Giáo án Chính tả lớp 2 - Tuần 21 đến tuần 23

Giáo án Chính tả lớp 2 - Tuần 21 đến tuần 23

I. Mục đích:

1. Rèn kĩ năng viết chữ:

- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn văn trong truyện Chim sơn ca và bông cúc trắng.

- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ viết sai: ch/tr, uôt/uôc.

II. Đồ dùng dạy học.

- Bảng phụ viết sẵn bài chính tả.

- Bút dạ + giấy khổ to đủ cho các nhóm BT 2a, 2b.

III. Các hoạt động dạy học:

- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 3 học sinh viết bảng lớp – Cả lớp viết bảng con các từ ngữ: Sương mù, xương cá, đường xa, phù sa, xem xiếc, việc làm.

- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Chim sơn ca và bông cúc trắng.

- Hướng dẫn tập chép.

 

doc 9 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả lớp 2 - Tuần 21 đến tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên : Phạm Thị Thu Cầm
Tuần 21: 
Tiết 41
CHÍNH TẢ (TC)
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng viết chữ:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn văn trong truyện Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ viết sai: ch/tr, uôt/uôc.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết sẵn bài chính tả.
- Bút dạ + giấy khổ to đủ cho các nhóm BT 2a, 2b.
III. Các hoạt động dạy học:
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 3 học sinh viết bảng lớp – Cả lớp viết bảng con các từ ngữ: Sương mù, xương cá, đường xa, phù sa, xem xiếc, việc làm.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- Hướng dẫn tập chép.
- HD HS chuẩn bị.
- Đoạn này cho em biết điều gì về cúc và sơn ca ?
- Cúc và sơn ca sống vui vẻ, hạnh phúc mong những ngày được tự do.
- Đoạn chép có những dẫu câu nào?
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm than.
- Tìm những chữ bắt đầu bằng r, tr, s.
- Rào, rằng, trắng, trời, sơn, sà, sung sướng, trời.
- Những chữ có dấu hỏi, dấu ngã.
- Giữa, cỏ, tả, mãi, thẳm.
- Học sinh viết bảng con những chữ dễ viết sai.
- Sung sướng, véo von, xanh thẳm, sà xuống.
- Học sinh chép vào vở.
- Chấm sửa bài.
Bài tập 2: 
a. Thi tìm từ ngữ chỉ các loài vật:
- Có tiếng bắt đầu bằng ch.
- Chào mào, chích chòe, chèo bẻo, chiền chiện, chìa nôi, châu chấu, chẫu chuộc, cá chép, cá chuối ...
- Trâu, cá trê, cá trôi, trai, chim trỉ.
b. Thi tìm từ ngữ chỉ: vật hay việc:
- Có tiếng chứa vần uốt.
- Trồng lúa, chải chuốt, tuột tay, nuốt, vuốt tóc, chuột.
- Có tiếng chứa vần uốc.
- Ngọc đuốc, vĩ thuốc, ruốc, bắt buộc, luộc
Bài tập 3: Giải các câu đố sau:
Câu a. Chân trời (chân mây).
Câu b. Thuốc -> (bài)
IV. Củng cố – dặn dò: 
Nhận xét tiết học – Khen ngợi.
Học sinh chép bài chưa đạt về nhà chép lại.
Giáo viên : Lê Thị Thuý Huyên
Tuần 21
Tiết 42
CHÍNH T Ả (NV)
SÂN CHIM
I. Mục đích.
1. Nghe – Viết đúng, chính xác, trình bày đúng bài chính tả sân chim.
2. Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr / ch, uôt /uôc.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ.
- Một vài tờ giấy khổ to để học sinh làm bài bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học.
- Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ ngữ sau: lũy tre, chích chòe, trâu, chim trĩ.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Sân chim.
 Hướng dẫn nghe viết:
- Bài Sân chim tả cái gì ?
- Chim nhiều không tả xiết.
- Những chữ nào trong bài bắt đầu bằng tr, s ?
- Sân, trứng, trắng, sông, sát.
- Viết bảng con những từ dễ viết sai.
- Xiết, thuyền, trắng xóa, sát sông.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết.
- Chấm, sửa bài.
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống:
a. tr hay ch ?
a. Đánh trống, chống gậy, chèo bẻo, leo trèo.
b. uôt hay uôc /
- Nẫu thuốc, trắng muốt, bắt buộc.
Bài tập 3: 
Thi tìm những tiếng bắt đầu bằng ch hay tr và đặt câu với những tiếng đó.
M: trường -> Em đến trường.
IV. Củng cố – dặn dò.
Nhận xét tiết học – khen ngợi – Phát huy.
Giáo viên : Lê Thị Thuý Huyên
Tuần 22
Tiết 43
CHÍNH TẢ (NV)
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. Mục đích:
Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn”.
Luyện viết các chữ có âm đầu và dấu thanh dễ lẫn: r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học.
Bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
- Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh nghe bạn đọc, viết viết trên bảng lớp 3 tiếng bắt đầu bằng ch, 3 tiếng bắt đầu bằng tr, hoặc 3 tiếng có vần uôc, uốt.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- Hướng dẫn nghe viết.
- Sự việc gì xảy ra với gà rừng và chồn trong lúc dạo chơi ?
- Chúng gặp người đi săn, cuống quýt nấp vào cái hang. Người thợ săn phấn khởi phát hiện thấy chúng lấy gậy thọc vào hang bắt chúng.
- Tìm câu nói của người thợ săn.
- Có mà trốn đằng trời.
- Câu nói đó được đặt trong dấu gì?
- Đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm.
- Học sinh viết bảng con từ ngữ dễ viết sai.
- Buổi sáng, cuống quýt, reo lên.
- Giáo viên, học sinh viết.
- Chấm, sửa bài.
- Làm bài tập 2 + 3.
IV. Củng cố – dặn dò: 
Nhận xét tiết học – Khen ngợi.
Học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại.
Giáo viên : Lê Thị Thuý Huyên
Tuần 22
Tiết 44
CHÍNH TẢ (NV)
CÒ VÀ CUỐC
I. Mục đích.
1. Nghe – Viết đúng, chính xác, trình bày đúng một doạn trong truyện Cò và Cuốc.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt r/ gi/ d, thanh hỏi/ thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết yêu cầu của bài tập 2a hoặt 2b.
III. Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ: 3 HS nghe đọc. Viết bảng viết các từ : reo hò, gìn giữ, bánh dẻo, dã gạo, bé nhỏ, ngõ xóm cả lớp viết bảng con.
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Cò và Cuốc.
 Hướng dẫn nghe viết:
- GV đọc bài chính tả, lần 2 học sinh đọc lại.
- Cuốc thấy Cò lội ruộng, hỏi Cò có ngại bẩn không ?
- Đoạn viết nói chuyện gì ?
- Bài chính tả có một câu hỏi của Cuốc, 1 câu TL của Cò và Cuốc được đặt sau những dấu câu nào?
- Được đặt sau dấu hai chấm và gạch đầu dòng.
- Cuối các câu TL trên có dấu gì ?
- GV đọc – HS viết vào vở.
- Cuối câu hỏûi của Cuốc có dấu chấm hỏi. Câu trả lời của Cò là một câu hỏi lại nên cuối câu cũng có dấu chấm hỏi.
- Chấm, sửa bài.
Bài tập 2: Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau.
a. ăn riêng, ở riêng / tháng giêng. Loài dỏi/ rơi vải, rơi rụng, sáng dạ, chọt dạ. vâng dạ, rơm rạ.
b. Rẻ tiền, rẻ rúng/ đường rẻ, nói rành rẻ.
Mở cửa, mở mang, mở hội, cởi mở/ rán mở, mở màng.
- Củ khoai, củ sắn / áo cũ, bạn cũ, cũ kĩ.
Bài tập 3: (chọn lựa).
Thi tìm nhanh.
a) Các tiếng viết dần bằng (r hoặt d, gi)
b) Các tiếng có thanh (hỏi hoặc thanh ngã)
-Rơi, dơi, già.
- Cỗ, nổ.
IV. Củng cố – dặn dò.
Nhận xét tiết học – HS viết sai về nhà viết chính tả lại cho đúng bài û.
Giáo viên : Phạm Thị Thu Cầm
Tuần 23: 9-02-2010
Tiết 45
CHÍNH TẢ (TC)
BÁC SĨ SÓI
I. Mục đích:
1. Chép chính xác, trình bày tóm tắt truyện Bác sĩ Sói.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt l/n hoặc ươc / ươt.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết sẵn bài chính tả, viết 2 lần nội dung BT 2a hoặc 2b.
III. Các hoạt động dạy học:
- Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh đọc 6 tiếng mang thanh hỏi, thanh ngã – 3 em viết bảng con.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Bác sĩ Sói.
- Hướng dẫn tập chép.
- GV đọc bài chép trên bảng phụ: 2, 3 học sinh đọc lại.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét.
- Tìm tên riêng trong đoạn chép. (Ngựa, Sói).
- Lời của Sói được đặt trong dấu gì?
+ Đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm.
- Học sinh viết bảng con: + Chữa, giúp, trời giáng.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh chép vào vở.
- Chấm, sửa bài.
Bài tập 2: 
a. Nối câu, lối đi – Ngọn lửa, một nửa.
b. Ước mong, khăn ướt, lần lượt, cái lược
Bài tập 3: (Lựa chọn)
IV. Củng cố – dặn dò: 
Nhận xét tiết học – Khen ngợi.
Giáo viên : Phạm Thị Thu Cầm
Tuần 23: -02-2010
Tiết 46
CHÍNH TẢ (NV)
NGÀY HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục đích.
1. Nghe – Viết chính xác, trình bày đúng một doạn trong bài Ngày hội đua Voi ở Tây Nguyên.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vẫn dể lẫn: Lời nói, ướt/ước.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ Việt Nam.
- Bảng phụ hoặc bút dạ + 3 + 4 tờ giấy lhổ to viết nội dung BT 2a.
III. Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ: Giáo viên cho 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: củi lửa, lung linh, nung nấu, nêu gương.
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Ngày hội đua Voi ở Tây Nguyên.
 Hướng dẫn nghe viết:
- Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua Voi vào mùa nào?
- Mùa Xuân.
- Tìm câu tả đàn Voi vào hội.
- Hàng trăm con Voi nục nịch kéo đến.
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?
- Tây Nguyên, Êđê, Mơ nông.
- Hoc sinh viết bản con.
- Tây nguyên, nườm nượp.
- Giáo viên – học sinh viết vào vở.
	Bài tập: (Lựa chọn).
IV Củng cố – dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Nhắc nhở HS về nhà viết lại 2, 3 lần cho đúng những chỗ viết sai.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHINH TA 21-23.doc