Giáo án các môn khối lớp 3 - Tuần 3

Giáo án các môn khối lớp 3 - Tuần 3

I/ Mục tiêu :

Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó : bối rối, thì thào, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : lất phất, bối rối, phụng phịu, .

 Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

 Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm : lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu, dỗi mẹ, thì thào,

Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 Nắm được nghĩa của các từ mới : bối rối, thì thào.

 Nắm được diễn biến của câu chuyện.

 Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.

II/ Chuẩn bị :

GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.

HS : SGK.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

1. Khởi động : Hát

2. Bài cũ : Cô giáo tí hon

- Giáo viên cho học sinh đọc bài vàtrả lời câu hỏi :

- Giáo viên nhận xét, cho điểm

3. Bài mới :

a.Giới thiệu bài :Ghi bảng.

 

doc 35 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối lớp 3 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: .. 
CHIẾN ÁO LEN
Ngày sọan: ...// Ngày dạy: .//.
I/ Mục tiêu : 
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó : bối rối, thì thào, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : lất phất, bối rối, phụng phịu, ...
 Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
 Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm : lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu, dỗi mẹ, thì thào,  
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
	Nắm được nghĩa của các từ mới : bối rối, thì thào.
	Nắm được diễn biến của câu chuyện.
	Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. 
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Khởi động : Hát 
2. Bài cũ : Cô giáo tí hon
Giáo viên cho học sinh đọc bài vàtrả lời câu hỏi :
Giáo viên nhận xét, cho điểm
3. Bài mới :
a.Giới thiệu bài :Ghi bảng.
	 b.Các họat động	
Thời 
Lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : luyện đọc 
Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó
Cách tiến hành
-GV đọc mẫu toàn bài
Chú ý giọng đọc đọc của từng nhân vật :
-Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh luyện đọc từng câu
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 4 đoạn.
Đoạn 1:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
GV kết hợp giải nghĩa từ khó 
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối 
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2
Cho cả lớp đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung của bài, trả lời đúng câu hỏi.
Cách tiến hành
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Mùa đông năm nay như thế nào ?
+Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Vì sao Lan dỗi mẹ ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp mà mẹ lại không đủ tiền mua, Tuấn nói với mẹ điều gì ?
+ Qua đó, em thấy Tuấn là người anh như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Vì sao Lan ân hận ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm toàn bài, thảo luận nhóm, suy nghĩ và tìm một tên khác cho truyện.
Gv cho HS giải thích vì sao lại đặt tên đó cho câu chuyện.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
Cá nhân
Cá nhân
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm đôi.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Cá nhân 
Đồng thanh 
Học sinh đọc thầm.
Mùa đông năm nay đến sớm và lạnh buốt.
Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh hoặc mưa lất phất.
Lan dỗi mẹ vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy.
Tuấn nói với mẹ hãy dành tiền mua áo cho em Lan. Tuấn không cần thêm áo vì Tuấn khoẻ lắm. Nếu lạnh, Tuấn sẽ mặc nhiều áo ở bên trong.
Tuấn là người con thương mẹ, người anh biết nhường nhịn em.
Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi.
Học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình
Lan ân hận vì đã làm cho mẹ phải buồn.
Lan ân hận vì thấy mình quá ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh.
Lan ân hận vì thấy anh trai yêu thương và nhường nhịn cho mình.
Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm và trả lời
Kể chuyện 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 3 : luyện đọc lại
Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại bài học, qua việc các em sắm vai từng nhân vật.
Cách tiến hành
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 1 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh, học sinh mỗi nhóm tự phân vai : người dẫn chuyện, Lan, mẹ Lan, Tuấn.
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên nhắc các em đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật, chọn giọng đọc phù hợp với lời thoại.
Giáo viên cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 
- Mục tiêu: Giúp cho Hs dựa vào những bức tranh để nhớ và kể lại nội dung câu chuyện.
Cách tiến hành
Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn của câu chuyện : “Chiếc áo len” theo lời kể của Lan một cách rõ ràng, đủ ý.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
Giáo viên giải thích :
Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn các nội dung gợi ý và yêu cầu học sinh đọc gợi ý đoạn 1
Giáo viên hỏi :
+ Nội dung của đoạn 1 là gì ? Nội dung cần thể hiện qua mấy ý? Nêu cụ thể nội dung của từng ý ?
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào gợi ý để kể lại đoạn 1 của câu chuyện
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ, ø yêu cầu các học sinh nối tiếp nhau kể chuyện
Giáo viên cho cả lớp nhận xét 
Giáo viên khen ngợi 
Học sinh chia nhóm và phân vai.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét.
Dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn của câu chuyện : “Chiếc áo len” theo lời kể của Lan
Học sinh quan sát và đọc.
Nội dung của đoạn 1 nói về Chiếc áo đẹp, cần kể rõ 3 ý
Học sinh kể trước lớp 
Học sinh kể tiếp nối. Các bạn nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Lớp nhận xét. 
4./Củng cố : 
 Em học được điều gì qua câu chuyện này ?
Giáo viên : qua giờ kể chuyện, các em đã thấy : kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ 
IV. Hoạt động nối tiếp:
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
RKN: 
.
-
TIẾT: .. 
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
Ngày sọan: ...// Ngày dạy: .//.
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức : giúp học sinh :
Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. 
Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài “đếm hình” và “vẽ hình”,  
Kĩ năng: học sinh tính nhanh, đúng, chính xác
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
3. Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ôn tập về hình học
b./ Các hoạt động: 
Thời 
Lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2
- Mục tiêu: Giúp Hs biết tính độ dài hình gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình chữ nhật.
Cách tiến hành
Bài 1:Nhằm củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc GV cho HS quan sát hình SGK để biết đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn:AB=34 cm,BC=12cm,CD=40cm, rồi tính độ dài đường gấp khúc đĩ.
-Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
b.Nhằm củng cố cách tính chu vi hình tam giác.GV cho HS hận biết độ dài các cạnh hình tam giác MNP.
Em con người nhận xét gì về chu vi của hình tam giác MNP và của đường gấp khúc ABCD?
Bài 2:Yêu cầu HS đọc đề bài
Hoạt động 2: Làm bài 3,4
Mục tiêu: Giúp cho Hs biết tìm đúng các hình vuông, hình tam giác.
Cách tiến hành
Bài 3:Yêu cầu HS quan sát hình và hướng dẫn các em đánh số thứ tự như hình bên.
Cho HS tự đếm để cĩ:
-5 hình vuơng (4 hình vuơng nhỏ và 1 hình vuơng to).
-6 hình tam giác (4 hình tam giác nhỏ và 2 hình tam giác to)
Bài 4: Giúp HS xác định yêu cầu của đề.GV hướng dẫn HS vẽ thêm một đoạn thẳng để được:
-Cĩ thể ghi thêm chữ vào hình để dễ giải thích.
Lưu ý: Cĩ nhiều cách vẽ nhưng đoạn thẳng cần vẽ phải xuất phát từ một đỉnh của hình tứ giác.
GV chữa bài và cho điểm.
HS tự giải
Bài giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
34+12+40=86(cm)
Đáp số:86cm
Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đĩ.
MN =34 cm,ND =12 cm,MP=40cm.Sau đĩ HS tự tính chu vi hình tam giác MNP.
Bài giải:
Chu vi hình tam giác MNP là:
34+12+40=86(cm)
Đáp số:86 cm
-Chu vi hình tam giác MNP bằng độ dài đuờng gấp khúc ABCD.
HS ơn lại cách đo độ dài đoạn thẳng (đo đượcAB=3cm,BC=2cm,DC=3cm,AD=2cm)
Từ đĩ tính được chu vi hình chữ nhật ABCD
Bài giải:
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
3+2+3+2=10(cm)
2
1
3
4
5
6
Đáp số:10cm
A
B
C
D
M
N
P
E
Q
.Ba hình tam giác:ABC,ABD,ADC
4./Củng cố : 
- Trò chơi 2 đội thi đua ai giải bài tập 3 nhanh hơn
IV. Hoạt động nối tiếp:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Ôn tập về giải toán 
Rút kinh nghiệm
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT: .. 
Bài 5: BỆNH LAO PHỔI
Ngày sọan: ...// Ngày dạy: .//.
I/ Mục tiêu :
 K ... hữa bài và cho điểm HS.
.
HS đọc 
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét
HS đọc 
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét
HS đọc 
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét
Cĩ thể nĩi 4 lấy 7 lần thì lớn hơn 4 lấy 6 lần;4x5=5x4, vì đổi chỗ các thừa số trong một tích khơng thay đổi 16: 4<16:2; 16 chia làm 4 phần thì bé hơn 16 chia làm 2 phần.
4./Củng cố : 
- Trò chơi giải toán ai nhanh hơn
IV. Hoạt động nối tiếp:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Luyện tập chung 
Rút kinh nghiệm 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT: .. 
Kể về gia đình em Điền vào giấy tờ in sẵn
Ngày sọan: ...// Ngày dạy: .//.
I/ Mục tiêu : 
 Kiến thức : giúp học sinh giới thiệu về gia đình của mình. Nắm được hình thức của mẫu đơn : Đơn xin nghỉ học. 
Kĩ năng : Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen.
 Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu.
 Thái độ : yêu mến và tự hào về gia đình của mình.
II/ Chuẩn bị :
GV : mẫu đơn : Đơn xin vào Đội 
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Đơn xin vào Đội 
Giáo viên kiểm tra vở của 3 – 4 học sinh viết đơn xin vào Đội.
Cho học sinh đọc lại lá đơn xin vào Đội của mình.
Nhận xét 
3. Bài mới :
a./Giới thiệu bài : Giáo viên : trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường được tiếp xúc, làm quen với những người bạn mới. Khi đó, chúng ta không những tự giới thiệu về bản thân mình mà còn có thể giới thiệu về gia đình mình với bạn. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, cô sẽ giúp cho các em biết cách giới thiệu một cách đơn giản về gia đình mình. Sau đó, mỗi em sẽ tập viết một lá đơn xin nghỉ học theo mẫu.
Ghi bảng.
b./Các hoạt động:
Thời 
Lượn
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : hướng dẫn giới thiệu về gia đình 
- Mục tiêu: Giúp cho Hs kể rõ ràng về gia đình một người bạn mới quen.
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài 1
Giáo viên hướng dẫn : khi kể về gia đình em với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi, tớ, mình,  Ví dụ :
+ Gia đình em có mấy người, đó là những ai ?
+ Công việc của mỗi người trong gia đình là gì ?
+ Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào?
+ Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 học sinh, yêu cầu kể cho nhau nghe về gia đình mình.
Gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất : kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật.
Hoạt động 2:hướng dẫn viết đơn 
Mục tiêu: Giúp các em điền đúng nội dung của một lá đơn.
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài.
Gọi học sinh đọc mẫu đơn.
+ Đơn xin nghỉ học có những nội dung gì ?
Giáo viên nghe học sinh trả lời, viết lại lên bảng.
Quốc hiệu và tiêu ngữ.
Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
Tên của đơn : Đơn xin phép nghỉ học
Tên người nhận đơn.
Họ, tên, người viết đơn. Người viết là học sinh lớp nào
Trình bày lí do viết đơn.
Lí do nghỉ học.
Lời hứa của người viết đơn 
Ý kiến và chữ kí của gia đình học sinh.
Họ tên và chữ ký của học sinh.
Giáo viên gọi một số học sinh tập nói trước lớp về lá đơn của mình theo các nội dung cụ thể đã ghi trên bảng.
Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh : đơn viết phải đúng mẫu, nội dung lí do xin nghỉ học phải đúng sự thật.
Giáo viên cho học sinh thực hành viết đơn vào VBT
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Giáo viên cho lớp nhận xét theo các tiêu chí :
+ Đơn viết có đúng mẫu không ? ( Trình tự của lá đơn, nội dung trong đơn, bạn đã kí tên trong đơn chưa ? )
+ Cách diễn đạt trong lá đơn ( dùng từ, đặt câu )
Giáo viên chấm điểm một số bài, nhận xét và tuyên dương những học sinh viết đúng lá đơn của mình.
* 
Hs viết 
Học sinh kể theo hướng dẫn của Giáo viên.
Gia đình em có 4 người : bố, mẹ, em Tí và mình.
Bố mình là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Mẹ mình là bác sĩ ở bệnh viện Nhi đồng. Em Tí năm nay mới 3 tuổi.
Bố mẹ mình rất hiền và yêu các con.
Mình rất thích những ngày bố được nghỉ, vì lúc đó cả nhà được quây quần vui vẻ bên nhau. Mình rất yêu gia đình của mình.
Học sinh thảo luận nhóm và kể cho nhau nghe về gia đình mình 
Học sinh thực hành nói trước lớp. 
Dựa vào mẫu đơn dưới đây, hãy viết một lá đơn xin nghỉ học.
Cá nhân 
Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
Học sinh thực hành viết đơn.
Cá nhân. 
Lớp nhận xét. 
4./Củng cố : 
+ Gia đình em có mấy người, đó là những ai ?
+ Đơn xin nghỉ học có những nội dung gì ?
IV. Hoạt động nối tiếp:
Yêu cầu học sinh nhớ một mẫu đơn.
 GV nhận xét tiết học.
 Chuẩn bị bài : Nghe – kể : Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn.
Rút kinh nghiệm--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT: .. 
GẤP CON ẾCH (TIẾT 1)
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức : Học sinh biết cách gấp con ếch
Kĩ năng : Học sinh gấp được con ếch đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ : Học sinh yêu thích lao động, biết sáng tạo, quý trọng sản phẩm do mình làm ra. Hứng thú với giờ học gấp hình.
II/ Chuẩn bị :
GV : Mẫu con ếch được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
HS : bút chì, kéo thủ công, giấy nháp.
III/ Các hoạt động dạy học
Khởi động: Hát
Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Bài mới:
a./Giới thiệu bài : gấp con ếch ( Tiết 1 ) 
b.Các hoạt động:
Thời 
Lượn
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
*Mục tiêu: Giúp Hs biết con ếch 
Cách tiến hành
Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu con ếch được gấp bằng giấy. 
GV hỏi :
+ Con ếch có mấy phần ?
+ Con ếch có ích lợi gì ?
Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng mở dần con ếch mẫu bằng cách kéo thẳng hai nếp gấp ở phần cuối của con ếch. Sau đó mở hai chân sau và hai chân trước của con ếch sang hai bên để được hình gấp như hình 6 và cho đến khi trở lại hình vuông.
Giáo viên hỏi : 
Để gấp con ếch ta sử dụng tờ giấy hình gì ? 
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu 
*MT: Hs biết quy trình gấp ếch nhảy
Cách tiến hành
Giáo viên treo bảng quy trình.
Giáo viên hỏi :
+ Quy trình gấp con ếch gồm có mấy bước ? 
Bước 1 : gấp, cắt tờ giấy hình vuông .
Giáo viên chỉ hình 2 và hỏi : 
+ Nêu cách tạo hình vuông ?
Bước 2 : gấp tạo hai chân trước con ếch .
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2 đến hình 6 trong bảng quy trình và hỏi :
+ Các em có nhận xét gì về quy trình gấp con ếch từ hình 2 đến hình 6 ?
Giáo viên hướng dẫn 
Bước 3 : gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.
Giáo viên hướng dẫn học sinh : 
Lật H.7 ra mặt sau được H.8 gấp hai cạnh bên của hình tam giác vào sao cho hai mép đường gấp trùng với hai mép nếp gấp của hai chân trước con ếch. Miết nhẹ theo hai đường gấp để lấy nếp gấp. Mở hai đường gấp ra ( H.9a )
Gấp hai cạnh bên của hình tam giác vào theo đường dấu gấp sao cho mép gấp hai cạnh bên nằm đúng đường nếp gấp ( H.9b )
Giáo viên thao tác gấp mẫu, lưu ý học sinh chú ý : hai đường mới gấp vào phải cách đều với đường giữa hình.
Giáo viên chú ý cho học sinh : để hình gấp đẹp thì ở bước 1, các em cần gấp và cắt sao cho bốn cạnh hình vuông thẳng và bằng nhau thì hình gấp mới đẹp. Sau mỗi lần gấp, cần miết kĩ các đường gấp cho phẳng.
Cách làm cho con ếch nhảy : kéo hai chân trước của con ếch dựng lên để đầu của ếch hướng lên cao. Dùng ngón tay trỏ đặt vào khoảng 1/2 ô ở giữa nếp gấp của phần cuối thân con ếch, miết nhẹ về phía sau rồi buông ra ngay, con ếch sẽ nhảy về phía trước. Mỗi lần miết như vậy, con ếch sẽ nhảy lên một bước.
Giáo viên gọi học sinh nhắc lại các thao tác gấp con ếch và nhận xét.
Giáo viên uốn nắn những thao tác chưa đúng của học sinh.
Con ếch có 3 phần : phần đầu, phần thân và phần chân
Học sinh trả lời.
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của Giáo viên.
Để gấp con ếch ta sử dụng tờ giấy hình vuông. 
Học sinh quan sát
Quy trình gấp con ếch gồm có 3 bước.
Học sinh nêu : gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật sao cho 1 cạnh của chiều rộng trùng với 1 cạnh của chiều dài, miết đường gấp và cắt bỏ phần giấy thừa. Mở ra được hình vuông. 
Quy trình gấp con ếch từ hình 2 đến hình 6 giống các hình khi gấp đầu và cánh máy bay trong bài “ Gấp máy bay đuôi rời” đã học ở lớp 2.
Hs thực quan sát 
4./Củng cố : 
- Gọi hs nêu Cách làm cho con ếch nhảy
IV. Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị : gấp con ếch ( tiết 2 )
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAÀN 3 - duc.doc