước lượng theo đơn vị m
II.Đồ dùng dạy học
Thước mét
Một sợi dây khoảng 3m
III.Các hoạt động dạy học
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
Vẽ trên bảng con các đoạn thẳng 5 cm, 1 dm
Nêu mối quan hệ giữa dm và cm ?
2.Hoạt động 2: Dạy bài mới (13-15’)
* Ôn tập kiến thức:
- Yêu cầu học sinh chỉ trên thước kẻ đoạn thẳng có độ dai là 1 cm, 1 dm
 => KT nhau.
- Vẽ trên giấy đoạn thẳng có độ dài 1 cm, 1 dm.
=> GV KT, nhận xét.
- Yêu cầu học sinh chỉ trên thực tế các đồ vật dài khoảng 1 dm.
* Giới thiệu đơn vị đo độ dài mét và thước mét:
Hướng dẫn HS quan sát thước mét
Quan sát và cho biết thước dài mấy dm ? mấy cm ?
Sau đó Gv vẽ lên bảng đoạn thẳng dài 10dm và giới thiệu:
+ Mét là một đơn vị đo độ dài.
+ Giới thiệu cách viết.
Hỏi: Đoạn thẳng trên dài mấy dm ? bao nhiêu cm ?
=>Đoạn thẳng trên dài 10 dm hay còn gọi là 100 cm. Ngoài cách nói trên ta còn có thể nói rằng đoạn thẳng trên dài 1m .
Mét - viết tắt là m 1 mét viết là 1m.
Vậy 1mét bằng mấy dm ?
10 dm bằng mấy mét ? - Nhiều HS nhắc lại
1 dm = 10 cm vậy 10 dm = bn cm ? 1m = ? cm
GV ghi 1m = 100 cm
Lên bảng chỉ độ dài của mét trên thước mét.
H: Độ dài 1m được tính từ vạch nào đến vạch nào của thước mét? ( tính từ vạch 0-> 100)=> Cho học sinh quan sát cách đo SGK.=> HD đo.
* Liên hệ: H liên hệ xem xung quanh lớp học có đồ vật nào dài 1m khoảng 1 m.
3.Hoạt động 3: Luyện tập (17-19’)
Bài 1: B/c
HS nêu yêu cầu - Làm bảng con
=> Nêu mối quan hệ giữa m , dm và cm ?
Bài 2: SGK
Xác định yêu cầu
Điền KQ vào sách- học sinh yếu làm một nửa bài.
Đọc KQ
Nêu cách cộng trừ có kèm đơn vị mét ?
Bài 4: SGK
Đọc yêu cầu đề bài
Dùng bút điền vào sách – Học sinh yếu làm phần a,b.
=> Em suy luận thế nào ?
Bài 3: Vở
HS đọc yêu cầu - Làm bài vào vở 
Chữa bài trên bảng phụ
*Dự kiến sai lầm: Nhầm lẫn giữa dm và m.
4.Hoạt động4: Củng cố dặn dò (3’)
1m = ? dm = ? cm ?
Thực hành đo độ dài sợi dây GV đã chuẩn bị.
Sử dụng thước m chiều dài bàn học, ghế, bảng.
*Rút kinh nghiệm sau tiết học
 ...............................................................
Tiết2:Tập làm văn
đáp chia vui. Nghe – trả lời câu hỏi
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nói: Tiếp tục rèn kĩ năng đáp lại lời chia vui. 
- Rèn kĩ năng nghe: nghe Gv kể chuyện: Sự tích hoa dạ lan hương”, nhớ và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung: Câu chuyện giải thích vì sao hoa dạ lan hương chỉ toả hương vào ban đêm, qua đó khen ngợi hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống và chăm sóc nó.
- Học sinh yếu: Biết đáp lời chia vui. Nghe và trả lời được ít nhất 2 câu hỏi BT2.
- Học sinh gỏi: Kể lại được câu chuyện: Sự tích hoa dạ lan hương và htực hiện được các yêu cầu của bài.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh ảnh về quả măng cụt.
III. Các hoạt động dạy học 
A. KTBC (2-3’)
- 2 cặp học sinh đối thoại: 1 Học sinh nói lời chia vui - 1 học sinh đáp lời chia vui.
B. Dạy học bài mới 
1. GTB (1-2’)
2. Hướng dẫn làm bài tập (28-30’)
Bài 1: Miệng (12’)
- Học sinh đọc yêu cầu, các tình huống.
- Chia lớp thành các nhóm (1 nhóm 4 học sinh ) thảo luận và đóng vai 3’.
- Từng nhóm thảo luận, đóng vai.
- Nói trước lớp- GV cùng học sinh nhận xét.
- 3 cặp học sinh thực hành sắm vai.
- Nhận xét, rút ra kết luận: Khi đáp lời chia vui cần thể hiện thái độ biết ơn.
Bài 2: Miệng( 18’)
- Đọc y/c.
- Gv kể chuyện: Sự tích hoa dạ lan hương (SGV) kết hợp giới thiệu tranh.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh lại và thảo luận cặp TLCH 4’.
- Nhiều học sinh nêu câu trả lời, học sinh khác nhận xét.
- Từng cặp hỏi đáp trước lớp – GV, H nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
- H: Câu chuyện có ý nghĩa gì?-> GV nhấn lại nội dung chuyện.
- 1-2 học sinh gỏi kể lại chuyện.
3. Củng cố - dặn dò (2-3’)
- NX giờ học, dặn dò
 ...............................................................
Tiết 3:Tự nhiên và xã hội
Một số loài vật sống dưới nước
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết
- Nói tên một số loài động vật sống ở nước ngọt, nước mặn
- Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về loài vật sống dưới nước
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số loài vật sống trên cạn mà em biết? Nêu ích lợi của chúng?
2. Dạy bài mới 
a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK (15’)
*Mục tiêu: 
- Học sinh biết nói tên một số loài vật sống dưới nước 
- Biết tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn.
*Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Quan sát hình vẽ trong SGK - Nêu tên các con vật có trong hình vẽ:
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
- Ngoài những con vật trên em còn biết những con vật nào khác ?
- Chúng sống ở những môi trường nào ?
- Chúng có ích lợi gì ?
ị Kết luận
b. Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh sưu tầm (10’)
*Mục tiêu: Hình thành kỹ năng người quan sát, nhận xét, mô tả
*Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc nhóm nhỏ
 - Các nhóm đem tranh ảnh đã chuẩn bị ra quan sát và phân loại.
Bước 2: Hoạt động cả lớp 
 - Các nhóm trưng bày sản phẩm. Đi xem sản phẩm nhóm khác=> Tự đánh giá .
ị Loài vật sống dưới nước rất đa dạng .
3. Củng cố - dặn dò
- Học sinh chơi TC gắn đúng con vật với môi trường sống của chúng

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc