Giáo án các môn lớp 1 - Tuần số 9

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần số 9

Học vần:

 BÀI 37: ÔN TẬP

A. Mục tiêu:

Sau bài học, HS có thể.

- Đọc và viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng i và y.

- Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.

- Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện cây khế.

MTR: em Hằng đọc ,viết được các vần ôn.

B. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng ôn.

 - Tranh minh họa cho cho đoạn thơ và truyện cây khế.

 

doc 64 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần số 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Ngày soạn: 2 / 10 / 2010
 Ngày giảng: Thứ hai, 4 / 10 / 2010
Học vần:
 Bài 37: ôn tập
A. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể.
- Đọc và viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng i và y.
- Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.
- Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện cây khế.
MTR: em Hằng đọc ,viết được các vần ôn.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng ôn.
	- Tranh minh họa cho cho đoạn thơ và truyện cây khế.
C.Các hoạt động dạy học:
 Tiết :1
I.ổn định tổ chức
II. KTBC:
- Đọc và viết.
- Đọc từ, câu ứng dụng
-GV nhận xét, cho điểm.
III. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: (trực tiếp)
2. Ôn tập.
Hoạt động 1: Ôn lại các chữ đã học.
- Treo bảng ôn.
- Yêu cầu HS đọc lại các chữ trong bảng ôn.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
Hoạt động 2: Tập ghép các âm thành vần.
- Yêu cầu HS ghép các chữ ở cột dọc với các chữ hàng ngang thành vần.
- Các ô trong bảng có tô màu mang ý nghĩa gì?
- Nêu yêu cầu và giao việc.
- Gọi HS nhận xét, sau đó GV khảng định đúng, sai để HS chữa.
- Cho HS đọc các vần ghép được.
Hoạt động 2 : Trò chơi nhận diện
- 2 nhóm thi tìm trong hộp các tiếng chứa vần ôn.Nhóm nào tìm đúng ,nhanh nhóm đó thắng.
 Tiết :2
Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng:
- Gọi HS đọc từ ứng dụng trong SGK.
- GV ghi từ ứng dụng lên bảng.
- Yêu cầu HS tìm những vần đã được học trong các từ ứng dụng.
- Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng
- GV theo dõi chỉnh sửa.
Hoạt động 4 : Tập viết từ ứng dụng.
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Yêu cầu HS viết từ "Tuổi thơ" vào vở.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
Hoạt động 5 : Trò chơi viết đúng
- 2 nhóm thi viết các tiếng vừa tìm.Nhóm nào viết đúng ,đẹp nhóm đó thắng.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con: Vây cám, cối xay, cây cối.
- 3 HS.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- Tô màu là những ô không ghép được vần.
- 1 HS lên bảng ghép vần.
- Dưới lớp ghép vần và điền trong SGK.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- 2-3 HS đọc.
- HS lên bảng và gạch chân bằng phấn mầu.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con.
- HS viết trong vở tập viết.
- Các tổ cử đại diện lên chơi.
Tiết :3
3. Luyện tập.
Hoạt động 6: Luyện đọc.
- Đọc lại bài ôn tiết 1+2
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Đọc đoạn thư ứng dụng.
- Yêu cầu HS quan sát tranh.
- Tranh vẽ gì?
- Qua hình ảnh của bức tranh các em thấy được điều gì?
- Gọi HS xung phong đọc.
- GV đọc mẫu.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
Hoạt động 7: Luyện viết.
- HD cho HS viết các từ còn lại trong vở tập viết.
- GV theo dõi và uốn nắn thêm cho HS yếu.
- Nhận xét.
Hoạt động 8 : Kể chuyện. Cây khế.
- Treo tranh lên bảng, kể diễn cảm 2 lần.
- Hãy đọc tên truyện
- Tranh vẽ gì?
- Cây khế như thể nào?
- Tại sao người em lại sở hữu cây khế và túp lều?
- Ai có thể nêu lại nội dung của bức tranh thứ nhất.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
+ Tranh 2:
- Chuyện gì xảy ra với cây khế của người em?
+ Tranh 3:
- Người em có theo chim ra đảo lấy vàng không?
- Người em lấy rất nhiều vàng đúng không?
- Cuộc sống của người em sau đó như thế nào?
- Hãy kể lại nội dung tranh 3.
+ Tranh 4:
- Thấy người em bỗng nhiên trở lên giàu có người anh có thái độ như thế nào?
- Chim đại bàng có đến ăn quả nữa không? Em hãy kể lại.
+ Tranh 5:
- Người anh lấy nhiều bạc hay ít? Có trở lên giàu có như người em không?
GV: Như vậy người em hiền lành mà có cuộc sống no đủ, người anh vì tham lam nên cuối cùng đã bị trừng trị
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
+ Trò chơi: Người kể chuyện.
- Gọi 5 HS xung phong kể lại từng đoạn câu chuyện.
4. Củng cố dặn dò.
- Cho HS đọc lại bài ôn.
- NX giờ học.
* Học lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- HS quan sát tranh và nhận xét.
- Tranh vẽ người mẹ đang quạt mát ru con ngủ giữa trưa hè.
- Tình yêu thương nồng nàn của người mẹ dành cho con.
- 3 HS đọc.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- HS viết theo HD
- Một vài em đọc : Cây khế.
- Vẽ cây khể và một túp lều dưới cây khế.
- Cây khế ra quả to và ngọt.
- Vì người anh tham lam chỉ chia cho em một cây khế và một túp lều.
- 1-2 em nêu.
- Một hôm có một con đại bàng từ đâu . châu báu.
- 2 HS kể lại nội dung tranh 2
- Có.
- không, người em chỉ lấy mộ ít.
- Người em trở lên giàu có.
- 2 HS kể.
- một và HS
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Người anh lấy nhiều vàng, chim bị đuối sức, nó xả cánh và người anh bị rơi xuống nước.
- Khuyên ta không nên quá tham lam.
- HS ở dưới lớp đóng vai khán giả để nhận xét giọng kể.
- Vài HS.
- HS nghe, ghi nhớ.
 Ngày soạn: 3/ 10 / 2010
 Ngày giảng: Thứ ba, 5 / 10 / 2010 
 Học vần
 Bài 38: eo - ao
A- Mục tiêu: 
- HS đọc, viết được: eo, ao, chú mèo, ngôi sao
- Đọc được thơ ứng dụng.
- Những lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gió, mây, mưa.
MTR: em Hằng đọc ,viết được eo, ao.
B- Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ từ khoá, đoạn thơ ứng dụng, phần luyện nói.
C- Dạy - học bài mới: 
 Tiết :1
I. ổn định tổ chức.
IIKiểm tra bài cũ: 
- Viết và đọc: Đôi đũa , tuổi thơ, mây bay.
- Đọc câu ứng dụng SGK.
- GV nhận xét, cho điểm.
III- Dạy - học bài mới.
1- Giới thiệu bài (trực tiếp) 
2- Dạy vần: 
eo
hoạt động 1: Nhận diện chữ:
- Viết bảng vần eo
- Vần eo do mấy âm tạo nên ?
- Hãy so sánh eo với o
 Hãy phân tích vần eo ?
 Đánh vần
- Hãy đánh vần, vần eo ?
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- Yêu cầu HS đọc
+ Tiếng, từ khoá.
- Yêu cầu HS tìm và gài vần eo
- Tìm trước chữ ghi âm m gài bên trái vần eo, dấu ( \ ) trên e.
- Cho HS đọc tiếng vừa ghép
- Phân tích tiếng mèo 
- Hãy đánh vần tiếng mèo
- Yêu cầu đọc.
+ từ khoá
- Tranh vẽ gì ?
- Viết bảng: Con mèo 
Hoạt động 2: Trò chơi nhận diện
- 2 nhóm thi tìm các tiếng trong hộp chứa vần eo.Nhóm nào tìm đúng ,nhanh nhóm đó thắng.
Hoạt động 3:- Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
 Hoạt động 4: trò chơi viết đúng.
- 2 nhóm thi viết các chữ vừa tìm .Mhoms nào viết đúng ,đẹp nhóm đó thắng. 
 Tiết :2
Hoạt động 5: Nhận diện chữ: 
- Vần ao được tạo nên bởi a và o
- So sánh ao với eo 
Giống: Kết thúc = o
Khác: ao bắt đầu = a
 Đánh vần: 
+ Vần: a - o = ao
+ Tiếng, từ khoá:
- HS ghép ao; ghép s vào ao để được tiếng sao
- Cho HS quan sát ngôi sao và rút ra từ: Ngôi sao.
- Đánh vần và đọc tiếng, từ khoá sờ - ao - sao
Ngôi sao
Hoạt động 6; Trò chơi nhận diện.
- 2 nhóm thi tìm trong hộp các tiếng chứa vần ao.Nhóm nào tìm đúng ,nhanh nhóm đó thắng.
Hoạt động 7; Tập Viết: Lưu ý HS nét nối giữa a và o, s và ao
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
 Hoạt động 8: trò chơi viết đúng.
- 2 nhóm thi viết đúng,đẹp các chữ vừa tìm.
 Tiết:3
- Viết bảng con (mỗi tổ viết 1 từ) 
- 2 - 4 học sinh đọc.
- HS đọc theo GV: eo, ao.
- Vần eo do 2 âm tạo nên đó là âm e và o.
- Giống: Đều có o
- Khác: eo có thêm e
- Vần eo có âm e đứng trước, âm o đưng sau.
- eo - o - eo (CN, nhóm, lớp)
- HS đọc trơn.
 - HS sử dụng hộp đồ dùng gài. eo, mèo
- HS đọc: Mèo
- Tiếng mèo có âm m đứng trước vần eo đứng sau, dấu ( \ ) trên e
- Mờ - eo - meo - huyền - mèo
- Đọc trơn(CN, nhóm, lớp)
- Đọc trơn
- HS quan sát tranh và nhận xét
- Tranh vẽ con mèo.
- HS đọc trơn CN, nhóm, lớp
- HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con.
-Học sinh đọc cá nhân, nhóm cả lớp.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
-Học sinh tập viết trên không sau đó viết bảng con.
3- Luyện tập: 
Hoạt động 9: Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1+2 bảng lớp.
+ Đọc từ ứng dụng:
- Ghi bảng từ ứng dụng
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ
Cái kéo: Dụng cụ để cắt có hai lưỡi thép chéo nhau, gắn với nhau bằng một định chốt
Leo trèo: HS làm ĐT.
Trái đào: Quả có hình tim, lông mượt ăn có vị chua.
Chào cờ: Là động tác nghiêm trang kính cẩn trước lá cờ tổ quốc.
- Yêu cầu HS đọc
- GV theo dõi, chỉnh sửa
+ Đọc câu ứng dụng: GT tranh.
- Trong tranh vẽ gì ?
- Em đã được nghe tiếng sáo bao giờ chưa ? Em cảm thấy như thế nào khi nghe tiếng sáo ?
- Em có nhận xét gì về khung cảnh trong bức tranh ?
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh
- GV đọc mẫu và giao việc
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
Hoạt động 10: Luyện viết: 
- Khi viết các vần, từ khoá trong bài chúng ta phải lưu ý gì ?- GV hướng dẫn và giao việc
- GV theo dõi, uốn nắn HS yếu.
- Chấm một số bài viết, nhận xét.
Hoạt động 11: Luyện nói theo chủ đề: Gió, mây, mưa, bão, lũ.
- HS hướng dẫn và giao việc.
- Gợi ý: 
- Tranh vẽ những cảnh gì ?
- Em đã được thả diều bao giờ chưa ?
- Muốn thả diều phải có diều và gì nữa ?
- Trước khi có mưa trên bầu trời xuất hiện những gì ?
- Nếu đi đâu gặp mưa thì em phải làm gì ?
- Nếu trờ có bão thì hậu quả gì sẽ xảy ra ?
- Em có biết gì về lũ không ?
- Bão, lũ có tốt cho cuộc sống chúng ta không?
- Em có biết gì về lũ không ?
- Bão và lũ có tốt cho cuộc sống chúng ta không?
- Chúng ta nên làm gì để tránh bão, lũ ?
- Hãy đọc tên bài luyện nói.
4- Củng cố - dặn dò: 
- Yêu cầu HS đọc lại bài (SGK)
- NX chung giờ học.
ờ: Học lại bài
- Xem trước bài 39
- học sinh đọc lại bài
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS quan sát tranh và nhận xét
- Vẽ một bạn nhỏ đang ngồi thổi sáo dưới gốc cây.
- 3 HS đọc
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- Các nét nối giữa các con chữ
- HS luyện viết trong vở tập viết.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 về chủ đề luyện nói hôm nay.
- 1 Vài em đọc
- HS chơi theo tổ
 Ngày soạn : 4/ 10 / 2010
 Ngày giảng : Thứ tư, 6 / 10 / 2010 
Học vần: 
 Bài 39: au - âu
A- Mục đích yêu cầu: 
- HS đọc và viết được: au, âu, cây cau, cái cầu.
- Đọc được các câu ứng dụng.
Những lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.
MTR: em Hằng đọc ,viết được vần au âu.
B- Đồ dùng dạy - Học:
- Tranh minh hoạ cho từ khoá, bài ứng dụng, phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy - học.
 Tiết :1
I.ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ: 
- Viết và đọc: Cái kéo, leo trèo, trái đào
- Đọc đoạn thơ ứng dụng SGK
- GV nhận xét, cho điểm.
III- Dạy - học bài mới: 
1- Giới thiệu bài : (Trực tiếp)
2- Dạy chữ ghi âm:
au:
Hoạt động 1 : Nhận diện vần:
- Viết lên bảng vần au
- Vần au do mấy âm tạo nên ?
- Hãy so sánh au với ao ?
- Hãy phân tích vần au ?
 Đánh vần vần và tiếng khoá.
- Vần au đánh vần như thế nào ?
- Giao việc
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Đánh vần tiếng khoá.
- Yêu cầu HS tìm và gài vần au
- Tìm tiếp chữ gh ...  GV ghi bảng: 3 - 2 = 1
- Cho HS đọc lại : 3 - 1 = và 3 - 1 = 2
4- Hướng dẫn học sinh bước đầu nhận biết ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ/
- GV gắn lên bảng hai cái lá 
- Có mấy cái lá ?
- Gắn thêm một cái lá và yêu cầu HS nêu bài toán.
- Y/c HS nêu phép tính tương ứng.
- GV lại hỏi: Có 3 cái lá bớt đi 1 cái lá làm động tác lấy đi) còn mấy cái lá ?
- Ta có thể viết = phép tính nào ?
+ Tương tự: Dùng que tính thao tác để đưa ra hai phép tính: 1 + 2 = 3 và 3 - 2 = 1
- Cho HS đọc lại: 2 + 1 = 3 và 3 - 1 = 2
	 1 + 2 = 3 và 3 - 2 = 1
- GV đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
5- Luyện tập: 
Bài 1: (54)
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn và giao việc
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2: (54)
- Hướng dẫn HS cách tính trừ theo cột dọc:
Viết các số thẳng nhau, làm tích rồi viết kết quả thẳng cột với các số trên.
- Giao việc
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 3 (54)
- Cho HS quan sát tranh, đặt đề toán và ghi phép tính.
III- Củng cố - dặn dò:
- Trò chơi: Tìm kq' nhanh và đúng 
- NX chung giờ học.
ờ: Làm bài tập (VBT)
- 2 HS lên bảng làm BT
- 3 HS đọc.
- HS quan sát
- Có 2 chấm tròn.
- Có 1 chấm tròn 
- Vài HS nhắc lại.
"Hai bớt 1 còn 1"
- Bỏ đi, bớt đi, lấy đi, trừ đi
- Vài HS đọc "2 trừ 1 bằng 1"
- 3 bông hoa
- Còn 2 bông hoa
- Làm phép tính trừ : 3 - 1 = 2
- HS đọc: ba trừ một bằng hai.
- Còn 1 con.
- 3 - 2 = 1
- HS đọc: Ba trừ hai bằng một 
- HS đọc ĐT.
- Có 2 cái lá.
- Hai cái lá thêm một cái lá là mấy cái lá.
- HS khác trả lời.
 2 + 1 = 3
- Còn 2 cái lá
 3 - 1 = 2
- HS đọc ĐT.
- Tính
- HS làm bài, 4 HS lên bảng.
- Dưới lớp nhận xét, sửa sai
- HS làm bảng con, mỗi tổ làm một phép tính.
- HS quan sát tranh, đặt đề toán và ghi phép tính: 3 - 2 = 1
- Chơi cả lớp.
Âm nhạc: 
Tiết 9: ÔN tập bài hát "Lý cây xanh"
A- Mục tiêu: 
1- Kiến thức: - Ôn bài hát "Lý cây xanh"
- Tập trình diễn và động tác phụ hoạ
- Tập trình diễn và động tác phụ hoạ.
- Tập nói thơ theo âm hình tiết tấu.
2- Kỹ năng: 
- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu
- Biết trình diễn và động tác phụ hoạ.
- Tập nói thơ theo theo âm hình tiết tấu.
3- Giáo dục: Yêu thích môn học.
B- Hoạt động dạy - học:
- Tranh, ảnh phong cảnh Nam Bộ.
- Sưu tầm 1 số bài thơ 4 chữ.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên 
Học sinh 
- Kiểm tra bài cũ: 
- Giờ trước các em học bài hát gì ?
- Hãy hát lại bài hát đó ?
- Nhận xét và cho điểm.
II. Dạy học bài mới: 
1- Giới thiệu bài: (ghi điểm)
2- Hoạt động 1: Ôn bài hát "Lý cây xanh"
- Cho HS xem phong cảnh tranh, ảnh Nam Bộ
"Lý cây xanh" là một bài ca Nam bộ
+ Cho Hs hát ôn.
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
+ Cho HS hát kết hợp với vận động phụ hoạ
3- Hoạt động 2: Tập nói thơ theo tiết tấu.
- Cho HS nói theo tiết tấu trên bằng chính lời ca của bài "Lý cây xanh"
- Từ cách nói trên cho HS vận dụng đọc những câu thơ khác.
"Vừa đi vừa nhảy
là chim chèo bẻo"
- Đoạn thơ trên nói về các loại chim, chim liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo
- Cho HS đọc ĐT đoạn thơ trên rồi gõ theo âm hình tiết tấu vừa đi nhảy là anh sáo xinh.
4- Củng cố - dặn dò: 
- Cả lớp hát và gõ đệm bài "Lý cây xanh" 1 lần
- Nhận xét chung giờ học.
ờ: Ôn lại bài, luyện cách đọc tiết tấu.
- 1 vài em hát.
- Hs quan sát
- HS hát kết hợp với vỗ tay gõ đệm theo phách.
- Hát kết hợp với nhún chân theo đệm.
- HS hát (đơn ca, tốp ca)
- HS thực hiện nói theo âm hình tiết tấu (nhóm, lớp)
- HS tập đọc.
- HS ĐT và gõ đệm theo phách.
Học vần; 
Bài 42: ưu - ươu
A- Mục đích yêu cầu: 
- HS nắm được cấu tạo vần ưu, ươu
- HS đọc và viết được: Ưu, ươu, trái lựu, hươu sao
- Đọc được các câu ứng dụng, từ ứng dụng.
- Những lời nói tự nhiên theo chủ đề: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi
B- Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ của từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc: Buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu
- Đọc từ, câu ứng dụng.
- GV nhận xét, cho điểm.
II- Dạy - học bài mới: 
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Dạy vần.
ưu: 
a- Nhận xét vần:
- Viết bảng vần ưu.
- Vần ưu do mấy âm tạo nên ? đó là những âm nào ?
- Hãy so sánh ưu với iu ?
- Hãy phân tích vần ưu ?
b- Đánh vần: 
- Vần ưu được đánh vần ntn ?
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Tiếng, từ khoá.
- Y/c HS tìm và gài vần ưu ?
- Tìm thêm chữ ghi âm 1 và dấu (.) để gài được tiếng lựu.
- Đọc tiếng em vừa ghép.
- Ghi bảng: lựu
- Nêu vị trí các chữ trong tiếng ?
- Hãy đánh vần tiếng lựu ?
- Y/c đọc.
+ Từ khoá: GT tranh
- Tranh vẽ gì ?
- Ghi bảng: Trái lựu.
- Cho HS đọc: ưu - lựu - trái lựu
c- Viết:
- Viết mẫu, nói quy trình viết.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
ươu: (Quy trình tương tự) 
a- Nhận diện vần:
- Vần ươu do ươ và u tạo nên
- So sánh ươu với ưu:
Giống: Kết thúc bằng u
Khác: ươu bắt đầu = ươ
b- Đánh vần:
ươ - u - ươu
hờ ươu - hươu
- Cho HS quan sát tranh để rút ra từ hươu sao
c- Viết: Lưu ý nét nối giữa các chữ.
d- Đọc từ ứng dụng: 
- Ghi bảng từ ứng dụng.
- GV đọc mẫu, giải nghĩa từ
- Y/c HS đọc
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
đ- Củng cố dặn dò:
- Các em vừa học những âm gì ?
+ Trò chơi: Tìm tiếng có vần
- Nhận xét chung trong giờ học
 Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyên đọc:
+ Đọc lại bài T1 (bảng lớp)
- GV theo dõi, chỉnh sửa
+ Đọc câu ứng dụng (GT tranh).
- Trang vẽ gì ?
- Giới thiệu ghi bảng câu ứng dụng.
- GV đọc mẫu, HD đọc.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
b- Luyện viết
- HD viết và giao việc.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
- Chấm một số bài, NX bài viết
c- Luyện nói:
- GV nêu Y/c và giao việc
+ Gợi ý
- Trong cảnh vẽ gì ?
- Những con vật này sống ở đâu ?
- Những con vật nào ăn cỏ?
- Con vật nào thích ăn mật ong ?
- Con nào to xác nhưng rất hiền ?
- Em còn biết những con vật nào khác ?
- Em có thuộc bài hát nào về một trong những con vật này ?
- Tên bài luyện nói hôm nay là gì ?
4- Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: Viết chữ có vần vừa học
- Đọc bài trong sách GK
- Đọc tiếng có vần.
- NX chung giờ học.
ờ: Học lại bài.
- Xem trước bài 43:
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 3 Hs đọc
- HS đọc theo GV: ưu, ươu
- Vần ưu do hai âm tạo nên đó là âm ư và u
- Giống: Kết thúc = u
- Khác: ưu bắt đầu = ư
- Vần ưu có ư đứng trước, u đứng sau.
- ưu: ư - u - ưu
(CN, nhóm, lớp)
- Hs sử dụng bộ đồ dùng dạy học để gài: ưu - lựu
- 1 số em
- cả lớp đọc lại lựu
- Tiếng lựu có âm l đứng trước vần ưu đứng sau, dấu (.) dưới ư 
- Lờ - ưu - lưu - nặng - lựu
- HS đánh vần: CN, nhóm, lớp
- Đọc trơn
- HS quan sát
- .. trái lựu.
- HS đọc trơn, CN, nhóm, lớp
- HS đọc đồng thanh.
- HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con.
- Hs làm theo HD của GV
- 3 HS đọc
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- Các tổ cử đại diện lên chơi.
- HS đọc nhóm, CN, lớp.
- HS quan sát tranh và NK
- Một vài em nêu.
- 3 HS đọc.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- HS viết vở tập viết.
- HS QS tranh, thảo luận nhóm 
- 2 em Y/c luyện nói hôm nay.
- HS chơi theo tổ
- 2 HS.
- 1 số em
Tập viết:
Bài 9: Cái kéo, TRái đào, sáo sậu
A- Mục đích - Yêu cầu:
- Nắm được quy trình viết và viết đúng các từ: Cái kéo, trái đào, sáo sậu
Yêu cầu:
 - Biết viết đúng cỡ chữ, chia đều khoảng cách và đều nét.
 - Có ý thức viết chữ đúng đẹp và viết vở sạch.
B - Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung của bài.
C- Các hoạt động daỵ - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết các từ: Đồ chơi, tươi cười, ngày hội.
- GV nhận xét và cho điểm.
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài ( linh hoạt).
2- Quan sát mẫu và nhận xét.
- Treo bảng phụ có chữ mẫu lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc.
- Nêu Y/C và giao việc.
- GV nghe, nhận xét chỉnh sửa.
- GV giải nghĩa nhanh, đơn giản.
3- Hướng dẫn và viết chữ mẫu:
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
4- Thực hành:
- Hướng dẫn cách viết vở và giao việc.
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS.
- Theo dõi và giúp đỡ những HS yếu.
- Chấm một số bài viết.
- NX bài viết và chữa một số lỗi cơ bản.
5- Củng cố - dặn dò:
- Thu số vở còn lại về nhà chấm.
- Khen ngợi những HS viết chữ đều, đẹp, tiến bộ
- NX chung giờ học.
ờ: Luyện viết trong vở luyện viết ở nhà.
Sinh hoạt lớp:
Dạy quyền và bổn phận trẻ em ( Bài 1)
- HS tập viết theo mẫu trong vở tập viết.
Tiết 5: 
Sinh hoạt lớp
 Nhận xét tuần 9
 -------------------------------------------------------------
Học vần:
 Bài 43:ôn tập
A- Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể:
 - Đọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học có kết thúc = u hay o.
 - Đọc đúng các từ và các câu ứng dụng.
 - Nghe, hiểu kể lại theo tranh truyện kể sói và cừu.
B- Đồ dùng dạy - học:
 - Sách tiếng việt 1.
 - Bảng ôn (SGK) phóng to.
 - Tranh minh hoạ cho từ, câu ứng dụng.
 - Tranh minh hoạ cho truyện kể sói và cừu
C- Các hoạt động dạy - học
Giáo viên
Học sinh
I- Kỉểm tra bài cũ:
- Viết và đọc mư trí, bầu rượu, bướu cổ.
- Đọc từ câu ứng dụng.
- GVNX, cho điểm
II- Dạy - học bài mới
1- Giới thiệu bài ( trực tiếp)
2- Ôn tập:
a- Các vần vừa học:
- Treo bảng ôn:
- Hãy lên bảng chỉ vào các vần mà cô đọc sau đây?
( GV đọc không theo thứ tự)
- Em hãy chỉ vào âm và tự đọc vần cho cả lớp nghe?
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
b- Ghép âm thành vần:
- Em hãy ghép các âm ở cột dọc với âm ở dòng ngang rồi đọc các vần vừa ghép được.
- Cho HS đọc các vần vừa ghép được.
c- Đọc từ ứng dụng:
- Hãy đọc các từ ứng dụng có trong bài.
- GV nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
d- Tập viết từ ứng dụng:
- GV đọc cho HS viết: Cá sấu, kỳ diệu. 
Lưu ý cho HS, các nét nối và dấu thanh trong từ.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HDHS viết từ, cá sấu trong vở.
- Theo dõi, uốn nắn HS yếu.
+ NX bài viết.
- NX chung tiết học.
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc:
- Nhắc lại bài ôn T1.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Câu ứng dụng.
- Giới thiệu tranh minh hoạ cho HS quan sát và hỏi.
- Tranh vẽ gì?
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh.
- YC HS chỉ ra tiếng vừa học có vần kết thúc = o
- GV theo dõi, chỉnh sửa phát âm cho HS.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con.
- Một số em.
- HS lắng nghe và chỉ theo GV.
- HS chỉ âm và đọc vần trên bảng ôn
- HS ghép và đọc.
- HS khác NX, bổ sung.
- HS đọc Cn, nhóm, lớp.
- HS nghe và viết trên bảng con.
- HS viết trong vở.
- HS chú ý nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc