Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 6 năm học 2013

Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 6 năm học 2013

Thủ công

GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức:

• HS biết gấp máy bay đuôi rời.

• HS nắm được quy trình gấp máy bay đuôi rời.

- Kĩ năng: Gấp được máy bay đuôi rời với các nếp gấp phẳng đều, đẹp.

- Thái độ: HS hứng thú, yêu thích môn gấp hình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:

• Tranh minh hoạ, gấp máy bay đuôi rời (Bằng giấy thủ công)

• Quy trình gấp máy bay phản lực.

- HS: Giấy thủ công, bút màu.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 43 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 6 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 6	Thủ công 
GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
HS biết gấp máy bay đuôi rời.
HS nắm được quy trình gấp máy bay đuôi rời.
Kĩ năng: Gấp được máy bay đuôi rời với các nếp gấp phẳng đều, đẹp.
Thái độ: HS hứng thú, yêu thích môn gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: 
Tranh minh hoạ, gấp máy bay đuôi rời (Bằng giấy thủ công)
Quy trình gấp máy bay phản lực.
HS: Giấy thủ công, bút màu.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Gấp máy bay đuôi rời (tiết 1) (4’) 
- Gấp máy bay đuôi rời tiến hành theo mấy bước ? Nêu cụ thể ?
Ò GV nhận xét, bổ xung.
3. Bài mới: Gấp máy bay đuôi rời (tiết 2)
- Tiết trước chúng ta đã nắm được cách gấp và quy trình gấp máy bay đuôi rời. Trong tiết thực hành hôm nay cô sẽ cùng các em gấp và sử dụng máy bay đuôi rời Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Thực hành (20’)
- Phương pháp: Quan sát – Giảng giải.
* Bước 1: HS làm mẫu.
- Cho 1 HS lên thực hiện lại các thao tác gấp máy bay đuôi rời ở tiết 1.
- Cho cả lớp nhận xét - bổ xung.
Ò Nhận xét, sữa chữa.
* Bước 2: Thực hành gấp máy bay đuôi rời 
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp máy bay đuôi rời.
- Yêu cầu mỗi em lấy ra 1 tờ giấy thủ công hình chữ nhật.
- GV lưu ý:
Khi gấp các em chú ý miết theo đường mới gấp cho thẳng và phẳng.
Cần lấy chính xác đường dấu giữa.
Để máy bay đuôi rời bay tốt cần lưu ý gấp bẻ ngược ra, 2 cánh phải đều nhau.
- GV theo dõi, uốn nắn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn trang trí máy bay đuôi rời 	(5’)
- Phương pháp: Thực hành.
* Bước 1: Hướng dẫn trang trí.
- GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm: dùng bút màu hoặc giấy thủ công (cắt nhỏ dán vào).
* Bước 2: Trang trí.
- Cho HS thực hành trang trí.
- GV chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm động viên HS.
- Đánh giá sản phẩm HS.
Ò Nhận xét.
Hoạt động 3: Trò chơi (5’)
- Phương pháp: Trò chơi.
- Khi phóng máy bay ta lưu ý điều gì ?
- GV cho HS thi phóng máy bay đuôi rời.
Ò Tuyên dương đội phóng máy bay cao và xa.
4. Nhận xét – Dặn dò:(1’).
- Về nhà luyện gấp nhiều lần cho thành thạo.
- Chuẩn bị: “Gấp thuyền phẳng đáy không mui”.
- Hát
- Tiến hành theo 4 bước:
Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành 1 hình vuông và một hình chữ nhật.
Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay.
Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay.
Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
- 1 HS nhắc lại.
- Lớp.
- HS thực hiện.
- Lớp nhận xét.
- Mỗi HS lấy ra 1 tờ giấy thủ công hình chữ nhật.
- HS lắng nghe.
- HS thao tác gấp máy bay đuôi rời.
- Cá nhân.
- HS vẽ hình trên máy bay.
- Lớp.
- Mũi máy bay chếch lên trên.
- HS thi phóng máy bay.
Thứ hai , ngày tháng năm 2013
TIẾT 21	Tập đọc 
MẨU GIẤY VỤN (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 	 
Hiểu nghĩa của các mới: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.
Hiểu nghĩa câu chuyện: phải giữ gìn trường lớp luôn lu6on sạch sẽ.
Kĩ năng: 
Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sách sủa, lắng nghe, lặng im, xì xào, nổi lên, giữa, cửa, sọt rác 
Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chầm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật. (cô giáo, bạn trai, bạn gái)
Thái độ: Biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
	* Tích hợp GDMT: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp.
KNS Tự nhận thức về bản thân - Xác định giá trị ,- Ra quyết định: 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: SGK, tranh minh họa bài đọc, băng giấy.
HS: Sách giáo khoa, tập trả lời câu hỏi của bài.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Cái trống trường em (4’).
- Gọi 2 HS học thuộc lòng bài thơ.
- Câu hỏi:
Từ ngữ nào tả hoạt động và tình cảm của cái trống ?
Tình cảm của bạn HS đối với ngôi trường như thế nào ?
Ò Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Mẩu giấy vụn
- GV yêu cầu HS nêu chủ điểm của tuần này.
- Để trường học luôn sạch đẹp chúng ta nên làm gì ?
- Bài học hôm nay sẽ giúp chúng các em trả lời câu hỏi này Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Đọc mẫu (2’)
- Phương pháp: Đàm thoại.
- GV đọc mẫu toàn bài lần 1.
- Phân biệt lời kể với lời nhân vật.
Lời người dẫn chuyện: thong thả.
Lời cô giáo: nhẹ nhàng, dí dỏm.
Lời bạn trai: vô tư hồn nhiên.
Lời bạn gái: vui tươi nhí nhảnh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc kết gợp giải nghĩa từ (27’)
- Phương pháp: Đàm thoại – Thực hành – Thi đua.
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó:
GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
Sửa lỗi phát âm cho HS và hướng dẫn cách đọc các từ: rộng rãi, sáng sủa, giữa cửa, xì xào, im lặng
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn:
Yêu cầu HS tìm cách đọc đúng các câu khó.
Luyện đọc câu dài.
- Lớp học rộng rãi, | sáng sủa và sạch sẽ | nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy | ngay giữa lối ra vào.
- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! || Thật đáng khen! || (Lên giọng cuối câu)
- Nào! | Các em hãy lắng nghe | và cho cô biết | mẩu giấy đang nói gì nhé! ||
- Các bạn ơi! || Hãy bỏ tôi vào sọt rác! || (Giọng vui đùa dí dỏm)
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
Nghe và chỉnh sửa cho HS.
Kết hợp giải thích từ khó.
- Thi đọc trước lớp.
- Đọc đồng thanh.
Ò Nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Chuẩn bị trả lời câu hỏi tìm hiểu bài ở tiết 2.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Đọc thuộc bài thơ và trả lời câu hỏi.
- Chủ điểm trường học.
- HS tự nêu.
- 1 HS nhắc lại.
- Lớp.
- HS nghe.
- HS đọc mẫu lần 2. Cả lớp mở SGK, đọc thầm theo.
- Nhóm, lớp.
- Mỗi HS đọc một câu cho đến hết bài.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2, 3, 4 cho đến hết bài.
- Đọc chú giải: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.
- Chia theo bàn và thực hiện.
- Đại diện tổ đọc cả bài trước lớp.
- Cả lớp đọc
TIẾT 22	Tập đọc 
MẨU GIẤY VỤN (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 	 
Hiểu nghĩa của các mới: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.
Hiểu nghĩa câu chuyện: phải giữ gìn trường lớp luôn luôn sạch sẽ.
Kĩ năng: 
Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sách sủa, lắng nghe, lặng im, xì xào, nổi lên, giữa, cửa, sọt rác 
Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chầm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật. (cô giáo, bạn trai, bạn gái)
Thái độ: Biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp (GDMT)
	* Tích hợp GDMT: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Sách giáo khoa.
HS: Sách giáo khoa.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Bài mới: Mẩu giấy vụn (tiết 2)
- Chúng ta vừa luyện đọc cả bài “Mẩu giấy vụn”. Để hiểu nội dung bài này khuyên ta điều gì ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở tiết 2 Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’).
- Phương pháp: Hỏi đáp – Giảng giải.
- Gọi 1 HS khá đọc đoạn 1.
- Hỏi: Mẩu giấy nằm ở đâu ? Có dễ thấy không ?
Ò Mẩu giấy nằm ngay lối đi của lớp.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2.
- Hỏi: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì ?
Ò Cô giáo yêu cầu cả lớp lắng nghe mẩu giấy nói gì.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, 4.
- Tại sao lớp lại xì xào ?
- Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì ?
- Đó có đúng là lời của mẩu giấy không ? Vì sao ?
- Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở HS điều gì ?
Ò Cả lớp không nghe được mẩu giấy nói gì, nhưng một bạn gái đã nghe.
Þ GDMT: Muốn trường học sạch đẹp, mỗi HS phải có ý thức giữ vệ sinh chung. Cần tránh những thái độ thấy rác không nhặt. Nếu mỗi em biết giữ vệ sinh chung thì trường lớp mới sạch đẹp.
Hoạt động 2: Luyện đọc lại (5’).
- Phương pháp: Thực hành – Hỏi đáp – Thi đua.
- Hướng dẫn HS đọc theo vai.
- Cho HS thi đọc toàn bài theo kiểu phân vai.
- GV nhận xét nhóm đọc hay nhất.
Ò Tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố (8’)
- Phương pháp: Trò chơi “Chuyền hoa”
- Phổ biến luật chơi.
- Tại sao cả lớp lại cười rộ thích thú khi bạn gái nói ?
- Em thích ai trong truyện này ?
Ò Liên hệ thực tế Ò GDTT.
3. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học 
- Đọc lại nhiều lần theo vai chuẩn bị tiết sau kể chuyện 
bằng cách quan sát tranh minh họa trong SGK.
- Chuẩn bị : Ngôi truờng mới.
- Hát
- 1 HS nhắc lại.
- Lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Mẩu giấy vụn nằm ngay lối ra vào, rất dễ thấy.
- Đọc đoạn 2.
- Cô yêu cầu cả lớp nghe sau đó nói lại cho cô biết mẩu giấy nói gì ?
- Đọc đoạn 3.
- Vì các em không nghe mẩu giấy nói gì.
- “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
- Đó không phải là lời của mẩu giấy vì giấy không biết nói. Đó là ý nghĩ của bạn gái. Bạn thấy mẩu giấy vụn nằm rất chướng giữa lối đi của lớp học rất rộng rãi và sạch sẽ đã nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác.
- Biết giữ trường lớp luôn sạch sẽ.
- Nhóm.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Chia nhóm theo tổ.
- Các nhóm thi.
- Lớp.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp cùng hát hết bài tới chỗ ai thì người đó trả lời.
- Vì bạn gái đã tưởng tượng ra một ý nghĩ rất bất ngờ và thú vị.
- HS trả lời.
TIẾT 26	Toán
7 CỘNG VỚI MỘT SỐ : 7 + 5
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Giúp HS biết thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 7+ 5.
Tự lập và học thuộc bảng công thức 7 cộng với 1 số.
Áp dụng phép tính cộng có nhớ dạng 7 + 5 để giải các bài toán có liên quan.
Kĩ năng: Có kĩ năng đặt tính đúng, rèn học thuộc bảng công thức 7 cộng với 1 số tại lớp.
Thái độ: Rèn HS yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Que tính – Bảng gài.
HS: Que tính.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập (4’)
- Gọi 2 HS lên bảng.
HS 1: Dựa vào tóm tắt giải bài toán sau:
Hà cao	: 88 cm
Ngọc cao hơn Hà	: 5 cm
Ngọc cao	: ? cm
HS 2 tính:
48 + 7 + 3 =
29 + 5 + 4 =
Ò Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới: 7 cộng với một số: 7 + 5
* Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu phép cộng dạng: 7 cộng với một số: 7 + 5 Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 7 + 5 (10’)
- Phương pháp: Trực quan –Đàm thoại.
* Bước 1:
- GV nêu bài toán.
- Có 7 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
* Bước 2: Tìm kết quả.
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- 7 Que tính thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính ?
- Yêu cầu HS nêu cách làm của mình ?
* Bước 3: Đặt tính thực hiện phép tính.
- Yêu cầu HS lên bảng tự đặt tính và tìm kết quả.
- Hãy nêu cách đặt tín ... p tính cộng.
Kĩ năng: 
Rèn HS thành thạo về phép tính cộng có nhớ.
HS làm toán có lời văn bằng 1 phép tính cộng. 
Thái độ: HS làm tính nhanh, đúng, cẩn thận khi làm toán.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ.
HS: Đồ dùng phục vụ trò chơi.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: 47 + 25. (4’) 
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng sửa bài 3 / 28.
Ò Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Luyện tập 
* Hôm nay, chúng ta sẽ luyện kỹ năng tính qua bài Luyện tập Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Tính (8’)
- Phương pháp: Đàm thoại – Luyện tập.
* Bài 1 / 31.
- Yêu cầu HS tự làm bài 1. 
-Nhận xét và sửa bài.
 * Bài 2 / 31.
- Bài 2 yêu cầu làm gì ?
 37 + 15 47 + 18 67 + 9	24 + 17
- GV nhận xét bài làm của HS.
Hoạt động 2: Giải toán (8’)
- Phương pháp: Luyện tập.
* Bài 3 / 31:
- HS đọc tóm tắt bài toán.
- Đề bài cho biết gì ?
- Đề bài hỏi gì ?
- Sửa bài, nhận xét.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Trò chơi con số may mắn (8’)
- Phương pháp: Thi đua
- GV chuẩn bị 1 hình các ô vuông có đánh số.
- Phổ biến luật chơi và cách chơi:
Quy ước 1 hoặc 2 con số may mắn.
Một số câu hỏi:
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 57 = 28 ?
1 Bạn HS nói 47 cộng 18 lớn hơn 65, đúng hay sai ?
Số liền trước kết quả phép tính 27 + 25 là bao nhiêu ?
Có 49 que tính, thêm 7 que tính là bao nhiêu que tính ?
- Cách chơi:
Chọn 2 đội chơi. Các đội bốc thăm để giành quyền chọn số trước. Mỗi lần các đội chọn 1 số, GV đọc câu hỏi tương ứng với số đó. Nếu trả lời đúng được 2 điểm. Nếu trả lời sai đội kia được quyền trả lời. Đội trả lời sau nếu trả lời đúng cũng được 2 điểm. Nếu chọn vào con số may mắn thì không cần thực hiện yêu cầu cũng được 2 điểm. Kết thúc trò chơi, đội nào được nhiều điểm hơn, đội đó thắng.
4. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Sửa lại những bài toán làm sai.
- Về nhà làm bài: 2, 3 / 29.
- Chuẩn bị bài: Bài toán về ít hơn.
- Nhận xét tiết học./.
- Hát
- 2 HS làm bảng làm.
	Giải:
Số người đội đó có:
	27 + 18 = 45 (người)
	Đáp số: 45 người.
- 1 HS nhắc lại.
- Cá nhân.
- HS làm bài 1.
- Đặt tính rồi tính.
- HS thực hành.
- Nhận xét bài của bạn cả về cách đặt tính, kết quả phép tính.
- Cá nhân.
- 1 Em đọc.
- Cam: 28 quả. Quýt: 37 quả.
- Cả hai loại: ? quả.
Giải:
Cả hai loại có:
28 + 37 = 65 (quả)
Đáp số: 65 quả.
- Lớp.
- HS tham gia chơi.
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2005
TIẾT 12	Chính tả 
NGÔI TRƯỜNG MỚI
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nghe, viết chính xác, trình bày đúng, đẹp 1 đoạn trong bài Ngôi trường mới.
Kĩ năng: Viết đúng: mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương. Làm đúng các bài tập.
Thái độ: Rèn tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
GV: STV, phấn màu, câu hỏi đoạn viết, bảng phụ.
HS: Bảng con, STV, vở viết, vở bài tập, đồ dùng học tập đầy đủ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Trên chiếc bè (4’)
- Yêu cầu 2 HS viết bảng lớn và lớp viết bảng con : Thính tai, giơ tay, xa xôi, ba ngả đường.
Ò Nhận xét.
3. Bài mới : Ngôi trường mới
- Hôm nay, chúng ta nghe đọc rồi viết lại đoạn trích của bài Ngôi trường mới Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Nắm nội dung đoạn viết (5’)
- Phương pháp: Vấn đáp
- GV đọc lần 1
- Bạn HS cảm thấy thế nào khi đứng dưới mái trường mới ?
- Trong bài ta thấy có dấu câu nào ?
Hoạt động 2: Phát hiện những từ hay viết sai (5’)
- Phương pháp: Giảng giải
- HS nêu từ khó và ngữ địa phương và nêu phần cần chú ý.
- GV cùng HS phân tích những phần khó viết có trong mỗi từ.
- Mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương, chiếc.
Hoạt động 3: Luyện viết từ khó và viết bài (13’)
- Phương pháp: Thực hành
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con những từ khó.
Ò Nhận xét.
- Hãy nêu lại cách trình bày bài chính tả dạng văn xuôi ?
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc cả bài. 
- GV lấy bảng phụ đọc lại cả bài lần nữa, yêu cầu HS gạch bằng bút chì dưới những tiếng sai.
- Chấm 5 bài, nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập (5’)
- Phương pháp: Trò chơi tiếp sức
* Bài 1:
- GV nêu luật chơi.
- Mỗi dãy cử 6 bạn, từng bạn lên viết 1 từ có vần ai, ay, dãy nào xong trước là thắng cuộc.
* Bài 2:
- GV nêu luật chơi: Trò chơi tìm bạn. Mỗi bên cử 6 bạn, mỗi bạn cầm 1 thẻ chữ, sau tiếng đếm thứ 3 tự tìm tiếng để tạo thành từ: san sẻ, than đá, bán hàng.
San 	sẻ 	than 	
Đá 	bán 	hàng
Ò Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò: (1’)
- Về làm hết bài, sửa hết lỗi.
- Chuẩn bị : Thầy giáo cũ.
- Nhận xét tiết học./.
- Hát
- HS viết.
- 1 HS nhắc lại tựa.
- Lớp.
- Mở SGK.
- 1 HS đọc lại.
- Cảm thấy cái gì cũng mới, cũng gần gũi, cũng đáng yêu..
- Dấu chấm và dấu chấm than, dấu phẩy.
- Lớp.
- HS nêu.
- Cá nhân.
- HS viết bảng con: mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương, chiếc.
- Nêu cách trình bày bài.
- HS chép vở. 
- HS dò bài.
- HS nhìn bảng gạch chân dưới lỗi.
- Nhóm, lớp.
- Tự chọn 6 bạn đại diện dãy lên thực hiện.
- Các dãy tiếp tục tự chọn 6 bạn đại diện dãy lên thực hiện.
- Nhận xét.
TIẾT 12	Thể dục 
TIẾT 12
I. MỤC TIÊU:
Kiểm tra 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng. Yêu cầu thực hiện từng động tác ở mức độ chính xác, nhanh và đúng thứ tự.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: 
Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
Còi.
III. NỘI DUNG:
Nội dung
Định lượng
Tổ chức luyện tập
	1. Phần mở đầu:
GV tập hợp lớp, phổ biến nội quy, yêu cầu giờ học.
Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
Xoay các khớp: cổ tay, cánh tay, hông, đầu gối.
Ôn 5 động tác thể dục.
	2. Phần cơ bản:
Kiểm tra 5 động tác : vươn thở, tay, chân, lườn, bụng.
	3. Phần kết thúc:
Đi đều.
Trò chơi: Có chúng em.
GV nhận xét tiết học.
Giao bài tập về nhà.
8’
1’
1’
1’
5’
24’
20’
7’
2’
3’
1’
1’
Theo đội hình 4 hàng ngang.
Theo đội hình 4 hàng dọc. Cán bộ lớp điều khiển.
- Theo đội hình 4 hàng ngang.
Cán bộ lớp điều khiển, cả lớp tập.
Kiểm tra tra từng đợt, mỗi đt 5 HS dưới sự điều khiển của GV. GV sẽ đánh giá hoàn thành hay chưa hoàn thành hoặc hoàn thành tốt.
Theo đội hình 4 hàng dọc.
Cả lớp chơi.
- Về nhà ôn kỹ 5 động tác thể dục. Ôn đi đều.
TIẾT 6	Tập làm văn 
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC DANH SÁCH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Biết soạn mục lục sách đơn giản.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mục lục sách đơn giản.
Thái độ: Giáo dục lại HS yêu thích Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ viết 1 mục lục sách
HS: Vở bài tập, chuẩn bị 1 tập truyện thiếu nhi.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Trả lời câu hỏi. Đặt tên cho bài. Luyện tập về (4’) 
- Muốn tìm nhanh 1 mục lục, em làm sao ?
- Hãy đọc mục lục tuần 7.
- Hãy nêu những bài chính tả có trong tuần 7 ?
Ò Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Khẳng định, phủ định. Luyện tập về mục lục sách 
* Tiết TLV hôm nay, các em sẽ học bài Luyện tập về mục lục sách Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Đọc, viết đúng mục lục của một tập 	truyện 
- Phương pháp: Thực hành.
* Bài tập 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS để truyện lên trước mặt, mở trang mục lục.
- Yêu cầu vài em đọc.
- Cho HS cả lớp tự làm bài vào vở bài tập.
- Sửa lỗi, gọi 5 – 7 HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- Nhận xét và cho điểm HS.
4. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Về nhà nhớ đọc sách tham khảo và xem mục lục.
- Chuẩn bị: Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khoá biểu.
- Nhận xét tiết học./.
- Hát
- HS trả lời.
- HS đọc. 
- HS trả lời.
- 1 HS nhắc lại.
- Lớp.
- Tìm mục lục cuốn truyện của mình.
- HS đọc bài.
- HS làm bài.
- HS đọc bài viết.
TIẾT 25	Toán
BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS giải bài toán về “Ít hơn” bằng một phép tính trừ. (Toán xuôi)
Kĩ năng: Rèn HS tính thành thạo về bài toán ít hơn
Thái độ: Ham thích hoạt động qua thực hành. HS tính nhanh, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: 12 quả cam có gắn nam châm..
HS:Vở bài tập toán.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập (4’) 
- GV cho HS sửa bài 3/29.
Ò Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Bài toán về ít hơn
- Các em sẽ được làm quen với 1 dạng toán có lời văn. Đó là bài toán về ít hơn Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán về ít hơn (10’)
- Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan.
- Cành trên có 7 quả cam.
- Cành dưới có ít hơn cành trên 2 quả cam.
- Hỏi cành dưới có bao nhiêu quả cam ?
- Gọi HS nêu lại bài toán. 
- Cành dưới ít hơn 2 quả, nghĩa là thế nào ?
- GV hướng dẫn HS tóm tắt (có thể tóm tắt bằng lời văn hay bằng đoạn thẳng).
Ò Nhận xét.
Þ Khi thực hiện bài toán giải thuộc dạng ít hơn. Ta thực hiện phép trừ: lấy số lớn trừ phần ít hơn.
Hoạt động 2: Luyện tập (17’)
- Phương pháp: Luyện tập. 
* Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.
® Nhận xét và sửa bài.
* Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng gì ?
- Yêu cầu HS viết tóm tắt và trình bày bài giải.1 HS làm bài trên bảng lớp.
® Nhận xét.
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, xác định đề toán và tự giải.
Ò Nhận xét và sửa bài.
Hoạt động 3: Củng cố (4’)
- Phương pháp: Trò chơi
- GV đưa đề toán, yêu cầu HS giải bài tiếp sức.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
4. Nhận xét – Dặn dò:
- Về nhà sửa lại bài và làm bài: 2, 3 / 30.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học./.
- Hát
- HS sửa bài.
	Giải:
Số quả cả 2 thúng có:
	28 + 37 = 65 (quả)
	Đáp số: 65 quả.
- 1 HS nhắc lại.
- Lớp.
- 1 HS đọc lại đề.
- Là cành trên nhiều hơn 2 quả.
	Tóm tắt:
Cành trên	: 7 quả
Cành dưới ít hơn cành trên: 2quả
Cành dưới	: ? quả
- Cá nhân.
- HS đọc đề bài.
- Nhà mai: 17 cây cam
- Nhà Hoa ít hơn 7 cây cam.
Nhà Hoa:  cây cam ?
- HS giải.
	Giải:
Số cây cam nhà hoa có là:
	17 – 7 = 10 (cây)
	Đáp số: 10 cây.
- HS đọc đề bài.
- Bài toán về dạng ít hơn.
- HS làm bài ở vở toán.
Tóm tắt:
An cao	: 95 cm
Bình thấp hơn An	: 5 cm
Bình cao	: ? cm
	 Giải:
 Bình cao là:
 95 – 5 = 90 (cm)
Đáp số: 90 cm.
- Bài toán thuộc dạng bài toán ít hơn.
Tóm tắt:
HS gái	: 15 HS.
HS trai ít hơn HS gái	: 3 hs
HS trai	: ? HS.
Giải:
Số HS trai lớp 2A có:
15 – 3 = 12 (HS)
Đáp số: 16 HS.
- Nhóm.
- HS cử đại diện thi đua. Nhóm nào giải nhanh, chính xác sẽ thắng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc