Giáo án Đạo đức 2 - Cao Thị Ngọc

Giáo án Đạo đức 2 - Cao Thị Ngọc

Tuần 1 HỌC TẬP SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ

I-Mục tiêu :

1- Hs hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.

2- Hs biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.

3- Hs có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập sinh hoạt đúng giờ.

II-Tài liệu và phương tiện :

- Dụng cụ phục vụ chơi sắm vai cho hoạt động 2 – tiết 1

- Phiếu giao việc ở hoạt động 1,2 tiết 1.

- Phiếu 3 màu dùng cho hoạt động 1 – tiết 2

- Vở bài tập đạo đức.

 

doc 58 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 2 - Cao Thị Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 HỌC TẬP SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ 
I-Mục tiêu :
Hs hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.
Hs biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
Hs có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập sinh hoạt đúng giờ.
II-Tài liệu và phương tiện :
Dụng cụ phục vụ chơi sắm vai cho hoạt động 2 – tiết 1
Phiếu giao việc ở hoạt động 1,2 tiết 1.
Phiếu 3 màu dùng cho hoạt động 1 – tiết 2
Vở bài tập đạo đức.
III-Các hoạt động dạy học:
hoạt động khởi động :
On định :
Giới thiệu bài:Muốn có sức khỏe tốt học tập đạt kết qủa cao các em cần phải học tập và sinh hoạt đúng giờ.Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động chính:
Cách tiến hành:
Gv chia nhóm và giao cho mỗi nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm trong một tình huống. Việc làm nào đúng,việc làm nào sai,tại sao sai?
Gv phát phiếu.
- Gv nhận xét và kết luận.
Giờ học toán mà Lan,Tùng ngồi làm việc khác không chú ý nghe cô HD sẽ không hiểu bài,ảnh hưởng tới kết qủa học tập.Điều đó làm ảnh hưởng đến quyền học tập của các em.Lan và Tùng cùng làm bài tập với các bạn.
Dương vừa ăn vừa xem truyện có hại cho sức khỏe.Dương nên ngừng hại cho sức khoẻ.Dương
Nên ngừng xem truyện và cùng ăn với cả nhà.
Hỏi:Làm 2 việc cùng một lúc có phải là học tập và sinh hoạt đúng giờ không ?
- Hoạt động 2:Xử lý tình huống
Chia nhóm và giao nhiệm vụ mỗi nhóm lực chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai 
Phát phiếu.
 Gợi ý:mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử các em nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất.
 - Nhận xét và kết luận:
Tình huống 1: Nọc nên tắt ti vi và đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe không làm mẹ lo lắng.
Tình huống 2:bạn lai nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác.
 Hoạt động 3:Giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm.
- Nhóm 1: Buổi sáng em làm những việc gì ?
Nhóm 2:Buổi trưa em làm những việc gì ?
Nhóm 3: Buổi tối em làm những việc gì ?
 Nhận xét và kết luận
Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập,vui chơi làm việc nhà và nghỉ ngơi.
- Hướng dẫn thực hành ở nhà: Các em cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu và thực hiện.
Nhận xét dặn dò
 Nhận xét tiết học tuyên dương 
HS hát 
Hs nhắc lại
Hs đọc lại ND phiếu
Tình huống 1:Trong giờ học toán cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập bạn Lan tranh thủ làm bài tập tiếng việt còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp.
Tình huống 2:Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ riêngg bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện.
Các nhóm thảo luận đại diện các nhóm trình bày,trao đổi tranh luận giữa các nhóm
Hs trả lời nhắc lại ý đúng
Hs đọc ND phiếu
Tình huống 1: Ngọc đang ngồi xem ti vi 1 chương trình ti vi rất hay.Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ.Theo em bạn Ngọc có thể ứng xử như thế nào? Em hãy chọn giúp bạn Ngọc cách ứng xử phù hợp.Vì sao cách ứng xử đó phù hợp?
Tình huống 2:Đầu giờ học xếp hàng vào lớp Tịnh và lai đi học muộn,khoác cặp đứng ở cổng trường.Tịnh rủ bạn Đằng nào cũng muộn rồi chúng mình đi mua bi đi Em hãy lựa chọn giúp Lai cách ứng xử trong tình huống đó và giải thích lí do.
Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
Từng nhóm lên đóng vai trao đổi tranh luận giữa các nhóm.
Học đọc YC thảo luận nhóm trình bày trao đổi tranh luận giữa các nhóm
Hs đọc câu “giờ nào việc nấy”
Việc làm hôm nay chớ để ngày mai.
TUẦN 2	
HỌC TẬP SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ .
Tiết 2
Hoạt động khởi động:
On định:
Giới thiệu bài: tiết đạo đức trước các em đã tìm hiểu và biết: Ta nên học tập và sinh hoạt đúng giờ để không làm ảnh hưởng sức khoẻ và quyền được học tập của mình.Vậy học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi ích như thế nào? Các em tìm hiểu qua tiết 2 của bài hôm nay.
Hoạt động chính:
- Hoạt động 1: thảo luận lớp.
Phát bìa màu cho hs.
Nói quy định chọn màu: đỏ là tán thành,xanh là không tán thành,trắng là không biết.
Đọc từng ý kiến:
trẻ em không cần học tập sinh hoạt đúng giờ
học tập đúng giờ giúp em học mau tiến bộ.
Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi.
Sinh hoạt đúng giờ có lợi ích cho sức khoẻ
Qua từng ý kiến gv nhận xét và kết luận.
Ý kiến a sai vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ,đến kết qủa học tập của mìnhvà bạn bè,bố mẹ thầy cô lo lắng.
Ý kiến c sai như vậy không tập trung chú ý thì kết qủa học tập sẽ thấp mất nhiều thời gian.Vừa học vừa chơi là thói quen xấu.
Hỏi học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi ích gì?
Kết luận:Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi ích cho sức khoẻ và việc học của bản thân em.
Hoạt động 2: hành động cần làm.
Chia lớp thành 4 nhóm
nhóm 1 tự ghi lợi ích khi học tập đúng giờ .
nhóm 2 tự ghi lợi ích khi sinh hoạt đúng giờ
nhóm 3ghi những việc cần lãm để học tập đúng giờ .
nhóm 4 ghi những việc cần làm để sinh hoạt đúng giờ.
Kết luận:Việc học tập sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học đạt kết qủa hơn,thoải mái.Vì vậy học tập và sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết.
Hoạt động 3:thảo luận nhóm.
2 bạn trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình đã hợp lí chưa? Cách thực hiện như thế nào ? có làm đủ các việc đề ra chưa?
Hướng dẫn :Các em tự theo dõi việc thực hiện thời gian biểu ở nhà.
Kết luận: thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện của từng em,việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp các em làm việc,học tập có kết qủa và đảm bảo sức khoẻ.
Kết luận chung: các em cần học tập sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ tốt và học tập tốt hơn .
Nhận xét dặn dò:nhận xét chung tiết học xem trước bài Biết nhận lỗi và sửa lỗi đọc trước truyện “cái bình hoa”
Hát 
Hs nhắc lại tựa bài
Nhận bìa và chú ý lắng nghe
Sau mỗi ý kiến,hs chọn và giơ lên 1 trong 3 màu để biểu thị thái độ của mình.một số em gỉai thích lý do theo yc của gv.
Hs từng nhóm thảo luận và ghi vào phiếu.
Từng nhóm 1,3 và 2,4 lên trình bày ý kiến.
Cả lớp cùng xem xét đánh giá bổ sung .
Các nhóm hs làm việc
1 số hs trình bày thời gian biểu trước lớp
Hs đọc câu
Giờ nào việc nấy
Việc hôm nay chớ để ngày mai.
Tuần 3 BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI 
I: MỤC TIÊU 
Học sinh hiểu khi có lỗi thì nhận và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu qúy,như thế mới là người dũng cảm,trung thực.
Hs biệt tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi,biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi.
Hs biết ủng hộ,cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II-Tài liệu và phương tiện:
phiếu thảo luận nhóm của hoạt động 1 tiết 1.
Dụng cụ phục vụ trò chơi sắm vai cho hoạt động 1 tiết 2.
Vở bài tập đạo đức 2
III-Các hoạt động dạy học :
- Hoạt động khởi động 
ổn định :
KTBC:học tập sinh hoạt đúng giờ.
Hỏi: học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi ích như thế nào?
Kiểm tra việc thực hiện thời gian biểu ở nhà
Nhận xét tuyên dương những học sinh thực hiện tốt TGB ở nhà.
Nhận xét bài cũ.
bài mới: hoạt động chính.
Giới thiệu bài :trong cuộc sông ai rồi cũng mắc lỗi,nhất là ở lứa tuổi nhỏ của các em.Nhưng mỗi khi mắc lỗi ta phải làm gì để được tha lỗi,đó mới chính là điều quan trọng mà cô muốn nói đến trong bài học hôm nay Biết nhận lỗi và sửa lỗi
Hoạt động 1:Phân tích chuyện cái bình hoa
Chia nhóm yêu cầu các nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết câu chuyện.
+ Kể chuyện cái bình hoa với kết cục để mở
“ Hồi ấychuyện cái bình hoa vỡ”
Hỏi:Nếu Vô-Va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra?
Các em thử nghĩ xem Vô-Va đã nghĩ gì và làm gì sau đó ?
Hỏi:Các em thích đoạn kết của nhóm nào nhất? Vì sao ?
Kể tiếp phần cuối câu chuyện.”Một đêm..bé ngoan”
+ Phát phiếu ghi câu hỏi cho các nhóm.
Qua câu chuyện em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi ?
Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì ?
Nhận xét và kết luận:Trong cuộc sống ai cũng có khi mắc lỗi.nhất là với các em nhỏ nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi.Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu qúy.
Hoạt động 2: bày tỏ ý kiến thái độ của mình.
Quy định cách bày tỏ ý kiến và thái độ của mình
Cô đọc lần lượt từng ý kiến,nếu tán thành ý kiến nào thì đánh dấu + nếu không tán thành thì đánh dấu – nếu không đánh giá được thì ghi số 0,biểu thị sự bối rối.
+ Lần lượt đọc;
người nhận lỗi là người dũng cảm,trung thực.
Nếu có lỗi chỉ cần tự sửa lỗi không cầnnhận lỗi
Nếu có lỗi chỉ cần nhận lỗi không cần sửa lỗi.
Cần nhận lỗi cả khi mọi người khống biết mình có lỗi.
Cần xin lỗi khi mắc lỗi với bạn bè và em bé.
Cần xin lỗi những người quen biết.
Sau mỗi ý kiến hs bày tỏ,giải thích gv đều đưa ra kết luận.
Ý kiến a là đúng ngừơi nhận lỗi là người dũng cảm trung thực.
Việc làm b là cần thiết nhưng chưa đủ vì có thể làm cho người khác bị nghi oan là đã phạm lỗi.
Ý kiến c là chưa đúng vì nó sẽ là lời nói suông.cần sửa lỗi để mau tiến bộ
Ý kiến d là cần phải nhận lỗi cả khi không ai biết mình mắc lỗÝ kiến e là đúng vì trẻ em cũng cần được tôn trọng như người lớn.
Ý kiến f là sai cần phải xin lỗi cả người quen lẫn người lạ khi mình có lỗi với họ.
Hỏi:Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ có lợi gì ?
Kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau chóng tiến bộ và được mọi người yêu qúy mến..
4-Hướng dẫn thực hành ở nhà.
Chuẩn bị kể lại một trường hợp em đã nhận và sửa lỗi hoặc người khác đã nhận và sửa lỗi với em.
Nhận xét dặn dò: nhận xét chung tiết học.
 Hát
.có lợi cho sức khoẻ và việc học tập của bàn thân em.
 Hs Nhận xét
3 hs đọc TGB ở nhà và nói việc thực hiện.
Hs nhắc lại tựa bài
Các nhóm thảo luận và phán đoán phần kết.
Đại diện các nhóm trình bày
Hs trả lời theo ý thích
- Các nhóm đọc lại nội dung thảo luận
- Thảo luận-đại diện nhóm trả lời
- Hoạt động cả lớp
- Hs chú ý nghe
1 số hs bày tỏ ý kiến và giải thích lí do
- học sinh trả lời 
TUẦN 4
BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (TIẾT 2)
Hoạt động khởi động:
ổn định :
Giới thiệu bài tiết đạo đức trước các em đã biết nhận lỗi và xin lỗi sẽ mau tiến bộ và được yêu qúy.Hôm nay chúng ta cùng tỏ ý mình về 1 số tình huống nhé ! 
Hoạt động chính :
Hoạt động 1: đóng vai theo tình huống.
Chia nhóm phát phiếu giao việc.
+ Tình huống 1:Lan đang trách Tuấn Sao bạn lại hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi một mình
Em sẽ làm gì nếu là Tuấn ?
+ Tình huống 2 :nhà cửa đang bừabãi , chưa được dọn dẹp.Bà mẹ đang hỏi Châu Con đã dọn nhà cho mẹ chưa?
Em sẽ làm gì nếu là châu ?
+ Tình huống 3:Tuyết mếu máo cầm quyển sách Bắt đền Trường đấy,làm rách sách tớ rồi
Em sẽ làm gì nếu là Trường ?
+Tình huống 4 :Xuân quên không ... người khuyết tật.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: - Tranh minh họa cho hoạt động 1.
 - Phiếu thảo luận nhóm cho hoạt động 2.
Học sinh: VBT.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động 1’: Hát
2. Kiểm tra bài cũ 3’: Lịch sự khi đến nhà người khác
Giáo viên nêu câu hỏi -> yêu cầu học sinh trả lời.
+ Trẻ em có cần lịch sự khi đến nhà người khác không?
+ Vì sao cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác.
+ Bạn cần làm gì khi đến nhà người khác? 
-> Học sinh nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét. + đánh giá.
3. Giới thiệu bài 1’: Giúp đỡ người khuyết tật
4. Phát triển các hoạt động 27’:
* Hoạt động 1: Phân tích tranh
- PP: Trực quan, thảo luận, đàm thoại, giảng giải.
- Giáo viên cho cả lớp quan sát tranh và sau đó yêu cầu các em thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo những câu hỏi gợi ý:
+ Tranh vẽ gì?
+ Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật?
+ Nếu em có mặt ở đó, em sẽ làm gì? Vì sao?
- Từng cặp học sinh thảo luận -> Đại diện các nhóm trình bày bổ sung ý kiến.
-> Giáo viên kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
* Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi hoặc nhóm
- PP: Thảo luận, giảng giải.
- Giáo viên yêu cầu các cặp thảo luận: Nêu những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- Học sinh thảo luận.
-> Học sinh trình bày kết quả.
-> Cả lớp bổ sung, tranh luận.
-> Giáo viên kết luận: Tùy theo khả năng, điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách khác nhau như đểy xe lăn cho người khuyết tật, quyên góp giúp nạn nhân bị chất độc màu da cam, dẫn người mù qua đường, vui chơi cùng bạn bị câm điếc
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- PP: Đàm thoại, thảo luận lớp.
- Giáo viên nêu ý kiến và yêu cầu cả lớp suy nghĩ để bày tỏ nhận định của mình.
Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm.
Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh.
Phân biệt đối xửa với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em.
Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khăn, thiệt hại của họ.
- Cả lớp thảo luận để nhận định những tình huống nào đồng tình hay không đồng tình.
-> Giáo viên kết luận: Các ý kiến a, c, d là đúng. Ý kiến b chưa hoàn toàn đúng vì mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ.
5. Tổng kết:
Nhận xét tiết học.
Giáo viên dặn dò học sinh: Về nhà sưu tầm những bài hát, bài thơ, câu chuyện, tấm gương, tranh ảnh về chủ đề giúp đỡ người tàn tật chuẩn bị cho tiết 2.
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
I. Mục tiêu:
1. Học sinh hiểu:
Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.
Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
2. Học sinh có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tùy theo khả năng của bản thân.
3. Biết thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
II. Chuẩn bị:
Vở bài tập ĐĐ.
III. Các hoạt động 35’:
Tiết 2
1. Khởi động 1’: Hát
2. Kiểm tra bài cũ 4’: Giúp đỡ người khuyết tật (T1)
Gọi 2 học sinh kiểm tra bài:
Hỏi: Em có thể làm gì để giúp đỡ người bị khuyết tật..
Nhận xét - đánh giá. 
3. Bài mới 1’:
Giúp đỡ người khuyết tật (T2).
4. Phát triển các hoạt động 28’:
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- Giáo viên nêu tình huống:
- Thủy và Quân đi học về thì gặp một chú bị hỏng mắt. Thủy chào: “Chúng cháu chào chú ạ!”. Người đó bảo: “Chú chào các cháu!. Nhờ các cháu giúp chú tìm nhà ông Tuấn xóm này với: Quân liền bảo: “Về nhà nhanh để xem phim hoạt hình”.
- Học sinh lắng nghe.
- Hỏi: nếu là Thủy, em sẽ làm gì lúc đó? Vì sao?
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Giáo viên kết luận: Thủy cần khuyên bạn: Chỉ đường hoặc dẫn bác ấy đến tận nhà.
- Đại diện các nhóm trình bày.
* Hoạt động 2: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày, giới thiệu tư liệu đã sưu tầm.
- Học sinh trình bày tư liệu.
- Sau mỗi phần trình bày, giáo viên cho học sinh thảo luận.
- Học sinh thảo luận.
- Nhận xét chung.
- Giáo viên kết luận: tuyên dương học sinh thực hiện tốt. 
- Gọi 1 học sinh nêu ghi nhớ chung ở VBT.
- 1 học sinh nêu.
5. Tổng kết (2’):
Nhận xét tiết học.
Về nhà thực hành những điều đã học.
Chuẩn bị: Bảo vệ loài vật có ích.
BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Hiểu một số ích lợi của loài vật đối với đời sống con người.
Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
2. Thái độ:
Yêu quý các loài vật.
Đồng tình với những ai biết yêu quý, bảo vệ các loài vật có ích.
Không đồng tình, phê bình những hành động sai trái làm tổn hại đến các loài vật.
3. Kĩ năng:
Phân biệt hành vi đúng hoặc sai đối với các loài vật có ích.
Biết bảo vệ các loài vật có ích trogn cuộc sống hằng ngày.
II. Chuẩn bị:
Phiếu thảo luận nhóm.
Mỗi học sinh chuẩn bị tranh ảnh về con vật mà em biêt.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động 1’: Hát
2. Kiểm tra bài cũ 4’:
2 học sinh nêu những việc em đã và sẽ làm để giúp đỡ người khuyết tật.
Cả lớp sửa BT3/42 (VBT).
Nhận xét.
3. Bài mới 1’: Bảo vệ loài vật có ích
4. Phát triển các hoạt động 27’:
* Hoạt động 1: Phân tích tình huống
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nêu tất cả các cách mà bạn Trung trong tình huống sau có thể làm:
- Nghe và làm việc cá nhân.
+ Trên đường đi học Trung gặp một đám bạn cùng trường đang túm tụm quanh một chú gà con lạc mẹ. Bạn thì lấy que chọc vào mình gà, bạn thì thò tay kéo hai cánh gà lên đưa đi đưa lại và bảo là đang tập cho à biết bay
 Bạn Trung có thể có các cách ứng xử sau:
+ Mặc các bạn không quan tâm.
+ Đứng xem, hùa theo trò nghịch của các bạn.
+ Khuyên các bạn đừng trêu chú gà con nữa mà thả chú về với gà mẹ.
- Trong các cách trên, cách nào là tôt nhất? Vì sao?
- Cách thứ ba là tốt nhất vì nếu Trung làm theo hai cách đầu thì chú gà con sẽ chết. Chỉ có cách thứ ba mới cứu được gà con.
- Kết luận: Đối với các loài vật có ích, các em nên yêu thương và bảo vệ chúng, khôn gnên trêu chọc hoặc đánh đập chúng.
* Hoạt động 2: Kể tên và nêu lợi ích của một số loài vật
- Yêu cầu học sinh giới thiệu với cả lớp về con vật mà em đã chọn bằng cách cho cả lớp xem tranh hoặc ảnh về con vật đó, giới thiệu tên, nơi sinh sống, lợi ích của con vật đối với chúng ta và cách bảo vệ chúng.
- Một số học sinh trình bày trước lớp. Sau mỗi lần có học sinh trình bày cả lớp đóng góp thêm những hiểu biêt khác về con vật đó.
* Hoạt đông 3: Nhận xét hành vi
- Yêu cầu học sinh sử dụng tấm bìa vẽ khuôn mặt mếu (sai) và khuôn mặt cười (đúng) để nhận xét hành vi của các bạn học sinh trong mỗi tình huống sau:
- Nghe giáo viên nêu tình huống và nhận xét bằng cách giơ tấm bìa, sau đó giải thích vì sao lại đồng ý hoặc không đồng ý với hành động của bạn học sinh trong tình huống 9dó.
+ Tình huống 1: Dương rất thích đá cầu làm từ lông gà, mỗi lần nhìn thấy chú gà trống nào có chiếc lông đuôi dài, óng và đẹp là Dương lại tìm cách bắt và nhổ chiếc lông đó.
+ Hành động của Dương là sai vì Dương làm như thế sẽ làm gà bị đau và sợ hãi.
+ Tình huống 2: Nhà hằng nuôi một con mèo, Hằng rất yêu quý nó. Bữa nào Hằng cũng lấy cho mèo một bát cơm thật ngon để nó ăn.
+ Hằng làm đúng, đối với vật nuôi trong nhà chúng ta cần chăm sóc và yêu thương chúng.
+ Tình huống 3: Nhà Hữu nuôi một con mèo và một con chó nhưng chúng thường hay đánh nhau. Mỗi lần như thế để bảo vệ con mèo nhỏ bé, yếu đuối Hữu lại đánh con chó một trận nên thân. 
+ Hữu bảo vệ mèo là đúng nhưng bảo vệ bằng cách đánh chó lại là sai.
+ Tình huống 4: Tâm và Thắng rất thích ra vườn thú chơi vì ở đây hai cậu được vui chơi thoải mái. Hôm trước, khi chơi ở vườn thú hai cậu đã dùng que trêu chọc bầy khỉ trong chuồng làm chúng sợ hãi náo loạn.
+ Tâm và Thắng làm thế là sai. Chúng ta không nên trêu chọc các con vật mà phải yêu thương chúng.
5. Tổng kết:
Nhận xét tiết.
Chuẩn bị tiết sau: thực hành.
BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Cần phải bảo vệ loài vật có ích.
Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ loài vật có ích.
2. Kĩ năng:
Phân biệt được hành vi đúng, hành vi sai đối với các loài vật có ích.
Bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
Có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh về loài vật.
SGK.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động 1’: Hát
2. Kiểm tra bài cũ 5’: Thực hành
Cần làm gì khi đến nhà người khác trong các trường hợp sau:
	1. Đóng cửa.
	2. Mở cửa nhưng không có ai.
	3. Nhà có người bị bệnh.
 Giáo viên nhận xét. 
3. Bài mới 1’:
Cần làm gì để bảo vệ loài vật có ích?
4. Phát triển các hoạt động 32’:
* Hoạt động 1: Trò chơi: “Đoán con vật”
- Giáo viên giơ tranh, ảnh hoặc mẫu vật các loài vật có ích như: Trâu, bò, ngựa, lợn, gà, chó, mèo.
- Cá nhân từng tổ trả lời nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
- Đó là con vật gì? có ích lợi như thế nào cho con người? 
- Giáo viên ghi tóm tắt lợi ích của từng con.
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thảo luận.
- Học sinh thảo luận, đại diện trình bày.
- Các loài vật có ích cho cuộc sống con người, nếu chúng bị tiêu diệt thì điều gì sẽ xảy ra?
- Không còn thức ăn cho con người. Chúng ta sẽ thiếu một số chất trong cơ thể dẫn đến bị nhiều bệnh tật có thể tử vong.
- Cần phải làm gì để bảo vệ loài vật có ích? Và không nên làm gì?
- Bảo vệ bằng cách:
+ Nên: cho ăn, uống đầy đủ, che mưa, che nắng, chống rét, vệ sinh chuồng sạch sẽ.
+ Không nên: trêu chọc, chơi ác hành hạ loài vật.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Phân tích truyện
- Giáo viên kể chuyện: cô bé, chú bé, mèo cn và chó con.
- Học sinh lắng nghe.
- Cho 2 học sinh thảo luận theo câu hỏi.
- Em tán thành cách ứng xử với loài vật của cô bé hay chú bé trong truyện? Vì sao?
- Học sinh nêu.
- Giáo viên chốt: Cô bé đã biết cư xử đúng với Miu và cún nên được 2 con vật quý mến. Chú bé hay hành hạ, chơi ác nên bị Miu và Cún xa lánh.
* Hoạt động 4: Củng cố
- Giáo viên treo tranh.
- Học sinh điền Đ, S.
5. Tổng kết:
Giáo viên đọc:	
	- Học sinh chưa có thói quen theo dõi sách khi bạn đọc bài.
	- Chưa chuẩn bị kỹ phần bài ở nhà.	

Tài liệu đính kèm:

  • docKe chuyen.doc