Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 6 năm học 2013

Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 6 năm học 2013

Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2013

Tập đọc

MẨU GIẤY VỤN

I - Mục tiêu: Giúp HS

- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.

- Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

II - Đồ dùng dạy học

Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

 

doc 33 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 6 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 
Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2013
Tập đọc
Mẩu giấy vụn
I - Mục tiêu: Giúp HS
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
- Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II - Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III - Hoạt động dạy và học:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Bài cũ:
- Kiểm tra 3 HS đọc nục lục sách và trả lời câu hỏi 3, 4, 5 trong SGK
- T nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
2- Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm toàn bài (lời cô giáo nhẹ nhàng, dí dỏm; lời các bạn trai hồn nhiên, lời các bạn gái vui tính, nhí nhảnh).
* Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu sau đó tìm từ khó.
- Luyện đọc từ khó:
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
+ Kết hợp giải thích các từ khó 
* GV treo bảng phụ. Hướng dẫn đọc câu: ngắt nghỉ, nhấn giọng...
. Lớp học rộng rãi,/sáng sủa/ và sạch sẽ/ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy/ ngay giữa lối ra vào.//
. Các em hãy lắng nghe và cho cô biết / mẩu giấy đang nói gì nhé!// (giọng nhẹ nhàng, dí dỏm)
- GV theo dõi, nhận xét, uốn nắn.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm (Đọc đồng thanh, cá nhân, từng đoạn, cả bài)
- 3 HS đọc nục lục sách và trả lời câu hỏi 3, 4, 5 trong SGK
- Lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS đọc từ khó: rộng rãi, sáng sủa, lối ra vào, lắng nghe, im lặng, sọt rác, cười rộ,..
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Đọc chú giải.
- HS luyện đọc các câu khó...
- HS đọc cả bài,
- Cả lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 
Câu 1: Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi.
Câu 2: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3
Câu 3- Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì?
? Có thật đó là tiếng của mẩu giấy không? Vì sao?
? Tại sao bạn gái nói được như vậy?
? Cho rác vào thùng làm cho cảnh quan như thế nào?
GV: Muốn trường học sạch đẹp, mỗi HS phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Các em phải thấy khó chịu với những thứ làm xấu, làm bẩn trường lớp. Cần tránh những thái độ thờ ơ, thấy mà không làm..
4- Luyện đọc lại: 
- Thi đọc truyện theo nhóm.
- GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt.
5- Củng cố- dặn dò:
? Em có thích bạn nữ trong truyện này không? Vì sao?
- Dặn HS thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
HS đọc thầm đoạn 1
- Nằm ngay ở giữa lối ra vào, rất dễ thấy.
HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì?
HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi.
- Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác.
- Không, vì giấy không biết nói, đó là ý nghĩ của bạn gái.
- Vì bạn gái hiểu được điều cô giáo muốn nhắc nhở.
- Trường luôn sạch đẹp.
HS thực hành đọc theo vai (người dẫn chuyện, mấy HS nói đồng thanh, bạn nam, bạn nữ).
_______________________________
Toán 
7 cộng với một số: 7 + 5
I - Mục tiêu
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5, lập được bảng 7 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
- Hứng thú, tự tin trong thực hành toán.
(Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 4)
II - Đồ dùng dạy học:
Que tính bảng gài.
III - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Bài cũ: Kiểm tra HS đọc bảng cộng 9; 8 cộng với một số.
Nhận xét - cho điểm
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Phép cộng 7 + 5
- Giới thiệu bài toán : Có 7 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
? Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
- GV lấy bảng gài và que tính hướng dẫn
(thực hiện như bài 9 cộng một số)
? 7 que tính thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính?
-Yêu cầu HS nêu cách làm của mình
- GV hướng dẫn cách nhanh nhất: 7 cộng với 3 là một chục que tính, 1 chục với 2 que tính rời là 12 que tính
- Đặt tính thực hiện phép tính.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng tự đặt tính và tìm kết quả.
3- Lập bảng các công thức 7 cộng với một số và học thuộc lòng.
- GV ghi bảng
- Xoá dần cho HS đọc thuộc lòng.
4- Thực hành:
Bài tập 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
GV cho HS làm miệng: G gắn bảng phụ, cho HS nối tiếp nhẩm trước lớp.
- T nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 2: GV đọc yêu cầu
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bảng con.
- GV hướng dẫn nhận xét, yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép cộng 
Bài tập 4: Cho HS đọc đề 
- Hướng dẫn phân tích bài toán .
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
? Muốn biết anh bao nhiêu tuổi ta làm như thế nào?
? Tại sao lại lấy 7 cộng 5?
-Yêu cầu HS làm bài
Hướng dẫn HS nhận xét. 
T nhận xét, cho điểm.
4- Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học thuộc lòng bảng cộng 7
- 2 HS thực hiện
- HS nhận xét
- Nghe và phân tích bài toán.
- Thực hiện phép tính 7 + 5
- Thao tác trên que tính tìm kết quả
- Là 12 que tính.
- HS nêu cách làm
- HS lên bảng, tự đặt phép tính và tính kết quả
 7 . 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 vào cột
+ 5 đơn vị thẳng với 7 và 5
. Viết 1 vào cột chục
- HS thao tác trên que tính rồi lần lượt báo cáo kết quả.
- HS đọc thuộc.
- Thi học thuộc lòng.
Bài 1. Tính nhẩm:
- HS nối tiếp trả lời kết quả.
7 + 4 = 11 7 + 6 = 13 7 + 8 = 15 
4 + 7 = 11 6 + 7 = 13 8 + 7 = 15 
Bài 2. Tính:
 7 7 7 7 7
+ 4 + 8 + 9 + 7 + 3
 11 15 16 14 10
- 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bảng con.
Bài 4. HS đọc bài toán .
- Em 7 tuổi, anh hơn em 5 tuổi.
- Hỏi anh bao nhiêu tuổi.
- Muốn tính tuổi anh ta phải lấy tuổi em cộng với phần hơn của anh hơn em.
- Vì em 7 tuổi, anh lại hơn em 5 tuổi, muốn tính tuổi anh ta phải lấy tuổi em cộng với phần hơn.
- HS lên bảng tóm tắt bài toán rồi giải
Cả lớp làm vở
 Bài giải
 Tuổi của anh là:
 7 + 5 = 12 (tuổi)
 Đáp số : 12 tuổi
- Nhận xét.
________________________________
Thể dục 
Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: kéo cưa lừa xẻ 
( GV chuyên dạy)
Đạo đức
Gọn gàng, ngăn nắp (tiếp)
I - Mục tiêu: 
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
Thực hiện giữ gìn gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
Yêu mến đồng tình với những người sống gọn gàng ngăn nắp
II - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ :
 ? Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp có lợi gì ?
 - Nhận xét 
2-Bài mới :
Hoạt động 1: Đóng vai theo các tình huống.
*Cách tiến hành :
- Chia nhóm – cho HS thảo luận nhóm. Mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm cách ứng xử cho 1 tình huống và thể hiện qua trò chơi đóng vai.
- Đưa ra các tình huống sau đó mời 3 nhóm đại diện sắm vai. 
Tình huống 1: Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem phim hoạt hình. Em sẽ
Tình huống 3 :Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy nhưng em thấy bạn không làm. Em sẽ
*GV nhận xét, kết luận: Em cần cùng mọi người giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình .
b-Hoạt động 2: Tự liên hệ
*Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS giơ tay theo mức độ a, b, c .
Mức độ a :Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học chỗ chơi.
Mức độ b: Chỉ làm khi được nhắc nhở 
Mức độ c: Thường nhờ người khác làm hộ
- Đếm số HS ở mỗi mức độ và ghi bảng số liệu 
- Yêu cầu HS so sánh số liệu giữa các nhóm.
- Khen HS ở nhóm a và nhắc nhở HS ở các nhóm khác học tập nhóm a
- GV đánh giá tình hình giá tình hình giữ gọn gàng, ngăn nắp của HS ở nhà và ở trường
+ Kết luận chung: Sống gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp và khi cần sử dụng thì không phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến.
3-Củng cố – dặn dò :
- Nhận xét giờ học .
- Nhắc nhở HS về nhà thực hiện theo bài học .
- HS trả lời .
- Mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm cách ứng xử trong một tình huống thể hiện qua trò chơi hoặc lựa chọn cách ứng xử phù hợp . 
- Đại diện nhóm trình bày .
- Em sẽ dọn mâm xong rồi mới đi chơi
- Em sẽ quét nhà xong rồi mới xem phim
- Em sẽ nhắc và giúp bạn xếp lại chiếu.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung .
- HS giơ tay theo mức độ a, b, c
HS so sánh số liệu giữa các nhóm
Thứ ba ngày 1 tháng 10 năm 2013
Âm nhạc
Học hát: bài Múa vui 
(GV chuyên dạy)
Kể chuyện
Mẩu giấy vụn
I - Mục tiêu: Giúp HS
- Dựa theo tranh minh họa, kể lại được từng đoạn câu chuyện "Mẩu giấy vun"
(HS khá, giỏi biết phân vai, dựng lại câu chuyện BT2)
- Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II - Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ như SGK
III - Hoạt động dạy và học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Bài cũ
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể câu chuyện "Chiếc bút mực"
? Trong chuyện có những nhân vật nào? Em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao?
- GV nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
2- Hướng dẫn kể chuyện
a- Dựa theo tranh, kể lại chuyện
Kể từng đoạn:
- GV treo tranh
+ Bước 1: Kể theo nhóm
- Cho HS làm việc theo nhóm bàn. Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa kể lại từng đoạn trong nhóm.
+ Bước 2: Kể trước lớp
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần kể.
- T nhận xét, tuyên dương.
b- Phân vai dựng lại câu chuyện.
- GV nêu yêu cầu
Lần 1: GV là người dẫn chuyện
Lần 2: Chia nhóm, HS phân vai dựng lại chuyện.
- Nhận xét, cho điểm các nhóm kể tốt.
3- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Khuyến khích kể lại chuyện cho người thân nghe.
- 3 HS nối tiếp nhau kể câu chuyện "Chiếc bút mực"
- HS trả lời.
- Học sinh quan sát tranh 
- HS kể theo nhóm lần lượt từng em kể từng đoạn truyện theo gợi ý.
- Đại diện các nhóm lần lượt kể từng đoạn cho hết truyện.
- Phối hợp với GV và các bạn trong nhóm dựng lại câu chuyện theo vai.
- Học sinh bình chọn những nhóm kể hấp dẫn, hay. 
_________________________________
Toán
47 + 5
I - Mục tiêu: Giúp HS
- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong ph ... i rời: các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Sản phẩm sử dụng được 
- Yêu thích môn gấp hình.
II- Đồ dùng dạy học:
Quy trình máy bay đuôi rời có hình vẽ minh hoạ
Kéo, giấy màu...
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Giới thiệu bài
2- Thực hành:
- GV gọi 1, 2 HS lên nhắc lại quy trình gấp
- Cho HS thực hành gấp máy bay theo nhóm
GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng
- Hướng dẫn HS trang trí và trình bày sản phẩm
- GV thu chấm sản phẩm 
Nhận xét
3- Tổ chức cho HS thi phóng máy bay
GV nhận xét, tuyên dương.
4- Củng cố, tổng kết
Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài gấp thuyền phẳng đáy không mui.
HS nhắc lại quy trình:
B.1: Cắt tờ giấy thành hình vuông và hình chữ nhật
B.2: Gấp đầu và cánh máy bay
B.3: Làm thân và đuôi máy bay
B.4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng
- HS thực hành
HS trang trí sản phẩm
 HS ra sân thi phóng máy bay theo nhóm
- Bình chọn người phóng xa nhất
.
____________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện từ và câu.( Trang 28)
I - Mục tiêu:
- Củng cố và khắc sâu KT cho HS về kỹ năng biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu giới thiệu (Ai, con gì, cái gì, là gì?)
- Tìm được một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập và cho biết đồ dùng vật ấy dùng để làm gì? (BT3)
- ứng dụng trong cuộc sống.
II - Đồ dùng học tập:
Bảng phụ cho bài tập 2,3
III - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Bài cũ: GV đọc: sông Đà, núi Nùng, hồ Ba Bể, thành phố Hải Phòng.
? Khi ghi tên đó con phải viết như thế nào cho đúng?
T.Nhận xét - Cho điểm
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Ghi đề
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: T treo bảng phụ ghi nội dung bài
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS điền vào chỗ trống bộ phận câu thích hợp để những dòng này thành câu
? Câu hỏi có từ để hỏi nào?
? Câu hỏi này hỏi cho bộ phận nào?
? Lan là từ chỉ gì?
- Vậy khi đặt câu hỏi cho bộ phận câu là từ chỉ người con thường dùng từ để hỏi nào
? Khi nào con dùng từ ai để hỏi?
? Dùng từ con gì, cây gì? để hỏi trong trường hợp nào?
Chú ý đặt câu hỏi cho 3 câu văn đã cho.
- 2, 3 HS viết bảng lớp.
- Cả lớp viết bảng con.
- Phải viết hoa
- Mở sgk (tr. 28) - 1 HS đọc yêu cầu
- HS nêu yêu cầu của bài.
+ Bạn Hưng là..
+ là bạn thân của em
+ lầ món quà mẹ tặng em
+ Dãy Trường Sơn là
- Từ ai.
- Lan
- chỉ người
- 3, 4 HS đặt câu
- Khi bộ phận câu từ chỉ người
- Khi bộ phận câu là từ chỉ con vật (Cây, đồ vật)
Bài 3: Củng cố từ ngữ về đồ dùng học tập
- 1 HS nêu yêu cầu
T. Cho HS thảo luận nhóm - Làm bài.
- HS thảo luận nhóm - Làm bài 
- 1 số HS nêu kết quả
- GV và HS cả lớp nhận xét - Chữa.
Từ ngữ
Câu hỏi
Câu trả lời
- Cái mũ
Cáimũ..gì?
Cáimũ.đội
- Cái bát
Cái bát..gì?
Cái bát ăn..
- Đôi dép
Đôi dép.gì?
Đôi dép đi
- Cái kéo
Cái kéo.gì?
Cái kéo..cắt.
 ? Tất cả từ con tìm được là từ chỉ gì?
- Chỉ đồ vật
3. Củng cố - dặn dò.
T. Cho HS chơi trò chơi: “ Đặt câu theo mẫu”
T.Phổ biến cách chơi - luật chơi.
T.Cho HS chơi
- GV và HS cả lớp nhận xét
T.Nhận xét giờ học .
- Tuyên dương những em học tốt
- HS chơi trò chơi: “ Đặt câu theo mẫu”
- Đội nào đặt câu theo mẫu đúng .
- Thắng cuộc.
- Dặn: Xem bài tuần 7
.
 __________________________________________
LuyênToán 
 Bài 28: Luyện tập (tr. 23)
I - Mục tiêu Giúp HS
- Thuộc bảng 7 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5; 47 + 25.
- Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.
- Hứng thú, tự tin thực hành toán.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ.
III - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC: T.Gọi HS lên bảng làm BT 2 
( Trang 22)
T.Nhận xét – Cho điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b.- Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Yêu cầu HS tự nhẩm vào vở sau đó nối tiếp tính nhẩm trước lớp, dựa vào bảng cộng ghi kết quả.
Bài tập 2: yêu cầu HS dựa vào tóm tắt để nêu bài toán.
GV gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, chốt phép tính đúng.
Củng cố giải toán có lời văn dưới dạng tóm tắt bằng lời.
- Cho điểm 
Bài tập 3: 
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
? Để điền dấu đúng trước tiên chúng ta phải làm gì?
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nhẩm ra kết quả rồi ghi dấu thích hợp.
GV nhận xét,củng cố cộng có nhớ và so sánh số.
GV hỏi thêm về cách so sánh 17 + 19 và
 19 + 17 (ngoài cách tính tổng rồi so sánh còn có cách nào khác không? 
Bài tập 4: 
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
T.Cho - HS thảo luận nhóm – Làm bài.
- Dán bài lên bảng
- Nhận xét.
III - Củng cố: 
- T.Cho HS chơi trò chơi: 
T.Phổ biến cách chơi - Luật chơi
- Cho HS chơi.
- Nhận xét tiết học. 
- Tuyên dương những em học tốt
- Dặn HS về nhà.
- HS lên bảng làm BT 2 
( Trang 22)
- Nhận xét.
Bài 1: HS tự làm, đổi chéo bài kiểm tra kết quả:
 7 + 7 = 14 7 + 8 = 15 7 + 9 =16 
47 + 7 = 54 57 + 4 = 61 67 + 9 = 76
47 + 37 = 84 57 + 28 =85 67 + 19 =86
- HS chữa bài.
HS nhận xét so sánh với kết quả của mình.
Bài 2. HS tự nêu đề toán rồi giải
Bài giải
Gạo tẻ có số bao là:
 37+ 15 = 52 ( bao)
 Đáp số: 52 bao
Bài 3
- Điền dấu >, <, = 
- Phải thực hiện phép tính, sau đó so sánh hai kết quả tìm được với nhau rồi điền dấu.
- HS thảo luận làm bài theo nhóm 2 
- Đại diện nhóm dán và trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
17 + 19 = 19+ 17 
27 + 36 <27 + 39
38 + 47 > 37 + 45
- HS trả lời.
- Nhận xét.
Tìm tổng của ba số liền nhau
- HS thảo luận nhóm – Làm bài.
- Dán bài lên bảng
- Nhận xét.
- HS chơi trò chơi:
.
__________________________________
Luyện Viết
Chữ hoa Đ
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Viết đúng chữ hoa Đ (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Đền (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Đền ơn đáp nghĩa (3 lần).
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng.
- Rèn tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy học:
- Chữ hoa Đ trong khung chữ 
- Bảng phụ ghi cụm từ ứng dụng.
III- Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Bài cũ: GV kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
- Cho cả lớp viết bảng con chữ D
- Yêu cầu HS nhắc lại cụm từ ứng dụng tiết trước.
B- Bài mới: 
1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
2- Hướng dẫn viết:
a- Hướng dẫn viết chữ hoa Đ:
- GV treo chữ mẫu cho HS quan sát và nhận xét.
? Chữ Đ gần giống với chữ nào đã học?
? Có điểm gì khác với chữ D?
Gọi HS nêu lại cách viết chữ D
- GV viết mẫu chữ Đ và nêu cách viết nét gạch ngang.
- Nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho HS
b- Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu cụm từ ứng dụng
? Câu ứng dụng khuyên chúng ta điều gì?
- Đền ơn đáp nghĩa có mấy chữ, là những chữ nào, khi viết khoảng cách chữ là bao nhiêu?
- Cho HS nhận xét độ cao các chữ cái
c- GV hướng dẫn cách nối chữ và cho HS viết chữ "Đền" vào bảng con. Lưu ý HS nét nối giữa chữ Đ sang chữ e (nét khuyết của chữ ê chạm vào nét cong phải của chữ Đ.
- Yêu cầu HS viết bài vào vở:
+ 1 dòng chữ Đ cỡ vừa, 1 dòng chữ Đ cỡ nhỏ
+ 1 dòng chữ Đền cỡ vừa, 1 dòng chữ Đền cỡ nhỏ
+ 2 dòng cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ.
GV theo dõi, giúp đỡ các em yếu kém viết đúng qui trình, hình dáng và nội dung.
- HS K, G viết phần chữ nghiêng
3 - GV thu vở chấm bài
Nhận xét
4- Củng cố- tổng kết
Nhận xét giờ học- Về tập viết nhiều cho đẹp.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS quan sát và nhận xét.
- Gần giống chữ hoa D
- Có thêm nét gạch ngang
- 1 HS nêu lại cách viết chữ hoa D
- HS viết trên không, viết vào bảng con
- HS đọc
- H/s trả lời:
- Đền ơn đáp nghĩa có 4 chữ ghép lại, khi viết khoảng cách giữa các chữ là một chữ cái.
- Chữ Đ, đ, h cao 2 li rưỡi
- Chữ p cao 2 li
- Các chữ còn lại cao 1 li.
- HS viết chữ "Đền" vào bảng con
- HS viết vào vở từng dòng
Thể dục 
Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: kéo cưa lừa xẻ 
( GV chuyên dạy)
I- Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung .
 Thực hiện động tác tương đối chính xác .
- Trò chơi : “Kéo cưa lừa xẻ”. Biết cách chơi và thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi.
- Yêu thích môn học.
II-Địa điểm - Phương tiện 
- Trên sân trường - Vệ sinh an toàn nơi tập .
- 1 còi, kẻ sân cho trò chơi .
III-Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội dung
1- Phần mở đầu 
 - Phổ biến ND yêu cầu giờ học.
 - Khởi động 
2- Phần cơ bản 
*Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng.
- Vừa làm mẫu vừa hô nhịp .
- Theo dõi - nhận xét sau mỗi lần tập.
*Trò chơi : “Kéo cưa lừa xẻ”
- Theo dõi, nhắc nhở 
3- Phần kết thúc
- Cùng HS hệ thống bài .
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn HS về nhà ôn lại các động tác đã học.
Định lượng
5-6 phút 
1-2 phút 
1-2 phút 
1-2 phút
(5-8 lần )
18-20 phút
4-5 lần 
lần 1- 2
lần 3- 4
4-5 phút 
4- 5 phút 
5-10 lần 
4- 5 lần 
2- 3 phút 
Phương pháp tổ chức
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 GV
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp .
- Xoay các khớp cổ tay, cánh tay,đầu gối ...
- Thực hiện dưới sự điều khiển của GV.
- Thực hiện dưới sự điều khiển của cán sự .
- Các tổ thi đua tập 5 động tác trên
- Chơi trò chơi dưới sự điều khiển của GV.
- Cúi người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
.
Sinh hoạt Sao
Nhận xét tuần 6- Phương hướng tuần 7
I/ Kiểm diện:
II/Mục tiêu:
- Giúp cho các Sao nhi đồng nhận rõ ưu điểm, tồn tại của sao mình, của mình trong tuần 6 trên cơ sở đó có kế hoạch phấn đấu và rèn luyện trong tuần 7.
- GD cho các em có thái độ đúng đắn trong sinh hoạt Sao.
HS có ý thức phấn đấu trở thành nhi đồng chăm ngoan.
III/Nội dung:
1- Lần lượt từng trưởng sao nhận xét ưu điểm, tồn tại của mình trong tuần 5 theo nội dung sau :
- Rèn luyện đạo đức :
- ý thức thái độ, tinh thần học tập .
 (Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, ý thức phát biểu ý kiến xây dựng bài ..)
- Thái độ tham gia luyện tập TDTT, múa hát tập thể 
*Các sao khác góp ý bổ sung .
2 - GV chủ nhiệm nhận xét chung .
* Ưu điểm 
.
* Tồn tại: 
.
3, Bình chọn nhi đồng chăm ngoan.
4, Kế hoạch tuần 7.
- Khắc phục tồn tại.
- Tiếp tục xây dựng tốt các nề nếp đã xây dựng. 
- Học các bài múa hát của đội.
- Thi đua học tập giành nhiều bông hoa điểm 10 chào mừng ngày 20-10
______________________________________________________________________
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6 moi.doc