Giáo án Chính tả tuần 7 - Trần Thị Thu Hà

Giáo án Chính tả tuần 7 - Trần Thị Thu Hà

Lớp: 2 Tên bài dạy:

Tiết: 13 Tuần: 7 NGƯỜI THẦY CŨ

I.Mục tiêu:

1. Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Người thầy cũ

2. Luyện tập phân biệt: ui / uy ; tr / ch hặc iên / yêng

II.Đồ dùng dạy học

- VBT

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 4 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả tuần 7 - Trần Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Chính tả 
Thứ ba ngày.. tháng  năm 2004
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 13 Tuần: 7
Người thầy cũ
I.Mục tiêu:
Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Người thầy cũ
Luyện tập phân biệt: ui / uy ; tr / ch hặc iên / yêng
II.Đồ dùng dạy học
VBT
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
 Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
22’
6’
1’
A. Kiểm tra bài cũ:
Viết 2 chữ có vần ai, 2 chữ có vần ay, cụm từ hai bàn tay
Vd: mai, nai, nhai, vai.
 tay, nhảy, may, máy. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Trong giờ chính tả hôm nay, các con sẽ viết một đoạn trong bài: Người thầy cũ. Sau đó cùng làm các bài tập chính tả phân biệt ui / uy ; tr / ch hặc iên / yêng.
2. Hướng dẫn tập chép
2. 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị:
a. Đọc nội dung đoạn chép.
 Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn cái khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy khồn phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại.
b. Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
Đoạn văn này được trích trong bài tập đọc: Người thầy cũ
Dũng xúc động nhìn bố đi ra phía cổng trường, Dũng nghĩ bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố coi đó là hình phạt và nhớ mãi.
Đoạn chép có 3 câu. Chữ đầu câu phải viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm. 
c. Hướng dẫn hs viết từ khó
- xúc động, cổng trường, cửa sổ, mắc lỗi, hình phạt.
2. 2: HS chép bài vào vở. Gv theo dõi uốn nắn.
2. 3: Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2: Điền ui hay uy vào chỗ trống
Bụi phấn, huy hiệu, vui vẻ, tận tuỵ
Bài 3: Điền vào chỗ trống:
a) tr hay ch?
 giò chả, trả lại, con trăn, cái chăn
b) iên hay iêng ?
 tiếng nói, tiến bộ, lười biếng, biến mất
4. Củng cố – dặn dò:
 - Về nhà tìm thêm từ theo yêu cầu bài 2, 3.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Gv chia bảng lớp thành 2 cột. 2 hs viết lên bảng.
Cả lớp viết vào giấy nháp. 
Gv nhận xét cho điểm .
* Phương pháp giảng giải, luyện tập, thực hành
Gv giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu giờ học, ghi tên bài lên bảng.
Hs chuẩn bị đồ dùng học tập.
Gv đọc đoạn chép trên bảng.
2-3 Hs đọc lại đoạn chép trên bảng.
Gv hỏi: 
+ Đoạn chép này ở bài tập đọc nào?
+ Dũng nghĩ gì khi bố đã đi về?
+ Bài chép này có mấy câu? Cuỗi mỗi câu có dấu gì? Chữ đầu câu viết như thế nào? Chữ đầu đoạn viết như thế nào? Hãy đọc lại đoạn văn có cả dấu phẩy và dấu hai chấm.
HS trả lời. Cả lớp cùng nhận xét.
HS tập viết từ khó vào vở nháp.
Gv đọc bài, hs soát lỗi .
Hs tự chữa lỗi, gạch chấn từ viết sai, viết lại từ đúng bằng bút chì ra lề vở.
Gv chấm 5-7 bài, nhận xét về các mặt: Chép nội dung, chữ viết sạch, đẹp, xấu, bẩn; cách trình bày.
1 Hs đọc yêu cầu bài 2.
Cả lớp làm bài, HS trong cùng bàn trao đổi vở cho nhau để chữa bài.
Hs đọc lại các từ .
Gv yêu cầu mỗi nhóm 2 học sinh tìm thêm 5 từ có vần ui, 5 từ có vần uy.
Thi đua xem nhóm nào tìm được nhiều từ hơn.
1 hs nêu yêu cầu bài 3.
Cả lớp làm bài.
2 hs nối tiếp nhau chữa bài, cả lớp theo dõi và tự chữa vào vở.
- Gv nhận xét giờ học. Khen ngợi Hs chép bài và làm bài luyện tập tốt. 
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Chính tả 
Thứ sáu ngày .. tháng  năm 2004
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 14 Tuần: 7
Cô giáo lớp em
I.Mục tiêu:
Nghe- viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 2, 3 trong bài: Cô giáo lớp em
Luyện tập phân biệt: ui / uy ; tr / ch hặc iên / yêng
II.Đồ dùng dạy học
VBT
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
 Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
22’
6’
1’
A. Kiểm tra bài cũ:
 Viết các từ: nguỵ trang, nhuỵ hoa, múi mít, vui vẻ, thiên nhiên, tiếng cười.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Trong giờ chính tả hôm nay, các con sẽ viết khổ thơ 2, 3 trong bài: Cô giáo lớp em. Sau đó cùng làm các bài tập chính tả phân biệt ui / uy ; tr / ch hặc iên / yêng.
2. Hướng dẫn tập chép
2. 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị:
a. Đọc nội dung đoạn chép.
 Cô dạy em tập viết
 Gió đưa thoảng hương nhài
 Nắng ghé vào cửa lớp
 Xem chúng em học bài.
 Những lời cô giáo giảng
 ấm trang vở thơm tho
 Yêu thương em ngắm mãi
 Những điểm mười cô cho.
b. Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
Hai khổ thơ trong bài: Cô giáo lớp em
Gió đưa thoảng hương nhài, nắng ghé vào cửa lớp xem các bạn học bài.
Hai khổ thơ có 8 câu. Chữ đầu câu phải viết hoa, câu cuối mỗi khổ thơ ghi dấu chấm. Đầu mỗi câu thơ phải viết hoa và lùi vào3 ô, giữa hai khổ thơ cách ra một dòng.
c. Hướng dẫn hs viết từ khó
- xúc động, cổng trường, cửa sổ, mắc lỗi, hình phạt.
2. 2: HS chép bài vào vở. Gv theo dõi uốn nắn.
2. 3: Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2: Tím các tiếng và từ ngữ thích hợp vào mỗi ô trống trong bảng
Âm đầu
Vần
Thanh
Tiếng
Từ ngữ
v 
ui
ngang
vui
vui, vui vẻ
th
uy
hỏi
thuỷ
thuỷ, thuỷ thủ
n
ui
sắc
núi
núi, núi non
l
uy
ngã
luỹ
luỹ tre, tích luỹ
Bài 3: a. Em chon từ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống: ( che, tre, trăng, trắng)
 Quê hương là cầu tre nhỏ
 Mẹ về nón lá nghiêng che
 Quê hương là đêm trăng tỏ
 Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
 Đỗ Trung Quân
4. Củng cố – dặn dò:
 - Về nhà tìm thêm từ theo yêu cầu bài 2
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
2 hs viết lên bảng viết, mỗi học sinh 3 từ.
Cả lớp viết vào giấy nháp. 
Gv nhận xét cho điểm .
* Phương pháp giảng giải, luyện tập, thực hành
Gv giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu giờ học, ghi tên bài lên bảng.
Hs chuẩn bị đồ dùng học tập.
Gv đọc khổ thơ 2, 3 trong SGK.
2-3 Hs đọc lại.
Gv hỏi: 
+ Hai khổ thơ này ở bài tập đọc nào?
+ Khi cô dạy em tập viết, gió và nắg như thế nào?
+ Câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ rất yêu điểm mười cô cho?
+ Hai khổ thơ này có mấy câu?
Mỗi câu thơ có mấy chữ? Chữ đầu câu viết như thế nào? Giữa hai khổ thơ trình bày như thế nào? 
HS trả lời. Cả lớp cùng nhận xét.
HS tập viết từ khó vào vở nháp.
Gv đọc bài, hs soát lỗi . 
Hs tự chữa lỗi, gạch chấn từ viết sai, viết lại từ đúng bằng bút chì ra lề vở.
Gv chấm 5-7 bài, nhận xét về các mặt: Chép nội dung, chữ viết sạch, đẹp, xấu, bẩn; cách trình bày.
1 Hs đọc yêu cầu bài 2.
Cả lớp làm bài theo nhóm hai, HS trong cùng bàn trao đổi vở cho nhau để chữa bài.
Hs đọc lại các từ .
Gv yêu cầu mỗi nhóm 2 học sinh tìm thêm 5 từ trong cột từ ngữ
Thi đua xem nhóm nào tìm được nhiều từ hơn.
1 hs nêu yêu cầu bài 3.
Cả lớp làm bài.
1 hs nối chữa bài, cả lớp theo dõi và tự chữa vào vở.
Thi đọc hay khổ thơ đó.
- Gv nhận xét giờ học. Khen ngợi Hs chép bài và làm bài luyện tập tốt. 
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docChinhta 7.doc