Giáo án Đạo đức 1 bài 5: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ (tiết 2)

Giáo án Đạo đức 1 bài 5: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ (tiết 2)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Họ tên người dạy: Trương Hồng Mẫn.

Môn dạy: Đạo đức

Bài 5:

 LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ

(Tiết 2)

I . MỤC TIÊU:

- Biết đối với anh, chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.

- Yêu quý anh, chị, em trong gia đình.

- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.

II . CHUẨN BỊ:

- GV: + Tranh bài tập 2; bài tâp 3 (phóng to).

+ Bài thơ: “ Làm anh”, tác giả Phan Thị Thanh Nhàn.

- HS: Vở bài tập đạo đức 1.

 

doc 3 trang Người đăng duongtran Lượt xem 2458Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 1 bài 5: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Họ tên người dạy: Trương Hồng Mẫn.
Môn dạy: Đạo đức
Bài 5:
 LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ
(Tiết 2)
I . MỤC TIÊU:
- Biết đối với anh, chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.
- Yêu quý anh, chị, em trong gia đình.
- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.
II . CHUẨN BỊ:
- GV:	+ Tranh bài tập 2; bài tâp 3 (phóng to).
+ Bài thơ: “ Làm anh”, tác giả Phan Thị Thanh Nhàn.
- HS: Vở bài tập đạo đức 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nhắc lại tựa bài học trước
- Em đã lễ phép hay nhường nhịn ai chưa?
- Em đã lễ phép với ai? nhường nhịn ai?
GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới:
* Khởi động:
- GV đọc bài thơ “Làm anh”, tác giả Phan Thị Thanh Nhàn.
- Các em vừa nghe tâm sự của người anh qua bài thơ làm anh, em nào cho cô biết khi làm anh, làm chị chúng ta phải cư xử với em nhỏ như thế nào?
a) Giới thiệu bài:
 Vậy hôm nay chúng ta cùng luyện tập để cư xử cho đúng với anh, chị em trong gia đình qua tiết 2 của bài 5: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
b) Tiến hành bài học:
* Hoạt động 1:
 Bài tập 3: Em hảy nối tranh với từ nên hoặc không nên cho phù hợp.
 1. GV đính tranh lên bảng, giải thích cách làm bài.
 2. HS làm việc cá nhân.
 3. GV: Mời HS lên bảng làm bài và giải thích vì sao?
- GV nhận xét.
- GV kết luận.
+ Tranh 1: Nối với chữ không nên vì anh không cho em chơi chung.
+ Tranh 2: Nối với chữ nên vì anh biết hướng dẫn em đọc chữ.
+ Tranh 3: Nối với chữ nên vì hai chị em biết bảo ban nhau làm việc nhà.
+ Tranh 4: Nối với chữ không nên vì anh tranh nhau với em quyển truyện là anh không biết nhường nhịn em.
+ Tranh 5: Nối với chữ nên vì anh biết dỗ em chơi với em để cho mẹ làm việc nhà.
* Hoạt động 2: Đóng vai theo tình huống.
Bài tập 2:
 1. GV: Đính tranh lên bảng và giới thiệu.
 2. GV: Chia nhóm và yêu cầu HS đóng vai theo các tình huống của bài tập 2
- Yêu cầu học sinh đóng vai trước lớp.
- GV nhận xét.
- GV kết luận:
 + Là anh, chị cần phải nhường nhịn em nhỏ.
 + Là em, cần phải lễ phép với anh chị.
* Hoạt động 3: Liên hệ.
- Đưa ra các câu hỏi để học sinh tự liên hệ và trả lời.
 + Em nào có anh, chị hay em nhỏ không?
 + Là em, cần phải cư xử với anh chị như thế nào?
 + Là anh chị em cần phải làm gì với em nhỏ?
 + Kể những việc cần làm, lễ phép với anh, chị, nhường nhịn em nhỏ?
Kết luận:
Anh chị, em trong gia đình là những người ruột thịt. Vì vậy, em cần phải yêu thương, quan tâm, chăm sóc anh, chị, em. Biết lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ, có như vậy gia đình mới hòa thuận, cha mẹ mới vui lòng.
* GV cho HS đọc thuộc lòng câu ghi nhớ
 Chị em trên kính dưới nhường
 Là nhà có phúc, mọi đường yên vui
4. Củng cố, dặn dò:
 * Củng cố:
 + Gọi 1 HS đọc lại tựa bài.
 + Anh chị cần phải làm gì với em nhỏ?
 + Là em cần phải làm gì với anh chị?
* Dặn dò:
 + Các em về nhà học thuộc câu ghi nhớ.
 + Các em xem lại từ bài 1 đến bài 5 để tiết sau thực hành kiểm tra giữa học kì.
 + Các em về nhà nhớ thực hiện lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.
 Nhận xét tiết học
1p
4p
35p
3p
10p
9p
6p
2p
4p
1p
- HS nêu tựa bài
- HS trả lời.
HS lắng nghe.
- Phải yêu thương em, nhường nhịn em nhỏ.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS lắng nghe.
- HS làm vỡ bài tập.
- HS lên bảng làm.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- Mỗi nhóm tự phân vai.
- HS đóng vai. Các nhóm theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS kể, HS khác nhận xét.
- HS đọc
 - HS đọc.
 - HS trả lời.
 - HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH BAI DAY.doc