Giáo án Đạo đức tiết 28: Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 2)

Giáo án Đạo đức tiết 28: Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 2)

Lớp : 2 Tên bài dạy :

Tiết :28 Tuần : 28 Giúp đỡ người khuyết tật (tiết2)

I. Mục tiêu:

1. Học sinh hiểu:

- Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.

- Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật

- Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ giúp đỡ.

2. Học sinh có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân .

3. Học sinh có thái độ thông cảm , không phân biệt đối xử với người khuyết tật.

II. Đồ dùng dạy học :

- Vở BT Đạo đức , phiếu thảo luận nhóm, bảng phụ ghi sẵn nội dung hoạt động 2.

 

doc 4 trang Người đăng duongtran Lượt xem 9463Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức tiết 28: Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Đạo Đức Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2004 
Lớp : 2 	 Tên bài dạy : 
Tiết :28 Tuần : 28 Giúp đỡ người khuyết tật (tiết2)
I. Mục tiêu: 
1. Học sinh hiểu:
- Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.
- Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật 
- Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ giúp đỡ.
2. Học sinh có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân .
3. Học sinh có thái độ thông cảm , không phân biệt đối xử với người khuyết tật. 
II. Đồ dùng dạy học : 
- Vở BT Đạo đức , phiếu thảo luận nhóm, bảng phụ ghi sẵn nội dung hoạt động 2.
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
8'
8’
5'
5’
2'
I. Kiểm tra bài cũ: 
Giúp đỡ người khuyết tật 
 + Giúp đỡ người khuyết tật là bằng những việc làm, lời nói góp phần làm giảm bớt những khó khăn thiệt thòi cho họ.
+ Phải giúp đỡ người khuyết tật vì người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, tự tin vào cuộc sống. 
+ Những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật là nhường đường, dẫn đường, mang hộ đồ đạc, đẩy xen lăn, trò chuyện, quyên góp tiền của, đồ dùng,
II. Bài mới : 
1.Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật.
 Thuỷ và Quân trên đường đi học về thì gặp một người bị hỏng mắt. 
Thuỷ: Chúng cháu chào chú ạ!
Người bị hỏng mắt: Chào các cháu. Nhờ các cháu giúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với.
Quân: Về nhanh để xem hoạt hình trên ti vi, cậu ạ.
Thuỷ: Chúng ta đừng về. Chú ấy bị hỏng mắt làm sao tự đi tìm được nhà ông Tuấn. Chúng ta cùng dẫn chú ấy đến tận nhà ông Tuấn rồi về cũng được.
+ Việc làm của Thuỷ sẽ giúp bạn Quân hiểu ra và giúp chú bị mù bớt khó khăn khi đi tìm nhà ông Tuấn.
+ Nếu Thuỷ làm theo lời của Quân thì chú bị mù ấy không tìm được nhà ông Tuấn có khi còn bị lạc hoặc bị ngã, xe cộ trên đường đâm vào.
GV: Thuỷ nên khuyên bạn : cần chỉ đường hoặc dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà người cần tìm. 
2. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai. 
 Phiếu thảo luận nhóm
Theo em, việc làm của các bạn dưới đây là đúng hay sai? 
STT
Việc làm
ý kiến
1
 Bên cạnh nhà bạn Hà có một em bé bị câm. Hàng ngày đi học về, Hà thường sang chơi đùa, kể chuyện cho em nghe.
Đ
2
 Bình cùng các bạn đang chơi đá bóng ở ngoài ngõ thì thấy một chú bị khoèo chân đi qua. Bình liền rủ các bạn lại xem rồi bắt chước dáng đi của chú.
S
3
 Trong khu phố nhà Hoa có một em bé bị ảnh hưởng chất độc màu da cam nên không đi lại được. Hoa đã rủ các bạn cùng lớp quyên góp tiền mừng tuổi để mua tặng cho em bé một chiếc xe lăn.
Đ
+ Việc làm của Hà đã giúp em bé bớt cô đơn, được vui vẻ, cười đùa như các em bé khác.
+ Nếu em là một bạn trong nhóm đang chơi với Bình thì em sẽ nhắc nhở Bình không được làm như thế. Làm như thế là xúc phạm, làm tổn thương chú ấy. Khuyên Bình ra xin lỗi chú ấy.
+Việc làm của Hoa và các bạn đã giúp em bé đi lại được dễ dàng.
GV: Chúng ta phải có thái độ thông cảm, giúp đỡ ngời khuyết tật, không được trêu chọc, bắt chước làm tổ thương đến họ. Trẻ em bị khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ. Chúng ta cần có việc làm thiết thực để giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân.
3. Hoạt động 3: Liên hệ bản thân.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết và một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.
 + Những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật là nhường đường, dẫn đường, mang hộ đồ đạc, đẩy xen lăn, trò chuyện, quyên góp tiền của, đồ dùng,
 4. Hoạt động 4: Trình bày tư liệu sưu tầm:
+ Câu chuyện; thơ; tục ngữ; tấm gương; .....
III.Củng cố- Dặn dò 
- GV kết luận chung: Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ. 
* Vấn đáp.
- Thế nào là giúp đỡ người khuyết tật?
- Tại sao phải giúp đỡ người khuyết tật?
- Để giúp đỡ người khuyết tật, ta cần phải làm gì? 
- GV nhận xét. 
* Thảo luận nhóm.
 Cách tiến hành 
- GV yêu cầu HS đọc tình huống trong vở bài tập rồi thảo luận trong nhóm tìm cách ứng xử phù hợp nhất.
- HS thảo luận nhóm 2 phút. GV yêu cầu 1 nhóm lên trình bày cách ứng xử; các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nếu nhóm đầu tiên xử lí chưa rõ, GV mời nhóm thứ hai lên rồi cùng thảo luận.
- Bạn Thuỷ trong nhóm vừa rồi xử lí như thế nào?
- Việc làm của Thuỷ có tác dụng gì? 
- Nếu Thuỷ làm theo lời của Quân thì sao? 
- GV hỏi xem nhóm nào có cách ứng xử như vậy? Khen nhóm có cách ứng xử phù hợp. Nhắc nhóm chưa có thái độ giúp đỡ.
- GV chốt lại các ứng xử phù hợp nhất.
* Thảo luận nhóm 2, cả lớp.
- GV phát cho mỗi bàn một phiếu thảo luận rồi cho HS thảo luận trong 3 phút sau đó thảo luận chung cả lớp.
- GV phát cho mỗi bàn hai thẻ Đ/S để HS nêu đáp án.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung từng việc làm rồi cho HS giơ đáp án. 
- Sau mỗi ý, GV yêu cầu HS nêu lí do vì sao chọn đáp án đó?
 - Việc làm của Hà đã giúp em bé điều gì?
- Nếu em là một bạn trong nhóm đang chơi với Bình thì em sẽ làm gì khi đó?
- Việc làm của Hoa và các bạn đã giúp em bé điều gì?
- GV chốt lại 
* Làm việc cá nhân.
- HS làm bài tập 5 trong vở Bài tập. Sau đó tự trình bày ý kiến của mình về một số việc đã làm và những việc sẽ làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- GV nhận xét bổ sung rồi GV nêu kết luận..
* Sưu tầm - báo cáo.
- GV yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được.
- Sau mỗi phần trình bày, GV yêu cẩu cả lớp thảo luận: Ai đã có hành động giúp đỡ người khuyết tật? Việc làm đó là gì? Tác dụng của việc làm đó? Hậu quả của việc làm ngược lại đó?
- GV khen ngợi những HS đã có ý thức sưu tầm ở nhà, khuyến khích HS có những việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi các nhóm thảo luận nghiêm túc và có kết quả tốt. GV chốt lại nội dung của bài. 
- GV nhắc HS chuẩn bị thực hành theo bài học nếu có cơ hội.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Theo em, việc làm của các bạn dưới đây là đúng (Đ) hay sai (S)? 
STT
Việc làm
ý kiến
1
 Bên cạnh nhà bạn Hà có một em bé bị câm. Hàng ngày đi học về, Hà thường sang chơi đùa, kể chuyện cho em nghe.
...........
2
 Bình cùng các bạn đang chơi đá bóng ở ngoài ngõ thì thấy một chú bị khoèo chân đi qua. Bình liền rủ các bạn lại xem rồi bắt chước dáng đi của chú.
...........
3
 Trong khu phố nhà Hoa có một em bé do ảnh hưởng chất độc màu da cam nên không đi lại được. Hoa đã rủ các bạn cùng lớp quyên góp tiền mừng tuổi để mua tặng cho em bé một chiếc xe lăn.
...........

Tài liệu đính kèm:

  • docD D 28­.doc