Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 20 năm 2014

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 20 năm 2014

TUẦN 20

Thứ hai ngày 13 tháng 1năm 2014

 TẬP ĐỌC

 Tiết 58 ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ

Sgk: 13 - Tg: 70

I. Mục tiêu:

-Yêu cầu cần đạt:

+Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời nhân vật trong bài.

+ Hiểu ND : Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên – nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4).

- Học sinh khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5

- Đọc đúng rõ ràng liền mạch các cụm từ trong câu.

-Giao tiếp: ứng xử văn hóa

-Ra quyết định: ứng phó, giải quyết vấn đề

-Kiên định

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động 1:

 - Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng đoạn thơ bài Thư Trung thu.

- Nhận xét và cho điểm HS.

 

doc 27 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 20 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 13 tháng 1năm 2014
 TẬP ĐỌC
 Tiết 58 ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
Sgk: 13 - Tg: 70’ 
I. Mục tiêu:
-Yêu cầu cần đạt:
+Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời nhân vật trong bài.
+ Hiểu ND : Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên – nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4).
- Học sinh khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5 
- Đọc đúng rõ ràng liền mạch các cụm từ trong câu.
-Giao tiếp: ứng xử văn hĩa
-Ra quyết định: ứng phĩ, giải quyết vấn đề
-Kiên định
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: 
 - Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng đoạn thơ bài Thư Trung thu. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc 
 . Mục tiêu: : Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ khó,
 - GV đọc mẫu toàn bài một lượt, Hd hs đọc 
 - Đọc từng câu: Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
 - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài: lăn quay, ngạo nghễ, giận giữ,
- Đọc từng đoạn trước lớp: Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
- Thi đọc trước lớp: Tổ chức cho các nhóm thi đọc 
- Đọc đồng thanh
- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
 * Mục tiêu: ứng xử văn hĩa , ứng phĩ , Kiên định
 * Cách tiến hành : Đặt câu hỏi , Trình bày ý kiến cá nhân , Bài tập tình huống
 Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2, 3. 
 1. Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận?
Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió. 
Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?
Ôâng Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình? 
Ôâng Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho cái gì? 
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại bài
 . Mục tiêu: Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc
- Yêu cầu hs đọc lại bài.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần đọc. Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt
 * Tích hợp BVMT: Giúp HS thấy được tính cách đáng yêu của nhân vật Gió. Từ đó thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.
5. Hoạt động 5: Củng cố- Dặn dò
- Củng cố: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc.
Chuẩn bị: Mùa xuân đến.
 IV/ Phần bổ sung:
.
 TOÁN
Tiết 96: BẢNG NHÂN 3
 Sgk: 97 - Tg: 40’
I. Mục tiêu:
-Yêu cầu cần đạt:
+Lập được bảng nhân 3.
+Nhớ được bảng nhân 3.
+Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
+Biết đếm thêm 3.
-Các BT cần làm: Bài 1, 2, 3/97
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 3 chấm tròn hoặc 3 hình tam giác, 3 hình vuông. Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
 - HS: Vở bài tập, Sgk
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Bài cũ “Luyện tập”
 - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập sau: 
Tính:
 2 cm x 8 = 	; 	2 kg x 6 = 
 2 cm x 5 = 	; 	2 kg x 3 = 
- Nhận xét cho điểm HS.
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới
* Hướng dẫn lập bảng nhân 3.
. Mục tiêu: Hs thuộc bảng nhân 3
- Gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?
- Ba chấm tròn được lấy mấy lần?
- Ba được lấy mấy lần?
- 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 3x1=3 (ghi lên bảng phép nhân này)
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn, vậy 3 chấm tròn được lấy mấy lần?
- Vậy 3 được lấy mấy lần?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 3 được lấy 2 lần.
- 3 nhân với 2 bằng mấy?
- Viết lên bảng phép nhân: 3 x 2 = 6 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
- Hướng dẫn HS lập phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần lập được phép tính mới GV ghi phép tính đó lên bảng để có 3 bảng nhân 3.
- Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 3. Các phép tính trong bảng đều có 1 thừa số là 3, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, . . ., 10.
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 3 vừa lập được, sau đó cho HS ï học thuộc bảng nhân 3 này.
- Xoá dần bảng con cho HS đọc thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài 1: Lập được bảng nhân 3. Nhớ được bảng nhân 3.
 - Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 Bài 2: Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
 - Gọi 1 HS đọc đề bài 
Gv giúp hs nắm yêu cầu của bài
Gv nhận xét chốt bài làm đúng
 Bài 3: Biết đếm thêm 3.
 - Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
 - Tiếp sau đó là 3 số nào?
 3 cộng thêm mấy thì bằng 6?
 - Yêu cầu tự làm bài tiếp, sau đó chữa bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
 - Củng cố: Tồ chức cho HS chơi trò chơi “ Leo ruộng bậc thang hái quả”
 - Nhận xét – dặn dò: Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học thuộc bảng nhân 3. 
- Chuẩn bị: Luyện tập.
 IV/ Phần bổ sung:
 ĐẠO ĐỨC
Tiết 20: TRẢ LẠI CỦA RƠI (TT)
 Sgk: 29 - Tg: 35’
I. Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt:
+Biết: khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
+Biết: trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.
+Quý trọng người thật thà không tham của rơi.
-Kĩ năng xác định giá trị bản thân (giá trị của sự thật thà)
-Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.
II. Phương tiện dạy học:
 GV: SGK. Trò chơi. Phần thưởng.
 HS: SGK. Vở bài tập.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: 
 Nhặt được của rơi cần làm gì?
 Trả lại của rơi thể hiện đức tính gì?
 GV theo dõi và kiểm tra một số em.
 2. Hoạt động 2: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi.
Ÿ Mục tiêu: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi.
 * Kĩ năng xác định giá trị bản thân (giá trị của sự thật thà)
 * Cách tiến hành : 
 - Thảo luận nhĩm
 - Động não
 GV đọc (kể) câu chuyện.
 Phát phiếu thảo luận cho các nhóm.
PHIẾU THẢO LUẬN
Nội dung câu chuyện là gì?
Qua câu chuyện, em thấy ai đáng khen? Vì sao?
Nếu em là bạn HS trong truyện, em có làm như bạn không? Vì sao?
- GV tổng kết lại các ý kiến trả lời của các nhóm HS.
3.Hoạt động 3: Giúp HS thực hành ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi. 
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS thực hành ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi. 
 Yêu cầu: Mỗi HS hãy kể lại một câu chuyện mà em sưu tầm được hoặc của chính bản thân em về trả lại của rơi.
 * Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.
 * Cách tiến hành
 - Động não
 - Xử lí tình huống
 GV nhận xét, đưara ý kiến đúng cần giải đáp.
Khen những HS có hành vi trả lại của rơi.
 Khuyến khích HS noi gương, học tập theo các gương trả lại của rơi.
* Lồng ghép tư tưởng HCM : Nhặt được của rơi thể hiện đức tính thật thà, thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy .
4. Hoạt động 4: Củng cố- Dăn dò
 - Củng cố: Thi “Ứng xử nhanh” Đội nào có nhiều lần trả lời nhanh, đúng thì đội đó thắng cuộc.
 Mỗi đội chuẩn bị tình huống có liên quan đến nhặt được của rơi.
 - Nhận xét – dặn dò: Nhận xét tiết học.
IV/ Phần bổ sung:..
 @&?
 Thứ ba ngày 14 tháng 1 năm 2014
THỂ DỤC
Tiết 39: ĐỨNG KIỂNG GÓT, HAI TAY CHỐNG HÔNG
 (DANG NGANG) –TRÒ CHƠI “ CHẠY ĐỔI CHỖ, 
 VỖ TAY NHAU Tg: 35’
I/ MỤC TIÊU:
- Yêu cầu cần đạt:
+ Biết cách giữ thăng bằng khi đứng kiễng gót hai tay chống hông và dang ngang.
+ Biết cách đứng hai chân rộng bằng vai( hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đưa ra trước( sang ngang, lên cao chếch chữ V).
+ Biết cách chơi và tham gia chơi được.
- Làm quen với trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”.
II/ ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
Sân tập dọn vệ sinh sạch sẽ, an toàn.
GV chuẩn bị 1 cái còi, kẻ sân chơi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1/ Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài.
- Khởi động: 
- Chạy nhẹ nhàng trên đại hình tự nhiên70 - 80m .
* Xoay đầu gối, xoay hông, xoay cổ chân... 
2/ Phần cơ bản:
a/ Ôn 2 tư thế: Đứng kiễng gót hai tay chống hông và đứng kiễng gót hai tay dang ngang.
- GV nhắc lại nội dung và tập mẫu lại động tác cho lớp xem.
- Vừa hô nhịp vừa tập cùng lớp.
- Gv theo dõi và nhận xét
b/ Học trò chơi : “Chạy tại chỗ vỗ tay nhau”.
- GV giới thiệu : Tên ,mục đích, nội dung và yêu cầu cách chơi để lớp nắm.
+ Chuẩn bị: Kẻ hai vạch giới hạn so người song cách nhau 8 –10 mét. Tập hợp HS đứng thành hai hàng ngang sau vạch giới hạn, dàn hàng cách nhau tối thiểu 2m và cho HS nhận biết bạn đưng đối diện để tạo thành từng đôi.
+ Cách chơi: 
 “ Chạy đổi chỗ Vỗ tay nhau Một! Hai! Ba!”.
 Sau tiếng “ba”, các em nhất loạt chạy về trước đổi chỗ cho nhau theo từng đôi một. Khi sắp gặp nhau, từng em đưa tay trái vỗ vào bàn tay bạn để chào nhau, sau đó chạy tiếp về trước đến vạch giới hạn thì dừng lại, quay sau đe åchuẩn bị chơi tiếp lần tiếp theo.
3/ Phần kết thúc: 
- Thả lỏng- Chạy thả lỏng nhẹ nhàng, thả lỏng tay , chân...
- Nhận xét : GV nhận xét  ... ảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
 HS: Bảng, vở
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Bài cũ
 Yêu cầu viết:P 
 Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
 Viết : Phong cảnh hấp dẫn. 
 GV nhận xét, cho điểm.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
Ÿ Mục tiêu: Hs biết viết chữ cái hoa Q 
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
 - Gắn mẫu chữ Q : Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm
 - Chữ Q cao mấy li? 
 Gồm mấy đường kẻ ngang?
 Viết bởi mấy nét?
 - GV chỉ vào chữ Q và miêu tả: Gồm 2 nét – nét 1 giống nét 1 của chữ O, nét 2 là nét cong dưới có 2 đầu uốn ra ngoài không đều nhau.
 - GV viết bảng lớp.
 - GV hướng dẫn cách viết
 - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
 - HS viết bảng con 1 lượt
 - GV theo dõi nhận xét uốn nắn.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
ŸMục tiêu: Hs biết viết câu ứng dụng Quê hương tươi đẹp.
* Treo bảng phu: Giới thiệu câu: Quê hương tươi đẹp.
 - Y/c Hs quan sát thảo luận theo cặp và nhận xét:
 Nêu độ cao các chữ cái.
 Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Quê lưu ý nối nét Q và uê.
 HS viết bảng con: Viết: : Quê 
 - GV nhận xét và uốn nắn.
4. Hoạt động 4: Viết vở
Ÿ Mục tiêu: Viết Q (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
 - Chấm, chữa bài.
 - GV nhận xét chung.
5. Hoạt động 5: Củng cố- Dặn dò 
 Củng cố: GV cho 2 đội thi đua viết chữ đẹp.Gv nhận xét tuyên dương.
 Nhận xét – dặn dò: GV nhận xét tiết học. Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết. Chuẩn bị: Chữ hoa R
 IV/ Phần bổ sung:..
ÂM NHẠC 
Tiết 20: ÔN TẬP BÀI HÁT: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG 
 Sgk: 16 - Tg: 35’
I/ Mục tiêu:
-Yêu cầu cần đạt:
+Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
+Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
+Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
-Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.
* Lồng ghép HDNGLL: Chơi được trị chơi “ Rồng rắn lên mây”
II/ Đồ dùng dạy học:
 Gv: Nhạc cụ quen dùng
 Hs: Nhạc cụ gõ 
III/ Hoạt động dạy-học:
1. Hoạt động 1: Bài cũ
 Kiểm tra hs hát lại bài hát Trên con đường đến trường.
 Gv nhận xét đánh giá 
2. Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát Trên con đường đến trường 
- Ôn tập theo từng tổ, nhóm 
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Hát kết hợp với múa đơn giản 
 + Gv hướng dẫn: khi hát “ Trên con đường đến trường có cây là cây xanh mát” tay trái đưa lên ngang tầm mắt nhìn.
 + Khi hát “ Trên con đường đến trường có con là con chim hót” hai tay đưa lên miệng tượng trưng hình ảnh chim hót.
3. Hoạt động 3: 
* Lồng ghép HDNGLL: Hoạt động vui chơi ( 10 phút)
Nội dung:Trò chơi “ Rồng rắn lên mây”
- Tổ chức trò chơi: Gv hướng dẫn cách chơi như hướng dẫn sách gv/ 43
- Hs tham gia chơi
4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò 
 Củng cố: Cho hs hát lại bài hát
 Nx dặn dò: Gv nx tiết học, dặn dò hs ôn lại bài hát trên 
IV/ Phần bổ sung:..
..
 @&?
 Thứ sáu ngày 17 tháng 1 năm 2014
 CHÍNH TẢ
Tiết 40: MƯA BÓNG MÂY
 Sgk: 20 - Tg: 40’
I. Mục tiêu:
-Yêu cầu cần đạt:
+Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ và các dấu câu trong bài.
+Làm được BT 2 a, b; hoặc BT chính tả phương ngữ do GV chọn.
- Viết không mắc quá 5 lỗi trên bài.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả.
 HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Bài cũ “Gió”
 - Gọi 3 HS lên bảng viết, các hs khác viết bảng con: cá diếc, diệt ruồi, chảy siết.
 - Nhận xét, cho điểm.
 * Bài mới Giới thiệu: 
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
 . Mục tiêu: Nghe và viết lại đúng bài thơ Mưa bóng mây.
- GV đọc bài thơ Mưa bóng mây.
 Cơn mưa bóng mây lạ ntn? 
 Em bé và cơn mưa cùng làm gì? 
 Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ? 
 Các chữ đầu câu thơ viết ntn? 
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
- Thu chấm 10 bài. Nhận xét bài viết.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
- Baì tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu hs thảo luận theo cặp và làm bài VBT
- Nhận xét bài làm của hs, chốt lời giải đúng:
 Nhớ tiếc, tiết kiệm
 Hiểu biết, xanh biếc
4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò 
 Củng cố:Tổ chức cho 2 nhóm hs thi tìm tiếng có vần iêt/ iêc.
 Nhận xét – dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS chú ý học lại các trường hợp chính tả cần phân biệt trong bài.
 IV/ Phần bổ sung: ..
 TOÁN
 Tiết: 100 BẢNG NHÂN 5
 Sgk: 101 tg:40p
I. Mục tiêu:
-Yêu cầu cần đạt:
+Nhớ được bảng nhân 5
+Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5).
+Biết đếm thêm 5.
-Các BT cần làm: Bài 1, 2, 3/101
II. Đồ dùng dạy học
- GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 5 chấm tròn hoặc 5 hình tam giác, 5 hình vuông, . . . Kẽ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
- HS: Vở
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1:Bài cũ “Luyện tập”.
 - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
 - Tính tổng và viết phép nhân tương ứng với mỗi tổng sau:
3 + 3 + 3 + 3 
5 + 5 + 5 + 5
 - Nhận xét và cho điểm HS.
 - Gọi HS khác lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 
 - Gv nhận xét ghi điểm.
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới
* Hướng dẫn thành lập bảng nhân 5
 . Mục tiêu: Hs biết thành lập và học thuộc bảng bảng nhân 5
 - Gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?
- Năm chấm tròn được lấy mấy lần?
- 5 được lấy mấy lần
- 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 5x1=5 (ghi lên bảng phép nhân này).
- Gắn tiếp 2 tấm bìa mỗi tấm có 5 chấm tròn. Vậy 5 chấm tròn được lấy mấy lần?
- Vậy 5 được lấy mấy lần?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 5 được lấy 2 lần.
- 5 nhân 2 bằng mấy?
- Viết lên bảng phép nhân: 5 x 2 = 8 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
- Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên. 
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 5 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này.
- Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài 1: Nhớ được bảng nhân 5
 - Chơi trò chơi :Phần thưởng
 - Yêu cầu hs đọc phép tính đúng được phần thưởng GV che phép tính đó .ï
 Bài 2: Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5).
 - Yêu cầu hs đọc bài toán, hướng dẫn hs phân tích bài toán, HS làm cá nhân.
Bài 3: Biết đếm thêm 5.
 - Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Gv nhận xét bài làm của hs.
 - GV chấm n-xet.
4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
 Củng cố: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Chim tìm tổ”.
 Nhận xét – dặn dò: Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 5.
 IV/ Phần bổ sung:
 . 
 TẬP LÀM VĂN
Tiết20: TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
 Sgk: 21 - Tg: 40’
I. Mục tiêu
-Yêu cầu cần đạt 
+Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn BT 1.
+Dựa vào gợi ý, viết được đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về mùa hè BT 2.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
 HS: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Bài cũ “ Đáp lời chào, lời tự giới thiệu”.
 Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập 2 sgk trang 12.
 Nhận xét, cho điểm HS.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 .Mục tiêu: Hs viết được một đoạn văn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
 Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 - GV đọc đoạn văn lần 1.
 - Gọi HS đọc lại đoạn văn.
 - Bài văn miêu tả cảnh gì? 
 - Tìm những dấu hiệu cho con biết mùa xuân đến?
- Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi ntn? 
- Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào? 
- Gọi HS đọc lại đoạn văn. 
* Tích hợp bảo vệ môi trường: giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
 Bài 2: Qua bài tập 1, các em đã được tìm hiểu một đoạn văn miêu tả về mùa xuân. Trong bài tập 2, các em sẽ được luyện viết những điều mình biết về mùa hè.
- GV yêu cầu hs thảo luận theo cặp và trả lời thành câu văn.
- Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
- Mặt trời mùa hè ntn?
- Khi mùa hè đến cây trái trong vườn ntn?
- Mùa hè thường có hoa gì? Hoa đó đẹp ntn?
- Em thường làm gì vào dịp nghỉ hè? 
- Yêu cầu hs làm bài vào VBT
- Gọi HS đọc và gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn.
- GV chữa bài cho từng HS. Chú ý những lỗi về câu 
3. Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò 
 Củng cố: gọi hs đọc bài . Gv nhận xét
 Nhận xét – dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết đoạn văn vào Vở. Chuẩn bị: Tả ngắn về loài chim.
 IV/ Phần bổ sung:.
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 20
I/ Nhận xét tuần 20
Tổ trưởng nhận xét tình hình chung trong tổ
Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp
Giáo viên nhận xét bổ sung
+ Tuyên dương những việc làm tốt
+ Động viên nhắc nhở hs chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của hs.
II/ Kế hoạch tuần 21:
Nhắc nhở hs thực hiện tốt An toàn giao thông
Tiếp tục công tác rèn hs yếu và bồi dưỡng hs giỏi.
Thực hiện nghiêm túc công tác hỗ trợ hs yếu
Tăng cường kiểm tra dò bài đầu giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc