Giáo án dạy Tuần 2 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

Giáo án dạy Tuần 2 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

TUẦN 2

MÔN: TẬP ĐỌC

PHẦN THƯỞNG

I. MỤC TIÊU:

- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu ND: Cấu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích HS làm việc tốt. (trả lời được các CH 1, 2, 4).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ viết những câu văn cần luyện đọc.

 

doc 31 trang Người đăng duongtran Lượt xem 980Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 2 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC KÌ: I	 Töø ngaøy: 29/ 8/ 2011
TUAÀN LEÃ : 2	Ñeán ngaøy:2/ 9/ 2011
 Thöù
Tieát
Lôùp
Tieát thöù 
TEÂN BAØI GIAÛNG
GHI CHUÙ
2
TÑ
T1
Phaàn thöôûng
TÑ
T2
Phaàn thöôûng
T
Luyeän taäp
ÑÑ
Hoïc taäp vaø sinh hoaït ñuùng giôø (t2)
CC
3
KC
Phaàn thöôûng
T
Soá bò tröø-Soá tröø-Hieäu
CT
TC Phaàn thöôûng
TN-XH
Boä xöông
4
TÑ
Laøm vieäc thaät laø vui
T
Luyeän taäp
TC
Gaáp teân löûa
AÂ-N
Thaät laø hay
TD
Baøi 3
5
LTVC
Töø ngöõ veà hoïc taäp-Daáu chaám hoûi
T
Luyeän taäp chung
TV
Chöõ hoa AÂ-AÊ
MT
Xem tranh thieáu nhi
6
TD
Baøi 4
CT
N-V Laøm vieäc thaät laø vui
T
Luyeän taäp chung
TLV
Chaøo hoûi töï giôùi thieäu
SHTT
7
Thứ hai ngày 29/ 8/ 2011
TUẦN 2 
MÔN: TẬP ĐỌC
PHẦN THƯỞNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND: Cấu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích HS làm việc tốt. (trả lời được các CH 1, 2, 4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài TĐ được phóng to. 
 - Bảng phụ viết những câu văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động (1’)
A. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
 GV gọi 2 HS đọc bài “Tự thuật”
B. Bài mới: 
 1.Giới thiệu: (1’)
- GV treo tranh và hỏi: tranh vẽ cảnh gì?
- GV: Đây là cô giáo, cô đang trao phần thưởng cho bạn Na. Na không phải học sinh giỏi nhưng cuối năm bạn vẫn được cô giáo khen thưởng. Vì sao bạn Na được thưởng? Các em cùng cô đọc câu chuyện “ Phần thưởng” sẽ biết được điều đó.
 2.Luyện đọc:( 30’) 
 a.GV đọc mẫu toàn bài: giọng nhẹ nhàng, cảm động.
 b.Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới:
 - HD luyện đọc từng câu.
- HD luyện đọc từ khó.
 - HD luyện đọc từng đoạn 
- GV treo bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc, hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
- Giải nghĩa từ mới:
 - LĐ trong nhóm
 - Thi đọc: GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hát
- HS đọc và TLCH
- HSTL
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi SGK và đọc thầm theo
- HS nối tiếp nhau LĐ từng câu.
- HS LĐ các từ:sáng kiến, lặng yên, trực nhật.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.
- HS LĐ các câu: 
+ Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm.//
+ Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Na.//
+ Đỏ bừng mặt,/ cô bé đứng dậy,/ bước lên bục.//
- Bí mật, sáng kiến, lặng lẽ.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn theo nhóm 4, cả nhóm theo dõi sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử bạn đại diện nhóm mình thi đọc. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, chọn cá nhân, nhóm đọc đúng và hay.
 - Cả lớp ĐT đoạn 1,2.
Tiết 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động (1’)
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:( 15’)
 - Bạn Na học không giỏi nhưng cuối năm lại được phần thưởng đặt biệt. Đó là phần thưởng gì? các em cùng cô tìm hiểu ND bài. 
 a. + Câu chuyện này nói về ai?
 + Bạn ấy có đức tính gì?
 + Hãy kể những việc làm tốt của Na?
 b.Theo em điều bí mật được các bạn Na bàn bạc đó là gì?
 c. Em có nghĩ rằng Na xứng đáng có được thưởng không? Vì sao? (HS khá, giỏi)
- GV: Na xứng đáng được thưởng vì có tấm lòng tốt rất đáng quí. Trong trường học phần thưởng có nhiều loại. Thưởng cho HSG, thưởng cho HS có đạo đức tốt, thưởng cho HS tích cực tham gia lao động, văn nghệ.
 d. Khi Na được thưởng những ai vui mừng? Vui mừng ntn?
4. luyện đọc lại:( 15’)
GV cho HS thi đọc cá nhân.
- Hát
- HS lắng nghe.
 + Nói về 1bạn HS tên Na.
 + Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.
 + Na sẵn sàng giúp bạn, gọt bút chì, cho bạn cục tẩy, trực nhật giúp bạn.
 + Đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người
 + Na xứng đáng được thưởng vì người tốt cần được thưởng.
+ Na vui mừng: đến nổi tưởng là nghe nhầm, đỏ bừng mặt. Cô giáo và các bạn vui mừng: vỗ tay vang dậy. Mẹ vui mừng: khóc đỏ hoe cả mắt. 
- 1số HS thi đọc lại câu chuyện.
- cả lớp và GV bình chọn cá nhân đọc hay nhất.
C. Củng cố - Dặn dò: (3’)
 - Em học điều gì ở bạn Na? ( Tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người.)
 - Các em về nhà đọc lại
- GV nhận xét - tuyên dương. 
MÔN: TOÁN
 Tiết 6: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.
- Nhận biết được đọ dài đề-xi-mét trên thước thẳng.
- Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.
- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1 dm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Thước thẳng có chia rõ các vạch theo cm, dm. 
 - HS: Vở bài tập, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động (1’)
1.Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi 1 HS đọc các số đo trên bảng: 2dm, 3dm, 40cm
- Gọi 1 HS viết các số đo theo lời đọc của GV
Hỏi: 40cm bằng bao nhiêu dm?
2. Bài mới:( 29’) 
Giới thiệu: 
GV giới thiệu tên bài, ghi đầu bài lên bảng
v Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Số?
- GV yêu cầu HS tự làm phần a vào Vở bài tập.
- GV yêu cầu HS lấy thước kẻ và dùng phấn vạch vào điểm có độ dài 1 dm trên thước.
- GV yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB dài 1 dm vào bảng con.
- GV yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1 dm
Bài 2:
- Yêu cầu HS tìm trên thước vạch chỉ 2 dm và dùng phấn đánh dấu.
- Hỏi: 2 đêximet bằng bao nhiêu xăngtimet?
 Yêu cầu HS viết kết quả vào Vở bài tập
Bài 3: Số?
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GVHD cách đổi: Khi muốn đổi dm ra cm ta thêm vào sau số đo dm 1 chữ số 0 và khi đổi từ cm ra dm ta bớt đi ở sau số đo cm 1 chữ số 0 sẽ được ngay kết quả.
v Hoạt động 2: Luyện tập
Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo đêximet trong thực tế
Bài 4: Điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp.
- GVHD: Muốn điền đúng, các em phải ước lượng số đo của các vật, của người được đưa ra. Chẳng hạn bút chì dài 16, muốn điền đúng hãy so sánh độ dài của bút với 1dm và thấy bút chì dài 16 cm, không phải 16 dm.
- Hát	
- HS đọc các số đo: 2 đêximet, 3 đeximet, 40 xăngtimet
- HS viết: 5dm, 7dm, 1dm
- 40 xăngtimet bằng 4 đeximet
- HS mở SGK
- HS đọc đề, nêu yêu cầu
- HS làm bài cá nhân.
- 10cm = 1dm,1dm = 10cm
- Cả lớp chỉ vào vạch vừa vạch được đọc to: 1 đêximet
- HS vẽ sau đó đổi bảng để kiểm tra bài của nhau.
- Chấm điểm A trên bảng, đặt thước sao cho vạch 0 trùng với điểm A. Tìm độ dài 1 dm trên thước sau đó chấm điểm B trùng với điểm trên thước chỉ độ dài 1dm. Nối AB. 
- 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra cho nhau.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS TLN2
- 2 dm = 20 cm.
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài cá nhân đổi các số đo từ dm thành cm, hoặc từ cm thành dm.
- HS nêu KQ. Cả lớp nhận xét.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- 3 HS lên bảng làm. 
- Cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề bài
- Hãy điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp.
- HS TLN4. Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày 
 + Độ dài bút chì là 16 cm.
 + Độ dài 1 gang tay của mẹ là 2dm. 
 + Bé Phương cao 12dm.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 3. Củng cố - Dặn dò:(2’)
 - Dặn dò HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học
MÔN ĐẠO ĐỨC
 Tiết 2: THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Thực hiện theo thời gian biểu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Các phục trang cho hình ảnh và trống..Phiếu giao việc.
 - HS: Vở bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
 Khởi động (1’)
1. Kiểm tra bài cũ:(3’) Học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 - Trong học tập, sinh hoạt điều làm đúng giờ có lợi ntn?
- GV nhận xét.
2. Bài mới:( 29’) 
Giới thiệu: 
Hôm nay chúng ta cùng thảo luận về thời gian biểu
v Hoạt động 1: Thảo luận về thời gian biểu.
Ÿ Mục tiêu: HS được bày tỏ ý kiến lớp về việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- GV lần lượt đọc từng ý kiến, phát phiếu và yêu cầu HSTL xem ý kiến nào đúng, sai. Vì sao Đ,(S).
- GVKL:Học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe và việc học tập của bản thân em.
v Hoạt động 2: Hành động cần làm.
Ÿ Mục tiêu: Tự nhận biết thêm về lợi ích và biết cách thực hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm TL và ghi việc cần làm để học tập và sinh hoạt đúng giờ .
- GV kết luận: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp ta học có kết quả, thoải mái. Vì vậy, HT và SH đúng giờ là việc làm rất cần.
v Hoạt động 3: Hoạt cảnh “Đi học đúng giờ”
Ÿ Mục tiêu: Sắp xếp lại tình huống hợp lý
Kịch bản
Mẹ (gọi) đến giờ dậy rồi, dậy đi con!
Hùng (ngáy ngủ) con buồn ngủ quá! Cho con ngủ thêm tí nữa!
Mẹ: Nhanh lên con, kẻo muộn bây giờ.
Hùng: (vươn vai rồi nhìn đồng hồ hốt hoảng) ôi! Con muộn mất rồi!
Hùng vội vàng dậy, đeo cặp sách đi học. Gần đến cửa lớp thì tiếng trống: tùng! tùng! tùng!
Hùng (giơ tay) lại muộn học rồi!
- GV giới thiệu hoạt cảnh.
- GV cho HS thảo luận.
 + Tại sao Hùng đi học muộn?
- GV kết luận: Cần học tập sinh hoạt đúng giờ.
- Hát
- 3 HS đọc ghi nhớ
- HS nêu
- HS lắng nghe.
- HS TLN2
- 1số nhóm lên trình bày ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận, ghi ra bảng nhóm những việc cần làm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp tranh luận
- HS TLN4, đọc kịch bản.
- 2 HS sắm vai theo kịch bản
- HS diễn
- Vì Hùng ngủ nướng
- Hùng thức khuya nên sáng chưa muốn dậy.
3. Củng cố - Dặn dò:(2’)
 - GV yêu cầu HS về nhà lập TGB của mình trong ngày.
 - Xem lại bài và thực hiện theo thời gian biểu.
 - Chuẩn bị: Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
Thứ ba ngày 30/ 8/ 2011
MÔN: KỂ CHUYỆN
PHẦN THƯỞNG
I. MỤC TIÊU:
- Dựa và tranh minh họa và gợi ý (SGK), kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1, 2, 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Các tranh minh họa câu chuyện.
 - Bảng phụ viết sẵn lời gợi ý, ND câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động (1’)
A. Kiểm tra bài cũ:(3’)
Tiết trước, các em học kể lại chuyện gì?
Câu chuyện này khuyên ta điều gì?
- GV nhận xét – cho điểm.
B. Bài mới:( 29’)
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: HD kể từng đoạn theo tranh.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và cho HS kể theo câu hỏi gợi ý.
* Kể theo tranh 1
 + Na là 1 cô bé ntn?
 + Trong tranh này, Na đang làm gì?
 + Kể lại các việc làm tốt của Na đối với các bạn
 + Na còn băn khoăn điều gì?
-  ... trong câu được không? (Được, nó sẽ tạo thành 1 câu mới).
 - GV nhận xét, tuyên dương.
MÔN: TOÁN
 Tiết 8: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số,
 - Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:(Bỏ cột 3 bài 2,bài5)
Hoạt động day
Hoạt động học
 Khởi động (1’)
1.Kiểm tra bài cũ: (3’) Số bị trừ – số trừ - hiệu
- GV nhận xét
3. Bài mới:(29’)
Giới thiệu: Hôm nay chúng ta làm luyện tập
v Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Tính
- GV nhận xét
Bài 2: Tính nhẩm
- GV cầu HS đặt tính nhẩm điền kết quả
Bài 3:Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ, số trừ
- GV HD và yêu HS nhắc lại cách đặt tính
Bài 4: Giải bài toán
 Để tìm độ dài mảnh vải còn lại ta làm sao?
- Hát
- 2 HS nêu tên các thành phần trong phép trừ
72 – 41 = 31	96 – 55 = 41
- 3 HS sửa bài 2
-
-
-
 38 	67	55
 12 	33	22
 26 	34	33
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS làm bảng con
- 4 HS lên bảng làm
- Cả lớp nhận xét
-
-
-
-
-
 88 	 49	 64	 57
 36 	 15	 44	 53
 52 	 34	 20	 4
- HS làm bài cá nhân
- 1HS nêu KQ, lớp nhận xét.
- HS đọc đề toán
- Trong phép trừ 
-
84 --> số bị trừ
31 --> số trừ
53 --> hiệu
- HS làm BC
- 3 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm.
- HS làm bài, nhận xét.
 3. Củng cố - Dặn dò:(2’)
 - HS nêu lại các thành phần trong phép trừ.
 - Hoàn thành bài tập.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 Thứ sáu ngày 2/ 9/ 2011
MÔN: CHÍNH TẢ
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe – viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn cuối bài văn xuôi “Làm việc thật là vui”, không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
 - Biết thực hiện đúng yêu cầu của BT2.
 - Bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái(BT3)
II. ĐỒ DÙNG – DẠY HỌC:
 - Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động (1’)
A.Kiểm tra bài cũ: (3’)
- GV đọc
- Lớp và GV nhận xét
B.Bài mới:(29’) 
Giới thiệu: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc bài
- Hỏi: 
 + Đoạn này có mấy câu?
 + Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất?
 + Bé làm những việc gì?
 + Bé thấy làm việc ntn?
- GV cho HS viết lại những từ dễ sai.
- GV đọc bài
- GV theo dõi uốn nắn
- GV đọc lại bài
 - Chấm, chữa bài
 - GV chấm điểm và nhận xét
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2:Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g hay gh
- GV yêu cầu từng cặp HS lần lượt đối nhau qua trò chơi thi tìm chữ
Bài 3: Sắp xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái.
- GV treo bảng phụ HD
- Hát
- cho HS ghi: cố gắng, gắn bó, gắng sức
- 2 HS viết thứ tự bảng chữ cái
- Hoạt động lớp
- 2 HS đọc
- 3 câu
- Câu 2
- HS nêu
- Hoạt động cá nhân
- HS viết bảng con: quét nhà, nhặt rau, bận rộn.
- HS viết vở
- HS soát lại bài
- HS đổi vở kiểm tra theo nhóm đôi.
- Tổ 1,2
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Trò chơi thi tìm các tiếng bắt đầu bằng g – gh. 
- Nhóm đố đứng tại chỗ. Nhóm được đố lên bảng viết.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Nhóm đôi: Từng cặp HS lên bảng sắp xếp lại tên ghi sẵn. Mỗi lần chỉ được 1 tên.
- HS lên bảng xếp
- Lớp nhận xét
- 1số HS đọc lại.
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
 - Ghi nhớ qui tắc chính tả g – gh
 - GV nhận xét tiết học.
MÔN: TOÁN
Tiết 9: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100. 
 - Biết viết số liền trước, số liền sau của 1 số cho trước. 
 -Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải toán bằng một phép cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
 Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: (Bỏ câu e,g bài 2, cột 3 bài 3)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động (1’)
1.Kiểm tra bài cũ: (3’) Luyện tập
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới:(29’)
Giới thiệu: GVgiới thiệu tên bài sau đó ghi tên bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Làm bài tập miệng
Bài 1 : Viết các số :
a.Từ 40 đến 50 ; b.Từ 68 đến 74
c.Tròn chục và bé hơn 50
Bài 2: 
Dựa vào số thứ tự các số để tìm 
- GV lưu ý HS : Số 0 không có số liền trước
v Hoạt động 2: Làm bài tập viết
Bài 3: Đặt tính rồi tính
Bài 4: Giải bài toán
 - Để tìm số học sinh 2 lớp ta làm thế nào ?
v Hoạt động 3: Trò chơi
- GV yêu cầu học sinh nêu, đặt tính và nêu tên các thành phần trong phép tính đã họ
- Hát
- 3 HS lên bảng: Đặt tính rồi tính hiệu
 a. 84 và 31 ; b. 77 và 53 ; c. 59 và 19
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS TLN2
- 1số HS nối tiếp đếm.
- lớp nhận xét.
 a. 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50
 b. 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74
 c. 10, 20, 30, 40, 50
- Học sinh làm vở
- HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận làm trên bảng nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày
- lớp nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh nêu cách đặt
 32 87 
 + 43 - 35 
 75 52 
- Học sinh đọc đề
- Làm phép cộng
- HS làm bài, sửa bài
- Học sinh thi đua làm.
3. Củng cố - Dặn dò: (2’) 
 - Hoàn thành bài tập.
 - GV nhận xét tiết học.
MÔN: TÂP LÀM VĂN
 Tiết 2: CHÀO HỎI – TỰ GIỚI THIỆU
I. MỤC TIÊU::
 - Dựa vào gợi ý và tranh vẽ thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân (BT1, BT2). 
 - Viết được một bản tự thuật ngắn (BT3).
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Tranh , Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động (1’)
A.Kiểm tra bài cũ:(3’) 
- GV nhận xét cho điểm.
B.Bài mới:(29’) 
Giới thiệu: Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học cách chào hỏi và luyện tập tiếp cách tự giới thiệu về mình
v Hoạt động 1: Làm bài tập miệng
 Bài 1: Nói lời của em.
- GV yêu cầu HS dựa vào 1 nội dung trong bài TLN để thực hiện cách chào.
* Nhóm 1:Chào mẹ để đi học
- Chào mẹ để đi học: phải lễ phép, giọng nói vui vẻ.
* Nhóm 2: Chào cô khi đến trường.
- Đến trường gặp cô, giọng nói nhẹ nhàng, lễ độ
* Nhóm 3: Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
- Chào bạn khi gặp nhau ở trường, giọng nói vui vẻ, hồ hởi.
Bài 2: Nhắc lại lời các bạn trong tranh:
 + Tranh vẽ những ai?
 + Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu ntn? 
- Nêu nhận xét về cách chào hỏi của 3 nhân vật trong tranh
v Hoạt động 2: Làm bài tập viết
Bài 3: Viết tự thuật theo mẫu.
- GV treo bảng phụ ghi ND BT3, HD cách điền. 
- GV theo dõi HD HS còn chậm.
- Hát
- 1 số HS lên bảng tự nói về mình. Sau đó nói về 1 bạn
- Hoạt động nhóm
- Nhóm hoạt động và phân vai để nói lời chào
- Từng nhóm trình bày
- 1 HS đóng vai mẹ, 1 HS đóng vai con và nêu lên câu chào
- Lớp nhận xét. 
- HS phân vai để thực hiện lời chào
- Lớp nhận xét
- HS quan sát tranh + TLCH
 + Bóng Nhựa, Bút Thép, Mít
- HS đọc câu chào
- HS nêu
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS viết bài
- 1 số HS đọc lài làm.
C.Củng cố - Dặn dò: (2’)
 - Thực hành những điều đã học
 - GV nhận xét, tuyên dương.
MÔN: TẬP VIẾT
 Tiết 2: Ă ; Â
I.MỤC TIÊU:
 - Viết đúng hai chữ hoa Ă, Â ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ Ă hoặc Â), chữ và câu ứng dụng: Ăn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ăn chậm nhai kĩ (3 lần).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV:Chữ mẫu Ă, Â đặt trong khung hình. Bảng phụ viết cụm từ ứng dụng. 
 - HS:Bảng con , tập viết. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động (1’)
A.Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Nhận xét bài viết con chữ A
B.Bài mới:(28’) 
Giới thiệu: GV nêu MĐ,YC tiết học. 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
a.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV đính con chữ mẫu Ă, Â. 
 + Chữ Ă, Â có điểm gì giống và điểm gì khác chữ A?
 + Các dấu phụ trông như thế nào?
- GV viết mẫu chữ Ă, Â trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- HD HS viết bảng con.
- GV theo dõi, uốn nắn.
v Hoạt động 2: HD viết cụm từ ứng dụng.
- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng.
- Giải nghĩa câu ứng dụng 
- GV yêu cầu HS:
 + Nêu độ cao các chữ cái.
 + Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 + Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- HD viết chữ Ăn BC
 - GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: HD HS viết vở TV
 - GV nêu yêu cầu viết.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- Chấm, chữa bài: GV chấm điểm 5- 7 bài.
 - GV nhận xét chung.
- Hát
- 2 HS viết bảng con con chữ A
- Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát , phân tích cấu tạo con chữ 
 + Viết như chữ A nhưng có thêm dấu phụ.
 + Chữ Ă: Là một nét cong dưới, nằm chính giữa đỉnh chữ A.
 + Chữ Â: Gồm 2 nét thẳng xiên nối nhau. 
- HS viết bài trên bảng con chữ Ă, Â
- HS đọc lại: Ăn chậm nhai kĩ.
 + Độ cao 2,5 li: Ă, h, k.
 + Độ cao 1 li: n, c, â, m, a, i.
 + Bằng khoảng cách viết một chữ o.
- HS viết BC: Ăn
- HS viết vào vở tập viết: 
 +1dòng chữ Ă, (Â) cỡ vừa, 1 dòng chữ Ă, (Â) cỡ nhỏ.
 +1dòng chữ Ăn cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
 + 3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
C. Củng cố - Dặn dò: (3’)
 - Rèn viết bài ở nhà. 
 - GV nhận xét tiết học.
MÔN: TOÁN
TIẾT10: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
 - Biết số hạng, tổng. 
 - Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
 - Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải toán bài toán bằng một phép trừ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
 Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: (Bỏ 3 số sau bài1, 2 phép tính sau bài 3, bài 5)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động (1’)
1.Kiểm tra bài cũ: (3’) 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới:(29’)
Giới thiệu: GVgiới thiệu tên bài sau đó ghi tên bài lên bảng.
Bài 1 : Viết các số 25, 62, 99 theo mẫu:
 - GV yêu cầu HS đọc đề , nêu yêu cầu bài tập. 
 Mẫu: 25 = 20 + 5 
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 3: Tính
Bài 4: Giải bài toán
 - Bài toán cho biết gì?
 - Bài toán hỏi gì?
- Hát
- 3 HS lên bảng: Đặt tính rồi tính.
 a. 21 + 57 ; b. 53 – 10 ; c. 44 + 34
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp làm BC.
- HS nhận xét.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- lớp nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh nêu cách thực hiện phép tính.
 48 65 94 
 + 30 - 11 - 42 
 78 54 52 
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- lớp nhận xét.
- Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS làm BN, đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò: (2’) 
 - Hoàn thành bài tập.
 - GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 TUAN 2 nam 2011.doc